1. Mở đầu
Việc cung cấp cho sinh viên các trường đại học nói chung và đại học sư phạm nói riêng các
kiến thức và kĩ năng an toàn vệ sinh lao động là vấn đề rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn giáo
dục hiện nay khi mà Việt Nam đang trên con đường hội nhập và đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị
phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Đối với sinh viên sư phạm lại càng có ý nghĩa hơn vì số sinh
viên này sẽ trở thành giáo viên ở các trường phổ thông Việt Nam. Giáo viên sẽ là người truyền lại
các tri thức kĩ năng an toàn và vệ sinh lao động cho học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Hiện nay vấn đề an toàn và vệ sinh lao động có một số ít công trình nghiên cứu liên quan:
Tác giả Đào Thị Ngọc Anh đã đánh giá thực trạng giáo dục an toàn vệ sinh lao động và thiết kế
một số phương án dạy học Vật lí 11 theo hướng tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động [1];
TS. Vũ Thị Thanh Bình đã nêu kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Ba và Cộng sự (2011), Bùi
Văn Dũng và Cộng sự (2012) về đánh giá thực trạng nội dung giáo dục an toàn vệ sinh lao động ở
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; đánh giá chất lượng tài liệu tập huấn bồi
dưỡng cho các bộ chuyên trách công tác an toàn vệ sinh lao động, từ đó xây dựng mô hình quản
lí hoạt động an toàn, vệ sinh lao động trong các trường đại học và cao đẳng [3];. Trong hóa học
đang thử nghiệm giáo trình an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên các trường Đại học và cao
đẳng.
Trong đào tạo sinh viên sư phạm Hóa học hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về vấn
đề giáo dục an toàn và vệ sinh lao động, vì vậy qua bài viết này tác giả đề cập đến vấn đề rèn luyện
kiến thức về đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường, về an toàn và vệ sinh lao
động trong việc đào tạo giáo viên hiện nay, nhằm giúp người đọc quan tâm hơn về vấn đề an toàn
và vệ sinh lao động trong dạy học hóa học ở các trường đại học cũng như ở trường phổ thông.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên sư phạm thông qua học phần Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0066
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 170-177
This paper is available online at
GIÁO DỤC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
THÔNG QUA HỌC PHẦN THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
Nguyễn Thị Kim Ánh, Lê Thị Đặng Chi
Khoa Hóa học, Trường Đại học Quy Nhơn
Tóm tắt. Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm; Các thí nghiệm được
tiến hành trong phòng thí nghiệm, trên lớp học đóng vai trò quan trọng trong dạy học nhằm
rèn luyện kiến thức về kĩ năng thực hành và kĩ năng dạy học, đồng thời thông qua đó rèn kĩ
năng về an toàn và vệ sinh lao động của sinh viên. Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ
sức khỏe và bảo vệ môi trường, là vấn đề mà chúng tôi cần đề cập trong bài viết này, nhằm
giúp người đọc quan tâm hơn về vấn đề an toàn và vệ sinh lao động trong đào tạo giáo viên
sư phạm Hóa học hiện nay.
Từ khóa: An toàn và vệ sinh lao động, phòng thí nghiệm hóa học, đào tạo giáo viên.
