Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu

I. Một số khái niệm cơ bản: 1. Khái niệm về đấu thầu: Để đáp ứng nhu cầu mua sắm (hàng hóa, dịch vụ, công trình.) người mua (tổ chức, cá nhân) có thể tiến hành theo 2 cách: - Trao đổi trực tiếp (người mua đồng thời là người sở hữu khoản tiền dùng để mua sắm); - Tổ chức cuộc thi cho nhiều người bán tham gia. Trên cơ sở kết quả thi, chọn được người bán tốt nhất (giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ, năng lực thi công, năng lực tài chính.)

ppt24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về đấu thầu I. Một số khái niệm cơ bản:1. Khái niệm về đấu thầu:Để đáp ứng nhu cầu mua sắm (hàng hóa, dịch vụ, công trình...) người mua (tổ chức, cá nhân) có thể tiến hành theo 2 cách:- Trao đổi trực tiếp (người mua đồng thời là người sở hữu khoản tiền dùng để mua sắm);- Tổ chức cuộc thi cho nhiều người bán tham gia. Trên cơ sở kết quả thi, chọn được người bán tốt nhất (giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ, năng lực thi công, năng lực tài chính...)Cách mua bán thứ 2 được gọi là đấu thầu (người mua thường là các tổ chức và thường không phải là người sở hữu khoản tiền sử dụng trong mua bán.  Như vậy, có thể hiểu: “Đấu thầu là một cách thức thực hiện hoạt động mua bán (hàng hóa, dịch vụ, công trình...) mà trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các qui định của người (tổ chức) quản lý nguồn vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này đề ra”. Theo luật đấu thầu 2005: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật đấu thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.2. Vai trò của đấu thầu: a) Lợi ích đối với bên mời thầu – người mua:+ Có điều kiện tiếp cận với nhiều nhà cung cấp mới, tiềm năng.+Phát hiện nhiều loại sản phẩm thay thế;+ Giá mua hợp lý nhất; b) Lợi ích đối với nhà thầu – người bán:+ Tiếp cận được với khách hàng mới;+ Tiếp cận được với các đối thủ cạnh tranh;+ Tiếp cận với các quy trình đấu thầu của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan quản lý vốn;+ Hoàn thiện sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình để có thể thắng thầu trong cạnh tranh công bằng, minh bạch.3. Các nguyên tắc trong đấu thầu: Để đạt được mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư, hoạt động đấu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:Công bằng;Cạnh tranh;Minh bạch;Công khai.4. Gói thầu:4.1. Khái niệm về gói thầu: Hoạt động mua sắm của các doanh nghiệp có thể là:Mua sắm thường xuyên;Mua sắm khi thực hiện các dự án đầu tư.  Nhu cầu mua sắm của một lần thực hiện đấu thầu được gọi là gói thầu và như vậy, một dự án đầu tư có thể có 1 hoặc nhiều gói thầu. Theo luật đấu thầu Việt Nam 2005 thì: “Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên”.Chú ý:Mỗi gói thầu chỉ có 1 hồ sơ mời thầu;Tham gia 1 gói thầu có thể có 1 hoặc nhiều nhà thầu;Một nhà thầu có thể tham gia một hoặc nhiều gói thầu;Đối với mỗi gói thầu nhà thầu chỉ có thể có 1 hồ sơ dự thầu.4.2. Phân loại gói thầu: một dự án đầu tư có thể có các loại gói thầu sau:Gói thầu dịch vụ tư vấn;Gói thầu xây lắp;Gói thầu tổng hợp (EPC);Gói thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án: đối với các dự án đầu tư dạng BOT, BTO, BT bên mói thầu có thể tổ chức đấu thầu để lựa chọn đối tác thực hiện. Trường hợp này dự án chỉ có 1 gói thầu.5. Một số khái niệm khác liên quan đến đấu thầu (theo điều 4 luật đấu thầu 2005 – xem luật đấu thầu):II. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu1. Hình thức lựa chọn nhà thầu: để lựa chọn nhà thầu, theo luật đấu thầu có các hình thức sau:Có nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu: + Cạnh tranh rộng rãi (còn gọi là đấu thầu rộng rãi);+ Chào hàng cạnh tranh.Chỉ có một số nhà thầu đã được xác định được tham gia đấu thầu: + Cạnh tranh hạn chế (còn gọi là đấu thầu hạn chế); - Chỉ có một nhà thầu tham gia. + Chỉ định thầu; + Mua sắm trực tiếp; + Tự thực hiện.2. Phương thức thực hiện đấu thầu: Mỗi cách thức đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) và cách thức nộp hồ sơ dự thầu tương ứng tạo thành một phương thức đấu thầu. Theo luật đấu thầu Việt Nam 2005 có 3 phương thức đấu thầu sau: - Phương thưc 1 túi hồ sơ; - Phương thức 2 túi hồ sơ; - Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ. III. Lập kế hoạch đấu thầu cho một dự án đầu tư: 1. Vai trò và căn cứ lập kế hoạch đấu thầu: - Lập kế hoạch đấu thầu cho một dự án đầu tư: là việc phân chia các nhu cầu “mua sắm” của dự án thành các gói thầu và xác định đặc điểm của từng gói thầu (giá ước tính, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, tiến độ thực hiên...). Kế hoạch đấu thầu do chủ đầu tư hoặc đơn vị được chủ đầu tư ủy quyền lập và trình phê duyệt trước khi thực hiện hoạt đông đấu thầu.Kế hoạch đấu thầu có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động đấu thầu đối với: Chủ đầu tư, cơ quan QLNN, Nhà thầu.Đối với chủ đầu tư, việc lập kế hoạch đấu thầu giúp chủ đầu tư phân chia dự án thành các gói thầu một cách hợp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chi phí, chất lượng cũng như tiến độ thực hiện dự án. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: KH đấu thầu là cơ sở để các cơ quan QLNN xem xét và quyết định cho phép dự án được thực hiện đấu thầu và đồng thời là cơ sở để phê duyệt kết quả đấu.Đối với các nhà thầu, kế hoạch đấu thầu của các dự án sẽ giúp họ lựa chọn và chuẩn bị tham gia đấu thầu các gói thầu phù hợp với năng lực kỹ thuật cũng như tài chính của mình. - Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì việc lập kế hoạch đấu thầu là bắt buộc, hoạt động đấu thầu chỉ được thực hiện khi KHĐT được cấp có thaapr quyền phê duyệt. 2. Trình tự và các bước lập kế hoạch đấu thầu:Bước thứ nhất: phân loại nhu cầu “mua sắm” của dự án: tư vấn, xây lắp, cung cấp MMTB...Bước thứ 2: phân chia mảng công việc thành các gói thầu. + Bước thứ 3: xác định đặc điểm của từng gói thầu (giá ước tính, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, thời gian thực hiện gói thầu...) IV. Trình tự các bước thực hiện đấu thầu đối với 1 gói thầu: Quy trình đấu thầu của một gói thầu được bên mời thầu thực hiên theo 3 bước: chuẩn bị đấu thầu; thực hiện đấu thầu; ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. 1. Chuẩn bị đấu thầu:Chuẩn bị nhân sự;Sơ tuyển nhà thầu đối với các gói thầu bắt buộc phải sơ tuyển; Chuẩn bị danh sách ngắn đối vói gói thầu cạnh tranh hạn chế;Chuẩn bị HSMT và tiêu chí đánh giá. 2. Thực hiện đấu thầu:Thông báo mời thầu và phát hành hồ sơ mời thầu;Nhận hồ sơ dự thầu;Đánh giá HSDT;Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.3. Ký kết, thực hiện hợp đồng:Thương thảo và ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu giữa bên mời thầu và nhà thầu thắng thầu (đấu thầu lại);Thực hiện hợp đồng (tư vấn giám sát);Kết thúc và thanh lý hợp đồng.V. Phương pháp đánh giá HSDT và lựa chọn nhà thầu: 1. Phương pháp đánh giá HSDT và lựa chọn nhà thầu tư vấn:1.1. Phương pháp dựa trên cơ sở chất lượng tốt nhất:Đánh giá đề xuất kỹ thuật (Đánh giá theo cách cho điểm); Đánh giá đề xuất tài chính; Nhà thầu thắng thầu là nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất và chi phí thực hiện (đánh giá đề xuất tài chính) thỏa thuận được với bên mời thầu.1.2. Phương pháp dựa trên cơ sở chất lượng và chi phí hợp lý nhất:Đánh giá đề xuất kỹ thuật (như phương pháp trên)Đánh giá đề xuất tài chính (bằng cách cho điểm);Đánh giá tổng hợp và xếp hạng nhà thầu theo công thức:Điểm tổng hợp = Điểm K.thuật x a + Điểm TCxb (a+b=100%, a, b do bên mời thầu lựa chọn, tuy theo đặc điểm gói thầu) Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất là thắng thầu.1.3. Phương pháp dựa trên cơ sở ngân sách giới hạn:Đánh giá đề xuất kỹ thuật như các phương pháp trên;Đề xuất tài chính các HSDT bị loại bỏ là HS có đề xuất TC có giá chào thầu cao hơn mức quy định trong hồ sơ mời thầu.Nhà thầu có HSDT đạt cả về đề xuất kỹ thuật và TC có đề xuất kỹ thuật cao điểm nhất sẽ thắng thầu.1.4. Phương pháp dựa trên cơ sở giá thấp nhất: Nhà thầu có đề xuất kỹ thuật đạt yêu cầu và đề xuất tài chính với giá chào thầu thấp nhất sẽ thắng thầu.1.5. Phương pháp dựa trên năng lực chuyên môn của nhà thầu: Bên mời thầu dựa trên cơ sở xem xét năng lực chuyên môn của nhà thầu để lựa chọn phù hợp nhất. 2. Phương pháp đánh giá HSDT và lựa chọn nhà thầu xây lắp:2.1. Đánh giá nội dung kỹ thuật;2.2. Đánh giá đề xuất tài chính: - Đề xuất TC của các nhà thầu được đánh giá trên cơ sở giá đánh giá (giá chào thầu được bên mời thầu xác định lại trên cơ sở mặt bằng đánh giá chung); - Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được đề nghị trúng thầu.3. Phương pháp đánh giá HSDT và lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, thiết bị. Thường áp dụng một trong 4 phương pháp sau:3.1. Phương pháp sử dụng giá đánh giá:Đánh giá nội dung kỹ thuật (cho điểm, đạt/ko đạt)Đánh giá đề xuất tài chính theo phương pháp giá đánh giá (giá chào thầu được bên mời thầu tính lại trên cơ sở mặt bằng chung)Nhà thầu đạt điểm kỹ thuật và có giá đánh giá thấp nhất sẽ thắng thầu.3.2. Phương pháp tính điểm theo các tiêu chí quy định trong HSMT: nhà thầu đạt điểm cao nhất sẽ thắng thầu.3.3. Phương pháp tỷ lệ giá/ điểm:Đánh giá nội dung kỹ thuật HSDT theo tiêu chí trong HSMT bằng cách cho điểm Tính tỷ lệ Giá chào thầu/điểm kỹ thuật;Nhà thầu có tỷ lệ này thấp nhất sẽ trúng thầu.4. Phương pháp đánh gá HSDT đối với gói thầu EPC hay nhà thầu đối tác thực hiện dự án (BOT, BT, BTO)Đánh giá từng phần theo tiêu chí quy định trong HSMT;Tổng hợp kết quả đánh giá từng phần theo mức độ quan trong đối với từng phần công việc để lựa chọn nhà thầu.