Giáo dục đại học Việt Nam với cách mạng công nghệ 4.0

Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang lan tỏa mọi nơi và Việt nam cũng không ngoài tầm ảnh hưởng đó đến với nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục Nhận định về cuộc đổi mới với những thuận lợi mang đến ra sao? Bài viết này sẽ khái lược từ phần mở đầu để làm cơ sở phân tích tác động của thời đại số hóa đến nhu cầu nhân lực và tác động đến giáo dục bậc Đại học. Nhằm so sánh giáo dục Đại học 4.0 với các nước trong khu vực và trên thế giới, tác giả tập trung tìm hiểu những biểu hiện ở Việt Nam từ quản lý vĩ mô đến việc thực hiện tại các cơ sở đào tạo. Từ đó, bài viết đưa ra gợi ý cho những thay đổi cần thiết cho giáo dục Đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục đại học Việt Nam với cách mạng công nghệ 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
135 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh Trường Đại học Kinh tế TP. HCM TS. Vũ Quốc Thông Trường Đại học Mở TP. HCM Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang lan tỏa mọi nơi và Việt nam cũng không ngoài tầm ảnh hưởng đó đến với nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục Nhận định về cuộc đổi mới với những thuận lợi mang đến ra sao? Bài viết này sẽ khái lược từ phần mở đầu để làm cơ sở phân tích tác động của thời đại số hóa đến nhu cầu nhân lực và tác động đến giáo dục bậc Đại học. Nhằm so sánh giáo dục Đại học 4.0 với các nước trong khu vực và trên thế giới, tác giả tập trung tìm hiểu những biểu hiện ở Việt Nam từ quản lý vĩ mô đến việc thực hiện tại các cơ sở đào tạo. Từ đó, bài viết đưa ra gợi ý cho những thay đổi cần thiết cho giáo dục Đại học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Từ khóa: CMCN 4.0; Giáo dục 4.0; giáo dục Đại học. Cách mạng công nghệ 4.0 với những thuận lợi Thế giới đang bắt đầu vào cuộc CMCN 4.0, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo... (Prisecaru, 2017). Năm 2013, khái niệm CMCN 4.0 xuất hiện trong một báo cáo của Đức nhằm đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa sản xuất mà không cần đến sự tham gia của con người. Theo ước tính của Rabel và cộng sự cho đến năm 2017, CMCN 4.0 đã vượt khỏi khuôn khổ dự án của nước Đức, lan rộng ra nhiều quốc gia và trở thành xu thế tất yếu của việc phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục Cuộc cách mạng mới này được dự đoán sẽ tác động mạnh đến mọi quốc gia thể hiện ở nhiều cấp độ bao gồm các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo và người dân khắp năm châu. ỷ nguyên số hóa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, học tập, làm việc và sản xuất. Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số cùng với việc tích hợp các công nghệ thông minh nhằm tối ưu hóa quy trình kinh doanh, phương thức sản xuất, mở ra nhiều phương thức truyền tải tri thức cho nhân loại. ỷ nguyên mới của sự đầu tư, nâng cao năng suất và mức sống xã hội kỳ vọng được gia tăng là nhờ vào nền tảng của công nghệ. Điều này sẽ tác động đáng kể đến các hệ thống chính trị, kinh tế và giáo dục trên toàn thế giới (Magruk, 2016). Nếu như trước đây, các nhà máy sản xuất được tập trung ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc các quốc gia phát triển với nguồn nhân lực giá rẻ và thị trường mua bán trực tiếp dồi dào. u hướng hiện nay, với sự tham gia của lực lượng người máy thông tin được điều khiển bởi những hệ thống thông tin kết nối, hệ thống chuyên gia hỗ trợ cho việc ra quyết định cộng thêm với sự lớn mạnh của kênh giao dịch thương mại trực tuyến thì các hoạt 136 động sản xuất, kinh doanh thương mại có thể linh động về vị trí mà vẫn đáp ứng được mục tiêu sản xuất, kinh doanh với chi phí hợp lý. Năm 2016 tại hội nghị Davos ở Thụy Sĩ, chủ tịch Diễn đàn inh tế Thế giới (WEF) – ông laus Schwab đã dự báo nhiều hạng mục công việc dành cho lao động truyền thống từ khâu sản xuất, bán hàng và khối văn phòng trong tương lai gần (đến 2025) sẽ phải nhường chỗ cho người máy, hệ thống bán hàng thông minh và những hệ thống hỗ trợ tự động hóa cho nghiệp vụ ở văn phòng. Nếu như cuộc CMCN lần trước – CMCN 3.0 bắt đầu những năm 1954 là do sự bùng nổ của việc ứng dụng máy tính và tự động hóa máy móc trong sản xuất, thì cuộc CMCN 4.0 từ năm 2015 bùng phát mạnh mẽ do nhu cầu tìm kiếm phương thức sản xuất mới hiệu quả, bền vững hơn trước những thách thức như biến đổi khí hậu, già hóa dân số ngày càng gia tăng. CMCN 4.0 tập trung vào sự phát triển của các hệ thống thông tin liên kết giữa thế giới thật và ảo. Cuộc cách mạng này sẽ mang tới nhiều cơ hội phát triển, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước đang phát triển bao gồm Việt Nam (Thai News service group, 2017). Trong tương lai, sáng tạo công nghệ cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi diệu kỳ từ phía nguồn cung, với những lợi ích lâu dài về hiệu quả và năng suất. Chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hoạt động hậu cần với chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm. Tất cả những điều đó sẽ giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Người tiêu dùng dường như được hưởng lợi nhiều từ cuộc CMCN này. CMCN 4.0 đã tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới với chi phí không đáng kể phục vụ người tiêu dùng (Szozda, 2017), ví dụ dịch vụ đặt hàng qua mạng, dịch vụ tìm kiếm phương tiện vận tải, đặt lịch khám bệnh Chỉ đơn giản với một thiết bị như máy tính bảng, mọi người có thể đọc sách, lướt web, trao đổi kiến thức và tiếp cận khối lượng thông tin liên lạc khổng lồ qua mạng Internet. Theo nhóm nghiên cứu We re Social, trụ sở chính tại nh Quốc thực hiện khảo sát về sử dụng Internet ở Đông Nam Á, cho đến tháng 1/2017 Việt Nam có 50,05 triệu người dùng Internet, chiếm 53% dân số. Mạng Internet là môi trường giúp khai thác thông tin quảng cáo, mua bán trực tuyến, chia sẻ thông tin giải trí, thực hiện đào tạo, truyền tải kiến thức Những trang bị cơ sở hạ tầng nền tảng được xem là cơ hội cho việc đào tạo nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động số tại Việt Nam. Có thể thấy rằng muốn vận hành trơn tru mọi hoạt động xã hội với nhiều ứng dụng, dịch vụ kỹ thuật số thì cần thiết phải có lực lượng lao động được đào tạo cập nhật giúp tăng cường tính thích nghi khi tham gia thị trường lao động thời đại số - thời đại của sự kết nối thực và ảo thông qua kênh trực tuyến. Nhu cầu về nguồn nhân lực Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua hoàn tất nhiều hiệp định thương mại quy mô như CPTPP, liên minh kinh tế Á – Âu, FT với EU... Việc tiếp cận thành tựu cách mạng sản xuất, khoa học và kỹ thuật công nghệ sẽ tạo đà giúp chúng ta tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, yêu cầu về đào tạo nguồn nhân 137 lực trong thời đại mới dưới áp lực của toàn cầu hóa cũng đặt cho Việt Nam nhiều thách thức. Buổi hội thảo “CMCN 4.0 và chiến lược tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/9/2017 tại TP. HCM, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện inh tế Việt Nam đưa ra quan ngại về nguy cơ liệu rằng Việt Nam có lỡ chuyến tàu CMCN 4.0 với một số minh chứng thu thập từ thực tế. Những minh chứng quan ngại có lưu ý rằng Việt Nam – một quốc gia vốn trông chờ vào gia công và xuất khẩu tài nguyên thì đến cuộc cách mạng này, với mức tự động hóa gia tăng từ việc áp dụng công nghệ sẽ khiến số lượng lớn người lao động mất việc. Quan ngại nêu trên về đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời đại mới phù hợp với nhận định từ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2016 khi xếp Việt Nam vào nhóm chưa sẵn sàng cho CMCN 4.0. Các yếu tố về đổi mới sáng tạo công nghệ và giáo dục nhằm chuẩn bị trước CMCN 4.0 của Việt Nam đều đang ở mức thấp. Cụ thể, theo khảo sát trên 100 quốc gia của WEF, chúng ta chỉ xếp hạng 70/100 về Nguồn lực con người. Nhu cầu về nguồn nhân lực trong thời đại ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao đã đặt lại yêu cầu về vấn đề giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt là giáo dục bậc Đại học, bậc đào tạo nghề - những nơi được xem là điểm tiếp nối cho đầu ra về nhân lực tham gia lao động. Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành nhận định để bắt kịp được CMCN 4.0, một trong hai yếu tố cần thiết hàng đầu bao gồm thứ nhất (1) là thể chế và lãnh đạo, trong đó vai trò cùng với định hướng chỉ đạo của người đứng đầu rất quan trọng và thứ hai (2) là hệ thống giáo dục, đào tạo nhân lực số. Yếu tố về hệ thống giáo dục và đào tạo nhân lực đã được ông Thành nhấn mạnh. Theo quan điểm của ông, yếu tố chủ chốt trong cuộc CMCN 4.0 là xây dựng chiến lược chuyển đổi số và Việt Nam cần có nhân lực để triển khai đột phá cho các lĩnh vực: công nghệ thông tin, du lịch, nông nghiệp, tài chính-ngân hàng và cung ứng hậu cần. Để có thể đào tạo nhân lực cho những lĩnh vực nêu trên nhằm bắt kịp CMCN 4.0, một trong những nhiệm vụ chủ chốt là tập trung vào cải cách giáo dục phục vụ cho việc đào tạo nhân lực số. Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh là một trong những lý do giải thích tại sao doanh thu của một số ngành nghề truyền thống đã chững lại hoặc thậm chí sụt giảm. Nhìn ra thế giới, đối với phần lớn dân số ở các nước có thu nhập cao, nhu cầu lao động có tay nghề cao đã tăng; trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo về ứng dụng công nghệ đã giảm (World Bank, 2016). Theo báo cáo của Ngân hàng thương mại thế giới (2016), với sự phát triển về năng lực của máy tính kết hợp với khả năng thu thập dữ liệu nghiệp vụ đầy đủ từ hệ thống thông tin nối mạng, những công việc có thể thiết lập theo thao tác định sẵn như là kế toán tính lương, hoạt động ghi sổ vào tài khoản, điều khiển xe hơi, tàu điện hoặc dây chuyền sản xuất lắp ráp, sắp xếp hàng hóa vào kho và cập nhật giá trị tồn kho từ sản xuất hoàn toàn có thể tự động hóa bằng lực lượng người máy và ứng dụng hệ thống thông tin thông minh. Trước cuộc CMCN 4.0, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh. Trong tương lai, người dân có thể gặp nhiều khó khăn tìm kiếm việc làm, bởi những lĩnh vực thao tác theo từng bước có thể định sẵn giờ đây máy móc, phần mềm đều có thể làm thay, thậm chí làm hiệu quả hơn. Điều này đòi hỏi người tham gia lao động cần 138 phải không ngừng trau dồi bản thân, cập nhật công nghệ, phần mềm liên quan đến chuyên ngành