Tóm tắt: Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho
sinh viên các trường đại học cần giúp cho người học có những nhận thức, thái
độ và hành động đúng đắn về: Lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc;
hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Bài viết tập trung trao đổi một số nội dung trong việc
giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong tình hình mới; đồng thời bước đầu đưa ra
một số biện pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên các trường đại
học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 43
GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
ĐỒNG THỊ TUYỀN *
Tóm tắt:
Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho
sinh viên các trường đại học cần giúp cho người học có những nhận thức, thái
độ và hành động đúng đắn về: Lòng tự hào, tự tôn, tự trọng dân tộc sâu sắc;
hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Bài viết tập trung trao đổi một số nội dung trong việc
giáo dục chủ nghĩa yêu nước trong tình hình mới; đồng thời bước đầu đưa ra
một số biện pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên các trường đại
học ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Giáo dục, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, sinh viên các trường đại học.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và nội
dung giáo dục chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam cho sinh viên các trường đại
học ở nước ta hiện nay
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước, dân tộc Việt Nam phải thường
xuyên đương đầu với các thế lực ngoại xâm
từ đó đã hun đúc lên truyền thống yêu nước,
truyền thống chống giặc ngoại xâm, ý thức
cố kết cộng đồng. Ở Việt Nam, yêu nước vừa
là tình cảm, vừa là tư tưởng mà đồng thời
là triết lý, “là kim chỉ nam cho hành động, là
một tiêu chuẩn để nhận định đúng - sai, tốt -
xấu, nên - chăng”(1) của người Việt Nam.
* Thạc sĩ, Trường Đại học Thành Tây.
1 - Trần Văn Giàu, “Hệ tư tưởng yêu nước Việt
Chủ nghĩa yêu nước là một giá trị tinh thần
cao quý, kết tinh những tư tưởng, tình cảm
thiêng liêng nhất, là hệ chuẩn mực cao nhất
trong bảng giá trị tinh thần truyền thống dân
tộc, đã trở thành một nguyên tắc chính trị -
đạo đức - thẩm mỹ của con người Việt Nam.
Đó không phải thuần túy chỉ là tư tưởng yêu
nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước
nói chung; cũng không đồng nhất với tinh
thần yêu nước, hay truyền thống yêu nước.
Đó là sản phẩm của quá trình lịch sử lâu dài,
từ những tình cảm yêu quê hương, đất nước,
phát triển dần thành một tư tưởng sâu sắc,
toàn diện, đi đến chủ nghĩa yêu nước, ngấm
sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi
Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 16 (8 - 1998), tr. 10.
1.
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 44
người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại,
làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân
tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù
khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu,
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Dân ta
có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy
lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự
nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ
bán nước và lũ cướp nước"(2) .
“Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp
chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu
nước của con người, là sự phát triển ở trình
độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần
yêu nước đạt đến sự tự giác”(3). Theo đó, chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các
yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người
Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to
lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực,
trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Như vậy có thể thấy, chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam chính là cội nguồn sức mạnh, là
“bệ phóng” đưa dân tộc Việt Nam vượt qua
muôn vàn sóng gió, thử thách để đi đến
những thắng lợi vinh quang; là giá trị thiêng
liêng chung của toàn dân Việt Nam, của tất
cả các dân tộc anh em hiện đang sinh sống
trên lãnh thổ Việt Nam, cùng cộng đồng
người Việt Nam đang sinh sống ở nước
ngoài, trở thành đặc trưng tiêu biểu của tính
cách con người Việt Nam; là nội dung cốt lõi
2 - Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 38.
3 - Ban Tuyên giáo Trung ương: Hướng dẫn số
40-HDBTGTW ngày 01 - 9 - 2017 về hướng dẫn
chi tiết chuyên đề “Chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam”.
của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan
và thế giới quan Việt Nam; là hạt nhân của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là động lực
tinh thần to lớn của toàn dân tộc, là yếu tố
hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tạo nên sức
mạnh nội sinh để dân tộc ta trường tồn và
phát triển; là nguồn sức mạnh thường trực
trong lòng dân tộc ta(4).
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã
hình thành nên một hệ thống chuẩn mực:
Tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì
độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ
quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ;
niềm tự hào về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ,
phong tục tập quán và những truyền thống
tốt đẹp khác của dân tộc; yêu nước gắn liền
với yêu dân, với tinh thần đoàn kết, nhân ái,
khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với
các dân tộc lân bang...(5).
