Giáo dục đại học Việt Nam trong kỷ nguyên số

Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu về vai trò của giáo dục đại học trong đào tạo nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số. Tác giả đề cập đến những điểm còn bất cập trong đào tạo đại học ở Việt Nam trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên số, từ đó nêu lên một số khuyến nghị để các nhà quản lý giáo dục tham khảo trong quản trị cơ sở giáo dục đại học hay ban hành các quy định về giáo dục đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thời đại cũng như sự phát triển của đất nước.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục đại học Việt Nam trong kỷ nguyên số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN SỐ Nguyễn Tất Đạt1* Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu về vai trò của giáo dục đại học trong đào tạo nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số. Tác giả đề cập đến những điểm còn bất cập trong đào tạo đại học ở Việt Nam trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong kỷ nguyên số, từ đó nêu lên một số khuyến nghị để các nhà quản lý giáo dục tham khảo trong quản trị cơ sở giáo dục đại học hay ban hành các quy định về giáo dục đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thời đại cũng như sự phát triển của đất nước. Từ khóa: Giáo dục; Giáo dục đại học; Kỷ nguyên số. 1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ Sang thế kỷ XXI, nền sản xuất xã hội của con người đã nhảy vọt về năng xuất lao động với sự tham gia ngày càng nhiều của yếu tố tri thức trong sản xuất: “Trong thời kỳ này kỹ năng và tri thức của con người trở thành tài sản chính của mọi tổ chức, mọi quốc gia. Thay vì chiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì các công ty và xã hội phát triển chuyển sang chú trọng vào việc chiếm dụng và thu hút các nguồn tài năng và chất xám con người trên toàn thế giới”[2, tr. 11]. Tri thức trong kỷ nguyên số sẽ là nhân tố sản xuất vô cùng độc đáo thay thế tài nguyên, cơ bắp, vượt mọi khoảng cách địa lý, văn hóa, tri thức là nguồn tài nguyên khai thác mà không mất đi: “Tri thức với tư cách là nguồn tài nguyên chủ chốt sẽ thay đổi về cơ bản kết cấu xã hội, sáng tạo ra động lực phát triển mới, đồng thời thông qua sự chuyển hóa hiện thực của các cá thể thay đổi tiến trình của sự sống”[8, tr. 8]. ∗ Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 192 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Trong diễn biến của các cuộc cách mạng công nghiệp, sự kết hợp giữa động cơ hơi nước với cơ giới hóa đã làm bùng nổ năng xuất lao động và dẫn đến cách mạng công nghiệp. Ngày nay, sự kết hợp giữa máy tính và hệ thống mạng phân tán dẫn đến cuộc cách mạng số và tạo điều kiện cho mọi người có thể truy cập cũng như tạo ra thông tin mới. Trong kỷ nguyên số hóa, giáo dục đại học sẽ thay đổi sâu rộng để có thể bù đắp sự thiếu hụt lao động trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng do yêu cầu từ công nghệ số hóa trong hoạt động kinh tế xã hội. Vậy tri thức là gì? Theo cuốn Hán - Việt tự điển của Thiều Chửu thì: “Tri là biết, phàm cái gì về tâm mình nhận biết, phán đoán toan tính, ghi nhớ được đều gọi là tri, tri còn có nghĩa là ghi nhớ là làm chủ”[3, tr. 524] còn: “Thức là biết, thấy mà phân biệt được, nhận biết được” [3, tr. 787]. Tri thức của loài người được kiểm định qua thực tiễn trở thành tri thức khoa học và càng ngày tri thức càng khẳng định sức mạnh to lớn của nó qua các cuộc cách mạng khoa học công nghệ: “Ở thời điểm này (Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất) tại Anh quốc xuất hiện quyền tác giả nhằm cổ vũ việc ứng dụng tri thức vào sản phẩm, công cụ và công nghệ. Thành thử kinh nghiệm biến thành tri thức, học nghề biến thành sách giáo khoa, kỹ thuật bí truyền thành phương pháp, kỹ năng biến thành tri thức có thể ứng dụng được” [6, tr. 24]. Dưới đây là bảng