Tóm tắt. Giáo dục STEM hướng đến phát triển năng lực học sinh và tạo ra những con
người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỉ XXI, đáp ứng sự phát triển kinh tế,
xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức
trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chính vì vậy khi chương trình giáo dục phổ thông mới được
triển khai thực hiện theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát triển năng lực học
sinh đặt ra cho giáo viên phải có được năng lực dạy học tích hợp trong đó có năng lực giáo
dục STEM. Theo đó các trường sư phạm muốn sản phẩm đào tạo của mình có thể thực hiện
tốt vai trò của giáo viên ở phổ thông cũng phải đào tạo năng lực giáo dục STEM cho sinh
viên. Bài viết đã phân tích bản chất của giáo dục STEM cùng với những ưu điểm của nó.
Qua đó căn cứ vào mục tiêu, các hoạt động STEM trong dạy học và những định hướng về
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục phổ thông mới để đề
xuất khung năng lực giáo dục STEM cho sinh viên sư phạm. Các trường sư phạm có thể
căn cứ vào khung năng lực giáo dục STEM của sinh viên để phát triển chương trình cũng
như tổ chức đào tạo nhằm giúp sinh viên sau khi ra trường có được năng lực giáo dục
STEM đáp ứng yêu cầu giảng dạy khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục STEM ở nhà trường phổ thông và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng khung năng lực giáo dục STEM cho sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
196
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0040
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 196-203
This paper is available online at
GIÁO DỤC STEM Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC XÂY DỰNG
KHUNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC STEM CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Hà Thị Lan Hương
Trung tâm Nghiên cứu Giáo viên, Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Giáo dục STEM hướng đến phát triển năng lực học sinh và tạo ra những con
người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỉ XXI, đáp ứng sự phát triển kinh tế,
xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức
trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chính vì vậy khi chương trình giáo dục phổ thông mới được
triển khai thực hiện theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát triển năng lực học
sinh đặt ra cho giáo viên phải có được năng lực dạy học tích hợp trong đó có năng lực giáo
dục STEM. Theo đó các trường sư phạm muốn sản phẩm đào tạo của mình có thể thực hiện
tốt vai trò của giáo viên ở phổ thông cũng phải đào tạo năng lực giáo dục STEM cho sinh
viên. Bài viết đã phân tích bản chất của giáo dục STEM cùng với những ưu điểm của nó.
Qua đó căn cứ vào mục tiêu, các hoạt động STEM trong dạy học và những định hướng về
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục phổ thông mới để đề
xuất khung năng lực giáo dục STEM cho sinh viên sư phạm. Các trường sư phạm có thể
căn cứ vào khung năng lực giáo dục STEM của sinh viên để phát triển chương trình cũng
như tổ chức đào tạo nhằm giúp sinh viên sau khi ra trường có được năng lực giáo dục
STEM đáp ứng yêu cầu giảng dạy khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Từ khóa: năng lực, STEM, giáo dục STEM, khung năng lực giáo dục STEM, sinh viên
sư phạm.
1. Mở đầu
Bước nhảy vọt của công nghệ trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 buộc chúng ta
phải suy nghĩ lại về cách chúng ta giáo dục học sinh phổ thông nhằm trang bị cho các em
những năng lực, kĩ năng cần thiết để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kĩ
thuật và công nghệ. Giáo dục STEM – một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học – có thể
giúp cho học sinh thông qua các hoạt động thực hành để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống qua đó phát triển được năng lực của người học; tiếp nhận những kiến thức khoa học
kĩ thuật, khoa học và công nghệ ngày càng đa dạng và phát triển [1].
Thuật ngữ STEM là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của bốn chữ: Science (Khoa học),
Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán) [1]. Tuy nhiên, trong
tiếng Anh STEM thường đi kèm với các từ khác, làm cho STEM có những nghĩa bổ sung tương
ứng. Ban đầu thuật ngữ STEM được viết “STEM fields” được xuất hiện trong các văn bản về
ngân sách đầu tư trong giáo dục và vấn đề cấp visa cho nhập cư tại Mỹ [2-3]. Về sau, STEM
được viết đi kèm với các từ khác như: “STEM education” (giáo dục STEM), “STEM workforce”
Ngày nhận bài: 1/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 2/4/2020.
Tác giả liên hệ: Hà Thị Lan Hương. Địa chỉ e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn
Giáo dục STEM ở nhà trường phổ thông và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng khung
197
(nguồn nhân lực trong lĩnh vực STEM), “STEM learning” (học trong lĩnh vực STEM), “STEM
careers” (các ngành nghề trong lĩnh vực STEM), “STEM curriculum” (khung chương trình dạy
học STEM), “STEM awareness” (nhận thức về các ngành nghề STEM),
Nền tảng của giáo dục STEM chính là giáo dục khoa học (science education). Chính giáo
dục khoa học là lĩnh vực đề xuất ra các chương trình giáo dục STEM hiện nay [4]. Tại Mỹ, giáo
dục khoa học được xem là ngành khoa học nghiên cứu cơ bản và nền tảng giúp đẩy mạnh nền
khoa học từ gốc rễ là con người thông qua đào tạo giáo viên dạy khoa học và xây dựng các
chương trình giáo duc từ chính quy (formal) và không chính quy (informal) bắt đầu các chương
trình giáo dục mầm non đến bậc đại học, từ gia đình đến các hoạt động giáo dục khoa học ngoài
xã hội [5]. Ngành giáo dục Việt Nam đã và đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông. Tuy nhiên, chương trình giảng dạy truyền thống (kiến thức và kĩ năng được phân tách
theo các môn học riêng lẻ) có sự khác biệt khá nhiều với chương trình giáo dục đổi mới (phát
triển các chương trình giảng dạy các môn học theo lĩnh vực nhằm phát triển năng lực của người
học) [6]. Như vậy, để thực hiện được chương trình giáo dục đổi mới đòi hỏi giáo viên phải có
được năng lực dạy học tích hợp, dạy học liên môn; năng lực giáo dục STEM [7] để thông qua việc
tổ chức quá trình dạy học có thế phát triển được năng lực học sinh và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Trước tình hình đó, công tác đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm cần phải thay đổi
và phát triển từ việc xây dựng chương trình cho đến tổ chức quá trình đào tạo để sinh viên ra
trường có được những năng lực thích ứng với sự thay đổi trên cũng như có được năng lực giáo
dục STEM để dạy cho học sinh những môn học theo lĩnh vực khoa học. Bài viết này nhằm mục
đích tìm hiểu bản chất của vấn đề giáo dục STEM cùng những ưu điểm của phương thức giáo
dục này; dựa vào mục tiêu, các hoạt động STEM trong dạy học và những định hướng về phương
pháp dạy học, đánh giá trong chương trình giáo dục phổ thông mới để đề xuất khung năng lực
giáo dục STEM cho sinh viên sư phạm.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giáo dục STEM là gì?
Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ
năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Những kiến
thức và kĩ năng này được tích hợp và lồng ghép, bổ trợ lẫn nhau để giúp học sinh vừa hiểu được
nguyên lí, vừa có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống
thường ngày [8].
Với kĩ năng khoa học, học sinh được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lí,
các định luật và các cơ sở lí thuyết của giáo dục khoa học. Từ đó học sinh có khả năng liên kết
các kiến thức để thực hành và có tư duy sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết vấn đề.
Với những kĩ năng công nghệ, giúp học sinh có khả năng sử dụng, quản lí và truy cập công
nghệ từ những vật dụng đơn giản đến những hệ thống phức tạp. Kĩ năng kĩ thuật giúp học sinh
có cái nhìn tổng quan và đưa ra được những giải pháp trong các vấn đề liên quan đến thiết kế,
xây dựng quy trình. Và cuối cùng, kĩ năng toán học là khả năng nhìn nhận và nắm bắt được vai
trò của toán học trong mọi khía cạnh tồn tại trên thế giới [9].
Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những
nhà toán học, nhà khoa học, kĩ sư hay những kĩ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh
kiến thức, kĩ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Giáo
dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỉ XXI, đáp
ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của
nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Hà Thị Lan Hương
198
Vậy nên nếu theo cách dạy học tiếp cận nội dung, học sinh được tiếp thu kiến thức khoa
học ở từng môn rời rạc thì nay, dạy học định hướng STEM, các chủ đề lồng ghép giáo dục
STEM, môn học định hướng STEM nhằm trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng theo
hướng tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau; Giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lí mà
còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày [9].
STEM vì thế được đánh giá như là một trong những các tiếp cận trong dạy học phát triển
năng lực. Giáo dục STEM có điểm khác cơ bản so với dạy học trang bị kiến thức là chú trọng
các kĩ năng thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Giáo dục STEM vận dụng phương pháp
học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các phương pháp
giáo dục tiến bộ, linh hoạt nhất như Học qua dự án - Chủ đề.