Trong điều kiện đất nước bị xâm lăng, đô
hộ, chứng kiến sự áp bức, bóc lột, sự dã man,
tàn bạo của thực dân, đế quốc, lòng yêu nước
của mỗi con dân đất Việt thể hiện ngày càng
mạnh mẽ. Trong thế kỷ 20 được dẫn dắt bởi
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã được
đưa lên một tầm cao mới. Thấm nhuần chủ
nghĩa yêu nước và cách mạng mới, lớp lớp
thanh niên Việt Nam đã quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh, không ngại hi sinh, gian
khổ để giành cho kỳ được độc lập, tự do. Biết
bao thế hệ thanh niên Việt Nam đã ngã
xuống, biết bao sinh viên không còn được
trở lại mái trường xưa, họ đã hi sinh vì độc
4 - Ban Tuyên giáo Trung ương: Tlđd.
5 - Song Thành: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam -
Nền tảng tinh thần, động lực phát triển của
chúng ta,
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 45
lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Bức tượng đài mà lớp lớp thanh niên cảm tử
cho Tổ quốc quyết sinh càng tô đậm thêm
cho truyền thống yêu nước vẻ vang của dân
tộc, khẳng định mạnh mẽ cho chủ nghĩa yêu
nước và cách mạng Việt Nam.
Đất nước bước vào thời kỳ độc lập, trước
những khó khăn, thách thức của công cuộc
khôi phục đất nước sau chiến tranh, hàng
vạn thanh niên lại xung phong đi đến những
vùng đất mới, những công trường, công trình
còn nhiều khó khăn. Cùng với sự nỗ lực của
cả dân tộc liên tục trải qua những năm
thương đau và chịu nhiều mất mát, hàng vạn
thanh niên đã góp sức mình, cùng tuổi trẻ và
hoài bão để lập nghiệp trên quê hương mới,
xung kích đi đầu trong lao động, học tập và
nghiên cứu khoa học.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi
mới, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã thực
hiện thành công bước đầu công cuộc đổi
mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ
thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân
tộc được củng cố, tăng cường. Ðộc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế
độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và
uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất
nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để
nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn
theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Sinh viên là một bộ phận thanh niên có
học vấn cao, sẽ là lực lượng lao động trí tuệ
của đất nước, là những trí thức tương lai.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
tính đến hết năm học 2016 - 2017, nước ta
hiện có 235 trường đại học, học viện (bao
gồm 170 trường công lập, 60 trường tư thục
và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước
ngoài); về quy mô đào tạo, năm học 2016-
2017, tổng quy mô sinh viên đại học
1.767.879 sinh viên(6).
Sinh viên ngày nay sống và học tập trong
một môi trường hòa bình, hội nhập và phát
triển, đất nước ngày càng đổi mới. Nhìn
chung, sinh viên hôm nay luôn có lòng yêu
nước nồng nàn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc,
sống có lý tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước; chăm chỉ học tập, rèn luyện; tích cực
nghiên cứu khoa học; có ý thức trau dồi kỹ
năng thực hành, tác phong công nghiệp, có
tinh thần xung kích tình nguyện, tương thân
tương ái, không ngại khó khăn, sống có trách
nhiệm với bản thân và cộng đồng, tích cực
tham gia vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước.
Thực tế những năm qua cho thấy, giáo
dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho thế
hệ trẻ nói chung, sinh viên các trường đại
học nói riêng chủ yếu được thực hiện lồng
ghép thông qua các môn học: Đường lối
cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Tư tưởng Hồ Chí Minh, Cơ sở văn hóa Việt
Nam... mà chưa được trở thành một nội
dung giảng dạy chính trong các nhà trường.
Trước tình hình đó, giáo dục chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam cho thế hệ trẻ nói chung,
sinh viên các trường đại học - nguồn nhân
lực chất lượng cao, tương lai của đất nước trở
thành nhiệm vụ quan trọng không chỉ là duy
trì những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc mà chính là tăng thêm sức mạnh nội
6 - Lê Văn: Những con số "biết nói" về giáo dục
đại học Việt Nam,
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 46
sinh, phát huy tiềm lực con người cho quá
trình phát triển đất nước của các nhà trường.
