Kinh tế Hữu Lũng (Lạng Sơn): Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thời kì mới

Tóm tắt. Bài báo phân tích thực trạng kinh tế của Hữu Lũng, một huyện miền núi nghèo của tỉnh biên giới Lạng Sơn. Cũng như nhiều huyện miền núi khác trong cả nước, nền kinh tế của huyện hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp với năng suất, sản lượng của các ngành trồng trọt đã đạt đến giới hạn, tốc độ tăng trưởng rất chậm trong những năm gần đây, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Cần phải có sự chuyển đổi trong cơ chế và cơ cấu kinh tế để kinh tế của Hữu Lũng có thể phát triển.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế Hữu Lũng (Lạng Sơn): Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thời kì mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00020 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 122-129 This paper is available online at KINH TẾ HỮU LŨNG (LẠNG SƠN): THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THỜI KÌ MỚI Nguyễn Bích Diệp Khoa Lí luận chính trị – Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích thực trạng kinh tế của Hữu Lũng, một huyện miền núi nghèo của tỉnh biên giới Lạng Sơn. Cũng như nhiều huyện miền núi khác trong cả nước, nền kinh tế của huyện hiện tại vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp với năng suất, sản lượng của các ngành trồng trọt đã đạt đến giới hạn, tốc độ tăng trưởng rất chậm trong những năm gần đây, tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Cần phải có sự chuyển đổi trong cơ chế và cơ cấu kinh tế để kinh tế của Hữu Lũng có thể phát triển. Từ khóa: Hữu Lũng, Lạng Sơn, kinh tế, nông nghiệp, du lịch. 1. Mở đầu Hữu Lũng là một huyện miền núi nghèo của Lạng Sơn, thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhận định là “địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ” [3]. Trong những năm sau đổi mới, kinh tế Hữu Lũng đã có những bước phát triển khá tốt, đời sống của nhân dân được nâng cao, bộ mặt của Hữu Lũng đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, kinh tế Hữu Lũng có dấu hiệu chững lại. Công tác xóa đói giảm nghèo chưa đạt hiệu quả cao. Phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo luôn là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân cũng như trong chiến lược phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên chính sách này đòi hỏi phải có những nghiên cứu đầy đủ về đặc thù của từng địa phương để có phương hướng, chiến lược phù hợp, tránh áp dụng một cách đơn giản, máy móc, “mặc đồng phục mô hình cho phát triển nông nghiệp” [8]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cũng chỉ rõ: “Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng khu vực. . . ” [2]. Trong những năm qua huyện Hữu Lũng đã chú trọng thực hiện công tác điều tra, thu thập số liệu, đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và đề ra kế hoạch cho các năm tiếp theo, tuy nhiên vẫn còn rất thiếu những nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm ra những vấn Ngày nhận bài: 10/11/2014. Ngày nhận đăng: 10/2/2015. Liên hệ: Nguyễn Bích Diệp, e-mail: diepnguyen@ftu.edu.vn. 122 Kinh tế Hữu Lũng (Lạng Sơn): Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thời kì mới đề cốt lõi từ đó đề xuất những giải pháp mang tính đột phá. Bài báo này, dựa trên việc phân tích các số liệu thống kê do UBND huyện Hữu Lũng cung cấp và một số quan sát, tính toán cá nhân của tác giả, nêu lên một góc nhìn và đưa ra những kiến giải cho sự phát triển kinh tế của huyện. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hiện trạng kinh tế Hữu Lũng 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hữu Lũng Hữu Lũng là một huyện miền núi nằm ở phía nam của tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 80 km về phía nam. Phía bắc, Hữu Lũng tiếp giáp với các huyện Bắc Sơn, Văn Quan (Lạng Sơn); phía tây tiếp giáp với các huyện Võ Nhai (Thái Nguyên), Yên Thế (Bắc Giang); phía đông giáp huyện Chi Lăng (Lạng Sơn); nam và đông nam giáp các huyện Lạng Giang, Lục Nam (Bắc Giang). Địa hình có thể chia thành ba phần: Phần phía bắc là các dãy núi đá vôi, phần phía nam, đông nam và tây nam là vùng đồi núi thấp với độ cao không quá 400m cấu tạo chủ yếu bởi đá phiến, phần trung tâm nằm dọc theo đường quốc lộ 1A là vùng thung lũng, đồng ruộng. Khí hậu Hữu Lũng thuộc tiểu vùng khí hậu núi thấp khu Đông Bắc với nhiệt độ trung bình hàng năm 22,7◦C. Trong năm có 2 tháng có nhiệt độ dưới 15◦C. Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm [9]. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 80.674 ha chủ yếu là đất đồi núi với 4 loại đất chính: đất đỏ vàng trên đá sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất vàng đỏ trên macma axit, đất đỏ nâu trên đá vôi [9]. Tài nguyên nước: Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện khá phong phú bao gồm sông Thương dài 157 km và các phụ lưu của sông Thương như sông Trung, sông Hóa. Trên sông Hóa có hồ Cấm Sơn (chủ yếu thuộc địa bàn Bắc Giang). Hệ thống sông suối này là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt trong huyện. Tài nguyên khoáng sản: Hữu Lũng chỉ có đá vôi (khoảng 14 triệu tấn), đất sét (khoảng 9,8 triệu tấn) là những nguyên liệu để sản xuất xi măng. Ngoài ra còn có nguồn cát, sỏi phân bố trên các sông suối rải rác trên toàn huyện [9]. 2.1.2. Dân cư và nguồn lao động Theo số liệu năm 2013, dân số trên địa bàn huyện là 114.860 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,2%, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là 56%. Số lao động qua đào tạo chiếm tỉ lệ rất thấp, chưa đến 10%, lao động chưa có việc làm là 9,2% [7]. 2.1.3. Hiện trạng kinh tế Hữu Lũng Huyện Hữu Lũng có 25 xã và một thị trấn, gồm 244 thôn bản với 7 dân tộc anh em sinh sống. Đây là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn với điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân còn chưa cao. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền từ huyện đến cấp cơ sở cùng với sự phấn đấu bền bỉ của nhân dân, kinh tế của huyện đã đạt được những bước tiến đáng kể. Theo số liệu của UBND huyện Hữu Lũng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 – 2014 ước đạt 10,6%/năm, cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Ước tính đến hết 2014, tỉ trọng ngành nông – lâm nghiệp chiếm 34%; công nghiệp, xây dựng chiếm 27%; thương mại, dịch vụ chiếm 39%. Thu nhập bình quân đầu người đến 2014 ước đạt 24 triệu đồng [6]. Mặc dù vậy, nhìn chung Hữu Lũng vẫn là một huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông 123 Nguyễn Bích Diệp – lâm nghiệp; công nghiệp và dịch vụ còn chiếm một tỉ trọng rất khiêm tốn. Có thể thấy được điều này qua một số số liệu sau đây. - Về sản xuất nông - lâm nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản thời kì 2011 – 2014 bình quân đạt 1.108.211 triệu đồng/năm. Dự kiến năm 2015 sẽ đạt 1.250.576 triệu đồng, tăng 216.000 triệu đồng so với 2011. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 5,23%. Trong đó: + Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng bình quân năm đạt 17.763 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 48.122 tấn/năm. Các sản phẩm chính là lúa, ngô, sắn, thuốc lá, lạc, đỗ tương, rau các loại, các cây ăn quả: na, hồng. . . + Chăn nuôi: Tổng đàn trâu tính đến cuối năm 2014 là 17.000 con, đàn bò 3.300 con, đàn gia cầm 900.000 con. Số lượng đàn gia súc, gia cầm không tăng nhưng do nhân dân đã biết áp dụng các tiến độ khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi nên trọng lượng vật nuôi và tổng sản lượng xuất chuồng vẫn tăng. + Lâm nghiệp: Giai đoạn 2011 – 2014, công tác bảo vệ và phát triển rừng của huyện đã được chú trọng. Điều đó góp phần nâng độ che phủ rừng của toàn huyện từ 52,7% năm 2011 lên 54% năm 2014. Diện tích trồng rừng mới bình quân hàng năm là 1.579 ha. - Về sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp mới được hình thành và phát triển trong những năm gần đây. Trong những năm 2011 – 2014 giá trị sản xuất bình quân là 218.422 triệu đồng/năm, nhịp độ tăng bình quân là 8,2%/năm. Các sản phẩm chủ yếu là: gạch nung, đá các loại, xi măng, gỗ. Ngoài các sản phẩm chủ yếu nêu trên, một số ngành khác cũng có những đóng góp đáng kể: khai thác cát, sỏi, xay xát, nước sạch . . . - Giao thông vận tải và các ngành dịch vụ: Giao thông vận tải đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Các tuyến đường giao thông do huyện quản lí được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo giao thông thông suốt. Đường giao thông nông thôn được xây dựng rộng khắp, trong đó một phần đáng kể được bê tông hóa. Tổng giá trị công trình đạt 23.012 triệu đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ 7.684 tấn xi măng (trị giá 8.070 triệu đồng), nhân dân đóng góp 14.942 triệu đồng. Các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn hoạt động tốt bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của nhân dân. Các mặt hàng thuộc nhóm nhà nước trợ giá, trợ cước được cung ứng kịp thời và đúng đối tượng, không có hiện tượng khan hiếm và đầu cơ tích trữ. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn ước đạt 240.000 triệu đồng. Các hoạt động dịch vụ ăn - nghỉ, du lịch lễ hội – tâm linh tiếp tục phát triển tích cực, thu hút được một lượng khách khá lớn tới tham quan, hành hương. Hoạt động tín dụng phát triển ổn định. Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tính đến tháng 12/2013 đạt tổng nguồn vốn huy động là 545 tỉ đồng, phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hữu Lũng đạt tổng nguồn vốn 212,8 tỉ đồng. - Đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng vốn đầu tư cơ bản trên địa bản do huyện làm chủ đầu tư là 38,6 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh cân đối giao cho huyện làm chủ đầu tư là 13,5 tỉ đồng vốn chương trình 135 là 2,42 tỉ đồng, vốn phát triển và bảo vệ rừng bền vững là 2,0 tỉ đồng, vốn chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới là 1,4 tỉ đồng, vốn thu tiền sử dụng đất 5,64 tỉ đồng. Về cơ bản các dự án được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra [6]. 2.1.4. Tình hình xóa đói giảm nghèo Công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện qua số hộ nghèo giảm dần, từ 6.879 hộ (chiếm 24,60%) năm 2010 xuống 5.180 hộ (chiếm 18,28%) năm 2012 và xuống 4.308 hộ (chiếm 14.93%) năm 2014. Tuy nhiên có thể thấy tỉ lệ đói nghèo trên toàn huyện 124 Kinh tế Hữu Lũng (Lạng Sơn): Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thời kì mới vẫn còn cao: tổng số hộ nghèo và cận nghèo là 7.425 hộ, với 20.213 nhân khẩu, chiếm tỉ lệ 25,73%. Bên cạnh đó, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỉ lệ hộ tái nghèo cẫn còn cao ở một số xã [6]. 2.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Hữu Lũng trong thời kì mới 2.2.1. Sản xuất lương thực đã đến giới hạn Khi nhận định về nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay, Nguyễn Kế Tuấn đã nhận xét rất xác đáng rằng: “Động lực từ các chính sách “cởi trói và giải phóng” để phát triển nông nghiệp, nông thôn đã phát huy đến điểm tới hạn trong khi các chính sách “thúc đẩy” chưa mang lại kết quả mong muốn” [5]. Điều này cũng biểu hiện rất rõ ở Hữu Lũng. - Đối với nông nghiệp: Có thể thấy rõ trong cơ cấu kinh tế hiện nay của Hữu Lũng, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Theo “Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2013; mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2014” trình tại kì họp thứ 9, Hội đồng nhân dân huyện khóa XVIII thì: nông – lâm nghiệp chiếm 35,8%, thương mại dịch vụ chiếm 37,9%, công nghiệp – xây dựng cơ bản chỉ chiếm 26,3%. Trong sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm chính vẫn là cây lương thực (lúa, ngô, sắn..). Tuy nhiên diện tích các loại cây này đã đạt đến giới hạn, đặc biệt là cây lúa do đòi hỏi về đất đai nên không thể tăng thêm diện tích. Về năng suất, cũng như các địa phương khác trong cả nước, từ sau khi đổi mới (1986) cho đến những năm 90 của thế kỉ XX, với cơ chế khoán 10 và những tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong ngành trồng trọt, năng suất lúa đã tiệm cận đến giới hạn. Có thế thấy điều đó qua các số liệu của phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng (Bảng 1). Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ở huyện Hữu Lũng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Cây lúa Diện tích (ha) 7.803 7.898 8.019 8.175 Năng suất (tạ/ha) 41,69 43,51 41,42 41,99 Sản lượng (Tấn) 325.307 343.641 332.147 343.268 Cây ngô Diện tích (ha) 2.925 3.122 3.279 3.357 Năng suất (tạ/ha) 45,75 46,73 43,82 42,63 Sản lượng (Tấn) 13.384 14.590 14.372 14.313 Cây sắn Diện tích (ha) 1.403,7 1.736,7 1.804,5 1.666,2 Năng suất (tạ/ha) 10,52 10,72 11,91 11,27 Sản lượng (Tấn) 14.764 18.624 21.500 18.776 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng [6] Qua bảng trên có thể thấy: so với năm 2010 thì các năm 2012, 2013 diện tích cây lúa có tăng nhưng không đáng kể, còn năng suất lúa gần như không tăng (thậm chí giảm tùy theo điều kiện thời tiết, dịch bệnh). Diện tích cây ngô có tăng nhưng năng suất lại giảm bởi vậy sản lượng không tăng. Sở dĩ như vậy là do việc phá rừng làm rẫy để mở rộng diện tích được một ít nhưng những diện tích gieo trồng trước đó thì năng suất lại giảm do đất bị rửa trôi, kiệt màu trong khi mức độ 125 Nguyễn Bích Diệp bón phân hạn chế. Cây sắn cũng giống như cây ngô, diện tích lúc tăng lúc giảm nhưng năng suất các vụ sau thường giảm. Hơn nữa những năm gần đây, sắn thường chỉ dùng để chăn nuôi và giá cả cũng bấp bênh. Như vậy có thể thấy, ngành trồng trọt nói chung mà trong đó sản xuất lương thực là bộ phận chủ đạo đã đạt đến giới hạn, không thể tăng thêm được nữa. Với diện tích gieo trồng hạn chế của Hữu Lũng thì ngành này cùng lắm chỉ đáp ứng cho tiêu dùng tại chỗ một cách hạn chế. Chưa nói đến chi phí sản xuất ngày một tăng cao nên sản xuất không có lãi. Theo điều tra của chúng tôi, chi phí sản xuất tối thiểu cho một sào lúa trong một vụ như sau (Bảng 2). Năng suất lúa hiện nay ở Hữu Lũng khoảng 42 tạ/ha (bảng 1) tương đương với 150 kg/sào/vụ. Với giá lúa 6.500 đ/kg, mỗi sào mỗi vụ thu được 975.000 đ. Trừ các chi phí, mỗi sào lúa còn lại 418.900 đ. Mỗi hộ nông dân ở đây thường chỉ có khoảng 4 – 5 sào ruộng. Như vậy mỗi vụ một hộ nông dân (thường có từ 4-5 người, trung bình 4,1 người/hộ) thu hoạch được 418.900 đ x 5 = 2.094.500 đ. Thu nhập từ trồng lúa mỗi năm (2 vụ) theo đầu người do đó chỉ vào khoảng trên dưới 1.000.000 đ/người/năm. Về ngô: Mỗi gia đình ở đây thường trồng 3 – 4 sào ngô, mỗi năm thu được khoảng 500 kg. Với giá ngô hiện nay là 6.000 đ/kg sẽ thu được 3.000.000 đ/vụ. Sau khi trừ 750.000 đ chi phí còn khoảng 2.250.000 đồng. Mỗi năm mỗi gia đình còn thu hoạch khoảng 1,0 – 1,2 tấn sắn với giá bán 1.600 đ/kg sẽ thu được từ 1,6 – 2,0 triệu đồng. Như vậy thu nhập từ trồng cây lương thực chỉ khoảng 2 – 2,5 triệu đồng/ người/ năm. Bảng 2: Chi phí sản xuất tối thiểu cho một sào (360 m2) lúa/vụ Loại chi phí Số lượng Đơn giá Thành tiền Giống 2 kg 32.000 đ/kg 64.000 đ Phân DAP 5 kg 11.500 đ/kg 57.500 đ Phân Kali 3 kg 8.200 đ/kg 24.600 đ Thuốc trừ sâu,trừ cỏ 4 lọ 60.000 đ/lọ 240.000 đ Công cày bừa 150.000 đ/sào 150.000 đ Thủy lợi phí 20.000 đ/sào 20.000 đ Tổng cộng: 556.100 đ Nguồn: theo tính toán của tác giả Vấn đề đặt ra là phải chuyển hướng, thay đổi cơ cấu cây trồng. Trong điều kiện đất đai canh tác hạn hẹp, đồi núi dốc, để có thêm thu nhập đồng thời bảo vệ môi trường cần phải chú ý phát triển các loại cây lâu năm: cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây làm thuốc. Về cây lấy gỗ, ngoài các loại cây có chu kì ngắn như keo, mỡ cần động viên dân cư phát triển các loại cây chu kì dài như dẻ Trùng Khánh. Đối với cây ăn quả, ngoài các loại đã được phát triển với diện tích và sản lượng đáng kể như vải (1981 ha, 8.625 tấn), nhãn (240 ha, 930 tấn), na (1.025 ha, 9.231 tấn), hồng (139 ha, 1.459 tấn) . . . , ở đây còn có thể phát triển cây bưởi với giống bưởi địa phương mà chất lượng không kém gì bưởi Đoan Hùng của Phú Thọ. Về cây thuốc, do nằm trong vùng Đông Bắc, Hữu Lũng có thể phát triển các loại cây như thảo quả, sa nhân, ba kích v.v. là những loại cây có thể phát triển dưới tán rừng, giống như mô hình kinh tế sinh thái ở nhiều vùng núi các tỉnh phía bắc [4]. Về chăn nuôi, số lượng gia súc, gia cầm những năm gần đây được trình bày trong Bảng 3. Qua Bảng 3 có thể thấy đàn trâu trong những năm gần đây liên tục giảm. Đàn bò năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010 (giảm 11,5%), sau đó có sự phục hồi, nhưng đến năm 2013 chưa đạt mức cũ. Đàn lợn năm 2011 cũng giảm 0,43% so với năm 2010, sau đó tăng dần, đến năm 2013 tăng 37% so với năm 2010. Đàn gia cầm lúc tăng lúc giảm nhưng quy mô nhìn chung không quá 972.000 con. Nuôi thủy sản ở Hữu Lũng rất ít, diện tích không quá 350 ha, sản lượng không quá 126 Kinh tế Hữu Lũng (Lạng Sơn): Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thời kì mới 320 tấn/năm [7]. Bảng 3: Số lượng gia súc, gia cầm ở Hữu Lũng (đơn vị: con) 2010 2011 2012 2013 Trâu 19.313 17.814 16.941 16.083 Bò 3.157 2.794 2.876 3.003 Lợn 47.626 45.545 57.213 65.252 Gia cầm 735.600 972.100 725.700 868.900 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hữu Lũng [5] Tuy nhiên, chăn nuôi là một ngành rất quan trọng. Đặc biệt là chăn nuôi trâu bò sinh sản, lấy thịt bởi ở đây đất đai tương đối rộng, có điều kiện chăn thả. Thu nhập từ chăn nuôi của mỗi hộ gia đình mỗi năm sẽ là: một con bê hoặc nghé giá 6 triệu đồng, 140 kg lợn (trừ chi phí còn 5 triệu đồng), 20 con gà (trừ chi phí còn thu được 3 triệu đồng). Như vậy thu nhập thuần về nông nghiệp mỗi gia đình mỗi năm vào khoảng 20 triệu đồng. Bình quân đầu người khoảng 4,5 – 5,0 triệu đồng/người/năm. 2.2.2. Công nghiệp ít có điều kiện phát triển Để phát triển công nghiệp cần có nhiều điều kiện: nguồn nguyên liệu, nhân lực, vốn . . . Tuy nhiên những điều kiện này ở Hữu Lũng đều thiếu. Về nguyên liệu, một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp là khoáng sản thì ở Hữu Lũng có rất ít. Như đã nói ở trên, Hữu Lũng chỉ có một ít đá vôi (khoảng 14 triệu tấn), đất sét (9,8 triệu tấn). Số khoáng sản này không đủ để xây dựng nhà máy xi măng lớn (xi măng lò quay), còn xi măng lò đứng (công suất nhỏ) thì không đảm bảo hiệu qủa kinh tế lại gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, cơ sở xi măng ACC 78 chỉ sản xuất được một thời gian ngắn đã phải ngừng hoạt động. Về nguồn nhân lực, số lao động ở Hữu Lũng không nhiều (do dân số không đông), trình độ học vấn và tay nghề còn thấp. Số lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 10% [6]. Chính vì lẽ đó, cho đến nay sản xuất công nghiệp ở Hữu Lũng rất không đáng kể. Toàn huyện chỉ có một số cơ sở khai thác vật liệu xây dựng (đá, cát, sỏi) phục vụ nhu cầu tại chỗ. Các ngành sản xuất khác gần như chưa có gì. Do vậy, dự án khu công nghiệp Hữu Lũng với diện tích 49 ha đến nay vẫn chưa được tiến hành (và có lẽ cũng cần cân nhắc xem có nên xây dựng hay không trong tình hình hiện nay ). Ngành sản xuất được coi là có triển vọng ở đây là chế biến gỗ lạng (nguyên liệu để sản xuất gỗ dán) mới có một số cơ sở nhỏ phân bố rải rác trong huyện. Đây là ngành có thể phát triển với nguồn nguyên liệu là gỗ trồng tại địa phương và nhu cầu của xã hội khá lớn. Hữu Lũng hiện có hơn 18.000 ha rừng trồng [6]. Với chu kì 5 năm, các loại cây keo, bạch đàn có thể cho năng suất khoảng 50-60 m3 gỗ/ha. Như vậy mỗi năm diện tích rừng này có thể cung cấp trên dưới 200.000 m3 gỗ nguyên liệu. Số nguyên liệu này có thể đảm bảo cho một dây chuyền chế biến gỗ khá lớn, không chỉ gỗ lạng mà còn gỗ dán, gỗ ép. . . nếu được đầu tư đúng mức. 2.2.3. Hữu Lũng có tiềm năng về du lịch nhưng chưa được chú ý phát triển Hữu Lũng có tiềm năng về du lịch vô cùng phong phú. Tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện bao gồm rừng tự nhiên, địa hình đá vôi, suối phun phía tây thị trấn. . . , trong đó mới chỉ một vài địa điểm bắt đầu được khai thác như Hang Gió, hệ sinh thái rừng tự nhiên xã Minh Sơn (do Trung tâm Tư vấn quản lí bền vững tài nguyên và phát triển cộng đồng Đông Nam Á (CIRUM) phát hiện). Tài nguyên du lịch nhân văn của huyện bao gồm rất nhiều các phong tục tập quán, lễ hội đặc sắc của 7 dân tộc anh em, các di tích lịch sử tâm linh như Đền Bắc Lệ, Đền Quan Giám 127 Nguyễn Bích Diệp Sát, Đền Chầu Lục. Nằm trên tuyến đường 1A Hà Nội – Lạng Sơn, với khoảng cách từ Hà Nội không quá 100 km, Hữu Lũng có thể phát triển các hình thức du lịch tham quan sinh thái, tâm linh theo các tuyến Hà Nội – Hữu Lũng – Chi Lăng, Hà Nội – Hữu Lũng – Cấm Sơn, Hà Nội – Hữu Lũng – Yên Thế với thời gian từ 1 đến 2 ngày. Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo các ngành khác: trồng cây đặc sản (cây ăn quả, cây làm thuốc), chăn nuôi (lợn rừng, l
Tài liệu liên quan