Ngoài hệ thống khu bảo tồn, đã có một số khu bảo tồn khác được quốc tế công
nhận.
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong công tác bảo tồn, tuy nhiên hệ
thống các khu bảo tồn ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số vấn đề .
Bên cạnh đó, các loại hình bảo tồn chuyển chỗ cũng đã được thành lập, bước đầu
thu được một số kết quả nhất định.
Việt Nam đã ký một số công ước liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học như
Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã (CITES), Công ước
RAMSAR về bảo vệ các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,.
Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học (CBD). Để thực hiện
Công ước này, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động Đa dạng sinh học.
Vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
79 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Bảo tồn đa dạng sinh học Chương 4, 5, 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68
Chương 4. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN XÃ
Bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn là cách bảo tồn có hiệu quả nhất toàn
bộ tính đa dạng sinh học. Có 3 cách bảo tồn quần xã sinh vật, đó là xây dựng các khu
bảo tồn, thực hiện các biện pháp bên ngoài các khu bảo tồn và phục hồi các quần xã
sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái.
4.1. Các khu bảo tồn
Một trong những bước đi cơ bản quan trọng nhất trong việc bảo tồn các quần xã
sinh vật là chính thức thành lập các khu bảo tồn.
Có nhiều định nghĩa về các khu bảo tồn, theo IUCN, một khu bảo tồn là: một
vùng đất và/hay biển được thiết kế đặc biệt để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và
các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, được quản lý qua luật pháp hay các biện
pháp hữu hiệu khác.
Theo Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) thì khu bảo tồn là: một vùng địa lý
xác định, được chỉ định hay kiểm soát và quản lý để đạt được những mục tiêu bảo tồn
cụ thể. Định nghĩa này được thừa nhận bởi 188 nước và rõ ràng là rất có trọng lượng,
tuy nhiên so với định nghĩa của IUCN thì ít có giá trị hơn do không đề cập đến lĩnh
vực văn hóa của các khu bảo tồn.
Còn theo Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO thì khu bảo tồn
sinh quyển là: một vùng đất trên cạn, vùng ven biển hay trên biển được công nhận trên
bình diện quốc tế trong việc xúc tiến và biểu hiện mối quan hệ cân bằng giữa con
người và thiên nhiên.
Theo Hiệp định về Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Á,
Vườn Quốc gia là: khu vực tự nhiên rộng lớn đủ để các hệ sinh thái tự điều chỉnh và
khu vực này về căn bản chưa bị con người chiếm cứ hay khai thác. (Stuart Chape,
Mark Spalding et al., 2008).
Có thể thành lập các khu bảo tồn theo nhiều cách, song có hai phương thức phổ
biến nhất, đó là thông qua nhà nước (thường ở cấp trung ương, nhưng đôi khi có thể ở
cấp khu vực hay địa phương) và các tổ chức bảo tồn hay cá nhân mua lại các khu đất
đó. Các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống vì họ muốn
giữ gìn lối sống của họ. Chính phủ ở nhiều nơi đã thừa nhận quyền sở hữu của các
cộng đồng này đối với đất đai.
Một khi vùng đất đã được bảo vệ thì cần phải có những quyết định cho phép con
người được tác động lên đó ở mức độ nào. IUCN (International Union for the
Conservation of Nature and Natural Resources) đã xây dựng một hệ thống phân loại
các khu bảo tồn, trong đó định rõ các mức độ sử dụng từ nhỏ đến lớn. (N. Dudley,
2008).
