Theo Pond và CTV (1995) đã đưa ra khái niệm về chất dinh dưỡng như sau: chất dinh dưỡng
là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học mà có thể giữ được sự sinh trưởng, sinh sản, cho
sữa một cách bình thường hoặc duy trì sự sống nói chung. Theo đó, thức ăn được định nghĩa
là: một vật liệu có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng. Wohlbien (1997) định nghĩa
rằng tất cả những gì mà gia súc ăn vào hoặc có thể ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối
với quá trình trao đổi chất thì gọi là thức ăn gia súc. Một định nghĩa khác cũng được sự chấp
nhận của nhiều người đó là “Thức ăn là những sản phẩm của thực vật , động vật, khoáng vật
và các chất tổng hợp khác, mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát
triển và tạo ra sản phẩm”.
1.2. Hệ thống phân loại thức ăn
Ý nghĩa của việc phân loại thức ăn: Việc phân loại thức ăn giúp cho người chăn nuôi biết chọn
và định hướng sử dụng thức ăn thích hợp cho từng đối tượng gia súc để mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Có nhiều phương pháp phân loại thức ăn khác nhau, căn cứ vào nguồn gốc, đặc
tính dinh dưỡng, tính chất thức ăn.
68 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chăn nuôi - Thức ăn gia súc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Thức ăn gia súc
2
Chương 1
Hệ thống phân loại thức ăn
1.1. Định nghĩa
Theo Pond và CTV (1995) đã đưa ra khái niệm về chất dinh dưỡng như sau: chất dinh dưỡng
là một nguyên tố hay một hợp chất hóa học mà có thể giữ được sự sinh trưởng, sinh sản, cho
sữa một cách bình thường hoặc duy trì sự sống nói chung. Theo đó, thức ăn được định nghĩa
là: một vật liệu có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng. Wohlbien (1997) định nghĩa
rằng tất cả những gì mà gia súc ăn vào hoặc có thể ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối
với quá trình trao đổi chất thì gọi là thức ăn gia súc. Một định nghĩa khác cũng được sự chấp
nhận của nhiều người đó là “Thức ăn là những sản phẩm của thực vật , động vật, khoáng vật
và các chất tổng hợp khác, mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát
triển và tạo ra sản phẩm”.
1.2. Hệ thống phân loại thức ăn
Ý nghĩa của việc phân loại thức ăn: Việc phân loại thức ăn giúp cho người chăn nuôi biết chọn
và định hướng sử dụng thức ăn thích hợp cho từng đối tượng gia súc để mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Có nhiều phương pháp phân loại thức ăn khác nhau, căn cứ vào nguồn gốc, đặc
tính dinh dưỡng, tính chất thức ăn...
1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc
Căn cứ vào nguồn gốc thức ăn được chia thành các nhóm sau:
+ Thức ăn có nguồn gốc từ thực vật: Trong nhóm này gồm các thức ăn xanh, thức ăn rễ, cu,
quả, thức ăn hạt các sản phẩm phụ của ngành chế biến nông sản: thức ăn xơ, rơm rạ, dây khoai
lang, thân lá đậu phộng, thân cây bắp, các loại cám, bánh dầu (do các ngành chế biến dầu) bã
bia, rượu, sản phẩm phụ. Nhìn chung, loại thức ăn này là nguồn năng lượng chủ yếu cho người
và gia súc, ngoài ra nó còn cung cấp vitamin, protein thô, các loại vi khoáng, kháng sinh, hợp
chất sinh học.
+ Thức ăn có nguồn gốc từ động vật: gồm tất cả các loại sản phẩm chế biến từ nguyên liệu
động vật như bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, bột sữa và bột máu. Hầu hết thức ăn
3
động vật có protein chất lượng cao, có đủ các axit amin thiết yếu, các nguyên tố khoáng và
một số vitamin A, D, E, K, B12.., tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn
động vật cao hay thấp phụ thuộc vào cách chế biến, là thức ăn bổ sung protein quan trọng
trong khẩu phần của gia súc gia cầm.