Tuy nhiên, trong một số trường đại học, việc
giáo dục cho sinh viên về tư tưởng, đạo đức,
lối sống, về quyền lợi và trách nhiệm của
công dân đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
cũng chưa được coi trọng đúng mức. Thực tế
này đã dẫn đến xuất hiện hiện tượng không
nhận thức rõ được lòng tự hào, tự tôn dân
tộc; mơ hồ về ý thức, trách nhiệm bản thân
đối với việc tăng cường quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc; hoặc không hiểu đầy đủ nội hàm
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, giáo dục
chủ nghĩa yêu nước sẽ góp phần nâng đỡ họ,
đưa họ vượt qua những xấu xa, cám dỗ và
làm được nhiều việc có ích cho bản thân, xã
hội. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên các
trường đại học cần tập trung vào những nội
dung sau:
Một là, giáo dục lòng tự hào, tự tôn, tự trọng
dân tộc sâu sắc
Giáo dục cho sinh viên có lòng tự hào dân
tộc sâu sắc: Tự hào về truyền thống lịch sử
vẻ vang của một dân tộc anh hùng, bất khuất
chống ngoại xâm; về nền văn hóa Việt Nam
với những giá trị tinh thần bền vững, sức
mạnh trường tồn của dân tộc...
Trên cơ sở tự hào quá khứ của dân tộc,
trong thời đại ngày nay, cần xây dựng niềm
tự hào mới giúp sinh viên ý thức sâu sắc về
mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và
của cả dân tộc, đó là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, xây dựng
niềm tự hào mới còn giúp không ngừng nâng
cao tính tích cực - xã hội trong học tập, trong
lao động, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
trong quản lý xã hội, quản lý kinh tế; có bản
lĩnh kiên định, vững vàng trước mọi khó
khăn, thử thách; năng động, sáng tạo và có ý
chí vươn lên không để dân tộc mình thua
kém các nước khác.
Hai là, giáo dục hoài bão, khát vọng, ý chí
thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ
nghĩa xã hội
Hướng theo mục tiêu, lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội cần giáo dục để
sinh viên thấm sâu chủ nghĩa yêu nước, nhận
thức được vị trí của thế hệ trẻ đóng vai trò
chính trong xây dựng đất nước, đưa đất nước
thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; thấy được
tầm quan trọng của việc rèn luyện và học tập
tốt để sau này ra phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân; thực hiện tốt mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Từ đó giúp cho mỗi sinh viên xây dựng cho
mình hoài bão, khát vọng suy nghĩ và hành
động để đưa đất nước ra khỏi lạc hậu, nghèo
nàn, xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay khi còn
ngồi trên ghế nhà trường.
Ba là, giáo dục tinh thần sẵn sàng làm mọi
việc vì dân, vì nước với ý chí nhiệm vụ nào cũng
hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hôm nay, giá trị tinh thần vì dân, vì
nước, ý chí hoàn thành nhiệm vụ phải thể
hiện ở hành động thực tiễn của mỗi người, ở
lĩnh vực công tác cụ thể. Thanh niên sinh
viên, phải được thể hiện ở động cơ học tập, ở
ý chí vượt khó trong học tập để đạt kết quả
cao. Trên tinh thần đó, nhiều sinh viên đã
vượt qua khó khăn và đã giành được nhiều
thành tích trong rèn luyện đạo đức, trong
học tập.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh
viên các trường đại học hiện nay cần góp
phần giúp các em nhận ra rằng yêu nước
không nhất thiết là phải làm những việc thật
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 47
"to lớn" cho Tổ quốc. Với thế hệ trẻ, có rất
nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân
chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn
luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của
mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó
là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách,
pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó chính là
yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp
phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống
hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước.
Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính
đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ
như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá
môi trường, không hủy diệt muông thú.
Những việc làm ấy không chỉ thể hiện ý
thức công dân của mỗi người, mà còn là
trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ
trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương,
xứ sở của mình một cách sinh động nhất,
hiệu quả nhất.
Bốn là, giáo dục ý thức kiên quyết, kiên trì
đấu tranh với mọi hành động xâm phạm lợi ích
quốc gia dân tộc
Công cuộc xây dựng đất nước luôn gắn
liền với bảo vệ đất nước. Trong sự nghiệp
xây dựng đất nước hôm nay, các thế lực thù
địch vẫn đang tìm mọi cách chống phá, xâm
phạm nước chúng ta. Vì lẽ đó, chúng ta phải
luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết
làm thất bại mọi hành động chống phá của
chúng để bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, chúng
ta phải kiên quyết đấu tranh chống lại hành
động của những người xâm phạm đến lợi của
đất nước, của nhân dân. Vì vậy, giáo dục chủ
nghĩa yêu nước cho sinh viên, cần hướng tới
giúp họ thấy được những âm mưu của các
thế lực thù địch tác động đến sự nghiệp xây
dựng đất nước. Đồng thời, cần nâng cao
nhận thức cho họ trong tích cực đấu tranh
chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng...,
những hành động làm yếu đi sức mạnh tổng
hợp của đất nước.