69
Phân hạng của IUCN và WCPA (World Conservation Protected Areas) về các
khu bảo tồn và các mục tiêu quản lý như sau:
I. Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict protection)
Ia. Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict Nature Reserve): các vùng
bảo vệ chủ yếu dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học và quan trắc;
Ib. Khu hoang dã (Wilderness Area): là các vùng rộng lớn, ít bị biến đổi,
được bảo vệ và quản lý để bảo tồn các đặc điểm tự nhiên hoang dã;
II. Các vườn Quốc gia (National Park): bảo tồn các hệ sinh thái và giải trí;
III. Bảo tồn các công trình tự nhiên (Natural Monument): bảo tồn các địa
điểm tự nhiên, văn hóa nỗi bật, có giá trị;
IV. Các khu quản lý loài và sinh cảnh (Habitat/Species Management Area):
quản lý nơi ở và loài thông qua các hoạt động chủ động;
V. Bảo vệ cảnh quan trên đất liền và trên biển: (Protected
Landscape/seascape): các khu bảo vệ cảnh quan trên đất liền, vùng ven bờ hay trên
biển có giá trị thẩm mỹ, văn hóa và sinh thái;
VI. Quản lý tài nguyên khu bảo vệ (Managed Resources Protected Area):
các khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. (N. Dudley, 2008)
Mục tiêu quản lý tổng hợp đối với từng hạng mục được tổng kết như ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Các mục tiêu quản lý trong các khu bảo tồn
Các mục tiêu quản lý Ia Ib II III IV V VI
Nghiên cứu khoa học 1 3 2 2 2 2 3
Bảo vệ thiên nhiên hoang dã 2 1 2 3 3 - 2
Bảo tồn da dạng di truyền và loài 1 2 1 1 1 2 1
Duy trì các dịch vụ môi trường 2 1 1 - 1 2 1
Các đặc điểm văn hoá, thiên nhiên đặc trưng - - 2 1 3 1 3
Du lịch và giải trí - 2 1 1 3 1 3
Giáo dục - - 2 2 2 2 3
Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên - 3 3 - 2 2 1
Duy trì các thuộc tính văn hoá, truyền thống - - - - - 1 2
Chú thích: 1. Mục tiêu hàng đầu; 2. Mục tiêu thứ yếu; 3. Mục tiêu có thể áp dụng;
- không áp dụng.
70
4.1.1. Các khu bảo tồn hiện có
Khái niệm và thực tiễn của việc thiết lập các vùng tự nhiên và bán tự nhiên thành
các khu bảo vệ riêng biệt hoặc hạn chế sử dụng, đã có từ rất lâu (bảng 4.2.).
Bảng 4.2. Một số cột mốc lịch sử của việc hình thành các khu bảo tồn Thế giới
Thời gian Sự kiện
10.000 BC Do nông nghiệp chuyển đổi mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, các cộng
đồng địa phương nhận ra được những “vùng thiêng liêng đặc biệt” và bảo vệ
chúng khỏi sự sử dụng của con người.
252 BC Hoàng đế Asoka ở Ấn Độ hình thành một khu bảo vệ các loài thú, chim, cá và
rừng, có thể coi đây là khu bảo vệ tài nguyên đầu tiên của chính phủ.
1865 Yosemite (California) được quốc Hội Hoa kỳ thành lập, thực sự là mô hình đầu
tiên cấp quốc gia về các khu bảo tồn. Yellowstone (1872) Vườn Quốc gia đầu
tiên.
1882 El Chico National Park được thành lập, Vườn quốc gia đầu tiên ở Châu Mỹ La
tinh.
1925 Angkor Wat, (Cambodia) Vườn quốc gia đầu tiên ở Châu Á.
1948 IUCN được thành lập, là công cụ thúc đẩy việc bảo tồn trên Thế giới.
1961 WWF được thành lập, là tổ chức phi chính phủ, tập hợp các hỗ trợ cho bảo tồn,
đặc biệt từ quảng đại quần chúng
1968 Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO, thiết lập các khu dự trữ
sinh học (năm 2007 có 529 khu trong 105 nước, diện tích hơn 5 triệu km2.)
1971 Công ước RAMSAR được thông qua, (năm 2007 có 1.708 điểm, thuộc 157 nước
thành viên, chiếm hơn 1,5 triệu km2)
1972 Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Môi trường và Phát triển ở Stockholm, Thụy
Điển, dẫn đến việc thành lập UNEP.
1982 Đại hội Các Vườn Quốc gia Thế giới lần thứ 3 tại Bali, Indonesia. Nhấn mạnh
tầm quan trọng của các khu bảo tồn là nhân tố thiết yếu trong kế hoạch phát triển
quốc gia. Mục tiêu là mỗi biome trên Thế giới phải được bảo tồn 10%.
1987 Tương lai chung của chúng ta (báo cáo Bruntland) báo cáo của ủy ban Liên hiệp
Quốc về Phát triển bền vững. Kêu gọi sử dụng 12% diện tích đất cho bảo tồn và
ủng hộ các hành động toàn cầu cho bảo tồn đa dạng sinh học.
1991 Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập.
1992 Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu, ở Rio de Janeiro, Brazil. Xuất bản Lịch trình 21
và chuẩn y CBD và Công ước khung về biến đổi khí hậu.