so sánh 4 cuộc cách mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất Cách mạng công nghiệp lần thứ hai Cách mạng công nghiệp lần thứ ba Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XVIII xuất phát ở nước Anh. Cuộc cách mạng bát đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó cùng với việc cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công sắt thép được cải thiện và than đá được sử dụng với khối Bắt đầu vào khoảng thập niên 1850 khi các tiến bộ kinh tế và kỹ thuật có được nhờ phát triển tàu hơi nước, đường sắt. Đến cuối thế kỷ XIX động lực của Bắt đầu khoảng năm 1969 khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kỹ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của các chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học... Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực 193 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN SỐ lượng lớn. Thương mại mở rộng tạo điều kiện ra đời cho kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh đó, đường giao thông được nâng cấp với quy mô lớn. Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã khiến năng suất lao động tăng đột biến cuộc cách mạng công nghiệp là động cơ đốt trong và máy móc sử dụng điện. thập niên 1970 và 1980 và Internet thập niên 1990. Cho đến cuối thế kỷ XX, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học – công nghệ cao chính gồm: Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Cách mạng 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI); Vạn vật kết nối - Internet of things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) (Nguồn: AlManach. Những nền văn minh thế giới. NXB Hồng Đức, 2018. Tr.2680, 2681.) Hiện nay lao động rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh, trong kỷ nguyên số đòi hỏi lao động phải có trình độ, kỹ năng được đào tạo ở trình độ cao: “Lao động trình độ cao là một bộ phận của nguồn nhân lực đang làm việc ở những vị trí lãnh đạo, chuyên môn kỹ thuật bậc cao và chuyên môn kỹ thuật bậc trung. Lao động trình độ cao có đặc điểm là thường được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên; có kiến thức và kỹ năng để làm các công việc phức tạp; có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, những kỹ năng đã được đào tạo trong quá trình lao động sản xuất”[4]. Trên thực tế một bộ phận lao động trình độ cao thường là những người trực tiếp làm việc tại các vị trí có liên quan mật thiết tới sự ra đời, phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức, trong đó có các cơ sở giáo dục đại học. Tri thức là điều kiện tiên quyết để trường đại học khẳng định giá trị của mình với người học cũng như xếp hạng thứ bậc trong đội ngũ các cơ sở giáo dục đại học: “Trường đại học của thế kỷ XXI sẽ có một không gian trí thức lớn hơn nhiều, đặt nền móng trên kỹ thuật cao trong việc giảng dạy, trên những giá trị, ý tưởng, trên dòng chảy thu nhập và tính hợp pháp về chính trị xã hội hơn là dựa trên một không gian vật chất với những toà nhà cụ thể. Trong bất cứ trường hợp nào, các cơ quan tổ chức và cá nhân được coi là khởi phát một môi trường trong đó tạo ra, khuyến khích, củng cố và đánh giá cao những cách giảng dạy đáng mong muốn sẽ vẫn là những nhân tố cốt yếu”[6]. 194 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Trong kỷ nguyên số giáo dục đại học có vai trò rất lớn. Thứ nhất giáo dục giúp khám phá về tính chất, thành phần của nguyên, nhiên, vật liệu mới, đến các quy trình công nghệ mới, thiết kế, chế tạo để hình thành sản phẩm, hàng hóa, đến cách thức quảng cáo tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế tri thức. Tri thức khoa học, công nghệ mới qua giáo dục đại học được truyền thụ đến người học tạo ra người lao động có trình độ cao hơn những người không qua trường lớp. Thứ hai, giáo dục đại học giúp người học hình thành các kỹ năng, các bước thực hành thực nghiệm, năng lực