1. Mở đầu
Việc cung cấp cho sinh viên các trường đại học nói chung và đại học sư phạm nói riêng các
kiến thức và kĩ năng an toàn vệ sinh lao động là vấn đề rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn giáo
dục hiện nay khi mà Việt Nam đang trên con đường hội nhập và đầu tư nâng cấp hệ thống thiết bị
phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Đối với sinh viên sư phạm lại càng có ý nghĩa hơn vì số sinh
viên này sẽ trở thành giáo viên ở các trường phổ thông Việt Nam. Giáo viên sẽ là người truyền lại
các tri thức kĩ năng an toàn và vệ sinh lao động cho học sinh ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
Hiện nay vấn đề an toàn và vệ sinh lao động có một số ít công trình nghiên cứu liên quan:
Tác giả Đào Thị Ngọc Anh đã đánh giá thực trạng giáo dục an toàn vệ sinh lao động và thiết kế
một số phương án dạy học Vật lí 11 theo hướng tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động [1];
TS. Vũ Thị Thanh Bình đã nêu kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Ba và Cộng sự (2011), Bùi
Văn Dũng và Cộng sự (2012) về đánh giá thực trạng nội dung giáo dục an toàn vệ sinh lao động ở
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; đánh giá chất lượng tài liệu tập huấn bồi
dưỡng cho các bộ chuyên trách công tác an toàn vệ sinh lao động, từ đó xây dựng mô hình quản
lí hoạt động an toàn, vệ sinh lao động trong các trường đại học và cao đẳng [3];... Trong hóa học
đang thử nghiệm giáo trình an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên các trường Đại học và cao
đẳng.
Trong đào tạo sinh viên sư phạm Hóa học hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về vấn
đề giáo dục an toàn và vệ sinh lao động, vì vậy qua bài viết này tác giả đề cập đến vấn đề rèn luyện
kiến thức về đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường, về an toàn và vệ sinh lao
động trong việc đào tạo giáo viên hiện nay, nhằm giúp người đọc quan tâm hơn về vấn đề an toàn
và vệ sinh lao động trong dạy học hóa học ở các trường đại học cũng như ở trường phổ thông.
Ngày nhận bài: 10/02/2015. Ngày nhận đăng: 21/05/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thị Kim Ánh, e-mail: nguyenthikimanh@qnu.edu.vn.
170
Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên sư phạm thông qua học phần thực hành thí nghiệm...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Sự cần thiết phải giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên sư
phạm Hóa học
2.1.1. Ý nghĩa của giáo dục an toàn và vệ sinh lao động
Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế
nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Thông
qua giáo dục từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về giáo dục an toàn và vệ sinh lao
động, góp phần hình thành nhân cách và thái độ của người lao động mới, coi trọng sức khỏe của
bản thân và cộng đồng, có trách nhiệm đến việc giữ gìn môi trường, có thái độ thân thiện với môi
trường [4].
Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gần 1 triệu giáo viên, cán bộ quản
lí và cán bộ giảng dạy. Đây là lực lượng khá hùng hậu. Việc trang bị các kiến thức về an toàn và vệ
sinh lao động cho họ cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết
về vấn đề này. Nó không chỉ chuẩn bị cho tương lai khi họ lan tỏa đi khắp mọi miền với các cương
vị công tác sau này mà ngay bây giờ đã có thể góp phần cải thiện môi trường cộng đồng, bởi sinh
viên - nhất là số sinh viên sư phạm là lực lượng không nhỏ tác động trực tiếp tới môi trường, từ
những tác động tích cực đến môi trường như tham gia vệ sinh làm sạch, cải tạo, bảo vệ môi trường
tới những tác động tiêu cực như khai thác, hủy hoại rừng, thải các chất thải vào môi trường,...
Các giáo viên nói chung và bộ môn hóa học nói riêng cần nhận thức được tầm quan trọng
của công tác giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên, có trách nhiệm triển khai công
tác này phù hợp với điều kiện của nhà trường và học phần đang giảng dạy.