Giáo dục STEM lấy phát triển năng lực, nhân cách học sinh làm mục tiêu của hoạt động
dạy và hoạt động học. Việc tổ chức dạy học STEM có nhiều cấp độ khác nhau. Tùy thuộc vào
hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nhà trường, giáo viên có thể lựa chọn cấp độ dạy học STEM
sao cho đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất. Thông qua các chủ đề lồng ghép giáo dục STEM, các
môn học ứng dụng STEM, nhà trường gắn kết với cộng đồng cùng tổ chức các hoạt động giáo
dục trong các lĩnh vực STEM.
2.2. Ưu điểm của giáo dục STEM
Liên hợp quốc hướng đến mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 đã thiết lập 17 mục
tiêu liên quan đến các vấn đề: đói nghèo, biến đổi khí hậu, đảm bảo lương thực, bảo vệ hành
tinh, hướng đến cho con người được sống trong hoà bình, thịnh vượng và nâng cao chất
lượng sống cho tất cả các tầng lớp. Giáo dục STEM được Liên hợp quốc cho rằng sẽ đóng một
vai trò quan trọng trong việc tìm cách xây dựng và cung cấp giải pháp để giải quyết một số vấn
đề toàn cầu quan tâm như: Sức khoẻ và Hạnh phúc; Nước sạch và vệ sinh an toàn; Năng lượng
sạch với giá cả hợp lí; Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng; Tiêu dùng trách nhiệm và sản xuất
thông minh; Bảo vệ môi trường và khí hậu; Công việc bền vững và tăng trưởng kinh tế, [10].
Trong bối cảnh Công nghiệp 4.0, sự đóng góp của STEM để đạt được mục tiêu phát triển
bền vững là rất quan trọng (UNDP, 2019). Nhiều nghiên cứu cho rằng các giải pháp cho những
thách thức mà thế giới hiện nay phải đối mặt sẽ đòi hỏi một lực lượng lao động khoa học đa
ngành, được trang bị một bộ kĩ năng công nghệ mới và tư duy liên ngành nghĩa là phải đòi hỏi
phải tích hợp nhiều khái niệm STEM để giải quyết chúng (Wang, Moore , Roehrig, & Park,
2011). Một số nghiên cứu cũng khẳng định cần phải đào tạo và chuẩn bị lực lượng lao động
hiểu biết về STEM nhất là thế giới công nghệ (Merchant & Khanbilvardi, 2011) [dẫn theo 10].
Ở trong nhà trường phổ thông, giáo dục STEM có những ưu điểm chính như sau [dẫn theo 5].
- Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn
(interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối
tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các
ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận
dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
- Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có
vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó,
học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề
(qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải
quyết vấn đề đặt ra.
- Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học
tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất
của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế
Giáo dục STEM ở nhà trường phổ thông và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng khung
199
biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết. Người
học không chỉ tiếp thu các kiến thức nền tảng, nguyên lí mà sẽ tích hợp chúng vào trong thực tế.
Chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM trong dạy học ở nhà
trường phổ thông, trong đó có tính đến hoàn cảnh thực tế của đất nước về trình độ và năng lực
của đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục; năng lực, điều kiện sống và làm việc của giáo viên; cơ sở
vật chất của các nhà trường; điều kiện kinh tế-xã hội của các địa phương,
2.3. Xây dựng khung năng lực giáo dục STEM cho sinh viên sư phạm
2.3.1. Căn cứ để xây dựng khung năng lực giáo dục STEM cho sinh viên sư phạm
a) Mục tiêu giáo dục STEM
Tùy theo bối cảnh, mục tiêu giáo dục STEM ở các quốc gia có khác nhau. Tại Anh, mục
tiêu giáo dục STEM là tạo ra nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Còn tại Mỹ,
ba mục tiêu cơ bản cho giáo dục STEM là: trang bị cho tất cả các công dân những kĩ năng về
STEM, mở rộng lực lượng lao động trong lĩnh vực STEM bao gồm cả phụ nữ và dân tộc thiểu
số nhằm khai thác tối đa tiềm năng con người của đất nước, tăng cường số lượng học sinh theo
đuổi và nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực STEM. Tại Úc, mục tiêu của giáo dục STEM là
xây dựng kiến thức nền tảng của quốc gia nhằm đáp ứng các thách thức đang nổi lên của việc
phát triển một nền kinh tế cho thế kỉ XXI [11.
