Tóm tắt. Giáo dục sớm trẻ em 0 - 6 tuổi hiện nay đã được nghiên cứu và triển khai từ rất
sớm ở các nước phát triển (Hoa Kì, Nhật Bản, Italia, Trung Quốc.). Từ các kết quả nghiên
cứu và triển khai mô hình giáo dục sớm trẻ em đã khẳng định vai trò vô cùng to lớn và
quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, thể chất trong những năm đầu đời của trẻ. Sự phát
triển đó không có gì khác đó là dựa trên sự kích hoạt sớm não phải (Phần vô thức) của trẻ
và là cơ sở tiếp nối với hoạt động của não trái (Phần ý thức). Ở Việt Nam chúng ta, bước
sang kỉ nguyên mới của thế kỉ XXI, một số nhà khoa học giáo dục đã quan tâm nghiên cứu
và tổ chức triển khai mô hình giáo dục sớm cho trẻ ở các giai đoạn khác nhau của trẻ từ 0
- 6 tuổi; trong đó có Viện giáo dục Phát triển tiềm năng con người (IPD). Đây là kết quả
bước đầu nghiên cứu về cơ sở khoa học, thực trạng giáo dục sớm trẻ 0 - 3 tuổi và sự cần
thiết giáo dục sớm cho trẻ 0 - 3 tuổi thông qua nhiều giải pháp; trong đó có xây dựng mô
hình "Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0- 3 tuổi" trong điều kiện của nước ta.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục sớm và xây dựng mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi” – một giải pháp huy động sức mạnh tổng hợp nhằm đưa giáo dục sớm đến với cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0233
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 133-138
This paper is available online at
GIÁO DỤC SỚM VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH “CÂU LẠC BỘ GIA ĐÌNH GIÁO
DỤC SỚM TRẺ EM TỪ 0 – 3 TUỔI” – MỘT GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG SỨC
MẠNH TỔNG HỢP NHẰM ĐƯA GIÁO DỤC SỚM ĐẾN VỚI CỘNG ĐỒNG
Từ Đức Văn
Khoa Tâm lí – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Giáo dục sớm trẻ em 0 - 6 tuổi hiện nay đã được nghiên cứu và triển khai từ rất
sớm ở các nước phát triển (Hoa Kì, Nhật Bản, Italia, Trung Quốc..). Từ các kết quả nghiên
cứu và triển khai mô hình giáo dục sớm trẻ em đã khẳng định vai trò vô cùng to lớn và
quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, thể chất trong những năm đầu đời của trẻ. Sự phát
triển đó không có gì khác đó là dựa trên sự kích hoạt sớm não phải (Phần vô thức) của trẻ
và là cơ sở tiếp nối với hoạt động của não trái (Phần ý thức). Ở Việt Nam chúng ta, bước
sang kỉ nguyên mới của thế kỉ XXI, một số nhà khoa học giáo dục đã quan tâm nghiên cứu
và tổ chức triển khai mô hình giáo dục sớm cho trẻ ở các giai đoạn khác nhau của trẻ từ 0
- 6 tuổi; trong đó có Viện giáo dục Phát triển tiềm năng con người (IPD). Đây là kết quả
bước đầu nghiên cứu về cơ sở khoa học, thực trạng giáo dục sớm trẻ 0 - 3 tuổi và sự cần
thiết giáo dục sớm cho trẻ 0 - 3 tuổi thông qua nhiều giải pháp; trong đó có xây dựng mô
hình "Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0- 3 tuổi" trong điều kiện của nước ta.
Từ khóa: Giáo dục sớm, não phải, não trái, thực trạng, mô hình, câu lạc bộ.
1. Mở đầu
Từ những năm 70 - 80 của thế kỉ XX, các nhà khoa học giáo dục của một số nước phát triển
đã nghiên cứu thành công giáo dục sớm cho trẻ em từ 0-6 tuổi dựa trên kết quả nghiên cứu về não
bộ và sự kích hoạt não phải kết hợp với não trái đúng thời điểm tạo nên sự phát triển trí tuệ và thể
chất trong những năm đầu đời của trẻ [1, 2, 3, 7;32]. Công trình nghiên cứu của GS. Roger Sperry
(Hoa Kì) đạt giải Nobel về Y học và Sinh lí học (1981) đã tạo nên cuộc cách mạng mềm về giáo
dục sớm cho trẻ từ 0 - 6 tuổi; đặc biệt trẻ từ 0 - 3 tuổi có não bộ phát triển mạnh, mạng liên kết các
nơ ron thần kinh được hình thành với tốc độ nhanh hơn bất kì giai đoạn nào khác trong cuộc đời
mỗi con người. Đây lại là "giai đoạn vàng", là cơ hội để trẻ phát triển các tiềm năng, tố chất thiên
bẩm về thể lực và trí tuệ nếu như trẻ được chăm sóc giáo dục ở gia đình theo phương pháp khoa
học và với tình thương yêu và trách nhiệm của cha mẹ.
Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 5/10/2015.
Liên hệ: Từ Đức Văn, e-mail: vantd57@gmail.com
133
Từ Đức Văn
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ
em từ 0 – 3 tuổi”
2.1.1. Giáo dục sớm và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ từ 0 – 3 tuổi
1) Thế nào là giáo dục sớm? Giáo dục sớm là một lĩnh vực mới mẻ, có nhiều quan niệm
khác nhau:
- Con người là động vật có tinh thần. Não là bộ máy của trí tuệ. Chức năng bộ não được
Engels ca ngợi là “loài hoa đẹp nhất trên trái đất”. Thời kì 0 tuổi (thai nhi) – 6 tuổi là thời kì bộ
não phát triển nhanh chóng. Trước thời kì bộ não phát triển, nó là thời kì sớm nhất của con người.
Ở thời kì này, chúng ta nên dành cho trẻ sự ảnh hưởng, dẫn dắt, bồi dưỡng khai phá tiềm năng, tức
gọi là giáo dục sớm.
- Giáo dục sớm là một môn khoa học, hiểu theo ý nghĩa nào đó, cũng có thể là một môn
khoa học mới ra đời. Nhất là giáo dục từ lúc thai nhi đến lúc 3 tuổi, cơ hồ nó chỉ còn là một khoảng
không, một khoảng đất hoang chưa khai khẩn, chờ mọi người đi khai khẩn, cày ruộng và làm cỏ.
- Giáo dục sớm theo định nghĩa của giáo sư Phùng Đức Toàn, cha đẻ của Giáo dục sớm
đương đại Trung Quốc, là một môn khoa học giáo dục mới phát triển. Thời kì 0 tuổi (thai nhi) đến
sáu tuổi là giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất. Tác động, dẫn dắt, bồi dưỡng, phát triển tiềm
năng thể lực và trí tuệ cho trẻ trong thời kì này được gọi là giáo dục sớm. Đó là quá trình giáo dục
tố chất toàn diện, bất đầu từ khi trẻ nằm trong bào thai, không chỉ là quá trình bồi dưỡng những
tố chất toàn diện (cơ bản) mà còn là một quá trình mềm dẻo, linh hoạt cả về nội dung, kế hoạch,
phương pháp và hình thức giáo dục [1;364]:
- Giáo dục sớm là một loại khách quan tồn tại. Do đó, giáo dục sớm là giáo dục được mọi
người tham gia và phổ biến nhất, số người tham gia đông nhất, lịch sử giáo dục dài nhất. Những
nhà khoa học khởi xướng giáo dục sớm, chính là những người có ý thức, tự giác, tâm huyết, có
khoa học, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của thai nhi, trẻ sơ sinh, để tiến hành giáo dục sớm,
có thể khai thác đầy đủ tiềm năng của trẻ sơ sinh, làm cho bé trưởng thành toàn diện. Nghiên cứu
giáo dục trẻ thông minh sớm chỉ ra rằng: Chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên não bộ vô
cùng to lớn bởi một người bình thường mới chỉ khai thác được từ 3 - 10% khả năng kì diệu của não
bộ. Nhà Tâm lí học nổi tiếng người Mĩ B. Bloom sau hàng loạt nghiên cứu đã nói: Nếu một người
trưởng thành đến 17 tuổi trí lực đạt 100%, thì lúc 4 tuổi đã đạt 50%, 8 tuổi đạt 80%, trong 9 năm
từ 8 tuổi đến 17 tuổi phát triển 20% khả năng còn lại [1].
2) Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ từ 0 – 3 tuổi
Hiện nay, khoa học đã khám phá ra, ngay trong bụng mẹ, não phải của con người đã được
hình thành trước, sau đó não trái mới hình thành. Trong ba năm đầu đời, não trái chưa bắt đầu hoạt
động tốt và não phải đóng vai trò là não chủ đạo. Từ 0 - 3 tuổi là thời kì phát triển của não phải.