2.1.2. Mối liên hệ giữa mục tiêu hóa học với mục tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động
Học phần thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học môn Hóa học giúp sinh viên bổ sung
kiến thức, nắm vững các khái niệm, định luật... về lí thuyết và rèn luyện kĩ năng làm thực nghiệm,
nghiên cứu khoa học, làm sáng tỏ những gì học tại lớp và học qua sách vở. Ngoài ra còn cung cấp
và rèn luyện kĩ năng thí nghiện thực hành và kĩ năng dạy học thông qua học phần này. Thực hành
thí nghiệm còn cung cấp các tri thức cơ bản mang tính bản lề và các kĩ năng cần thiết của việc
giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên, giáo viên và cả học sinh phổ thông. Vì vậy bên
cạnh việc chọn lọc tri thức về an toàn và vệ sinh lao động và các kĩ năng cần có về vấn đề này cần
phải tạo ra các hành động tự giác, coi đây là nhiệm vụ quan trọng của người học có liên quan đến
an toàn và vệ sinh lao động. Như vậy:
- Thực hiện các mục tiêu trong dạy học học phần thực hành thí nghiệm phương pháp dạy
học hóa học đồng thời cũng là thực hiện mục tiêu giáo dục an toàn và vệ sinh lao động.
- Thông qua các kiến thức hóa học sinh viên được giáo dục về kĩ năng an toàn và vệ sinh
lao động, đồng thời ngược lại từ những kiến thức về an toàn và vệ sinh lao động, sinh viên hiểu
biết sâu hơn về những kiến thức cơ bản của hóa học, tính chất hai mặt của hóa học đối với cuộc
sống, con người và môi trường.
2.2. Thực trạng công tác giáo dục an toàn vệ sinh lao động vào môn Hóa học ở
các trường đại học
Mục đích điều tra: Tìm hiểu thực trạng các giờ thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học
Hóa học. Rút ra những kết luận cần thiết và tìm những phương pháp nâng cao hiệu quả giáo dục
an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên.
Đối tượng điều tra: Sinh viên năm thứ 3 có học học phần thực hành thí nghiệm phương pháp
171
Nguyễn Thị Kim Ánh, Lê Thị Đặng Chi
dạy học Hóa học.Những điều đáng chú ý rút ra từ kết quả điều tra:
1. Hầu hết các trường hàng năm có triển khai thực hiện các chủ trương, các chế độ chính
sách an toàn vệ sinh lao động cho cán bộ và sinh viên ở các cơ sở đào tạo (phòng thí nghiệm, nơi
làm việc, chế độ độc hại, hệ thống an toàn cháy nổ, các dụng cụ bảo hộ lao động). Tuy nhiên việc
tiến hành chưa đồng đều ở các trường sư phạm, chất lượng chưa cao, đôi lúc còn tiến hành mang
tính hình thức (như tập huấn, nội quy phòng thí nghiệm, chế độ trực thường xuyên...).
2. Hệ thống hút chất độc hại ở các phòng thí nghiệm, thực hành nghiên cứu chưa đảm bảo
tiêu chuẩn. Nhiều phòng thí nghiệm công việc này chưa được chú trọng.
3. Về chương trình, giáo trình an toàn vệ sinh lao động hiện tại các trường chưa có. Tuy
nhiên một số nội dung về giáo trình an toàn vệ sinh lao động đã được các trường chủ động đưa vào
theo kiểu lồng ghép, tích hợp với các môn học cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm thực hành, thí
nghiệm nghiên cứu, hoặc thể hiện qua các nội quy của từng phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu
mà sinh viên cần phải tuân thủ trước khi tiến hành các công việc được giao.
4. Nhận xét chung của các trường sư phạm được điều tra khảo sát hay phỏng vấn đều cho
thấy giáo dục an toàn và vệ sinh lao động trong các trường sư phạm là rất cần thiết.
2.3. Một số biện pháp kĩ thuật an toàn hóa chất và vệ sinh lao động trong dạy
học học phần thí nghiệm thực hành phương pháp dạy học Hóa học [6]
2.3.1. An toàn trong phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm an toàn: Có 2 lối thoát hiểm, không khóa, không để các vật cản như túi
xách, ghế,... trên lối thoát hiểm, hóa chất chỉ lấy đủ dùng, hệ thống điện an toàn; có tủ thuốc sơ
cứu, tủ hút. Có bình cứu hỏa; Bình quân một sinh viên có diện tích phòng thí nghiệm là 6m2. Cần
đảm bảo tuân thủ các quy tắc an toàn khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Biết cách phòng chống
cháy nổ.