+ Thức ăn nguồn khoáng chất: Gồm các loại bột sò, đá vôi và các muối khoáng khác nhằm bổ
sung các chất khoáng đa và vi lượng.
1.2.2. Phân loại theo giá trị năng lượng
Theo phương pháp này, người ta phân thức ăn thành 2 loại: thức ăn tinh và thức ăn thô. Tùy
theo một số quốc gia mà người ta sữ dụng đơn vị là đơn vị tinh bột, năng lượmg trao đổi
(ME), % protein thô (CP) và % xơ thô (CF).
+ Theo các nhà khoa học Nhật, được xếp là thức ăn tinh khi giá trị năng lượng của thực liệu
tương đương với 45% đơn vị tinh bột hay hơn và là thức ăn thô khi thấp hơn 45%.
+ Theo các chuyên gia Liên xô khi 1 kg thực liệu chứa ít hơn hay bằng 0,6 đơn vị thức ăn (≤
1.500 kcal ME) thì được xếp vào nhóm thức ăn thô, ngược lại thuộc về thức ăn tinh.
+ Theo qui định về thức ăn của Canada thì một thức ăn năng lượng không chứa hơn 16%
protein và 18% xơ.
1.2.3. Phân loại thức ăn theo các tính chất lý hóa và cách sử dụng thông thường
Ðây là cách phân loại thức ăn gia súc quốc tế do Harris và et al., đề nghị cùng với danh pháp
đã được chấp thuận bởi mạng lưới các trung tâm thông tin quốc tế về thức ăn gia súc, ủy ban
nghiên cứu (NRC) trực thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Mỹ cũng đề ra cách phân loại dựa theo
tiêu chuẩn trên.
Các thực liệu được phân nhóm thành 8 hạng loại dựa theo các đặc điểm hóa lý và phương
pháp sử dụng chúng trong khẩu phần được phối hợp. Do sự cần thiết, các hạng loại này có tính
chất khuyến cáo và trong các trường hợp ngoại lệ một thức ăn sẽ được xếp cho một hạng loại
tùy thuộc vào cách sử dụng phổ biến của nó. Tính theo chất khô, các thức ăn chứa hơn 18% xơ
thô hoặc 35% vách tế bào thì được xếp vào thức ăn thô (forages hay roughages), những thức
ăn chứa dưới 20% protein và dưới 18% xơ thô được xếp loại thức ăn năng lượng và những
thức ăn chứa trên 20% protein hay hơn thì xếp loại thức ăn bổ sung protein.
● Các hạng loại thức ăn xếp theo các đặc điểm lý hóa:
4
1. Thức ăn thô khô và xác vỏ: bao gồm các thức ăn thô khô và xác vỏ được cắt và phơi sấy và
các sản vật khác với hơn 18% xơ thô hoặc chứa hơn 35% vách tế bào (tính theo VCK). Chúng
có mức năng lượng thuần thấp trên mỗi đơn vị trọng lượng, bởi vì hàm lượng vách tế bào cao.
Ví dụ về thức ăn thô: cỏ khô, rơm, thân cây bắp, xác vỏ: vỏ trấu, vỏ quả.
2. Ðồng cỏ, cỏ đồng và thức ăn thô xanh: bao gồm tất cả thức ăn thô trên đồng chưa cắt (kể cả
các thức ăn khô trên cây) hoặc được cắt và cho ăn tươi.
3. Thức ăn ủ chua: chỉ bao gồm những thức ăn thô ủ chua (cây bắp, đậu alfalfa, cỏ hòa thảo ...)
nhưng không kể cá ướp, hạt, khoai và củ đem ủ.
4. Thức ăn năng lượng: các thực liệu chứa dưới 20% protein và dưới 18% xơ thô (tính theo
VCK) như thức ăn hạt, phụ phẩm xay xát, trái, quả hạch, khoai và củ. Cũng vậy khi những
thức ăn này được ủ, chúng vẫn được xếp thức ăn năng lượng.
5. Thức ăn bổ sung protein: các thực liệu chứa 20% protein hay hơn (tính theo VCK) có nguồn
gốc động vật (kể cả các sản vật được ủ) cũng như các loại tảo, bánh dầu ...
6. Thức ăn bổ sung khoáng
7. Thức ăn bổ sung vitamin (kể cả nấm men được ủ)
8. Các chất phụ gia: các chất bổ sung cho thức ăn như kháng sinh, chất tạo màu, mùi, hormon
và các loại thuốc.
Cách phân loại thức ăn của NRC Mỹ đề ra cũng tương tự như trên với vài khác biệt nhỏ trong
ví dụ minh họa.
1. Thức ăn thô khô và cây thức ăn khô: cỏ khô; cây họ đậu hoặc không phải họ đậu; rơm; cây
thức ăn khô; phần thân lá còn lại sau khi thu hoạch sản phẩm chính; các thức ăn khác có hơn
18% xơ (vỏ trấu, vỏ trái)
2. Ðồng cỏ, cỏ đồng và thức ăn thô xanh
3. Thức ăn ủ chua: bắp, cây họ đậu, cỏ hòa thảo
4. Thức ăn năng lượng hay thức ăn cơ bản: hạt ngũ cốc, phụ phẩm xay xát, trái, quả hạch,
khoai củ.
5. Thức ăn bổ sung protein: động vật, hải sản, gia cầm, thực vật
6. Thức ăn bổ sung khoáng
7. Thức ăn bổ sung vitamin
8. Các chất phụ gia không có giá trị dinh dưỡng: kháng sinh, chất tạo màu, chất tạo mùi,
hormon, thuốc.
5
Cách phân loại thức ăn quốc tế hoặc của NRC rất hữu dụng trong phối hợp khẩu phần trên
máy tính và trong trao đổi mua bán quốc tế.
1.2.4. Phân loại thực dụng
Trong thực tiễn chăn nuôi ta có thể phân các thực liệu thành các nhóm sau đây:
1. Thức ăn nhiều nước (Succelents): thức ăn xanh, thức ăn ủ chua, khoai củ, quả mọng.
2. Thức ăn thô khô (roughages): cỏ khô, rơm, thân khô.
3. Thức ăn tinh (concentrates):
a. Gốc thực vật giàu năng lượng: hạt và phụ phẩm.
b. Gốc thực vật giàu đạm: bánh dầu, hạt họ đậu.
c. Gốc động vật: sữa và sản phẩm chế biến, bột cá, bột thịt, bột thịt xương.
d. Thức ăn hỗn hợp.
4. Thức ăn khoáng: muối ăn, bột vỏ sò, bột xương, các phosphat, muối vi lượng.
5. Các vitamin và premix
6. Các thức ăn khác: mật đường, hèm rượu, bã bia, nấm men.
6
Chương 2
Các loại thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm
2.1. Thức ăn năng lượng
Thức ăn năng lượng (energy feeds) thường được dùng trong các khẩu phần nuôi heo và gia
cầm từ 60-90% nên còn gọi là thức ăn cơ bản (Basal feeds). Theo phân loại đó là những thức
ăn có hàm lượng protein thô dưới 20% và xơ thô dưới 18% (tính theo vật chất khô). Thường
dùng nhất là các loại hạt ngũ cốc và các phụ phẩm chế biến chúng. Các loại khoai giàu tinh
bột như khoai mì cũng khá quen thuộc. Tùy theo địa phương mà sản phẩm phụ của việc chế
biến nông sản cũng được dùng làm nguồn cung cấp năng lượng cho gia súc, gia cầm như mật
đường, hèm rượu, bã bia ...
2.1.1. Khoai củ
● Củ (root): Các đặc điểm chính của củ là nhiều nước (75 - 94%) và ít xơ (4 - 13% VCK).
Chất hữu cơ chủ yếu của củ là các loại đường (củ cải thức ăn 600-700 g/kg VCK, củ cải
đường 650-750) và tỷ lệ tiêu hóa cao (80-87%). Nói chung các loại củ đều nghèo protein mặc
dù cũng như các loại hoa màu khác, thành phần này có thể bị ảnh hưởng do việc bón phân N.
Hàm lượng protein có thể biến động từ 4 - 8% tính trên VCK. Thành phần và giá trị dinh
dưỡng cũng thay đổi theo kích thước củ.
● Khoai (Tuber): Khoai khác củ là có chứa tinh bột hay fructan thay vì sucrose làm nguồn
carbohydrate dự trữ. Chúng có hàm lượng chất khô cao hơn và xơ thấp hơn vì vậy thích hợp
hơn củ khi dùng làm thức ăn thay thế hạt ngũ cốc cho heo và gia cầm. Hàm lượng cũng như
chất lượng của protein, vitamin, khoáng không đáng kể. Cũng như trường hợp củ, thành phần
và giá trị dinh dưỡng của các loại khoai cũng biến động theo cở củ.
● Mật đường và nước ép đường: Trong chăn nuôi việc sử dụng mật đường làm nguồn thức
ăn năng lượng là khá phổ biến. Ngòai ra ở những vùng sản xuất đường quan trọng, nếu có lãi
thì nước ép tươi hoặc cô lại từ mía hoặc củ cải đường cũng được sử dụng trong chăn nuôi. Ðôi
khi đây là một giải pháp có lợi nếu giá đường thực phẩm sụt giảm và tiêu thụ không hết. Mật
đường có hàm lượng chất khô khoảng 70-75%, đường chiếm khoảng 50%. Mật đường rất
nghèo protein, ở mật đường củ cải chỉ có 2 - 4% và phần lớn là các hợp chất nitơ phi protein
trong đó chứa amin, betain, chất này có khả năng tạo mùi cá khó chịu trong sữa.
7
2.1.2. Bắp
Trước đây, bắp chỉ được trồng nhiều ở Nam Mỹ, nhưng hiện nay đa được trồng rộng rãi tại
các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới làm thức ăn cho cả người và gia súc. Đây là loại cây trồng
đòi hỏi khí hậu ấm để chín hạt và không chịu được khí hậu đông giá. Bắp ngày càng chiếm
lĩnh thị trường quốc tế. Sử dụng bắp làm thức ăn gia súc đòi hỏi chi phí giá thành cao, vì vậy
xu thế chung là thay thế bắp bằng các loại nguyên liệu hay các phế phụ phẩm sẳn có của địa
phương để góp phần làm giảm chi phí thức ăn. Bắp gồm 3 loại: bắp vàng, bắp trắng và bắp đỏ.
Bắp vàng chứa sắc tố crytoxanthin là tiền chất của vitamin A. Sắc tố này có liên quan tới màu
sắc của mỡ, thịt khi vỗ béo gia súc và màu của lòng đỏ trứng gia cầm tăng cường thị hiếu của
người tiêu thụ. Bắp đỏ, vàng có giá trị caroten cao hơn bắp trắng, còn giá trị dinh dưỡng tương
tự nhau.
Tuy nhiên, hiện nay tại Anh việc sử dụng bắp vàng và đỏ không được ưa chuộng trong khẩu
phần vỗ béo gia súc vì lý do làm mỡ có màu vàng, vì vậy đối tượng gia súc này thường sử
dụng chủ yếu là bắp trắng. Bắp chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B.
Bắp chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thu là phytate. Giống như
các loại thức ăn hạt cốc khác, bắp là loại thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa năng lượng cao, giá trị
protein thấp và thiếu cân đối axit amin. Bắp chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô. Protein thô từ
8 - 13% (tính theo vật chất khô). Lipit của bắp từ 3 - 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no,
nhưng là nguồn phong phú axit linoleic. Protein của bắp tồn tại dưới 2 dạng chính: zein và
glutelin. Zein nằm trong nội nhũ chiếm tỷ lệ cao nhưng thiếu các axit amin thiết yếu như
tryptophan và lysine. Glutelin chiếm tỷ lệ thấp hơn zein, nó cũng nằm trong nội nhủ. Gần đây
người ta tạo được một số giống bắp giàu axit amin hơn so với các giống bắp bình thường, song
vẫn nghèo methionine. Vì vậy, khi dùng bắp Oparque-2 cho heo và gia cầm, cần bổ sung thêm
methionine. Một giống bắp mới nữa là Floury-2 có hàm lượng lysine và cả methionine cao
hơn bắp Oparque-2. Dùng loại bắp này không phải bổ sung thêm methionine. Bắp là loại thức
ăn chủ yếu dùng cho gia súc và gia cầm và là loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1 kg bắp hạt có
3200 - 3300 kcal ME (bảng 2.1). Người ta dùng bắp để sản xuất bột và glucoz cho người.