thao tác sử dụng thiết bị công nghệ mới, để hình thành các ngành khoa học công nghệ mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, năng lượng mới, các tiến bộ y học, được truyền thụ thông qua giáo dục đại học sẽ giúp đào tạo những lao động trình độ cao đáp ứng cho thời đại công nghệ số. Ngoài ra, giáo dục đại học giúp con người có niềm tin nội tâm. Một người được giáo dục đúng cách sẽ có tri thức để hiểu biết thế giới, hiểu biết hòa nhập được xã hội và tự mình khẳng định giá trị bản thân, từ đó họ có niềm tin vào cuộc sống, tạo ra sức mạnh và sự thành công cho chính họ: “Từ xưa đến nay, rất nhiều người thất bại không phải do bất tài, mà do thiếu tự tin. Tự tin biến cái không thể thành cái có thể, cái có thể trở thành hiện thực. Tự tin một phần thành công một phần; tự tin mười phần thành công mười phần”[8, tr. 293]. Để có được tri thức, các trường đại học phải có được đội ngũ tinh hoa với những giáo sư và giảng viên giỏi, trong trường đại học luôn có viện nghiên cứu, thư viện để sẵn sàng hỗ trợ các nhà khoa học sản sinh tri thức, đổi mới tri thức, cập nhật tri thức, nâng cao tri thức để truyền thụ tri thức. Muốn có được điều đó cần có tự do học thuật, nước Pháp và Đức đã tuyên bố tách nhà trường ra khỏi nhà thờ và đã làm nên những trường đại học danh giá. Ở Việt Nam trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung năm 2018 tại Khoản 3 Điều 32 quy định “Quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn chất lượng, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật”. Luật chưa nói về 195 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN SỐ tự do học thuật mà chỉ quy định tự chủ trong quá trình hiện đại hóa các trường đại học. Trong xu thế cạnh tranh và xếp hạng thứ bậc các trường đại học trên thế giới, chúng ta không nên tự hạn chế các điều kiện để làm mất đi khả năng cạnh tranh của mình. Một so sánh thực tế tuy hơi khiên cưỡng nhưng cũng giúp ta nhìn vấn đề rõ hơn, đó là những thập kỷ trước trong giải bóng đá vô địch quốc gia, rất nhiều người yêu mến đội Câu lạc bộ quân đội (Thể Công) với lối đá giàu sức mạnh, giàu ý chí, chiến thuật hợp lý đội đã giành nhiều thành tích cao. Khi hội nhập bóng đá quốc tế, giải bóng đá vô địch quốc gia cho phép ngoại binh tham gia các đội bóng, riêng đội Thể Công nhất định không lấy cầu thủ ngoại (tự hạn chế điều kiện của mình), kết quả là đội Thể công không cạnh tranh được các đội bóng khác. Ở Việt Nam theo các đánh giá của Viện Khoa học lao động xã hội thì chất lượng lao động vẫn ở trình độ khá thấp: “Theo một nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học lao động xã hội, hiện năng suất lao động ở Việt Nam và trình độ quản trị doanh nghiệp rất thấp và hiện 2/3 người lao động đang thiếu hụt kỹ năng về lao động và kỹ thuật; 55% số doanh nghiệp cho rằng rất khó tìm kiếm nguồn lao động có chất lượng cao. Trong khi trên 60% số doanh nghiệp FDI đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, nhưng nếu không nâng cao chất lượng nguồn lao động thì rất khó có thể thu hút đầu tư”[5]. Đối với sản phẩm trường đại học thì: “Rất nhiều doanh nghiệp phản ánh học sinh, sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Năm 2012, Ngân hàng Thế giới công bố kết quả khảo sát về mức độ đáp ứng các kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp đại học so với yêu cầu của nhà tuyển dụng tại 7 quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam: “Thái độ làm việc được đánh giá ở mức thiếu hụt nghiêm trọng; các kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề thiếu hụt lớn”[7]. 