Tóm lại, mục tiêu giáo dục STEM ở các quốc gia có khác nhau nhưng đều hướng tới sự tác
động đến người học, hướng tới vận dụng kiến thức các môn học để giải quyết các vấn đề thực
tiễn nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Và như vậy ứng dụng
giáo dục STEM nhằm các mục tiêu cơ bản sau [12]:
- Thứ nhất: Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã nêu trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Thứ hai: Phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh phổ thông
thông qua ứng dụng STEM, nhằm:
+ Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ,
Tin học và Toán.
+ Biết vận dụng kiến thức các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn.
+ Có thể đề xuất các vấn đề thực tiễn mới phát sinh và giải pháp giải quyết các vấn đề đó
trong thực tiễn.
b) Các hoạt động STEM trong dạy học
Các năng lực mà con người cần có để đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển khoa
học - công nghệ trong cuộc Cách mạng 4.0 kể trên cũng chính là những năng lực cần hình thành
và phát triển cho học sinh và đã được mô tả trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển các năng lực đó cho học sinh, trong quá trình dạy
học cần phải tổ chức hoạt động dạy học cho học sinh được hoạt động học phỏng theo chu trình
STEM. Nghĩa là học sinh được hoạt động học theo hướng "trải nghiệm" việc phát hiện và giải
quyết vấn đề (sáng tạo khoa học, kĩ thuật) trong quá trình học tập kiến thức khoa học gắn liền
với ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Như vậy, giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích
hợp, trong đó học sinh được thực hiện các loại hoạt động chính sau [11]:
Hoạt động tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề
Trong các bài học STEM, học sinh được đặt trước các nhiệm vụ thực tiễn: giải quyết một
tình huống hoặc tìm hiểu, cải tiến một ứng dụng kĩ thuật nào đó. Thực hiện nhiệm vụ này, học
sinh cần phải thu thập được thông tin, phân tích được tình huống, giải thích được ứng dụng kĩ
thuật, từ đó xuất hiện các câu hỏi hoặc xác định được vấn đề cần giải quyết.
Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền
Hà Thị Lan Hương
200
Từ những câu hỏi hoặc vấn đề cần giải quyết, học sinh được yêu cầu/hướng dẫn tìm tòi,
nghiên cứu để tiếp nhận kiến thức, kĩ năng cần sử dụng cho việc trả lời câu hỏi hay giải quyết
vấn đề. Đó là những kiến thức, kĩ năng đã biết hay cần dạy cho học sinh trong chương trình giáo
dục phổ thông. Hoạt động này bao gồm: nghiên cứu tài liệu khoa học (bao gồm sách giáo khoa);
quan sát/thực hiện các thí nghiệm, thực hành; giải các bài tập/tình huống có liên quan để nắm
vững kiến thức, kĩ năng.
Hoạt động giải quyết vấn đề
Về bản chất, hoạt động giải quyết vấn đề là hoạt động sáng tạo khoa học, kĩ thuật, nhờ đó
giúp cho học sinh hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết thông qua việc
đề xuất và kiểm chứng các giả thuyết khoa học hoặc đề xuất và thử nghiệm các giải pháp kĩ
thuật. Tương ứng với đó, có hai loại sản phẩm là "kiến thức mới" (dự án khoa học) và "công
nghệ mới" (dự án kĩ thuật).
- Đối với hoạt động sáng tạo khoa học: kết quả nghiên cứu là những đề xuất mang tính lí
thuyết được rút ra từ các số liệu thu được trong thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết khoa học. Ví
dụ: tìm ra chất mới; yếu tố mới, quy trình mới tác động đến sự vật, hiện tượng, quá trình trong
tự nhiên...
- Đối với hoạt động sáng tạo kĩ thuật: kết quả nghiên cứu là sản phẩm mang tính ứng dụng
thể hiện giải pháp công nghệ mới được thử nghiệm thành công. Ví dụ: dụng cụ, thiết bị mới;
giải pháp kĩ thuật mới...
c) Căn cứ định hướng thực hiện phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục trong
việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh
phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa
chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở
thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu
cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại
toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm
chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học
tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và
hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả
năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Định hướng về phương pháp giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực
hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho
học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học
sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản
thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã
tích lũy được để phát triển.
Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện
tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn
đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác,
đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số.
Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông
qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng
vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt
động phục vụ cộng đồng.
Giáo dục STEM ở nhà trường phổ thông và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng khung
201
Tùy theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động, học sinh được tổ chức làm
việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy nhiên, dù làm việc độc lập,
theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện
nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục
Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về
mức độ đạt chuẩn (yêu cầucần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn
hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo
đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong
chương trình tổng thể và chương trình môn học. Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các môn
học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc.
Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh
giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở