Giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường tiểu học

 Vì vậy, việc đầu tư GD ứng phó với BĐKH cho hệ thống GD quốc dân nói chung, GD tiểu học nói riêng là một giải pháp lâu dài, nhưng đạt hiệu quả và bền vững nhất.

ppt26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Bến Tre, tháng 07/2013 1/ Vai trò của giáo dục Tiểu học đối với những thách thức của BĐKH ? - Số lượng HS tiểu học rất đông, chiếm gần 1/10 dân số. - Đối tượng rất trẻ, nhạy cảm, dễ tiếp thu những kiến thức mới, được GD thường xuyên và đang hình thành nhân cách. - HS tiểu học là những động lực và nhân tố lan toả trong XH, những hành động của các em đều có tính lan toả trong XH. - HS tiểu học có thể đóng góp một phần trong các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH.  Vì vậy, việc đầu tư GD ứng phó với BĐKH cho hệ thống GD quốc dân nói chung, GD tiểu học nói riêng là một giải pháp lâu dài, nhưng đạt hiệu quả và bền vững nhất. Ngoài việc hoàn thiện nội dung GD phổ thông theo quy định cho từng lớp học thì bậc TH còn có nhiệm vụ: cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời sống và sản xuất của con người; những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và ứng phó với BĐKH  HS tiểu học trở thành một tuyên truyền viên trong gia đình, nhà trường, địa phương về BĐKH. 2/ Nhiệm vụ của giáo dục Tiểu học đối với những thách thức của BĐKH? 4/ Một số yêu cầu của giáo dục ứng phó với BĐKH trong trường tiểu học. Quan điểm tiếp cận là lấy giáo dục nhận thức làm trung tâm. Giáo dục ứng phó với BĐKH là giáo dục tổng thể, tích hợp kiến thức về BĐKH vào nội dung môn học. Nội dung GDUPBĐKH phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, kỹ năng và đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học. Vận dụng các kĩ năng hợp tác trong GDUPBĐKH. 3/ Mục tiêu của GD ứng phó với BĐKH trong trường tiểu học (Xem tài liệu trang 2). 1. Khái niệm: Tích hợp là sự hòa trộn nội dung GD ứng phó với BĐKH vào nội dung của bài học trong từng môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. 2. Mục đích: Không làm quá tải chương trình SGK. Khai thác các kiến thức sẵn có trong SGK để làm rõ hơn kiến thức về BĐKH, nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh về ứng phó với BĐKH. 5/ Tích hợp giáo dục UPBĐKH trong trường tiểu học. 6/ Các mức độ tích hợp kiến thức GDUPBĐKH qua các môn học trong trường tiểu học. Nội dung GDUPBDKH trùng phần lớn hay hoàn toàn với nội dung của bài học Một số đơn vị tri thức của nội dung GD ứng phó BDKH được đưa vào nội dung của bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học. Các kiến thức GD ứng phó BDKH không được nêu rõ trong SGK, nhưng dựa vào kiến thức bài học, GV bổ sung, liên hệ kiến thức GD ứng phó BDKH vào bài giảng. 7/ Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp. Hình thức 1: Thông qua các bài học bộ môn chính khoá trên lớp. Hình thức 2: Tổ chức tham quan, ngoại khoá để tích hợp giáo dục nội dung các môn học và giáo dục BĐKH. 8/ Một số nội dung cơ bản về GD UPBĐKH có thể lựa chọn để tích hợp vào các môn học và các hoạt động GD trong trường tiểu học. (Xem tài liệu trang 8) Lưu ý: Các nội dung giáo dục về BĐKH có thể được triển khai như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức các môn học chính khoá trên lớp. Các hoạt động có thể là: tham quan, ngoại khoá, tổ chức các nhóm ngoại khoá chuyên đề, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với từng đối tượng HS). Với các hoạt động này, mức độ tích hợp các nội dung BĐKH sẽ đạt hiệu quả cao nhất bởi vì, trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức đã học trong các tình huống gần với cuộc sống hơn, huy động kiến thức từ nhiều môn học. 9/ Một số yêu cầu khi thiết kế bài dạy có tích hợp nội dung GD ứng phó với BĐKH vào các môn học trong trường tiểu học. (1) Bổ sung vào mục tiêu bài học những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ về nội dung giáo dục BĐKH sẽ tích hợp. (2) Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần bổ sung cho nội dung tích hợp; có thể khai thác những gì ở các đồ dùng dạy học này; tăng cường sử dụng các ĐDDH hiện đại (tranh ảnh, mô hình, video clip,…). (3) Xác định nội dung giáo dục BĐKH và các địa chỉ cụ thể có thể tích hợp một cách hiệu quả ở các hoạt động dạy học chủ yếu trong bài học. 10/ TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC BĐKH VÀO CÁC MÔN HỌC TRONG TRƯỜNG TiỂU HỌC (Trao đổi, thảo luận nhóm nội dung trong Tài liệu từ trang 11) MỘT SỐ LƯU Ý 1/ Tích hợp GDBĐKH trong môn TN-XH: - Việc tích hợp các nội dung GDBĐKH không được làm nặng thêm, không làm thay đổi nội dung các hoạt động bài học thuộc các chủ đề. - Nội dung kiến thức về BĐKH được lồng ghép vào các hoạt động trong bài học cần phải nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp với lứa tuổi ở từng lớp. - Kiến thức lồng ghép phải gần gũi và gắn liền với thực tiễn cuộc sống học tập và sinh hoạt hàng ngày của HS.- - Kiến thức được giảng dạy có liên quan đến GD bảo vệ môi trường và BĐKH phải được cập nhật mới nhất. - Tích hợp GDBĐKH ở 2 mức độ: Bộ phận và liên hệ. 2/ Tích hợp GDBĐKH trong môn Khoa học: - Một số PPDH có thể sử dụng khi dạy học tích hợp BĐKH trong môn Khoa học: Trình bày, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi, đóng vai, động não, quan sát, thí nghiệm, thực hành,… - Tuân thủ PPGD tích cực: lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. - Tăng cường cho HS sử dụng tranh, ảnh, sơ đồ, mẫu vật, đồ dùng thí nghiệm,… - Tích hợp GDBĐKH ở 2 mức độ: Bộ phận và liên hệ. 3/ Tích hợp GDBĐKH trong môn LS và ĐL: - Tuân thủ PPDH lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. - GV cần vận dụng tối đa những điều kiện cụ thể ở trường, địa phương để tổ chức các giờ học ngoài lớp (cho HS tham quan các cảnh đẹp, các di tích lịch sử, văn hoá, gặp gỡ các cá nhận, tập thể đã tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ mội trường, ứng phó với BĐKH). - Tích hợp GDBĐKH ở cả 3 mức độ: Toàn phần, bộ phận và liên hệ. 4/ Tích hợp GDBĐKH trong môn Mĩ thuật: - Lựa chọn tích hợp nội dung kiến thức về BĐKH phù hợp với từng lứa tuổi và đó cũng là những vấn đề HS có thể giải quyết. - Lựa chọn, khuyến khích các hoạt động học tập tập thể về Mĩ thuật mang tính trách nhiệm cải thiện chất lượng môi trường. - Tổ chức các hoạt động Mĩ thuật xoay quanh chủ đề: Bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, xanh-sạch-đẹp,… - Kích thích hứng thú và óc sáng tạo của HS trong giờ học. - Tích hợp GDBĐKH ở 2 mức độ: Bộ phận và liên hệ. 5/ Tích hợp GDBĐKH trong hoạt động GDNGLL: - Nội dung, kiến thức về BĐKH được lồng ghép vào các hoạt động cần phải nhẹ nhàng, đơn giản, phù hợp lứa tuổi HS ở từng lớp. - Kiến thức lồng ghép phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày của HS. - Nội dung GDBĐKH được lựa chọn cần được lồng ghép thích hợp vào các hoạt động học tập cụ thể của từng nội dung chủ đề. - Tích hợp GDBĐKH ở cả 3 mức độ: Toàn phần, bộ phận và liên hệ. HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM Nhóm 1: Tích hợp GD BĐKH và ứng phó với BĐKH trong môn TN-XH (lớp 1, 2, 3). NHIỆM VỤ Trao đổi, thảo luận trong nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: 1/ Nêu mục tiêu GD BĐKH trong môn TN-XH. 2/ Nêu những điểm cần lưu ý khi tích hợp nội dung GD BĐKH trong môn TN-XH. 3/ Chỉ ra địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp GD BĐKH trong môn TN-XH (ở lớp 1, 2, 3). 4/ Thiết kế 01 giáo án môn TN-XH có tích hợp nội dung giáo dục BĐKH (Mục tiêu, ĐDDH, hoạt động dạy học). Nhóm 2: Tích hợp GD BĐKH và ứng phó với BĐKH trong môn Khoa học (lớp 4, 5). NHIỆM VỤ Trao đổi, thảo luận trong nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: 1/ Nêu mục tiêu GD BĐKH trong môn Khoa học. 2/ Nêu những điểm cần lưu ý khi tích hợp nội dung GD BĐKH trong môn Khoa học. 3/ Chỉ ra địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp GD BĐKH trong môn Khoa học (ở lớp 4, 5). 4/ Thiết kế 01 giáo án môn Khoa học có tích hợp nội dung giáo dục BĐKH (Mục tiêu, ĐDDH, hoạt động dạy học). Nhóm 3: Tích hợp GD BĐKH và ứng phó với BĐKH trong môn Lịch sử và Địa lí (lớp 4, 5). NHIỆM VỤ Trao đổi, thảo luận trong nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: 1/ Nêu mục tiêu GD BĐKH trong môn LS và ĐL. 2/ Nêu những điểm cần lưu ý khi tích hợp nội dung GD BĐKH trong môn LS và ĐL. 3/ Chỉ ra địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp GD BĐKH trong môn LS và ĐL (ở lớp 4, 5). 4/ Thiết kế 01 giáo án môn LS và ĐL có tích hợp nội dung giáo dục BĐKH (Mục tiêu, ĐDDH, hoạt động dạy học). Nhóm 4: Tích hợp GD BĐKH và ứng phó với BĐKH trong môn Mĩ thuật (lớp 1 đến lớp 5). NHIỆM VỤ Trao đổi, thảo luận trong nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: 1/ Nêu mục tiêu GD BĐKH trong môn Mĩ thuật. 2/ Nêu những điểm cần lưu ý khi tích hợp nội dung GD BĐKH trong môn Mĩ thuật. 3/ Chỉ ra địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp GD BĐKH trong môn Mĩ thuật. 4/ Thiết kế 01 giáo án môn Mĩ thuật có tích hợp nội dung giáo dục BĐKH (Mục tiêu, ĐDDH, hoạt động dạy học). Nhóm 5: Tích hợp GD BĐKH và ứng phó với BĐKH trong hoạt động giáo dục NGLL. NHIỆM VỤ Trao đổi, thảo luận trong nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: 1/ Nêu mục tiêu GD BĐKH trong hoạt động GD NGLL. 2/ Nêu những điểm cần lưu ý khi tích hợp nội dung GD BĐKH trong hoạt động GD NGLL. 3/ Chỉ ra địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp GD BĐKH trong hoạt động GD NGLL (lớp 1, 2, 3). 4/ Thiết kế 01 hoạt động GD NGLL (lớp 1, 2, 3) có tích hợp nội dung giáo dục BĐKH (Mục tiêu, ĐDDH, hoạt động dạy học). Nhóm 6: Tích hợp GD BĐKH và ứng phó với BĐKH trong hoạt động giáo dục NGLL. NHIỆM VỤ Trao đổi, thảo luận trong nhóm và thực hiện các yêu cầu sau: 1/ Nêu mục tiêu GD BĐKH trong hoạt động GD NGLL. 2/ Nêu những điểm cần lưu ý khi tích hợp nội dung GD BĐKH trong hoạt động GD NGLL. 3/ Chỉ ra địa chỉ, nội dung và mức độ tích hợp GD BĐKH trong hoạt động GD NGLL (lớp 4, 5). 4/ Thiết kế 01 hoạt động GD NGLL (lớp 4, 5) có tích hợp nội dung giáo dục BĐKH (Mục tiêu, ĐDDH, hoạt động dạy học). KẾT LUẬN VỀ VIỆC GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BĐKH VÀO CÁC MÔN HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GD TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1/ Nếu trong một tiết học cụ thể (của một môn học nào đó) có nhiều nội dung tích hợp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (GD tài nguyên môi trường, biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường; quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục ứng phó với BĐKH,…) thì GV có thể xử lý như sau: - Ưu tiên dạy học hoàn thành nội dung kiến thức cơ bản (theo chuẩn KT-KN). - Chọn nội dung tích hợp lồng ghép vào tiết học sao cho: phù hợp đối tượng HS, phù hợp đặc thù vùng, miền, phù hợp về điều kiện CSVC, con người của trường, của địa phương. - Không nhất thiết tiết học có thể tích hợp GD học sinh những nội dung gì bắt buộc GV phải thực hiện tất cả. 2/ Khi dạy học bất kì một bài nào, môn nào GV cũng phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và đặc trưng của bài học, môn học đó trước tiên. 3/ Trong quá trình dạy học tích hợp (thông qua các nội dung, hoạt động trong giờ học chính khoá hoặc ngoại khoá) thì GV cần chú ý phát huy tính tích cực, vốn hiểu biết và vốn sống thực tiễn của HS. 4/ Khuyến khích GV tích hợp nội dung GD ứng phó BĐKH thông qua các hoạt động GDNGLL. 5/ Mỗi trường học cần chú ý xây dựng môi trường GD trong nhà trường sao cho phù hợp với những nội dung GD tích hợp (VD: GD HS giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, sử dụng năng lượng tiết kiệm,… thì sân trường và các khu vệ sinh dành cho HS, CBGV phải luôn sạch sẽ và trong trường không có trường hợp lãng phí điện). CHÚC QUÝ THẦY CÔ VUI, KHOẺ, ĐẠT NHIỀU THÀNH TÍCH TỐT TRONG NĂM HỌC 2013 – 2014 TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO!
Tài liệu liên quan