2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG TRÌNH ĐỘ CAO TRONG KỶ NGUYÊN SỐ Một là thay đổi cơ cấu chương trình đào tạo. Các nhà đầu tư cũng như tuyển dụng lao động quốc tế hầu như có chung nhận định rằng 196 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM lao động Việt Nam có nhiều ưu điểm nhưng rào cản ngôn ngữ và yếu tố kỷ luật, thể lực là điểm yếu của lao động Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này cũng như đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, các cơ sở giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục đại học cần yêu cầu đưa Anh ngữ (tiến tới là ngôn ngữ thứ hai) và công nghệ thông tin là những học phần bắt buộc, nền tảng, cơ bản với yêu cầu cả tuyển chọn đầu vào và tốt nghiệp đầu ra. Nếu quá trình đào tạo đại học, người học nhuần nhuyễn được kiến thức, kỹ năng của các học phần này sẽ là nền tảng chắc chắn cho quá trình khởi nghiệp cũng như tự học, tự sáng tạo để thành công sau khi ra trường. Các học phần đại cương khác cần rút gọn để người học dựa trên công nghệ thông tin có thể tự học, tự nghiên cứu và tham khảo các tài liệu kể cả tài liệu nước ngoài khi vốn ngoại ngữ của họ được cải thiện. Hai là, khuyến khích thúc đẩy các nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của cơ sở giáo dục đại học, gắn kết với thị trường, những đòi hỏi nhu cầu của xã hội, cần được xem là tính cấp thiết của các đề tài nghiên cứu. Khi Nhà nước giao quyền tự chủ cho các trường đại học không có nghĩa Nhà nước buông tay trong các vấn đề đào tạo nhân lực quốc gia, vì vậy Nhà nước vẫn phải đầu tư cho các trường đại học bằng việc rót các khoản tài trợ cho các đề tài nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu có tính nhân đạo thông qua các cơ quan quản lý ngân sách nhà nước. Mặt khác, Nhà nước quy định rõ hơn khi để các trường tiếp cận nhu cầu thị trường, gắn nhà trường với doanh nghiệp, các sản phẩm khoa học được thương mại hóa và bản thân quá trình đào tạo, Nhà nước cũng cần làm rõ trong mối quan hệ với thị trường. Tất nhiên hành vi làm bằng giả, mua bán, gian lận điểm là phạm pháp chứ không phải là hành vi thương mại. Thứ ba, tăng cường liên kết với doanh nghiệp hỗ trợ khởi nghiệp, một mặt để biết được nhu cầu của người sử dụng lao động, từ đó đổi mới nội dung chương trình đào tạo, một mặt để định hướng, đào tạo kỹ năng cho sinh viên, nghiên cứu sinh hướng đến những ngành, nghề mũi nhọn mà kỷ nguyên số đang có nhu cầu để giúp họ khởi nghiệp vì mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao. 197 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG KỶ NGUYÊN SỐ Thứ tư, đổi mới cơ cấu tổ chức trong trường đại học và các mối liên hệ bên trong, bên ngoài nhà trường. Theo cách thức quản lý hoạt động các trường đại học ở Việt Nam hiện nay thì Việt Nam có các trường công lập, các trường dân lập, tư thục, các trường liên doanh có vốn nước ngoài. Các trường công lập chiếm số đông và cách thức vận hành quản lý thường phụ thuộc nhiều vào cơ quan chủ quản cấp trên bao gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ; UBND tỉnh (đại học địa phương); tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội, các tổng công ty, tập đoàn. Các cơ quan chủ quản chi phối các vấn đề nhân sự, tài chính, tổ chức đến các hoạt động nghiên cứu khoa học, các trường đại học bị chi phối bởi mệnh lệnh hành chính theo trật tự thứ bậc, các giáo sư, các giảng viên giỏi nếu không có vị trí quản lý thì thường bị chi phối, bị gây khó dễ từ các thủ tục hành chính, cán bộ quản lý hành chính. Điều kiện làm việc của phó giáo sư có nơi không bằng viên chức quản lý hành chính và chịu sự điều hành cứng nhắc theo thẩm quyền hành chính. Cách thức quản lý này dưới thời bao cấp là phổ biến và còn đang vận hành ở một số cơ sở đào tạo. Hiện nay theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi bổ sung năm 2018, trường đại học được giao nhiều quyền tự chủ hơn cả trong vấn đề tổ chức, nhân sự, tài chính, tuyển sinh. Hội đồng trường theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Luật Giáo dục đại học 2018 được quy định nhiều quyền điều hành cho tổ chức quản trị trường đó là hội đồng trường cả trường công lập, trường tư thục, trường tư thục phi lợi nhuận. Đây là mô hình của các nước có trường đại học phát triển ở châu Âu. Mô hình quản trị trường đại học hiên đại là như vậy nhưng vận hành trong điều kiện của Việt Nam lại là vấn đề cần bàn. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố chi phối đến trường đại học và ngay cả bản thân các trường đại học công lập vẫn còn tư tưởng dựa dẫm, chưa tự khẳng định vị thế của mình trước xã hội. Thứ năm, cần xây dựng các tiêu chí chất lượng và hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về năng lực nghề nghiệp có tham khảo quốc tế, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có danh tiếng của nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; xác định các ngành kinh tế mũi nhọn để định hướng cho đào tạo nhân lực theo nhu cầu của nền kinh tế số; tạo điều kiện để thực hiện xã hội học tập, học suốt đời, học ở mọi nơi mọi lúc. 198 PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM 3. THAY LỜI KẾT Thực tiễn cho thấy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai và là đầu tư thành công nhất. Trong truyền thống người Việt đều rất trọng giáo dục, coi học hành thi cử là con đường lập thân, lập nghiệp. Hiện nay những gia đình giàu có đều chi rất nhiều tiền cho con cái học ở những nước có nền giáo dục đại học phát triển. Trong kỷ nguyên số, giáo dục đại học lại càng cần thiết hơn nữa vì đòi hỏi của xã hội hiện đại với nền kinh tế số phát triển rất nhanh. Trường Đại học Hoa Sen, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh là những trường đại học đã lọt vào trường có thứ hạng cao trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự cố gắng đầy khích lệ cho giáo dục đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên so với yêu cầu của kỷ nguyên số đối với lao động trình độ cao thì các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam cần mạnh mẽ đổi mới sáng tạo hơn nữa cả về mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, chương trình và nội dung đào tạo để kích hoạt năng lượng sáng tạo của người dạy và người học, tiến tới người Việt thành công ngay khi học trong nước mà không cần phải học ở nước ngoài mới có sự thành đạt về danh tiếng. Về phía Nhà nước, cần đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục nhất là thay đổi quan điểm, chính sách để gần với các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến. Ngoại ngữ và công nghệ thông tin nên được quy định là kiến thức phổ thông phổ cập, được khuyến khích và giảm hoặc miễn học phí cho tất cả các bậc học, coi đó vừa là đầu tư cho giáo dục vừa là đầu tư cho cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là những điều kiện cần cho kỷ nguyên số trong thời đại ngày nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. AlManach (2018), Những nền văn minh thế giới, NXB Hồng Đức. 2. James L. Bess (Chủ biên), Nền tảng giáo dục đại học Mỹ, NXB Simon và Schuster Cusom. 3. Thiều Chửu (2006), Hán -Việt tự điển, NXB Thanh niên, TP. Hồ Chí Minh. 4. Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước, KX.01/11-15, Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động Chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH, ILSSA 2013. 5. Hương Giang, "Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hội nhập: cơ hội và thách thức", Tạp chí Tài chính. Thứ 7 ngày 5/9/2020. 199 QUẢN TRỊ TRI THỨC ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ SỐ 6. Gayle, Dennis John, Tewarie, Bhoendradatt, White, A. Quinton, Jr. Người dịch: Phạm Thị Ly (2011), Quản trị trường đại học thế kỷ 21: Quản lý Chiến lược và Lãnh đạo có hiệu quả, https://www.lypham.net/?p=721. 7. Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2014), Bản tin tóm tắt chính sách, số 1, tr.3. 8. Thế Trường (2004), Hành trang thời đại kinh tế tri thức, NXB Giao thông vận tải. Hà Nội; 8. John Vũ (2016), Giáo dục trong thời đại tri thức, NXB Lao động, Hà Nội.
Tài liệu liên quan