Tóm tắt. Giáo dục, đào tạo nghệ thuật tham gia thực hiện sứ mệnh giáo dục Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Lí luận
và thực tiễn nghiên cứu cho thấy, giáo dục đào tạo nghệ thuật có những đặc điểm riêng,
những thuận lợi, khó khăn riêng so với các ngành khác trong quá trình thực hiện mục tiêu
này. Điều này đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục, quản lí văn hóa phải xây dựng hệ thống các
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo nghệ thuật trong giai đoạn
hiện nay. Thông qua việc tham khảo kinh nghiệm của một số học giả có cùng quan điểm
và đưa ra những dẫn liệu từ thực tiễn, bài viết tập trung làm rõ vai trò cũng như cách thức
giáo dục, đào tạo nghệ thuật trong việc nâng cao dân trí ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục, đào tạo nghệ thuật với mục tiêu nâng cao dân trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0042
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 155-161
This paper is available online at
GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT VỚI MỤC TIÊU NÂNG CAO DÂN TRÍ
Mai Thị Thùy Hương
Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
Tóm tắt. Giáo dục, đào tạo nghệ thuật tham gia thực hiện sứ mệnh giáo dục Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Lí luận
và thực tiễn nghiên cứu cho thấy, giáo dục đào tạo nghệ thuật có những đặc điểm riêng,
những thuận lợi, khó khăn riêng so với các ngành khác trong quá trình thực hiện mục tiêu
này. Điều này đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục, quản lí văn hóa phải xây dựng hệ thống các
giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đào tạo nghệ thuật trong giai đoạn
hiện nay. Thông qua việc tham khảo kinh nghiệm của một số học giả có cùng quan điểm
và đưa ra những dẫn liệu từ thực tiễn, bài viết tập trung làm rõ vai trò cũng như cách thức
giáo dục, đào tạo nghệ thuật trong việc nâng cao dân trí ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
Từ khóa: Giáo dục, đào tạo nghệ thuật, sứ mệnh giáo dục Việt Nam, nâng cao dân trí, đào
tạo nguồn nhân lực.
1. Mở đầu
Văn hóa – nghệ thuật có một vị trí đặc biệt trong việc xây dựng nhân cách của con người. Ở
phương diện chính trị, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc xây dựng văn hóa nhằm mục đích
phát triển con người, hay nói cách khác là gắn việc xây dựng văn hóa với phát triển con người: con
người vừa là sản phẩm của văn hóa, vừa là người sáng tạo ra văn hóa. Ở phương diện văn hóa, giáo
dục được xem là một kênh truyền tải văn hóa quan trọng nhất. Chính vì lí do đó, giáo dục, đào tạo
văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của xã hội.
Chính vì tầm quan trọng đó, đã có nhiều học giả quan tâm đặc biệt đến giáo dục và đào
tạo nghệ thuật. Kagan [12], Phạm Minh Hạc [7] và [8] nhấn mạnh đến việc giáo dục nghệ thuật
được xem như nguồn gốc và phương thức phát triển con người, từ đó nuôi dưỡng tiềm năng tinh
thần, đạo đức, thẩm mỹ và sáng tạo cho mỗi cá nhân. Còn John Dewey (1859 – 1952) cho rằng:
“Các xã hội càng ngày càng biến đổi nhanh lên, do đó mà có nguy cơ ngày càng cao xuất hiện cái
khoảng cách giữa tri thức muốn truyền đạt tới trẻ em và thực tiễn cuộc sống ở chính những xã hội
đang biến đổi nhanh chóng ấy” [3, tr. 18], và để đạt được hiệu quả giáo dục, John Dewey đề xuất
“người học sẽ càng học giỏi hơn nếu được tham gia vào sự vận hành của môi trường sống” [3, tr.
18]. Một số các công trình nghiên cứu khác xem xét giáo dục nghệ thuật như một cách tăng cường,
làm phong phú và đa dạng hơn hình thức đào tạo nhân lực [10], [11]. Quan điểm này của Dewey
và các học giả khác dẫn chúng ta tới một kết luận liên quan là: hoạt động giáo dục nghệ thuật giúp
tăng cường hiệu quả của hoạt động giáo dục nói chung, giúp ích cho mục tiêu nâng cao dân trí và
đào tạo nhân tài trong bối cảnh xã hội mới.