Nhiều sản phẩm của bắp rất thích hợp cho động vật, trong đó quan trọng là mầm bắp, cám và
gluten. Khi 3 loại này hỗn hợp lại tạo thành sản phẩm có tên là bột gluten - bắp, chứa xấp xỉ
24% protein thô, 3 - 5% xơ thô. Hỗn hợp này thích hợp cho tất cả các loại gia súc và gia cầm,
đặc biệt là bò sữa, tuy vậy cũng vẫn cần bổ sung thêm axit amin công nghiệp. Bắp còn có tính
8
chất ngon miệng với heo. Lysine và tryptophan là hai loại axit amin hạn chế của bắp khi dùng
nuôi heo. Khi dùng bắp làm thức ăn chính cho heo thường gây hiện tượng mỡ nhão ở heo. Độ
ẩm của bắp có thể biến đổi từ 10-25%. Muốn bảo quản tốt độ ẩm tối đa cho phép 15%. Bắp
thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác.
Bảng 2.1. Tỷ lệ tiêu hóa của bắp và một số phụ phẩm của bắp (%)
Vật nuôi Protein Xơ Béo TLTH ME (Mcal/kg)
Bắp hạt Cừu 76,0 57,0 91,0 94,0 3,47
Bột hạt và lõi Cừu 74,0 69,1 78,4 90,3 3,23
Lõi Bò 55,0 76,0 53,0 79,0 2,74
Bột hominy Cừu 66,0 34,0 81,0 81,0 2,81
Bột gluten Cừu 80,0 55,0 73,0 73,0 2,62
Bắp hạt Heo 69,9 40,7 55,7 92,9 3,64
2.1.3. Lúa hạt
Lúa là loại hạt cốc chủ yếu của vùng Đông Nam Á. Cây lúa rất thích hợp với khí hậu ẩm và
bán nhiệt đới và cũng được trồng một ít ở Bắc Âu. Hạt lúa có 2 phần: vỏ trấu bên ngoài, lớp
vỏ mỏng bên trong (cám) bao quanh hạt gạo. Lúa được dùng chủ yếu cho loài nhai lại và
ngựa, gạo, cám dùng cho người, heo và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt lúa,
nó rất giàu silic và thành phần chủ yếu là cellulose. Cám gạo chứa khoảng 11 - 13% protein
thô và 10 - 15% lipit. Trong chăn nuôi có khi người ta dùng cả lúa nguyên hạt (cả vỏ trấu)
nghiền mịn dùng làm thức ăn cho gia súc. Tuy nhiên, những mảnh vỏ trấu trong thức ăn
nghiền có cạnh sắc gây thương tổn niêm mạc đường tiêu hóa của gia súc, ảnh hưởng tới tỷ lệ
tiêu hoá.
2.1.4. Tấm
Tấm gạo cũng là một phụ phẩm từ lúa có giá trị dinh dưỡng gần tương đương với bắp nhưng
không có sắc tố nên không được ưa chuộng sử dụng trong thức ăn cho gà. Tấm có thể sử dụng
trong thức ăn của heo nhỏ vì dễ tiêu hóa, tuy nhiên do giá thành đắt nên ít được sử dụng nhiều
trong thức ăn chăn nuôi.
Hàm lượng protein 70 – 90 g/kg (Nguyễn Xuân Trạch và ctv, 2006). Thành phần hóa học và
giá trị dinh dưỡng của tấm tương đương với gạo, giàu năng lượng, (3.340 kcal ME/kg), ít xơ
(0,9%). Hàm lượng protein trong tấm trung bình khoảng 6,73 – 12,49%. Có vài loại tấm có
hàm lượng protein thấp (dưới 9%) được sản xuất từ những giống lúa cũ như 113, nàng hương,
nàng thơm, 108, Cũng có một vài loại tấm có hàm lượng protein cao (trên 10%) là được
sản xuất từ các giống lúa Ruri, Ozo, Mashuzi, Các thành phần khác như béo, xơ, khoáng,
9
canxi, photpho, không bị thay đổi nhiều theo giống. Tấm thường ít nhiễm độc tố aflatoxin
nên có thể sử dụng tỷ lệ cao khi trộn với các thức ăn khác trong khẩu phần (Lã Văn Kính,
2003).
2.1.5. Cám gạo
Cám gạo là sản phẩm phụ của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình quân là 10% khối
lượng lúa. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi gạo, trấu và một ít
tấm. Chất lượng của cám thay đổi tùy thuộc vào hàm lượng trấu trong cám. Nhiều trấu sẽ làm
tăng hàm lượng chất xơ thô và silic, giảm nồng độ năng lượng của thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu hóa.
Tùy theo lượng trấu còn ít hay nhiều mà cám được phân thành loại I hay loại II.
Cám là nguồn B1 phong phú, ngoài ra còn có cả vitamin B6 và biotin, 1kg cám gạo có khoảng
22 mg vitamin B1, 13 mg vitamin B6 và 0,43 mg biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh
dưỡng, chứa 11 - 13% protein thô, 10 - 15% lipit thô, 8 - 9% chất xơ thô, khoáng tổng số là 9 -
10%. Dầu cám chủ yếu là các axit béo không no, các axit này dễ dàng làm cho cám bị ôi, giảm
chất lượng của cám và cám trở nên đắng, khét. Do vậy, nếu ép hết dầu thì cám gạo bảo quản
được lâu hơn. Cũng có thể bảo quản cám bằng các biện pháp hấp, trộn với muối, xông khói...
Cám gạo là một nguồn phụ phẩm rất tốt cho vật nuôi và dùng cám có thể thay thế một phần
thức ăn tinh trong khẩu phần loài nhai lại và heo. Tuy nhiên, hạn chế của cám đó là các chất
đường không phải tinh bột, đó là những đường đa do những đường đơn tạo nên thông qua các
liên kết β -1,4; β -1,6-glycosit ... Nên gia súc dạ dày đơn không thể tiêu hóa được.
Hàm lượng axit béo tự do của cám từ gạo đã luộc qua là dưới 3%, nhưng ngay sau khi nghiền
có thể tăng nhanh với tỷ lệ 1%/giờ. Quá trình gây ôi của dầu trong cám có thể được hạn chế
bằng phương pháp xử lý nhiệt hay phơi khô ngay sau khi xay nghiền gạo. Xử lý nhiệt ở nhiệt
độ 1000C trong vòng 4-5 phút bằng hơi nước nóng là đủ để làm chậm lại quá quá trình sản
sinh acid béo tự do. Cám có thể được làm khô bởi nhiệt bằng cách trải rộng trên 50 cái khay
chứa và sử lý ở nhiệt độ 2000C trong vòng 10 phút. Độ ẩm trong cám tốt nhất nên ở 4% trong
khi bảo quản sẽ làm vô hiệu hóa các chất kháng dinh dưỡng.
Cám gạo còn là nguồn vitamin B phong phú và là loại thức ăn khá hấp dẫn cho gia súc gia
cầm. Dầu cám là nguyên nhân gây mỡ mềm, ngoài việc lưu ý dầu cám ra, cám là nguồn thức
ăn cho tất cả các đối tượng gia súc. Lượng cám tối đa có thể dùng trong khẩu phần trâu bò tối
đa là 40%, của heo không quá 30-40%, tuy nhiên giai đoạn cuối vỗ béo cần giảm tỷ lệ cám
trong khẩu phần để tránh hiện tượng mỡ mềm, gia cầm chỉ nên dùng 25% của khẩu phần. Cám
10
không được khử dầu được sử dụng như là chất mang, chất kết dính trong hỗn hợp thức ăn.
Cám gạo thường có pha lẩn vỏ trấu vì vậy thành phần xơ có thể tăng lên 10-15%.