2002 Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam
Phi.
2003 Hội nghị về Các Vườn Quốc gia Thế giới lần thứ V tại Durban, Nam Phi. Tập
trung vào lợi ích bên ngoài các khu bảo tồn, nhấn mạnh lại về tầm quan trọng của
các khu bảo tồn cho phát triển bền vững
71
Do dân số tiếp tục tăng trưởng và tác động của chúng ta vào các nguồn tài
nguyên trên Trái đất ngày càng tăng, không gian sống của chúng ta ngày càng giảm và
tài nguyên thì suy thoái. Do vậy, việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày
càng được nhận thức đầy đủ. Các khu bảo tồn cận đại đầu tiên được thôi thúc thực
hiện bắt nguồn từ những tác động sinh thái rất rõ rệt của chế độ xâm chiếm và thuộc
địa phương tây lên châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Úc và hàng loạt các đảo ở dại
dương. Các khu bảo tồn được thiết lập để bảo vệ phần còn sót lại của các hệ sinh thái
bản địa đang biến dần thành nông trại, ruộng vườn và thành phố.
Vườn Quốc gia Yellowstone được coi là vườn quốc gia chính thức đầu tiên được
hình thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1872 khi tổng thống Mỹ, Ulysses Grant chỉ định
800.000 ha ở vùng đông bắc Wyoming làm Vườn Quốc gia để bảo tồn và thoát ra khỏi
việc định cư hay chiếm hữu.
Đến cuối năm 2005, WCPA đã thống kê hơn 114.000 khu bảo tồn, chiếm hơn 19
triệu km2 hay 12,9% diện tích bề mặt Trái đất. Rõ ràng là bảo tồn thiên nhiên đã trở
thành một trong những nỗ lực quan trọng nhất của loài người trên hành tinh. Vẫn còn
sự chênh lệch đáng kể giữa các khu bảo tồn trên cạn và trên biển. Chỉ có 0,5% các
vùng biển Thế giới với diện tích khoảng 1,7 triệu km2 nằm trong các khu bảo tồn.
Trong số 191 Quốc gia có khu bảo tồn, 36 quốc gia có khu bảo tồn chiếm 10 -
20% diện tích đất đai, 24 Quốc gia có diện tích các khu bảo tồn lớn hơn 20% diện tích
lãnh thổ (Stuart Chape, Mark Spalding et al., 2008).
Bảng 4.3. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên Thế giới đến năm 2005
Hạng Số lượng Tỷ lệ theo số
lượng
Diện tích
(1.000 km
2
)
Tỷ lệ theo diện
tích
Ia 5.549 4,6 1.048 5,5
Ib 1.371 1,3 1.015.512 5,4
II 4.022 3,8 4.413.142 23,6
III 19.813 19,4 275.432 1,5
IV 27.466 27,1 3.022.515 16,1
V 8.495 6,4 1.056.008 5,6
VI 4.276 4,0 4.377.091 23,3
Chưa phân hạng 43.304 33,4 3.569.820 19,0
Tổng 114.296 100,00 19.381 12,90%
(Stuart Chape, Mark Spalding et al., 2008)
72
Đến năm 2010, có trên 148.000 khu bảo tồn trên toàn Thế giới, chiếm 13% diện
tích bề mặt Trái đất. Tuy vậy, các khu bảo tồn biển vẫn chỉ chiếm khoảng 7% diện tích
nước vùng ven bờ (vùng nước mở rộng ra đến 12 hải lý) và 1,4% diện tích các đại
dương.
Mục tiêu mới về quy mô của các khu bảo tồn toàn cầu được thiết đặt từ các chính
phủ trong Nghị định thư Nayoga, được đàm phán vào tháng 10 năm 2010. Nhiệm vụ là
đến năm 2020, có khoảng 17% diện tích đất và nước nội địa cùng với khoảng 10%
vùng ven bờ và đại dương là những vùng đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn đa
dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái (UNEP, 2011).
Các khu bảo tồn nghiêm ngặt (Ia và Ib) chiếm t lệ nhỏ, trong khi đó phân hạng
II theo IUCN là các Vườn Quốc gia, mặc dù có số lượng không nhiều nhưng diện tích
của các vườn rất lớn, phản ảnh một thực tế là các Vườn Quốc gia có xu hướng chứa
đựng một vùng địa lý rộng lớn. Ngược lại, ở phân hạng III và một phần của phân hạng
IV, có nhiều khu bảo tồn có kích thước nhỏ (hình 4.1.).