Ngày nhận bài: 15/12/2014. Ngày nhận đăng: 15/4/2015.
Liên hệ: Mai Thị Thùy Hương, e-mail: maihuong_vhnt@yahoo.com.
155
Mai Thị Thùy Hương
2. Nội dung nghiên cứu
Triết lí giáo dục thời kỳ đổi mới chỉ rõ: Sứ mệnh của giáo dục Việt Nam là góp phần đào
tạo và phát triển những thế hệ con người Việt Nam phát huy được những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, hiện đại, thông minh, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao, giàu lòng nhân ái,
có nhân cách cao đẹp về lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về trí tuệ, đạo đức, lối sống,
lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, có năng lực hội nhập quốc tế, có thể chất
cao để thực sự là chủ thể vững vàng của quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước phát triển nhanh,
bền vững, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng. Sứ mệnh đó được thể hiện với nội dung mới trong
mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Hoạt động giáo dục, đào tạo
nghệ thuật cũng tham gia vào việc thực hiện sứ mệnh giáo dục trên. Tuy nhiên, nó có những điểm
khác biệt so với hoạt động giáo dục các tri thức khác.
Chúng ta biết rằng, muốn thưởng thức về nghệ thuật thì trước tiên phải được giáo dục về
nghệ thuật. Con người muốn phát triển toàn diện, muốn có đủ năng lực cảm thụ và sáng tạo nghệ
thuật thì phải được giáo dục về mặt nghệ thuật. Có đủ năng lực tinh tế trong cảm thụ mới có thể
phát hiện và khẳng định cái mới, cái đẹp trong cuộc sống, giúp con người có đủ năng lực tham gia
vào các hoạt động chính trị, xã hội và các ngành khoa học khác.
Hoạt động giáo dục nghệ thuật thực hiện cả hai phương thức nâng cao dân trí về nghệ thuật
và nâng cao dân trí thông qua nghệ thuật. Chúng ta có thể tổng kết hoạt động giáo dục nghệ thuật
nhằm nâng cao dân trí thông qua mô hình sau:
Loại
hình Nội dung
Phương
pháp
Người
dạy/người
học
Địa điểm Mục tiêu
Giáo dục
về nghệ
thuật
Giáo dục
các tri thức
và kỹ năng
về loại hình
nghệ thuật
cụ thể
Giáo dục
thực hành
Các kiến
thức được
chuẩn hóa,
hình thức
hóa
- giáo viên
sư phạm
nghệ thuật
- Học sinh
phổ thông
- Cá nhân có
nhu cầu tự
trang bị kiến
thức
- Trong nhà
trường phổ
thông
- Trong các
cơ sở sinh
hoạt văn hóa
cộng đồng
- Có kiến thức
sơ đẳng về các
loại hình nghệ
thuật
- Có khả năng
hưởng thụ và
sáng tạo nghệ
thuật ở mức độ
phục vụ nhu
cầu bản thân
Giáo dục
thông
qua nghệ
thuật
Sử dụng
nghệ thuật
như một
công cụ hay
phương pháp
để thực hiện
các nội dung
giáo dục
khác
Giáo dục thể
nghiệm.
Sử dụng
nghệ thuật
để truyền
tải nội dung
giáo dục
- Giáo viên
sư phạm
nghệ thuật +
giáo viên bộ
môn + nghệ
sĩ.
- Trong nhà
trường phổ
thông
- Trong các
chương trình
biểu diễn
nghệ thuật
- Truyền tải
nội dung giáo
dục nhanh
hơn, dễ tiếp
thu hơn
- Kích thích
phát triển kỹ
năng sáng tạo,
tư duy. . . của
người học
(Bảng tổng hợp của tác giả)
156
Giáo dục, đào tạo nghệ thuật với mục tiêu nâng cao dân trí
Hiện nay giáo dục nghệ thuật nhằm nâng cao dân trí ở Việt Nam đã thực hiện đầy đủ cả hai
hình thức trên song mức độ phổ biến, chất lượng giáo dục, hiệu quả giáo dục còn chưa đồng đều ở
từng địa phương, từng đối tượng.
2.1. Nội dung giáo dục
- Giáo dục về nghệ thuật: Các loại hình nghệ thuật thường được giáo dục ở mức độ phổ
thông, thường thức nhằm nâng cao dân trí, kiến thức về nghệ thuât, có thể kể đến như: vẽ, hát,
múa, chơi nhạc cụ (piano, organ, ghita. . . ). Với vai trò là nhà xã hội học, Bourdieu nhận thấy rằng
“nhu cầu văn hóa là sản phẩm của quá trình trưởng thành và giáo dục. Các cuộc điều tra cho thấy,
tất cả các hoạt động văn hóa (tham quan bảo tàng, nghe hòa nhạc, đọc sách báo, v.v...) và sở thích
văn chương, hội họa, âm nhạc gắn liền với trình độ giáo dục nhất định (được đánh giá qua văn
bằng và thời gian học) và phụ thuộc vào nguồn gốc xã hội” [2, tr. 1].
Ở trong trường phổ thông, môn học nghệ thuật được giảng dạy chính khóa chủ yếu là: hát,
múa và vẽ. Với thời lượng 1 tiết/tuần, kiến thức được đưa ra chủ yếu là những kiến thức cơ bản
như: hình khối, bố cục, màu sắc. . . (trong môn mỹ thuật), hát đồng ca các bài hát về nhà trường,
thiếu nhi. . . và các điệu múa tập thể (trong môn âm nhạc)
- Giáo dục thông qua nghệ thuật:
Là hoạt động sử dụng nghệ thuật như một công cụ hay phương pháp để thực hiện các nội
dung giáo dục khác. Ví dụ giáo dục lịch sử, văn học, giáo dục công dân thông qua nghệ thuật sân
khấu, giáo dục tự nhiên, môi trường thông qua mỹ thuật, tạo hình,. . . Phương pháp giáo dục phối
hợp này mang tính sáng tạo, linh hoạt, thu hút sự chú ý, chủ động của người học, từ đó đem lại
hiệu quả học tập cao hơn. Nghệ thuật ngoài chức năng giải trí, còn gắn liền với hoạt động thực tiễn
trong học tập, sinh hoạt và sáng tạo. Vì vậy, nghệ thuật có 3 chức năng quan trọng là: chức năng
nhận thức, chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ.
Chức năng nhận thức của nghệ thuật giúp con người biết ngắm nhìn, biết lắng nghe và
hưởng thụ cái đẹp trong cuộc sống. Từ đó năng khiếu thẩm mỹ của con người ngày càng được tăng
lên. Đặc biệt, tâm hồn, trí tuệ con người cũng được bồi đắp ngày càng giàu hơn, đẹp hơn. Thông
qua nghệ thuật, con người có thể tiếp cận kho tàng tri thức của nhân loại để làm giàu vốn hiểu biết
của cá nhân. Từ đó, nền tảng văn hóa nghệ thuật lại trở thành tiềm năng, tiềm lực phát triển của
mỗi con người và dân tộc.
Chức năng giáo dục là đặc tính cơ bản của nghệ thuật. Văn hóa nghệ thuật tác động một
cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người có những
phẩm chất và năng lực mong muốn. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều chứa đựng những bài học, những
ý nghĩa về triết lí nhân sinh, về lối sống, suy nghĩ, đạo đức, truyền thống, lịch sử. . . Đặc biệt những
bài học, hay triết lí giáo dục được thể hiện thông qua nghệ thuật không khô khan, cứng nhắc, áp
đặt mà gần gũi, cảm hóa con người bằng những hình tượng nghệ thuật đẹp, sinh động, hấp dẫn và
gần gũi với đời sống, dễ tác động trực tiếp vào tâm lí, tình cảm, trí tuệ của mỗi người.
Chức năng thẩm mĩ của nghệ thuật thể hiện ở việc hướng con người tới cái đẹp. M. Gorki
nhận định: Con người bẩm sinh là nghệ sĩ, dù ở đâu, bất cứ lúc nào, dù bằng cách này hay cách
khác, họ cũng luôn mong muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống [14]. Chính vì vậy, nghệ thuật giúp con
người hướng tới cái đẹp, hoàn thiện năng lực thẩm mỹ, đồng thời hoàn thiện nhân cách, lối sống
của bản thân.