Đây là giai đoạn thần đồng. Từ ba đến sáu tuổi, vị trí chủ đạo của não phải dần chuyển sang não
trái. Đó là lí do tại sao cần tận dụng kích hoạt não phải trong giai đoạn trước 3 tuổi khi não phải
vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Theo các nghiên cứu khoa học về sự phát triển của trẻ nhỏ, giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là "thời
kì vàng" để phát triển các tố chất tiềm năng của trẻ. Nếu bỏ qua cơ hội chỉ đến một lần trong đời
lúc này thì tiềm năng não bộ của trẻ sẽ giảm dần theo quy luật “Sử dụng nó hay đánh mất nó”,
nghĩa là giáo dục càng muộn thì tiềm năng có được của con người được phát huy càng ít. Tóm lại,
giáo dục sớm chính là giáo dục nhằm thúc đẩy chức năng não bộ (hai bên bán cầu não phải và trái)
của con người phát triển một cách tối ưu ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời. Mục tiêu của
134
Giáo dục sớm và xây dựng mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”...
phương pháp giáo dục sớm không phải để nhồi nhét tri thức mà phải góp phần kích hoạt được các
năng lực thiên bẩm của trẻ.
2.1.2. Một số mô hình giáo dục sớm trên thế giới
Từ những kết quả nghiên cứu về bộ não kì diệu của trẻ sơ sinh và lứa tuổi mầm non, thế kỉ
21 đã có những công trình nghiên cứu nổi tiếng về giáo dục đào tạo trẻ thông minh sớm, về giáo
dục não phải, bồi dưỡng nhân tài; trong đó phải kể đến những người đi tiên phong trong cuộc cách
mạng giáo dục sớm với những tên tuổi nổi tiếng xuất thân từ các nước Mĩ, Nhật Bản, và Trung
Quốc; đó là:
- Giáo sư Glenn Doman (Mĩ), với phương pháp giáo dục nhằm khơi dậy và phát triển trí
thông minh của trẻ nhỏ được hình thành dựa trên 3 yếu tố cơ bản: 1) kĩ năng đọc, 2) khả năng toán
học và 3) năng lực nhận thức sâu và rộng. Ông tin rằng “học đọc” là cơ sởcủa mọi sựhọc tập, lĩnh
hội tri thức và sự thành công. Theo ông, dạy đọc cho một em bé 6-24 tháng tuổi ở nhà dễ dàng hơn
dạy em bé 6 tuổi ở trường [2, 7]
- Giáo sư Shichida Makoto (Nhật bản) đã chủ trương tiến hành một “cuộc cách mạng về
giáo dục bán cầu não phải” nhằm phát triển hết tiềm năng của bán cầu não phải. Ngày nay đã có
hàng trăm cơ sở giáo dục của Shichida trên toàn nước Nhật Bản và các nước khác như Singapore,
Malaysia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Úc, Mĩ, Canada, Việt Nam. . . . Những
thành quả của ông đang giúp cho hàng ngàn các cha mẹ và trẻ em phát triển nền tảng cho những
thành công trong tương lai. Trung Quốc đi sau Mĩ, Nhật, nhưng với khát vọng vươn lên của một
quốc gia có dân số lớn nhất thế giới, trường phái giáo dục sớm của giáo sư Feng De Quan (GS.
Phùng Đức Toàn) với “Phương án 0 tuổi” (gọi tắt là PAOT), là phương án khai mở trí thông minh
và những tố chất tiềm ẩn của trẻ ngay từ 0 tuổi (thai nhi) đến 6 tuổi. Ông theo đuổi một lí tưởng
cao cả, đó là “Biến gánh nặng dân số thành nguồn tài nguyên nhân tài vô tận, biến sự vất vả khó
khăn trong nuôi dạy con cái thành niềm hạnh phúc vô bờ bến” [1;9], và với mục tiêu nâng cao tố
chất cho trẻ nhỏ cho đến nay, ông đã đào tạo được hàng triệu trẻ em thông minh, tài năng, trở thành
làn sóng giáo dục sớm tại quốc gia đông dân này [1].
- Ở Hàn Quốc, dịch vụ giáo dục cho trẻ mầm non tại gia đình đang được các bậc cha mẹ
đầu tư mạnh mẽ; và hiện nay đang xuất hiện các chương trình theo mô đun đi sâu vào từng lĩnh
vực giáo dục sớm như toán, ngôn ngữ, hội họa, âm nhạc.. và cho ra hàng loạt các sản phẩm thành
công về giáo dục có bản quyền và đã gia nhập vào thị trường giáo dục ở Việt Nam.