2.3.2. Quy tắc về kĩ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm
Bảo quản và sử dụng hóa chất
- Bảo quản hóa chất: Mỗi hóa chất cần chứa trong lọ riêng biệt thích hợp; Các lọ hóa chất
cần được sắp xếp một cách khoa học trong các tủ chứa; Thường xuyên kiểm tra những hóa chất dễ
bay hơi.
- Sử dụng hóa chất: Cần tiết kiệm hóa chất và phải đảm bảo độ tinh khiết.
Quy tắc về kĩ thuật an toàn khi làm thí nghiệm
Thí nghiệm với chất độc: Làm thí nghiệm với các chất khí độc ở trong tủ hút hoặc ở nơi
thoáng gió và mở rộng cửa phòng. Không được nếm và hút chất độc bằng miệng. Phải có khẩu
trang và phải thận trọng khi ngửi các chất. Không hít mạnh hoặc kề mũi vào gần bình hóa chất mà
chỉ dùng bàn tay phẩy nhẹ hơi hóa chất vào mũi. Ví dụ khí clo, amoniac,... Đựng thủy ngân trong
các lọ dày, nút kín và nên có một lớp nước mỏng ở trên. Không để luồng hơi brom, khí clo, nitơ
peoxit vào mắt hoặc brom lỏng dây ra tay.
Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và làm bỏng: Axit đặc, kiềm đặc, kim loại kiềm, photpho
trắng, brom, phenol,... Khi sử dụng các chất trên phải giữ gìn không để dây ra tay, người và quần
áo, đặc biệt là mắt. Nên dùng kính che mắt khi cần phải quan sát thật gần. Khi pha loãng axit
sunfuric cần phải đổ axit vào nước mà không làm ngược lại, rót chậm từng lượng nhỏ và khuấy
đều. Khi đun nóng cần hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
Thí nghiệm với các chất dễ bắt lửa: Ancol, dầu hỏa, xăng, ete, benzen, axeton,... rất dễ gây
ra các tai nạn cháy nên phải cẩn thận khi làm thí nghiệm. Nên dùng những lượng nhỏ, để xa lửa
khi rót các dung dịch dễ cháy, không được đun trực tiếp mà phải đun cách thủy.
172
Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên sư phạm thông qua học phần thực hành thí nghiệm...
Thí nghiệm với các chất dễ nổ: Các muối clorat, nitrat. Khi thí nghiệm, cần thực hiện những
yêu cầu sau đây:
+ Tránh đập và va chạm vào các chất dễ nổ. Không để các chất dễ nổ gần lửa.
+ Khi pha trộn hỗn hợp nổ cần hết sức thận trọng, đúng liều lượng đã quy định.
+ Tuyệt đối không cho sinh viên làm những thí nghiệm nguy hiểm như đập hỗn hợp kali clorat
và photpho.
+ Không được vứt natri, kali với lượng lớn vào chậu nước, bể rửa, vì dễ gây nổ.
2.4. Quy trình thí nghiệm thực hành có tích hợp kiến thức kĩ năng an toàn và
vệ sinh lao động cho sinh viên
Minh họa cụ thể vào bài thí nghiệm Điều chế và thử tích chất của clo
Bước 1. Chuẩn bị thí nghiệm
Nhân viên và giáo viên hướng dẫn phải có kế hoạch đảm bảo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hóa
chất, mẫu vật và các điều kiện cần thiết khác để thí nghiệm thành công. Có thể giao cho sinh viên
chuẩn bị nhưng phải kiểm tra.
Ví dụ về hóa chất và dụng cụ để điều chế và thử tính chất của clo:
Hóa chất: Dùng HCl đậm đặc với một chất oxi hóa như: MnO2 hoặc KMnO4, mẩu natri;
bông tẩm NaOH loãng, 2 - 3 sợi dây phanh xe đạp; một mẫu vải màu hoặc giấy màu hay một
cánh hoa.
Dụng cụ: Điều chế khí clo lượng lớn: Bình cầu có nhánh, phểu nhỏ giọt, bình thủy tinh (để
thu khí Cl2) tùy lượng khí cần thu, có thể từ 2 - 5 bình, cốc loại 250 ml, đoạn dây cao su cắm vào
ống dẫn thủy tinh, nút cao su hoặc nút bấc để đậy bình thủy tinh hoặc ống nghiệm có nhánh.
Bước 2. Giáo viên nêu mục tiêu thí nghiệm hoặc hướng dẫn sinh viên phát biểu mục tiêu
thực hành
Trong bước này phải đảm bảo mỗi sinh viên nhận thức rõ mục tiêu làm thí nghiệm để làm
gì? Ngoài mục tiêu chính của bài thí nghiệm cần có các mục tiêu về an toàn và vệ sinh lao động:
Kiến thức: Sinh viên hiểu kĩ thuật điều chế và thu khí, tính chất của clo (tính oxi hóa).
Kĩ năng: Biểu diễn thí nghiệm đúng và thành công; An toàn khi tiến hành thí nghiệm: Lắp
dụng cụ đúng, chính xác, kín không để khí clo thoát ra ngoài môi trường và liên hệ với thực tế khí
clo ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường sống.
Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường và giáo dục sinh viên trong việc bảo vệ môi trường;
Ý thức vận dụng những tri thức hóa học đã học vào cuộc sống.
Bước 3. Phổ biến nội quy an toàn phòng thí nghiệm
Ngay khi bắt đầu một bài thực hành, giáo viên cần phải hướng dẫn cho sinh viên về quy tắc
an toàn trong phòng thí nghiệm. Điều này là hết sức cần thiết và phải làm ngay mỗi lần sinh viên
vào phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó cũng cần phổ biến cách cấp cứu trong những trường hợp cần
thiết như bỏng hóa chất, băng bó khi bị thương,...
Bước 4. Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị bài thực hành của sinh viên về các thí nghiệm được
tiến hành
- Giảng viên giới thiệu danh mục các thí nghiệm:
Ví dụ: Các thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí clo (clo tác dụng với natri, sắt,
nước,...).
- Giảng viên phát phiếu học tập:
173
Nguyễn Thị Kim Ánh, Lê Thị Đặng Chi
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1(2,5 đ): Hãy chọn và ghi số thứ tự 1,2,3. . . của lời giải thích đúng vào 2 tương ứng với các thao
tác trong khi tiến hành thí nghiệm: Điều chế, thu khí clo.
A. 2 Hệ thống thu kín, không nên để khí clo bay ra ngoài, tiến hành thí nghiệm trong tủ hốt hoặc nơi
thoáng mát vì. . .
B. 2 Khi không có HCl(đ), không được dùng H2SO4 (đ) cho vào hỗn hợp NaCltt và KMnO4 vì. . .
C. 2 Khi thí nghiệm phải dùng khẩu trang có tẩm Na2S2O3 để...
D. 2 Khi không thu khí clo nữa, phải dùng dung dịch nước vôi trong để...
E. 2Muốn thu 1 lượng clo xác định ta thu qua...
1. Tạo hỗn hợp nổ, dễ cháy
2. Dung dịch NaCl bão hoà
3. Clo là khí độc
4. Khử khí clo còn dư
5. Hoà tan khí clo
6. Tác dụng với clo tạo ra hợp chất không độc.
Câu 2. (2,5 đ): Nêu phương pháp hóa học để khử khí Cl2 làm nhiễm bẩn không khí của phòng thí
nghiệm. Khi làm thí nghiệm có khí clo cần chú ý những biện pháp gì để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ
của mọi người?