2.2. Phương pháp giảng dạy
Ý thức được vai trò của nghệ thuật trong giáo dục và hiệu quả của việc giáo dục thông qua
nghệ thuật, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
157
Mai Thị Thùy Hương
(VH, TT&DL), các tổ chức nghệ thuật biểu diễn để đưa nghệ thuật vào trường học, thông qua nghệ
thuật để giáo dục đạo đức, lịch sử, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. . . Các hoạt động
này diễn ra ở hầu khắp các trường phổ thông trong cả nước, từ quy mô nhỏ, tự phát đến quy mô
lớn, có sự tham gia của các đơn vị biểu diễn chuyên nghiệp.
Hoạt động ở quy mô trường, lớp chủ yếu là do học sinh, giáo viên tự tổ chức. Ngay trong
từng môn học, tiết học, giáo viên có thể sử dụng âm nhạc, mỹ thuật. . . . để chuyển tải nội dung bài
học đến học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngoài ra thông qua các
vở kịch tự biên, tự diễn, các triển lãm tranh, thi ca múa nhạc của học sinh, ý nghĩa giáo dục về đạo
đức, lối sống, các vấn đề xã hội . . . được đưa đến cho học sinh gần gũi, dễ tiếp thu hơn. Các hoạt
động này được tổ chức thường xuyên vào các ngày chào cờ, hoặc các cuộc thi do nhà trường tổ
chức nhân dịp 8-3, 26 – 3, 20 – 11,. . .
Hoạt động có quy mô lớn, có sự tham gia của các tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp có thể
kể đến dự án Khám phá âm nhạc: giới thiệu âm nhạc và muá cổ điển của Nhà hát Nhạc vũ kịch
Việt Nam do Quỹ Ford tài trợ, Dự án Tiếng nói trẻ thơ của Nhà hát tuổi trẻ do tổ chức SIDA, Thụy
Điển tài trợ, dự án dạy giáo viên làm rối phục vụ giáo dục của Nhà hát múa rối Việt Nam. . . Các
dự án này đều đòi hỏi kinh phí lớn nên chưa được triển khai thường xuyên, rộng rãi.
Trường hợp: Triển lãm nghệ thuật “Đối thoại với đình làng”
Ngày 20 tháng 9 năm 2013, tại Hà Nội, triển lãm được thực hiện từ ý tưởng của Trường Đại
học Mỹ thuật Hà Nội, được thực hiện với một phần kinh phí hỗ trợ của Bộ VHTTDL. Các
nghệ sĩ đã mất 1 năm để hoàn thành hơn 50 tác phẩm đa dạng về thể loại: Tranh, ảnh, sắp
đặt, trình diễn âm thanh và video nghệ thuật... Cuộc triển lãm do nhà nghiên cứu phê bình
lịch sử mỹ thuật Bùi Thị Thanh Mai khởi xướng, với các nghệ sĩ tham gia gồm: Nguyễn Thế
Sơn, Lê Hậu Anh, Lê Chí Hiếu, Vũ Nhật Tân, Đặng Thị Khuê, Khổng Đỗ Tuyền, Vũ Đình
Tuấn...
Cuộc triển lãm nghệ thuật “Đối thoại với đình làng” là một triển lãm nhằm phát huy ý thức
bảo tồn và quảng bá đình làng. Và mục tiêu khác là để mỗi người Việt Nam nhận thức được
đình làng là nơi thể hiện đời sống tâm linh, một nét văn hóa quan trọng trong cuộc sống của
người Việt. Nhà phê bình mỹ thuật Bùi Thị Thanh Mai cho rằng, triển lãm nghệ thuật “Đối
thoại với đình làng” là cơ hội để nghệ sĩ có cơ hội tiếp cận với di sản, để cùng nhau suy
ngẫm về giá trị của đình làng và vai trò của nó trong xã hội đương đại. Bằng các loại hình
nghệ thuật khác nhau, triển lãm đặt ra câu hỏi mang tính phản biện về vấn đề liên quan đến
di sản đình làng, như sự xuống cấp, sự cần thiết trong bảo vệ, tôn vinh những nét đẹp của di
sản, văn hóa dân tộc.
2.3. Người dạy
Những người tham gia công tác giáo dục nghệ thuật bao gồm: giáo viên sư phạm nghệ thuật
và những người làm công tác nghệ thuật. Đội ngũ này được đào tạo bài bản ở các trường đại học
ngành nghệ thuật, sư phạm nghệ thuật. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghệ thuật cũng có những khó
khăn riêng.