4.1.2. Các khu bảo tồn cộng đồng
Các khu bảo tồn cộng đồng có thể được định nghĩa là "hệ sinh thái tự nhiên và
biến đổi bao gồm đa dạng sinh học có ý nghĩa quan trọng, các dịch vụ sinh thái và các
giá trị văn hóa” được các cộng đồng bản địa và địa phương liên quan, tự nguyện bảo
tồn thông qua các luật tục, phương tiện hữu hiệu khác. Những sáng kiến này rất khác
nhau về xuất xứ, mục đích và hình thức, nhưng có ba đặc điểm cần thiết để xác định:
Cộng đồng bản địa và địa phương có liên quan đều có liên quan về các
hệ sinh thái nhất định - Nó thường có ý nghĩa quan trọng về văn hóa hay
sinh kế;
Quyết định quản lý tự nguyện và nỗ lực của cộng đồng có hiệu quả trong
việc bảo tồn môi trường sống, các loài sinh vật, các dịch vụ sinh thái,
cùng với các giá trị văn hóa - mặc dù mục tiêu quy định của việc thực
hành quản lý có thể không liên quan đến bảo tồn;
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35%
Không phân hạng
VI
V
IV
III
II
Ib
Ia
P
h
â
n
h
ạ
n
g
c
ủ
a
I
U
C
N
Hình 4.1. Các khu bảo tồn Thế giới theo IUCN
Diện tích
Số lượng
73
Cộng đồng bản địa và địa phương là những người nắm giữ quyền lực
trong việc đưa ra quyết định và thực hiện các quyết định trong việc quản
lý các hệ sinh thái.
Ví dụ về các khu bảo tồn cộng đồng bao gồm: các địa điểm thiêng liêng ví dụ
như rừng Kaya ở Đông Phi; quản lý cộng đồng đồng cỏ và rừng, như ở nhiều nơi trên
Thế giới; nghề cá khu vực cộng đồng, chẳng hạn như nghề cá rạn san hô do cộng đồng
quản lý phổ biến phần lớn miền nam Thái Bình Dương,...
Các khu vực bảo tồn của cộng đồng có thể phục vụ nhiều chức năng quan trọng,
như kho lưu trữ của các thành phần quan trọng của đa dạng sinh học, các hành lang
bảo tồn liên kết các khu bảo tồn và cũng như các địa điểm có tầm quan trọng về văn
hóa và kinh tế cho người dân địa phương. Các khu bảo tồn này có thể cung cấp các bài
học có giá trị trong quản trị có sự tham gia của quan chức trong các khu bảo tồn, cung
cấp các ví dụ về các hệ thống pháp lý nhiều cấp của việc bảo tồn, tích hợp các luật tục
với luật định và thường được xây dựng trên hệ thống kiến thức sinh thái tinh vi, những
yếu tố có tiềm năng ứng dụng rộng lớn hơn.
Tuy nhiên, các khu bảo tồn này phải đối mặt với những thách thức quan trọng để
tiếp tục tồn tại và tăng trưởng. Mặc dù có một lịch sử lâu đời, ở nhiều nơi trên Thế
giới, các khu vực bảo tồn cộng đồng đang nhanh chóng bị suy thoái, do "phát triển"
không thích hợp và "giáo dục" mới đang làm mất đi những hệ thống kiến thức đã từng
quản lý các khu bảo tồn. Điều này càng trầm trọng hơn bởi xu hướng thực dân hay hệ
thống chính trị tập trung làm suy yếu các thể chế truyền thống bằng giảm đi nhiều
trách nhiệm và quyền hạn của cộng đồng. Thiếu công nhận chính thức thường cản trở
những nỗ lực của cộng đồng để duy trì các khu bảo tồn, và ở những nơi chương trình
khuyến khích được đưa ra, chúng thường thiếu nguồn nhân lực và vật lực. Thay đổi xã
hội nhanh chóng có thể làm cho cộng đồng tự cảm thấy gắn bó ít hơn với các giá trị
của khu bảo tồn, và có thể ưa thích chuyển đổi chúng thành một vài sử dụng thương
mại. Thay đổi xã hội cũng thường dẫn đến sự phân hóa và bất bình đẳng ngày càng
tăng trong cộng đồng, làm cho việc quản lý bền vững các khu bảo tồn cộng đồng, càng
khó khăn hơn.
4.1.3. Tính hiệu quả của các khu bảo tồn
Nếu như các khu bảo tồn chỉ chiếm một t lệ nhỏ trên Trái đất thì hiệu quả bảo
tồn các loài của Thế giới được đến đâu? Các ví dụ sau đây sẽ minh họa hiệu quả tiềm
tàng của các khu bảo tồn
Ě Chính phủ Indonesia có kế hoạch bảo vệ các quần thể của những loài chim
và linh trưởng bản địa trong hệ thống các Vườn quốc gia và khu bảo tồn của nước này.
Mục tiêu nói trên sẽ đạt được nhờ vào việc tăng diện tích các khu bảo tồn từ 3,5% lên
10% so với tổng diện tích đất đai của cả nước.
Ě Tại hầu hết các quốc gia nhiệt đới lớn vùng châu Phi, đa số quần thể của
các loài chim bản địa là nằm trong các khu bảo tồn. Ví dụ Zaia có trên 1000 loài chim,
74
thì 89% số loài xuất hiện trong các khu bảo tồn với diện tích chỉ chiếm 3,9% tổng diện
tích đất đai của cả nước.
Ě Một ví dụ điển hình về vai trò của các khu bảo tồn nhỏ đó là Vườn quốc gia
Santa Rosa ở vùng Tây bắc Costa Rica. Vườn này chỉ chiếm 0,2 diện tích của Costa
Rica song nó đã chứa tới 55% số lượng các quần thể của 135 loài bướm đêm của nước
này. Những ví dụ trên đã cho thấy rõ rằng những khu bảo tồn được lựa chọn cẩn thận
thì có thể nuôi dưỡng và che chở cho rất nhiều, nếu không nói là hầu hết, các loài của
một quốc gia.
4.1.4. Những giá trị và lợi ích của các khu bảo tồn
Ngoài việc góp phần cụ thể vào bảo tồn đa dạng sinh học, các khu bảo tồn còn có
một số giá trị và lợi ích khác.
Khái niệm về Tổng giá trị kinh tế (TEV) đã được sử dụng rộng rãi để chuyên đổi
tất cả giá trị và lợi ích của các khu bảo tồn thành dạng kinh tế dễ hiểu (hình 4.2.).
Mặc dù vậy, để có thể đánh giá lợi ích của các khu bảo tồn dưới dạng kinh tế, thì
vẫn còn tồn tại một số vấn đề do có nhiều giá trị khó đánh giá về mặt kinh tế.
Các tiếp cận đánh giá cũng cần xem xét khi đánh giá lợi ích các khu bảo tồn.
Những sai khác về của cải vật chất giữa các cộng đồng và giữa các quốc gia khác
nhau, nên trong khi đánh giá có thể dẫn đến những sai lệch. Các khu bảo tồn có thể là
công ăn việc làm duy nhất ở một số vùng hoặc là nguồn cung cấp chất đốt, chất đạm
trong bửa ăn hàng ngày của người dân địa phương. Chuyển các giá trị này thành đô la
trên thị trường thì có vẻ rất nhỏ, nhưng mất mát các lợi ích này có thể là thảm họa cho
người dân.
Tổng giá trị kinh tế TEV
Giá trị sử dụng
Sử dụng
trực tiếp
Sử dụng
gián tiếp
Giá trị
lựa chọn
Giá trị không sử dụng
Giá trị
tồn tại
Giá trị
kế thừa
Hình 4.2. Các thành phần cơ bản của tổng giá trị kinh tế
75
(Millennium Ecosystem Assessment, 2005)
4.1.4.1. Các giá trị sử dụng và lợi ích trực tiếp
Giải trí du lịch: đôi khi thường được biểu hiện đơn giản bằng khoản thu lệ phí
của các khu bảo tồn. Thật ra, quan trọng hơn đó là sự kết hợp ảnh hưởng kinh tế
của du lịch khu bảo tồn và kinh tế vùng bao gồm các chi phí di chuyển, ăn ở và
các khoản chi tiêu khác. Các giá trị như thế cũng có thể được xem xét dưới dạng
công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Các sản phẩm thu hoạch: tùy thuộc vào mục tiêu quản lý, thông thường có thể
cho phép khai thác bền vững và thu hoạch một số tài nguyên thiên nhiên trong
các khu bảo tồn. Ví dụ như trong phân hạng V và VI của IUCN về các khu bảo
tồn. Các hoạt động trong các khu bảo tồn này bao gồm chăn thả gia súc, câu cá,
săn bắn, sử dụng các sản phẩm phi gỗ, khai thác nước ngọt và các nguồn gene.
Khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo: một vài hoạt động khai thác các
nguồn tài nguyên không tái tạo trong các khu bảo tồn, điển hình là dầu mỏ và
khoáng sản. Nhìn chung hoạt động này trái với khái niệm “bảo tồn và duy trì”
gắn liền với định nghĩa về các khu bảo tồn. Có một số trường hợp mà quá trình
khai thác có những tác động hạn chế và vật liệu khai thác có thể là không cần
thiết đối với mục tiêu và chức năng của khu bảo tồn. Trong trường hợp như thế,
lý lẽ về lợi ích kinh tế của quá trình khai thác có thể biện minh cho hoạt động
này.
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
Đất ngập nước
Canada
Rừng nhiệt đới
Camerun
Rừng ngập mặn
Thailand
Rừng nhiệt đới
Campuchia
USD/ha
Hình 4.3. So sánh TEV của việc chuyển đổi mục đích sử dụng ở
một số vùng trên Thế giới
Nguyên trạng
Chuyển đổi
76
Nghiên cứu khoa học: các khu bảo tồn thường mang đến những cơ hội tốt nhất để
hiểu rõ và giải thích các quá trình sinh thái tự nhiên. Cung cấp các cơ sở dữ liệu
tự nhiên để đối chứng với những thay đổi trong các hệ thống môi trường tự
nhiên, một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong thời kỳ thay đổi môi trường
toàn cầu chưa từng thấy.
4.1.4.2. Giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn
Ảnh hưởng khí hậu: các khu bảo tồn có vai trò trong việc duy trì khí hậu, bao
gồm cả lượng mưa. Các khu bảo tồn cũng là những điểm rộng rãi, có vai trò
trong quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, với vai trò
bể chứa carbon.
Cấp nước và chống xói mòn: các khu bảo tồn có vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ lưu vực, bảo đảm việc cung cấp nước cho cộng đồng kế cận và ổn định
đất dốc. Sự hiện diện của hệ thực vật tự nhiên, đặc biệt rừng và các vùng đất
ngập nước, giảm thiểu được dòng chảy và có vai trò trong điều tiết lũ lụt. Các
dịch vụ này bảo đảm cho việc cấp nước đối với các vùng phụ cận, giảm thiểu lũ
lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô.
Bảo vệ vùng bờ: bảo vệ các sinh cảnh như rừng ngập mặn, đụn cát, các rạn san
hô rộng lớn vai trò trong việc bảo vệ vùng bờ. Duy trì hệ thống rừng ngập mặn
có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thiểu tác động của sóng thần, như đã minh
chứng trong đợt sóng thần năm 2004 ở Đông Nam Á.
Các ảnh hưởng sinh thái khác: các khu bảo tồn có những lợi ích rõ ràng cho các
vùng đất và nước kế cận các khu bảo tồn. Đặc biệt đối với các quần xã sinh vật
biển. Tình trạng xuống cấp của đại dương và sự suy thoái của nhiều ngư trường
đã tạo nên một nhu cầu cấp thiết cho việc quản lý hiệu quả hơn đối với đa dạng
sinh học biển, các quần thể khai thác và sự hưng thịnh chung của biển cả. Việc
thiết lập các khu bảo tồn biển rất cần thiết trong việc quản lý bền vững nghề cá
thông qua việc bảo vệ các nơi ở nhạy cảm và các loài, nguồn cung cấp mẫu
chuẩn và hổ trợ nguồn lợi. Ví dụ một mạng lưới 5 khu bảo vệ nằm ở Đảo Quốc
Saint Lucia (phía đông vùng biển Caribe, Đại Tây Dương), đã gia tăng nghề cá
thủ công lên đến 49-90% ở khu vực rộng lớn cận kề, chủ yếu là câu cá.
Tại Tazania, săn bắn trộm và săn bắt voi không kiểm soát ở Vườn Quốc gia
Tarangire đã làm gia tăng cây gỗ trong Vườn. Điều đó đã làm gia tăng số lượng
ruồi tse-tse và thiệt hại vật nuôi của người dân địa phương. Bảo vệ voi có thể