Câu 3: (2,5 đ): Hãy xác định thứ tự hợp lí các thao tác trong thí nghiệm: “clo tác dụng với natri”. Và
đánh số thứ tự 1,2,3. . . tương ứng với các thao tác:
A. Cho vào bình thu clo khô một ít cát khô sạch.
B. Thu đầy bình clo và đậy nút kín.
C. Chuẩn bị các dụng cụ và hoá chất cần cho thí nghiệm
D. Bỏ miếng natri vào muôi sắt và đun nóng chảy hoàn toàn.
E. Mở nút bình clo và đưa muôi sắt có natri nóng chảy vào bình.
F. Cắt lấy một mẩu natri bằng hạt ngô, lau sạch bằng dầu hoả.
Câu 4: (2,5 đ): Hãy xác định hiện tượng đúng nhất xảy ra khi dùng muôi sắt để đốt natri trong clo
A. Natri cháy đỏ rực có khói trắng tạo ra.
B. Natri cháy sáng trắng có khói nâu tạo ra.
C. Natri cháy mạnh ngọn lửa màu vàng, có khói trắng và ít khói nâu tạo ra.
D. Natri cháy đỏ rực, có tiếng nổ lách tách có khói trắng, khói nâu tạo ra mù mịt trong bình.
+ Yêu cầu sinh viên thực hiện bài kiểm tra.
+ Trao đổi chéo trong nhóm.
- Giảng viên công bố đáp án.
- Sinh viên chấm điểm và trả lại phiếu học tập.
Chú ý: Sinh viên đạt từ 6 điểm trở lên mới được làm thí nghiệm và tập giảng.
Hoạt động 2: Giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu
- Sinh viên thảo luận, nêu phương án tiến hành khi thay thế một số hóa chất hoặc cải tiến
các thí nghiệm.
- giáo viên ví dụ về phương án tiến hành khi thay thế một số hóa chất ở các thí nghiệm.
Ví dụ: Đối với thí nghiệm Cl2 tác dụng với Na có thể dùng ống nghiệm và hóa chất khác
như: Ở ống ngiệm (1) chứa dung dịch HCl và CaOCl2 để điều chế khí clo. Ở ống nghiệm (2)
chứa mẩu natri. Nút ống nghiệm (2) bằng bông có tẩm dung dịch kiềm để hấp thu hết khí clo dư
(Hình 1).
- Giáo viên hướng dẫn một số lưu ý để thí nghiệm an toàn và thành công
Ví dụ: TN điều chế clo: Khí Cl2 độc ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường, cần tiến hành
trong tủ hốt, người làm thí nghiệm phải mặc áo blue và đeo khẩu trang. Sản phẩm sinh ra sau khi
174
Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên sư phạm thông qua học phần thực hành thí nghiệm...
Hình 1.
thu khí xong cần sục vào cốc chứa bông có tẩm NaOH loãng.
TN clo tác dụng với Na: Không nên cắt mẩu Na quá to. Cần xử lí Na còn dư bằng cách thu
hồi lại và cho vào lọ dầu hỏa.
Hoạt động 3: Sinh viên tiến hành thí nghiệm và vận dụng thí nghiệm vào trích đoạn bài dạy
hóa học
- Sinh viên thí nghiệm đúng như hướng dẫn, ngoài kiến thức thí nghiệm, cần rèn luện kĩ
năng thực hành và vấn đề an toàn và vệ sinh lao động.
Ví dụ: TN điều chế Cl2: Cần tiến hành theo đúng trình tự sau:
Lắp: Bình cầu nhánh có chứa MnO2 lên giá, phểu nhỏ giọt (kiểm tra khóa), lọ thu khí, cốc
có chứa bông tẩm xút để xử lí clo dư, đèn cồn. Tráng parafin hoặc bông tẩm xút ở miệng bình cầu
và bình thu khí. Dùng pipet cho HCl đ vào phểu, đậy nhanh nắp phểu. Châm đèn cồn, mở khóa từ
từ và thu khí (Hình vẽ 2).
Hình 2.