Khác với các ngành đào tạo khác, đào tạo nghệ thuật là ngành đào tạo đặc biệt, dựa trên cơ
sở năng khiếu. Tính đặc thù thể hiện từ công tác tuyển sinh, đến quy trình đào tạo, cơ sở vật chất
phục vụ đào tạo. Công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo nghệ thuật có những đặc thù riêng, mỗi
kỳ tuyển sinh các nhóm ngành Âm nhạc, múa, sân khấu, điện ảnh, xiếc, mỹ thuật. . . các trường
đều phải tiến hành tuyển theo hai vòng độc lập: thi năng khiếu ở vòng sơ tuyển và thi kiến thức kết
hợp năng khiếu ở vòng chung tuyển. Có những thí sinh có năng khiếu nhưng trình độ văn hóa phổ
158
Giáo dục, đào tạo nghệ thuật với mục tiêu nâng cao dân trí
thông lại hạn chế và ngược lại. Vì vậy việc mỗi đợt tuyển sinh có hàng trăm thí sinh đăng ký dự
thi nhưng số lượng tuyển được ít, dẫn đến quy mô đào tạo thấp. Đào tạo nghệ thuật cũng có những
điểm khác so với các ngành đào tạo đại trà, người học có thể được tuyển chọn từ rất nhỏ, được đào
tạo liên tục qua nhiều cấp học. Đào tạo nghệ thuật là sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa lí thuyết
và thực hành mang tính truyền nghề, tạo cho các em phát huy khả năng sáng tạo cao. Trong nhiều
ngành nghệ thuật, việc thực hành được đặt lên vị trí hàng đầu và đòi hỏi số lượng thời gian nhiều
hơn so với lĩnh vực đào tạo khác.
Tính đến năm 2014, theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có 107 cơ
sở đào tạo văn hóa nghệ thuật. Trong đó có 7 trường đại học ngành nghệ thuật trực thuộc Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, có 36 trường do các tỉnh, thành trực tiếp quản lí, trong đó có 9 trường
cao đẳng, 27 trường trung cấp. Đây là các cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực về văn hóa và nghệ
thuật nhằm cung cấp nguồn nhân lực làm công tác văn hóa nghệ thuật ở địa phương và tạo nguồn
cho các trường chuyên ngành ở trung ương. Ngoài ra còn 3 trường đại học văn hóa nghệ thuật do
Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lí và 01 trường đại học văn hóa nghệ thuật do Bộ Quốc phòng quản
lí.
Hệ thống các trường văn hóa nghệ thuật những năm qua đã được củng cố và phát triển về
mọi mặt. Phần lớn các trường đại học ngành nghệ thuật trực thuộc Bộ VH, TT&DL đều được giao
đào tạo thạc sĩ, trong đó có 2 cơ sở đào tạo tiến sĩ là Học viện Âm nhạc quốc gia VN và Viện Văn
hóa Nghệ thuật quốc gia VN. Quy mô đào tạo đã tăng song vẫn còn ít so với các ngành nghề khác
và so với nhu cầu về nguồn nhân lực ngành nghệ thuật của xã hội thì còn quá nhỏ bé. Đặc biệt có
một số ngành nghệ thuật truyền thống, quy mô đào tạo giảm.
Căn cứ vào nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành, dự kiến sẽ có 04 trường chuẩn bị được
nâng cấp lên thành trường đại học, đó là Cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Cao đẳng VHNT
Việt Bắc, Cao đẳng VHNT Tây Bắc, Cao đẳng Múa Việt Nam. Có thể thấy hệ thống các trường
ngành nghệ thuật, đặc biệt là các trường đại học – nơi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho
ngành nghệ thuật đã được Bộ VH, TT&DL và Nhà nước đặc biệt quan tâm xây dựng. Mạng lưới
các trường nghệ thuật từ trung ương đến địa phương, từ cấp trung học đến sau đại học đang từng
bước được hệ thống, đáp ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực của ngành nghệ thuật ở trung ương
và địa phương, phục vụ sự nghiệp bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc văn hóa dân tộc và phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của quần chúng nhân dân.