- Tại Singapore, Hồng kông, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã nhanh chóng áp dụng các
nghiên cứu về não, áp dụng chương trình Giáo dục não phải vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu của tất cả các lứa tuổi và để bổ sung và tăng
cường hiệu quả của các chương trình giáo dục mà hầu hết trẻ em đã có thể được tham gia. Họ
mở rộng dần dịch vụ đến các thị trường nước ngoài với tên gọi “Cuộc cách mạng não bộ - Brain
Revolution”.
2.1.3. Vai trò của gia đình trong giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi
Các nhà giáo dục đã khẳng định gia đình là trường học đầu tiên.Cha mẹ chính là người thầy
đầu tiên ảnh hưởng sâu sắc đến đứa trẻ. Mahatma Gandhi đã từng nói “không có một ngôi trường
nào tốt bằng gia đình và không có người thầy nào tốt như cha mẹ”. Chính vì trẻ nhỏ trong độ tuổi
từ 0 - 3 tuổi chủ yếu được chăm sóc và nuôi dưỡng trong môi trường gia đình nên việc áp dụng
giáo dục sớm tại gia đình là thực sự cần thiết để không lãng phí tiềm năng của trẻ.
Một trong những nội dung đầu tiên của giáo dục sớm là gia đình phải tiến hành thai giáo
(giáo dục trẻ em từ trong bào thai), làm cơ sở để khai mở và tạo tiền đề cho giáo dục trẻ sơ sinh.
135
Từ Đức Văn
Công việc thai giáo không ai có thể thay thế được vai trò của các bà mẹ với sự hỗ trợ của các ông
bố tương lai và các thành viên trong gia đình. Nhà khoa học Nhật Bản, Junichi Abe, người chủ trì
“Công trình đào tạo nhân tài” đã rút ra kết luận “trí tuệ của thế hệ sau rõ ràng chịu ảnh hưởng của
các nhân tố trong thời kì thai nhi”.
Tiếp nối giai đoạn bào thai là giai đoạn sơ sinh. Nhà sinh học người Nga, Ivan Petrovich
Pavlovcó nói “trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày”. Giai đoạn từ
0 đến 3 tuổi là giai đoạn mà trẻ tiếp xúc với cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình nhiều
nhất. Gia đình cần tiếp cận nội dung, phương pháp giáo dục sớm để phát triển toàn diện các tố
chất, tiềm năng, thể lực, trí lực cho trẻ [1;11]. Ngược lại, quan niệm sai lầm về năng lực của trẻ sơ
sinh ở một bộ phận cha mẹ dẫn đến việc quá chú trọng vào mặt chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mà
quên mất bồi dưỡng đời sống tinh thần, phát triển tố chất cho trẻ. Đồng thời, sự thiếu kinh nghiệm
và kiến thức trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ của các bậc cha mẹ, của những người trực tiếp
chăm sóc trẻ đã dẫn đến những sự lãng phí tiềm năng vô cùng đáng tiếc ở mỗi đứa trẻ.
2.1.4. Thực trang việc chăm sóc và giáo dục trẻ từ 0 – 3 tuổi
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hoá công tác bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em như: Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
2030; Luật Phổ cập Giáo dục mầm non 5 tuổi; Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt (giai
đoạn 2010 – 2015)... đã tạo cơ hội phát triển công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Từ các văn bản, chính sách ở trên, có thể thấy rằng:
- Các chính sách đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các Bộ, ngành liên quan
đến công tác chăm sóc - giáo dục trẻ thơ, đến vai trò của giáo dục gia đình. Điều này thể hiện rõ ở
mục tiêu của các chính sách.Tuy nhiên, các nội dung, nhiệm vụ triển khai hoạt động, các giải pháp
mới dừng lại ở mức độ chung hướng tới nhiều vấn đề tồn tại trong gia đình, xã hội như việc chấp
hành chủ trương, đường lối, pháp luật, phòng chống bạo lực gia đình, thực hiện bình đẳng giới
trong gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. . .mà chưa xây dựng nội dung,
phương pháp giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Hiện nay, hệ thống nhà trẻ, các trường mầm non không đáp
ứng nhu cầu chăm sóc – giáo dục trẻ thơ do thiếu phòng học, thiếu phương tiện học liệu, thiếu đội
ngũ giáo viên mầm non. Các cơ sở giáo dục mầm non công lập chủ yếu ưu tiên huy động trẻ em
mẫu giáo đến trường để đảm bảo hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, do đó số trẻ dưới
3 tuổi tỉ lệ đến trường lớp mầm non còn rất thấp. Hàng năm có đến 70% trẻ em dưới 3 tuổi chưa
được hưởng quyền lợi học tập tại các cơ sở giáo dục mầm non; đặc biệt trẻ em vùng sâu, vùng xa
[9;5].
2.1.5. Thực trạng giáo dục sớm ở Việt Nam
Bên cạnh những bậc cha mẹ vẫn giữ những quan niệm lạc hậu về giáo dục trẻ trong thời kì
sơ sinh, ngày càng nhiều các bậc cha mẹ tiến bộ ở Việt Nam đã tìm hiểu và áp dụng giáo dục sớm
cho con cái họ. Câu lạc bộ P.E.E là nơi tập hợp những cha mẹ có niềm hứng khởi và say mê với
sự nghiệp giáo dục sớm. Diễn đàn của câu lạc bộ này là nơi trao đổi thông tin, chia sẻ thắc mắc
và những thành công trong quá trình áp dụng giáo dục sớm. Hội quán các bà mẹ lại là một điểm
đến yêu thích của các cha mẹ thực thi giáo dục sớm tại thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nhận thấy,
giáo dục sớm tại gia đình thực sự đang trở thành một chủ đề được đông đảo các bậc cha mẹ quan
tâm. Tuy nhiên, giáo dục sớm tại gia đình hiện nay đang được nhen nhóm, hình thành một cách tự
phát và chưa được tổ chức đồng bộ trong cộng đồng cha mẹ Việt Nam. Tại các thành phố lớn, nơi
mà cơ hội tiếp cận thông tin tiên tiến nhờ vào sự phát triển của mạng internet, các bậc cha mẹ có
nhiều cơ hội cập nhật, bổ sung các phương pháp giáo dục sớm. Trong khi đó, những cha mẹ ở các
vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hầu như không có điều kiện để tham gia vào các cộng đồng
136
Giáo dục sớm và xây dựng mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0 – 3 tuổi”...
cha mẹ thực hiện giáo dục sớm cho trẻ.
Cho đến nay, cả nước mới chỉ có một tổ chức phi chính phủ và một số ít trường mầm non tư
thục, đã có quan tâm đến sự nghiệp giáo dục sớm với việc nghiên cứu thực hành chương trình giáo
dục sớm dựa vào "Phương án 0 tuổi" của Phùng Đức Toàn (Trung Quốc) và các phương pháp sớm
của Shichida Makoto (Nhật Bản), của Glenn Doman (Hoa Kì), Maria Montessori (Italia). . . , bước
đầu đã đạt được một số kết quả khích lệ trên trẻ em Việt Nam. Có thể nói mô hình giáo dục sớm ở
nước ta chưa được định hình có hệ thống và ở tầm vĩ mô. Trẻ nhỏ chưa được tiếp cận với các thành
quả nghiên cứu về giáo dục sớm của thế giới mang lại. Đây là một thiệt thòi lớn không chỉ cho các
cháu nhỏ mà còn là sự lãng phí tiềm năng vô cùng to lớn của các gia đình và cả đất nước.
2.2. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ
em từ 0 – 3 tuổi”
Việc chăm sóc – giáo dục trẻ em từ 0 – 3 tuổi hiện đang phụ thuộc chủ yếu vào giáo dục
gia đình. Trong khi đó công tác hướng dẫn phương pháp nuôi dạy trẻ theo khoa học cho bố mẹ và
những người chăm sóc trẻ từ 0 – 3 tuổi chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, tài liệu hướng
dẫn cha mẹ về chăm sóc và giáo dục trẻ, cho nhóm từ 0-3 tuổi mới chỉ tập trung vào sức khoẻ và
dinh dưỡng, chưa đề cập đến kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ từ 0 – 3 tuổi, đặc biệt là tài liệu về
nội dung, phương pháp giáo dục sớm chưa được biên soạn.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên cho thấy:
- Việc xây dựng mô hình “Câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm cho trẻ từ 0 – 3 tuổi” thực sự là
giải pháp cần thiết trong chăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 3 tuổi nhằm huy động sức mạnh tổng hợp
đưa giáo dục sớm cho trẻ đến với cộng đồng.
- Câu lạc bộ sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội, cho các bậc cha mẹ về
những vấn đề chăm sóc – giáo dục trẻ em từ 0 – 3 tuổi.