Những điểm cần chú ý khi sử dụng cám
- Có thể sử dụng với mức cao trong khẩu phần: từ 30 - 70%, nhưng phải phối hợp thêm các
loại thức ăn giàu đạm.
- Cần có biện pháp chế biến thích hợp như ủ men, ủ chua, lên men nhẹ, đường hóa, nấu chín...
để nâng cao tỷ lệ tiêu hóa.
- Khi dùng hỗn hợp hạt ngũ cốc cần bổ sung thêm Ca. Đối với gia súc dạ dày đơn, không nên
cho ăn quá nhiều và cần bổ sung thêm P vô cơ.
2.1.6. Khoai mì (cassava)
Củ khoai mì thường được dùng để sản xuất tinh bột chất lượng cao, dù vậy củ vẫn được sử
dụng cho bò, heo và gia cầm ăn dưới dạng thô hoặc tươi. Thường dùng nhất là ở dạng xắt lát
hoặc khúc phơi khô, khi dùng đem nghiền thành bột. Ðây là một thực liệu khá phổ biến trong
thức ăn hỗn hợp, kể cả những nước ôn đới phải nhập khẩu. Bột khoai thương mại có độ ẩm
12,5 - 13,5%; protein 1,8 - 3%; béo 0,3 - 0,4%; xơ 1,5 - 4,2%; chiết chất không đạm 76 -
81,5% trong đó tinh bột đến 68%; ít khoáng chất 1,3 - 3,3% trong đó Ca 0,07 - 0,09 và P 0,05
- 0,09%. Các dưỡng chất của khoai mì dễ tiêu hóa. Hàm lượng ME biến động từ 13,5 - 18,05
MJ/kg, tương đương với 1-1,4 ÐVTA. Protein khoai mì chứa 3,5% lysin; 1% methionin; 0,6%
cystin; 0,6% trytophan. Trong 1 kg có 550 UI vitamin; 1,6 mg thiamin; 0,8 mg riboflavin; rất
nghèo các acid béo thiết yếu. Khoai mì chứa 2 glucosid có gốc - C = N là linamarin và
lotaustralin, chúng dễ bị phân hủy phóng thích ra các acid cyanhydric gây ngộ độc cho gia súc.
Ở vật non, trao đổi chất khoáng bị vi phạm và giảm năng suất. Những phương pháp xử lý có
thể là hấp, bào nạo và vắt, hoặc xay nghiền thành bột và sau đó đem ép.
Khoai mì được dùng chủ yếu nuôi gia súc lớn có sừng. Trong khẩu phần có thể dùng không
quá 10% để nuôi gia cầm, không quá 40% nuôi heo và 40-70% tính theo giá trị năng lượng
của khẩu phần để nuôi vỗ trâu bò. Việc cân đối các dưỡng chất cần phải được chú ý.
2.1.7. Khoai lang (Sweet potato)
Củ khoai lang dễ tiêu hóa và là một thực liệu cung cấp năng lượng rất tốt. Củ tươi rất phù hợp
khẩu vị của bò. Thức ăn tinh dặm thêm của bò sữa có thể gồm 50% khoai lang xắt lát khô,
25% bắp, 25% mật đường và urê. Củ tươi có thể thay thế 30-50% tỷ lệ thức ăn hạt trong các
khẩu phần của heo. Nấu làm gia tăng giá trị sử dụng của khoai lang. Do phải dùng khoai tươi
11
với lượng lớn nên sử dụng cho heo trưởng thành tốt hơn. Khoai lang có giá trị thức ăn tương
đương 90% so với bắp khi chúng chiếm đến 60% khẩu phần. Chăn thả giới hạn heo nái trên
ruộng khoai rất tiện lợi. Kèm theo chăn thả người ta cho nái ăn thêm 0,5 kg thức ăn bổ sung
protein hàm lượng cao, nhưng chú ý heo nái dễ bị mập mỡ. Quày thịt của heo ăn khoai lang
săn chắc. Bột khoai lang có thể đưa vào khẩu phần gia cầm đến 50%, nếu có bổ sung protein
thích hợp cho kết quả tố