Nguồn nhân lực ngành nghệ thuật bên cạnh các đặc điểm chung của nguồn nhân lực Việt
Nam còn có những đặc điểm riêng biệt, đó là:
- Có khả năng sáng tạo nghệ thuật, cống hiến bản thân cho tác phẩm, cho bộ môn nghệ
thuật, thậm chí cho một tiết mục biểu diễn
- Không chỉ thực hiện công việc dập khuôn máy móc mà còn muốn thể hiện cái tôi, tính
sáng tạo cá nhân trong từng tác phẩm, từng tiết mục biểu diễn.
- Có khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với khán giả
- Muốn được công chúng công nhận và hâm mộ về tài năng cũng như tác phẩm của mình
- Ưa thích lối sống tự do, sáng tác theo cảm hứng và rất nhạy cảm trong mối quan hệ ứng
xử và công việc.
- Tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó chặt chẽ với đồng nghiệp
- Thời gian hoạt động không theo giờ hành chính, tùy theo cảm hứng cá nhân hoặc phục vụ
theo nhu cầu công chúng [13].
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nghệ thuật
còn nhiều hạn chế. Chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, hiệu quả đào tạo chưa cao, nhân lực
chưa đáp ứng đủ nhu cầu xã hội, còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, lí luận chính trị, hiểu biết
159
Mai Thị Thùy Hương
văn hóa xã hội. Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về việc tiếp
tục xây dựng, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đã nhận định “Công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ còn nhiều bất cập, yếu kém: chương trình, nội dung lạc hậu; chất lượng
đào tạo toàn diện về chính trị, tư tưởng, chuyên môn, đạo đức, thể chất không bảo đảm; chưa chú
trọng đúng mức tính đặc thù, chuyên biệt và yêu cầu đào tạo tài năng; không quan tâm gửi giảng
viên và sinh viên các ngành nghệ thuật đào tạo ở nước ngoài; đội ngũ giáo viên đầu đàn, có trình
độ chuyên môn cao bị thiểu hụt ngày càng nhiều; điều kiện và phương tiện phục vụ dạy và học vẫn
còn nghèo nàn, lạc hậu. Đội ngũ lí luận, phê bình vừa thiếu, vừa bị hụt hẫng thế hệ kế cận, phân bổ
không đều ở các ngành nghệ thuật”. Những yếu kém này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
giáo dục, đào tạo nghệ thuật để nâng cao dân trí trong những năm sắp tới.
3. Kết luận
Nghệ thuật chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người cũng như toàn
xã hội. Thưởng thức, tham gia nghệ thuật không chỉ giúp con người cảm nhận vẻ đẹp của cuộc
sống, mà còn giúp con người có một tinh thần thoải mái hơn, cách tiếp cận cuộc sống tích cực hơn,
và từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi con người.
Trình độ dân trí có thể được hình thành qua nhiều con đường khác nhau. Giáo dục, đào tạo
nghệ thuật là một trong những con đường đó, và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí.
Thông qua việc khám phá nghệ thuật, con người tăng cường khả năng sáng tạo trong công việc,
tư duy linh hoạt hơn trong cuộc sống. Xem xét giáo dục, đào tạo nghệ thuật trong mối tương quan
với phát triển dân trí như vậy, chúng ta mới có thể đánh giá hết tiềm năng mà nghệ thuật đem lại
cho con người và cuộc sống.
Ý thức về tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật trong việc xây dựng con người, Đảng và
Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách lớn để đưa giáo dục, đào tạo nghệ thuật vào trong
trường học. Bài viết này đã cố gắng đánh giá hiệu quả của quá trình này trên cơ sở tiếp cận của
chuyên ngành quản lí giáo dục, theo đó, các yếu tố như nội dung giáo dục (giáo dục bằng nghệ
thuật, giáo dục thông qua nghệ thuật), phương pháp giảng dạy, người dạy là những yếu tố then chốt
đảm bảo cho sự thành công của giáo dục, đào tạo nghệ thuật trong việc nâng cao dân trí.
Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng, ngoài những đặc điểm chung vốn có trong việc đào
tạo đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài, ngành văn hóa, thể thao và du lịch
có những đặc thù riêng của mình. Với những đặc điểm chung, hoạt động đào tạo nghệ thuật của
ngành cần quán triệt những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra con
người Việt Nam đáp ứng