- Tham gia câu lạc bộ các bậc cha mẹ sẽ được được tiếp cận những kiến thức, kĩ năng và
phương pháp giáo dục sớm, đảm bảo sự bình đẳng cho mọi trẻ em, nhất là trẻ em chưa có điều
kiện đến trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non. Đặc biệt Câu lạc bộ sẽ huy động được sức mạnh
tổng hợp của từng cá nhân, mỗi gia đình, mỗi dòng họ, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể
để xây dựng giáo dục sớm trở thành nét văn hóa tốt đẹp [5, 8].
3. Kết luận
Với những thành tựu nghiên cứu về sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6
tuổi và hàng loạt kì tích của trẻ em trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi nhờ áp dụng giáo dục sớm tại
gia đình ở trên thế giới và ở Việt Nam; có thể khẳng định rằng: vai trò của giáo dục gia đình không
chỉ dừng lại ở công tác chăm sóc, nuôi dưỡng thể chất và tinh thần cho trẻ mà còn ở quá trình tác
động phát triển; Giáo dục sớm tại gia đình chính là nền tảng, giáo dục nhà trường là sự nối dài sự
nghiệp giáo dục sớm tại gia đình. Nhà nước và xã hội cần xác định vị trí, vai trò của giáo dục sớm
tại gia đình là một bộ phận quan trọng của giáo dục quốc dân. Các bậc phụ huynh là người đồng
hành cùng nhà trường trong sự nghiệp giáo dục sớm nói riêng và giáo dục nói chung cho mọi trẻ
em. Thừa nhận giáo dục sớm tại gia đình góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục sớm của
toàn xã hội do giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi là "thời kì vàng" để phát triển tiềm năng não bộ của trẻ,
cũng chính là giai đoạn trẻ chủ yếu được sinh hoạt trong môi trường gia đình. Điều này khẳng định
nhà trường chỉ là sự nối dài cho sự nghiệp giáo dục sớm tại gia đình thay vì quan niệm nhà trường
chịu trách nhiệm chính trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
137
Từ Đức Văn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phùng Đức Toàn, 2009. Phương án 0 tuổi - Chiếc nôi ươm hạt giống tài năng (Dành cho trẻ
từ 0 – 6 tuổi). Nxb Lao động - Xã hội.
[2] Glenn Doman, Janet Doman, 2011. Dạy trẻ thông minh sớm. Nxb Lao động - Xã hội.
[3] Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 2014. Kỉ yếu Hội thảo khoa học: Phương pháp giáo dục
Montessori trong điều kiện giáo dục mầm non tại thành phố Hà Nội, 75 tr.
[4] Từ Đức Văn, 2011. Phương án 0 tuổi- một hướng tiếp cận mới trong giáo dục mầm non ở
Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, số 259 (kì 1- 4/2011), Tr. 23- 25.
[5] Từ Đức Văn, 2012. Gia đình với sự nghiệp giáo dục sớm. Tạp chí Giáo dục, số 288 (kì 2-
6/2012), Tr.11-12 và Tr. 20.
[6] Từ Đức Văn, 2012. Giáo dục hướng tới sự khai mở tố chất cơ bản tiềm năng của mọi trẻ em.
Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt 4/2012, Tr. 52- 54.
[7] Từ Đức Văn, 2013. Chương trình giáo dục sớm Glenn Doman và việc triển khai vào Việt
Nam. Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt (7/2013), Tr. 32-33 và Tr.39.
[8] Từ Đức Văn, 2015. Giải pháp thực thi Giáo dục sớm tại các gia đình Việt Nam. Tạp chí Thiết
bị Giáo dục, số Đặc biệt (4/2015), Tr. 159- 161 và Tr. 168.
[9] Viện Phát triển Giáo dục tiềm năng (IPD), 2014. Hội thảo đề xuất chính sách và giới thiệu
mô hình câu lạc bộ gia đình giáo dục sớm trẻ em từ 0- 3 tuổi, 75 trang.
ABSTRACT
Early education and the club-family model of early education
for children from birth to three years of age
Early education for children from birth to six years of age has been researched and
implemented in many developed countries, including the United States of America, Japan, Italy
and China. Research showed that early education has been significantly beneficial for children’s
physical and intellectual development in their early years. Early education can be started with
the early activation of the right brain (unconcious part), and the connectivity with the left brain
(concious part) at a later time. In Vietnam, some educators and researchers, particularly researchers
of the Institute of Education for Human Potential Development (IPD), have been conducting
research on early education and implementing pilot models of early e