đào tạo nhằm có thể vận hành hệ thống thông tin, thiết bị máy móc thông minh thì mới tránh được nguy cơ bị thay thế. Liệu rằng nguồn nhân lực được đào tạo ra từ các trường Đại học ở Việt Nam có đủ khả năng thích nghi với những việc làm đòi hỏi kỹ năng về công nghệ cao? Về những lưu ý cho mảng đào tạo, Tiến sĩ Nguyễn Bá Ân cho rằng CMCN 4.0 đang đặt ra thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức về lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hóa xã hội sẽ sâu sắc... Do đó, chính phủ, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở giáo dục tại Việt Nam cần phải nhận thức, phối hợp và sẵn sàng cho những thay đổi trong hoạt động đào tạo khi bước vào thời đại Internet vạn vật (IoT), thương mại điện tử (E-commnerce), khai thác dữ liệu (data mining) kết nối thông minh qua hệ thống thông tin tích hợp diện rộng. CMCN 4.0 được dự đoán sẽ làm thay đổi cách thức chúng ta làm kinh doanh, quản lý, trao đổi thông tin, vận chuyển, kể cả dịch vụ y tế và giáo dục. Tác động của cuộc cách mạng này lan tỏa đến nhiều lĩnh vực và phân thành những phiên bản 4.0 bao gồm đô thị 4.0, việc làm 4.0, y tế 4.0, giáo dục 4.0 Tác động CMCN 4.0 đến giáo dục Đại học Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp hiện nay cho rằng sinh viên tốt nghiệp bậc Đại học không đạt kỹ năng để ứng phó với những thay đổi trong môi trường làm việc khi phải thao tác trên các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao (Sabharwal, 2016). Nhân tố công nghệ, kỹ thuật cao thông qua ứng dụng mạng Internet trên toàn cầu đã tạo nên những tác động đột phá trong kinh doanh và các ngành công nghiệp. Theo khảo sát của Eurostat (2014), những ứng dụng công nghệ kỹ thuật số có tác động đến kinh doanh mà các cơ sở giáo dục Đại học cần lưu ý đưa vào chương trình đào tạo gồm có ứng dụng website cho thương mại điện tử (E-commerce), quản lý chuỗi cung ứng (SCM), quản lý quan hệ khách hàng (CRM), ứng dụng điện toán đám mây (cloud computing), hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và ứng dụng công nghệ quản lý hàng hóa (RFID). 47% thị trường lao động Hoa ỳ năm 2010 đang nắm giữ các công việc có nguy cơ bị thay thế bởi quá trình tự động hóa của người máy và hệ thống thông tin thông minh (World Bank, 2016). Nghiên cứu trong môi trường giáo dục Đại học ở Ấn Độ dưới tác động của CMCN 4.0, Sabharwal (2016) chỉ ra rằng nền giáo dục 4.0 cần phải có sự chuẩn bị và triển khai hướng đến việc liên kết 3 nội dung: kiến thức / kỹ năng đào tạo (education), những việc làm thời 4.0 (employment) và chỉ số sinh viên ra trường tìm được việc làm (employability). Thảo luận của Wallner và Wagner tại hội nghị giáo dục 4.0 ( cademic Education 4.0) năm 2016 nêu lên một số đặc điểm của nền giáo dục chịu tác động từ kỹ thuật, công nghệ cao: - Việc gia tăng tính tương tác, hội nhập của những sinh viên từ nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ khác nhau trên môi trường học tập nối mạng; - Sự hiện diện rộng khắp của thiết bị di động và khả năng kết nối mạng xã hội; - Cách thiết kế bài giảng để truyền đạt kiến thức dưới nhiều định dạng hiện đại: học tập trực tuyến (e-learning), học tập kết hợp trên lớp và xem video bài giảng 139 (blended), thảo luận giữa giảng viên và nhóm sinh viên thông qua kết nối mạng xã hội (e-forum) - Mô hình thực tập ảo trên máy tính được mô phỏng theo hoạt động của doanh nghiệp hoặc phòng thí nghiệm ảo (virtual working, e-laboratories); - Tri thức mới được cập nhật liên tục trên e-learning, website và lan tỏa nhanh chóng đến sinh viên thay cho phương thức tập, sách, tài liệu giấy in; - Nhiều phương pháp đánh giá học tập, lập nhóm để thực hiện đồ án qua mạng và hệ thống hỗ trợ phân tích quá trình học, đánh giá thành quả học tập từ dữ liệu đào tạo tập trung (data mining). Những thống kê về đặc điểm của ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao là biểu hiện của những phương cách trao đổi kiến thức, đánh giá bậc Đại học nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi từ công việc bên ngoài dưới tác động của CMCN 4.0. Ông Heniro, giám đốc của Hiệp hội kế toán quản trị Hoa ỳ CM ở khu vực Đông Nam Á (2018) cho biết rằng CMCN 4.0 kết hợp với xu hướng toàn cầu hóa đã tạo nên những thay đổi đáng kể đến những ngành đào tạo chuyên nghiệp ở bậc Đại học bao gồm kế toán – một ngành nghề được xem là cần thiết để hỗ trợ việc quản lý số liệu nghiệp vụ trong tổ chức. Lý giải cho điều này, ông Heniro cho biết nghề kế toán tương lai với ứng dụng hệ thống ERP và công nghệ điện toán đám mây có thể tích hợp toàn bộ quy trình kinh doanh liên quan đến nghiệp vụ kế toán, và hệ thống có thể tự định khoản, ghi sổ, tính giá xuất/ nhập kho; từ đó kết xuất và gửi các báo cáo tài chính và báo cáo thuế quy chuẩn đến hệ thống thông tin của người dùng cũng như liên kết với cơ quan Thuế. Do đó, nghề kế toán dưới tác động của CMCN 4.0 đòi hỏi giáo dục bậc Đại học phải trang bị cho sinh viên ngoài kiến thức nền về quy trình kế toán là những kỹ năng khác bao gồm hiểu biết về mô hình kinh doanh, có ý niệm sử dụng hệ thống ERP để phối hợp làm việc giữa các phòng ban trên môi trường nối mạng và khả năng khai thác dữ liệu nhằm hỗ trợ cho nhà quản lý ra quyết định. Bên cạnh đó, là những kỹ năng tư vấn về hoạt động kiểm soát dòng số liệu tài chính trên hệ thống thông tin toàn doanh nghiệp Những thách thức về mặt đào tạo trong thời đại mới ở bậc Đại học không chỉ đơn thuần là sự giới thiệu về những ứng dụng kỹ thuật, công nghệ nhằm thay thế người giảng viên lên lớp thực hiện truyền tải kiến thức, hướng dẫn kỹ năng trực tiếp. inh nghiệm trong môi trường giáo dục 4.0 trên thế giới cho thấy vai trò của người giảng viên Đại học vẫn là trung tâm. Đối với nền giáo dục 4.0, kỹ thuật, công nghệ cao sẽ không thể thay thế người Thầy mà phải thừa nhận rằng chính những giảng viên có ứng dụng kỹ thuật, công nghệ sẽ thay thế nhóm giảng viên không thể sử dụng công nghệ cho hoạt động giảng dạy (Arias et al., 2014). Nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tiễn từ môi trường việc làm 4.0, giảng viên Đại học cần phải trang bị những ứng dụng kỹ thuật, công nghệ chuyên dùng để đạt mục tiêu đào tạo nguồn sinh viên ra trường có kiến thức và kỹ năng chuyên môn phù hợp, khả năng thích nghi thời đại CMCN 4.0. Những chuyển biến ở Việt Nam cho giáo dục Đại học Với những tác động của kỹ thuật, công nghệ đến nhiều lĩnh vực trong xã hội bao gồm giáo dục Đại học, Thủ tướng chính phủ Nguyễn uân Phúc (2017) tại hội thảo “Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp thông minh trong tương lai” cho rằng: 140 với sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số, CMCN 4.0 tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, mỗi cộng đồng, cá nhân và doanh nghiệp. Trên cơ sở của Chỉ thị 16/CT-TTg/2017 được Thủ tướng ban hành ngày 4/5/2017 về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Trong đó đã nhấn mạnh để Việt Nam bắt nhịp với thế giới, cần thực hiện những giải pháp; trong đó nhấn mạnh việc các cơ sở đào tạo cần phối hợp với doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế số. Cũng trong chỉ thị 16 (2017), Thủ tướng đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhiệm vụ nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Đại học, tăng cường đào tạo những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ 4. Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT nhanh chóng triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin vào môi trường giáo dục bao gồm giáo dục bậc Đại học. Phân tích về tính cấp bách của giáo dục Đại học thời đại mới, TS. Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ GD&ĐT, Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, muốn hòa nhập vào nền kinh tế số, yếu tố then chốt là nguồn nhân lực. Việt Nam cần cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo để tạo ra công dân toàn cầu. Do đó, nền giáo dục Việt Nam nói chung và các trường Đại học, nơi cung cấp cho xã hội nguồn lực lao động sẽ phải đào tạo theo chuẩn giáo dục 4.0 với hướng bảo đảm kiến thức nền tảng và những kỹ năng cần thiết cho học sinh, sinh viên ra trường có thể làm việc trong môi trường công việc 4.0. Nhận định vai trò của giáo dục 4.0, ông Jonhson ng Chee Bin, chuyên gia kiểm định quốc tế thuộc mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á ( UN) đánh giá: giáo dục 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, tạo ra liên kết giữa các yếu tố Nhà nước (chỉ đạo, định hướng), Nhà quản lý doanh nghiệp (đặt hàng yêu cầu đào tạo) và Nhà trường (thực hiện nhiệm vụ đào tạo). Việc liên kết 3 Nhà sẽ hình thành những đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất lao động trong xã hội tri thức. Ưu điểm của mô hình liên kết này chính là thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của người học; từ đó tạo nguồn nhân lực hiệu quả cho doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa định hướng của Nhà nước để đạt ổn định ở tầm vĩ mô, mở hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền công nghiệp mới và đồng thời tận dụng thế mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều trường Đại học trên thế giới đã và đang đổi mới toàn diện. Cụ thể, các quốc gia trong khu vực như là Singapore, có 2 trường là Đại học Công nghệ Nanyang và Đại học quốc gia Singapore đã trở thành Đại học hàng đầu châu Á thông qua việc xây dựng mô hình nối mạng Internet kết hợp khai thác dữ liệu chung Big Data nhằm thiết kế chương trình đào tạo Đại học theo đặt hàng từ các doanh nghiệp công nghệ cao và các doanh nghiệp sáng tạo. Ngoài ra, Thái Lan hiện đang triển khai chiến lược Thai 4.0. Quốc gia này đã có 27 trường đại học được đầu tư để thực hiện kế hoạch First S-Curve bao gồm đầu tư công nghệ, kỹ thuật nhằm củng cố đào tạo cho các ngành công nghiệp truyền thống như ô tô, điện tử, du lịch; đồng thời phát triển đào tạo những ngành công nghiệp mới như robotics, hàng không, sinh học và y học. Tại Việt Nam, để xúc tiến mô hình giáo dục 4.0, Bộ GD&ĐT dựa trên Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa I (ban hành 04/11/2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đã thành lập ban soạn thảo, nghiên cứu về mô hình Đại học 4.0 và nhanh chóng 141 triển khai để nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp. Những chuyển biến cho hoạt động đào tạo nhân lực thời kỹ
Tài liệu liên quan