- Trong quá trình sinh viên vận dụng thí nghiệm vào trích đoạn bài giảng: Các hóa chất và
dụng cụ phải được chuẩn bị đầy đủ. Sắp xếp ngăn nắp gọn gàng trên bàn để biểu diễn.
Ví dụ: Trích đoạn tính chất hóa học. Bài clo, lớp 10 THPT nâng cao - clo tác dụng với kim
loại: Lọ chứa khí clo, cắt viên Na bằng hạt ngô, các mẩu Na còn thừa thu hồi lại, cho vào lọ dầu
hỏa. Dùng bông tẩm xút để xử lí khí thoát ra môi trường.
Bước 6. Tổng kết và vệ sinh phòng thí nghiệm
Sinh viên nộp bài tường trình, vệ sinh, sắp xếp hóa chất và dụng cụ đúng quy định.
Giảng viên nhận xét và đánh giá chung về buổi thí nghiệm: Thí nghiệm có thành công? kĩ
năng thí nghiệm? có thái độ tích cực trong vấn đề an toàn và vệ sinh lao động trong việc bảo vệ
môi trường chưa?...
175
Nguyễn Thị Kim Ánh, Lê Thị Đặng Chi
2.5. Kết quả thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC), tiến
hành xử lí số liệu kết quả bài kiểm tra kiến thức kĩ năng về an toàn và vệ sinh lao động bằng
phương pháp thống kê toán học tại 2 trường [1]:
Bảng 1. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra kiến thức kĩ năng
về an toàn và vệ sinh lao động
Hình 3. Đồ thị lũy tích kết quả bài kiểm tra kiến thức kĩ năng về an toàn và vệ sinh lao động
Kết quả phân tích định tính:
- Sinh viên rất thích giờ dạy có tích hợp an toàn và vệ sinh lao động, có kĩ năng và chú ý
đến các thao tác thí nghiệm, có thái độ tích cực trong vấn đề an toàn và vệ sinh lao động trong việc
bảo vệ môi trường hơn so với lớp ĐC. Tuy nhiên vấn đề an toàn và vệ sinh lao động của giáo viên,
sinh viên Sư phạm hóa học còn liên quan đến hiểu biết các kí hiệu cảnh báo (R/S) in trên nhãn hóa
chất và hiểu biết các nguy cơ không an toàn khi thí nghiệm. Do đó công tác giáo dục an toàn và
vệ sinh lao động cho sinh viên sư phạm cần được thực hiện ngay khi sinh viên đến các phòng thí
nghiệm hóa học Vô cơ, Hữu cơ, Hóa lí, Phân tích,...
Kết quả phân tích định lượng:
Giá trị mode, trung vị của lớp TN cao hơn ở lớp ĐC điều này chứng tỏ kiến thức về an toàn
và vệ sinh lao động ở lớp TN tốt hơn ở lớp ĐC. Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn ở lớp
ĐC. Như vậy, sinh viên ở lớp TN nắm vững và vận dụng kiến thức, kĩ năng về an toàn và vệ sinh
lao động tốt hơn ở lớp ĐC. Phép kiểm chứng t - test độc lập cho kết quả giá trị p nhỏ hơn 0,05.
Điều này có nghĩa là giá trị trung bình cộng của lớp TN với lớp ĐC có khác biệt rõ rệt. Mức độ
ảnh hưởng ES cho thấy tác động của kết quả nghiên cứu đã tạo ra ảnh hưởng ở mức độ trung bình
176
Giáo dục an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên sư phạm thông qua học phần thực hành thí nghiệm...
và lớn. Như vậy, sự chênh lệch về điểm trung bình cộng ở lớp TN và lớp ĐC do tác động nghiên
cứu là có thực tế và có ý nghĩa.
3. Kết luận
Việc giáo dục kiến thức kĩ năng về an toàn và vệ sinh lao động cho sinh viên thông qua dạy
học học phần thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học là cần thiết và hiệu quả.
Thông qua việ