Thước đo giá trị tinh thần yêu nước nông,
sâu ở mỗi người vẫn là hoạt động thực tiễn.
Đó là những việc làm cụ thể hàng ngày của
sinh viên, cùng cả nước và vì cả nước giữ
vững độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Những việc làm thật sự tự giác, tự
nguyện, thường xuyên để đất nước ổn định
và phát triển, nhân dân ngày một ấm no,
thực hiện tốt quyền làm chủ chỉ có ở những
con người hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc,
phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Năm là, giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân
chính gắn với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới, thắng lợi của cách mạng
Việt Nam góp phần đẩy mạnh cách mạng
thế giới. Đến lượt nó, cách mạng thế giới
phát triển lại thúc đẩy đến cách mạng Việt
Nam phát triển. Vì thế, mỗi bước đi lên của
cách mạng Việt Nam cũng hướng về cuộc
đấu tranh chung của cách mạng thế giới vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội. Đảng ta chủ trương: “Bảo đảm lợi ích
tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế,
bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,
hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa,
đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là
đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp
tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại
nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các
nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước,
nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết,
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 48
kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị
thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự
nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
tiến bộ xã hội trên thế giới”(7).
Trên tinh thần nhận thức được mối quan
hệ của cách mạng Việt Nam và cách mạng
thế giới, giáo dục để sinh viên nhận thức
được trách nhiệm trước dân tộc và nghĩa vụ
quốc tế. Tránh tình trạng chỉ chăm lo lợi ích
dân tộc mà xem nhẹ, thoái thác nhiệm vụ
quốc tế, ngược lại đặt nhiệm vụ quốc tế lên
trên, trước hết, còn lợi ích dân tộc lại ít chú ý,
không coi trọng đúng mức. Thực hiện đoàn
kết quốc tế thực sự là yêu cầu của sự phát
triển đất nước vừa phù hợp với lý luận vừa
phù hợp với thực tiễn.
2. Một số biện pháp giáo dục chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam cho sinh viên các
trường đại học ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay
Thứ nhất, tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát
triển tinh thần yêu nước của người Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập quốc tế
Để khơi dậy và phát huy chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước, cần tăng cường hơn
nữa công tác giáo dục, tuyên truyền, giác ngộ
tinh thần yêu nước trong mọi tầng lớp nhân
dân, nhất là thế hệ trẻ nước nhà. Đại hội XI
của Đảng đã chỉ rõ: Để phát huy mạnh mẽ
sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, chúng
ta cần phải “tăng cường tuyên truyền, giáo
7 - ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội,
2016, tr. 153.
dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách
nhiệm và nghĩa vụ... cho mọi người”(8).
Việc tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu
nước cần gắn liền với các chủ trương, đường
lối của Đảng về xây dựng và phát triển tinh
thần yêu nước của người Việt Nam. Đặc biệt
là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa
XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước: Xây dựng lòng yêu nước,
với mục tiêu “đề cao tinh thần yêu nước, tự
hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi
người với bản thân mình, với gia đình, cộng
đồng, xã hội và đất nước” và nhiệm vụ:
“Chăm lo xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng
tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo
đức, lối sống và nhân cách”.
Cần quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản giáo dục và đào tạo, trong đó có mục
tiêu: “Giáo dục con người Việt Nam... yêu
gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào sống
tốt và làm việc hiệu quả”(9). Trong đổi mới
giáo dục, bên cạnh việc nâng cao chất lượng
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thì nội
dung quan trọng cần thường xuyên được
thực hiện là giáo dục tinh thần yêu nước để
nhân lực, nhân tài được đào tạo ra sẽ phục vụ
cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Quán triệt và đưa Hướng dẫn số 40-
8 - ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011, tr. 234.
9 - Ban Chấp hành Trung ương: Nghị quyết số
29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, ngày 4 - 11 -
2013,
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
TẠP CHÍ GIÁO DỤC LÝ LUẬN - SỐ 277+278 (7+8/2018) 49
HD/BTGTW ngày 01-9-2017 về thực hiện
chương trình bồi dưỡng chuyên đề “Chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam” (Dùng bồi dưỡng
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân) của Ban
Tuyên giáo Trung ương vào triển khai thực
hiện trong các trường đại học nhằm giúp
sinh viên hiểu được những vấn đề cơ bản và
chung nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam: