CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.1. Lịch sử phát triển ĐTM
Để duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục sự phát triển của nòi giống, ngay từ thời kỳ
nguyên thủy, con người đã có những hoạt động khai thác thiên nhiên làm thành những vật phẩm
thiết yếu cho mình. Trong lúc tiến hành những hành động đó, con người ít nhiều đã biết rằng sự
can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên, môi trường đều có hai mặt lợi, hại khác nhau đối với cuộc
sống trước mắt và lâu dài.
Trong xã hội công nghiệp, với sự phát hiện những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới và kỹ
thuật tiên tiến, con người đã có tác động mạnh mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, can
thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để “chế ngự” thiên nhiên,
con người nhiều khi đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của loài người
với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt tới những năng suất cao trong sản xuất công
nghiệp, con người đã chuyển đổi những dòng năng lượng tự nhiên, cắt nối các xích thức ăn vốn
có của thiên nhiên, đơn điệu hóa các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung to lớn để duy trì
những cân bằng nhân tạo mong manh.
Đặc biệt trong nửa cuối thế kỷ 20, sau những năm hồi phục hậu quả của thế chiến thứ hai,
hàng loạt các nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu vào công nghiệp
hóa, nhiều nước mới được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ
nền kinh tế của mình. Một số nhân tố mới như cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, bùng nổ dân
số, sự phân hóa các quốc gia về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác
tài nguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới đã tạo
nên hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do dư thừa” tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và “ô nhiễm
do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển về kinh tế.
Tại các nước Tư bản chủ nghĩa phương Tây, trong các năm 60 và đầu 70, sự quan tâm và lo
lắng của công chúng đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con
người đã trở thành một vấn đề chính trị quan trọng trong xã hội, đòi hỏi nhà nước có đường lối
để giải quyết. Một ví dụ tiêu biểu là tại Mỹ, năm 1969, Quốc Hội đã ban hành luật về chính sách
quốc gia về môi trường, thường được gọi tắt là NEPA (National Environment Protection Act).
Luật này quy định rằng tất cả những kiến nghị quan trọng ở cấp Liên bang về luật pháp, các dự
án và các quy định hoạt động kinh tế, kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được nhà nước chấp thuận
phải kèm theo một báo cáo tường tận về tác động đến môi trường. Bản hướng dẫn kèm theo luật
trình bày một cách chi tiết mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thực hiện báo cáo đánh giá tác
động môi trường. Tiếp theo Mỹ, nhiều nước khác như Canada, Australia, Anh, Nhật Bản, CHLB
Đức đã lần lượt ban hành những luật pháp hoặc quy định ở mức độ chặt chẽ khác nhau về đánh
giá tác động đến môi trường.
Trong những năm 1970 - 1980, một số nước đang phát triển đã ban hành những quy định về
đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Riêng trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, các
nước Thái Lan, Hàn Quốc, Phillipines, Indonesia, Malaysia đều đã có những quy định chính thức
hoặc tạm thời về ĐTM, và đã thực sự tiến hành nhiều báo cáo về ĐTM cho các hoạt động phát
triển của mình. Tư liệu của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) cho thấy rằng tínhđến năm 1985, ¾ những nước phát triển đã có quy định về ĐTM ở những mức độ khác nhau,
hoặc ít nhất cũng đã hoàn thành một báo cáo về ĐTM.
Quá trình phát triển hệ thống ĐTM của Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (trước ngày 27 tháng 12 năm 1993): Từ năm 1983, Chương trình nghiên
cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM.
Năm 1985, trong Nghị quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã quy định: trong xét duyệt luận chứng kinh tế – kỹ
thuật của các công trình xây dựng lớn, hoặc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan
trọng cần tiến hành ĐTM. Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần
làm ngay về BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành, các địa phương khi xây dựng
các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài, đều phải thực hiện nội dung ĐTM trong
các luận chứng kinh tế - kỹ thuật”. Ngày 10 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm thời về ĐTM”.
- Giai đoạn 2 (từ ngày 27 tháng 12 năm 1993 đến ngày 01 tháng 7 năm 2006): Ngày
27/12/1993, Luật BVMT được Quốc hội thông qua và công bố ngày 10 tháng 01 năm 1994. Tại
Điều 18 của Luật đã quy định “tất cả các dự án phát triển ở mọi quy mô đều phải lập báo cáo
ĐTM để thẩm định. Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của dự án là một trong những căn cứ có
tính pháp lý để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện.
Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT (Nghị định có 1
chương riêng về công tác ĐTM, trong đó đáng lưu ý là những quy định cụ thể về các dự án phải
lập báo cáo ĐTM, nội dung của một Báo cáo ĐTM sơ bộ, Báo cáo ĐTM chi tiết, thẩm quyền
thẩm định và phân cấp thẩm định Báo cáo ĐTM); Ngoài ra, trong giai đoạn này còn một số văn
bản khác liên quan đến thủ tục, trình tự, nguyên tắc thẩm định như Thông tư số 490/1998/TTBKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng
dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư; Quy chế tổ chức và hoạt động của
Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM ban hành kèm theo Quyết định số 04/2003/QĐ-BTNMT ngày
21 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ TN & MT.
- Giai đoạn 3 (từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến nay): với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi
trường năm 2005 (ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006), công tác
bảo vệ môi trường được tăng cường hơn, các vai trò, ý nghĩa có ĐTM được nâng cao. Việc thực
hiện ĐTM được đặt ra với yêu cầu chặt chẽ, rõ ràng hơn cho các dự án đầu tư có nguy cơ tác động
môi trường ở mức độ cao, những dự án đầu tư còn lại thì yêu cầu phải đăng ký bản cam kết bảo vệ
môi trường (thực chất vẫn là hình thức đơn giản của ĐTM). Bên canh hệ thống văn bản pháp luật
được xây dựng và ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang xây dựng và ấn phẩm
nhiều hướng dẫn kỹ thuật ĐTM cho các loại hình dự án khác nhau. Lực lượng tư vấn lập báo cáo
ĐTM, CKBVMT phát triển mạnh về số lượng cũng như chất lượng; năng lực thẩm định báo cáo
ĐTM của các cơ quan quản lý nhà nước và của đội ngũ cán bộ được nâng lên đáng kể.
185 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Hoàng Ngọc Khắc, Nguyễn Khắc Thành
Vũ Văn Doanh, Lê Đắc Trường
GIÁO TRÌNH
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
HÀ NỘI, 2013
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 7
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ......................... 7
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................................ 7
1.1.1. Lịch sử phát triển ĐTM ............................................................................................ 7
1.1.2. Định nghĩa đánh giá tác động môi trường ................................................................ 8
1.1.3. Mục đích của ĐTM ................................................................................................... 9
1.1.4. Ý nghĩa của ĐTM ..................................................................................................... 9
1.2. CÁC HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG ........................................................... 9
1.2.1. Phân loại đánh giá tác động môi trường ................................................................... 9
1.2.2. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) ................................................................ 10
1.2.3. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) .................................................................... 18
1.2.4. Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) ................................................................ 27
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 33
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ CAM KẾT
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .............................................................................................. 33
2.1. QUY TRÌNH CHUNG .................................................................................................. 33
2.2. LƯỢC DUYỆT .............................................................................................................. 38
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG SƠ BỘ ....................................................... 39
2.4. LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHI TIẾT ....................... 40
2.4.1. Lập đề cương, tham khảo ý kiến và chuẩn bị tài liệu ............................................. 40
2.4.2. Phân tích, đánh giá tác động môi trường ................................................................ 41
2.4.3. Các biện pháp giảm thiểu và quản lý tác động ....................................................... 42
2.4.2. Lập báo cáo ĐTM ................................................................................................... 44
2.5. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG...... 54
2.6. THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐTM .................................................................................... 59
2.7. QUẢN LÍ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.................................................................. 64
2.8. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...................... 69
2.8.1. Lập bản cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) ................................................... 69
2.8.2. Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường ................................................................ 69
2.8.3. Xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường ................................................. 70
2.8.4. Gửi hồ sơ xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường ............................................... 71
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG .............................................................................................................. 73
3.1. Phương pháp liệt kê số liệu ........................................................................................ 73
3.2. Phương pháp danh mục .............................................................................................. 74
3.3. Ma trận môi trường .................................................................................................... 78
3.4. Chồng bản đồn môi trường ........................................................................................ 80
3.5. Phương pháp mạng lưới ............................................................................................. 82
3.6. Phương pháp đánh giá nhanh ..................................................................................... 85
3.7. Mô hình hóa môi trường ............................................................................................ 87
3.8. Phán đoán của chuyên gia (Hệ thống đánh giá môi trường Battelle) ........................ 91
3.9. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích ....................................................................... 93
3.10. Sử dụng chỉ thị và chỉ số môi trường ....................................................................... 94
CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
VÀ LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................. 98
4.1. Nguyên tắc cơ bản đánh giá tác động của dự án đến môi trường. ................................. 98
4.2. Nội dung cơ bản đánh giá tác động của dự án đến môi trường. .................................... 98
4.3. Phân tích, nhận biết tác động môi trường. ..................................................................... 99
4.4. Đánh giá tác động đến một số yếu tố môi trường ........................................................ 106
4.4.1. Đánh giá tác động đến môi trường không khí ..................................................... 106
4.4.2. Đánh giá tác động đến môi trường nước mặt ...................................................... 107
4.4.3. Đánh giá tác động đến môi trường đất ................................................................ 108
4.4.4. Đánh giá tác động đến môi trường xã hội ........................................................... 108
4.4.5. Đánh giá tác động đến môi trường sinh vật ......................................................... 108
4.4.6. Đánh giá và quản lí rủi ro môi trường ................................................................. 109
4.7. LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ...................................... 111
4.7.1. Nội dung đánh giá tác động môi trường sơ bộ .................................................... 111
4.7.2. Tiến hành đánh giá tác động môi trường ............................................................. 112
4.7.3. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết .................................... 115
4.7.4. Một số nghiên cứu báo cáo ĐTM điển hình ........................................................ 117
4.8. LẬP BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ....................................................... 149
PHỤ LỤC I .................................................................................................................. 151
PHỤ LỤC II ................................................................................................................. 152
PHỤ LỤC III ............................................................................................................... 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 162
Danh mục hình
Hình 2.1. Quy trình ĐTM của Việt Nam ...................................................................... 34
Hình 2.2. Chu trình đánh giá tác động môi trường ....................................................... 35
Hình 2.3. Các bước chính của quá trình ĐTM ở Châu Á ............................................ 36
Hình 2.4. Các bước chính của quá trình ĐTM ở Việt Nam ......................................... 37
Hình 2.5. Các bước tiến hành lược duyệt ..................................................................... 38
Hình 2.6. Các bước xác định mức độ phạm vi đánh giá ............................................... 40
Hình 3.1: Sơ đồ mạng lưới các nguồn tác động tiềm tàng và hậu quả tác động môi trường
................................................................................................................................ 83
Hình 3.2: Sơ đồ mạng lưới về tác động môi trường của dự án nạo luồng tàu .............. 84
CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
BVMT: Bảo vệ môi trường
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
CHXHCNVN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CKBVMT: Cam kết bảo vệ môi trường
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
UBND: Uỷ Ban nhân dân
UNDP: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
UNEP: Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
WHO: Tổ chức y tế thế giới
BKHCNMT Bộ khoa học, công nghệ và Môi trường
LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển kinh tế - xã hội là xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên Thế giới.
Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc xây dựng và triển khai các dự án
đầu tư. Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội làm môi trường ngày càng trở nên ô
nhiễm, suy thoái. Để hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm cần sử dụng các công cụ quản lý môi
trường tổng hợp đa dạng trong đó Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ quản
lý môi trường chiến lược trong việc lựa chọn các dự án tối ưu, ngăn ngừa giảm thiểu ô
nhiễm trước khi các dự án đi vào hoạt động. Hiện nay ở Việt Nam Đánh giá tác động môi
trường là một chế định lớn trong Luật bảo vệ môi trường (BVMT), nó được đặt ra để các
chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực BVMT, xem xét hành vi của các
chủ thể nhằm ngăn chặn, kiểm soát những tác động xấu tới môi trường.
Giáo trình “Đánh giá tác động môi trường” được biên soạn phục vụ chương trình
đào tạo cử nhân ngành môi trường của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội. Giáo trình này trình bày về tầm quan trọng của đánh giá tác động môi trường trong
công tác quản lý và bảo vệ môi trường, trang bị cho sinh viên quy trình thực hiện đánh
giá tác động môi trường và các phương pháp sử dụng trong đánh giá tác động môi trường
đồng thời sinh viên được phân tích, thực hiện trên các báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã thực hiện.
Đánh giá tác động môi trường ở nước ta là một những nội dung mới được tiếp cận
trong những năm gần đây. Tài liệu tham khảo và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Hơn
nữa, đây là một trong những giáo trình được biên soạn lần đầu của nhóm tác giả cho nên
giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi chân thành cảm ơn và tiếp thu các
ý kiến đóng góp của các bạn đọc để sửa chữa, bổ sung cho giáo trình hoàn thiện hơn.
Các tác giả
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.1. Lịch sử phát triển ĐTM
Để duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục sự phát triển của nòi giống, ngay từ thời kỳ
nguyên thủy, con người đã có những hoạt động khai thác thiên nhiên làm thành những vật phẩm
thiết yếu cho mình. Trong lúc tiến hành những hành động đó, con người ít nhiều đã biết rằng sự
can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên, môi trường đều có hai mặt lợi, hại khác nhau đối với cuộc
sống trước mắt và lâu dài.
Trong xã hội công nghiệp, với sự phát hiện những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới và kỹ
thuật tiên tiến, con người đã có tác động mạnh mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, can
thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để “chế ngự” thiên nhiên,
con người nhiều khi đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của loài người
với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt tới những năng suất cao trong sản xuất công
nghiệp, con người đã chuyển đổi những dòng năng lượng tự nhiên, cắt nối các xích thức ăn vốn
có của thiên nhiên, đơn điệu hóa các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung to lớn để duy trì
những cân bằng nhân tạo mong manh.
Đặc biệt trong nửa cuối thế kỷ 20, sau những năm hồi phục hậu quả của thế chiến thứ hai,
hàng loạt các nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu vào công nghiệp
hóa, nhiều nước mới được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ
nền kinh tế của mình. Một số nhân tố mới như cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, bùng nổ dân
số, sự phân hóa các quốc gia về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác
tài nguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới đã tạo
nên hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do dư thừa” tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và “ô nhiễm
do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển về kinh tế.
Tại các nước Tư bản chủ nghĩa phương Tây, trong các năm 60 và đầu 70, sự quan tâm và lo
lắng của công chúng đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con
người đã trở thành một vấn đề chính trị quan trọng trong xã hội, đòi hỏi nhà nước có đường lối
để giải quyết. Một ví dụ tiêu biểu là tại Mỹ, năm 1969, Quốc Hội đã ban hành luật về chính sách
quốc gia về môi trường, thường được gọi tắt là NEPA (National Environment Protection Act).
Luật này quy định rằng tất cả những kiến nghị quan trọng ở cấp Liên bang về luật pháp, các dự
án và các quy định hoạt động kinh tế, kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được nhà nước chấp thuận
phải kèm theo một báo cáo tường tận về tác động đến môi trường. Bản hướng dẫn kèm theo luật
trình bày một cách chi tiết mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thực hiện báo cáo đánh giá tác
động môi trường. Tiếp theo Mỹ, nhiều nước khác như Canada, Australia, Anh, Nhật Bản, CHLB
Đức đã lần lượt ban hành những luật pháp hoặc quy định ở mức độ chặt chẽ khác nhau về đánh
giá tác động đến môi trường.
Trong những năm 1970 - 1980, một số nước đang phát triển đã ban hành những quy định về
đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Riêng trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, các
nước Thái Lan, Hàn Quốc, Phillipines, Indonesia, Malaysia đều đã có những quy định chính thức
hoặc tạm thời về ĐTM, và đã thực sự tiến hành nhiều báo cáo về ĐTM cho các hoạt động phát
triển của mình. Tư liệu của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) cho thấy rằng tính
đến năm 1985, ¾ những nước phát triển đã có quy định về ĐTM ở những mức độ khác nhau,
hoặc ít nhất cũng đã hoàn thành một báo cáo về ĐTM.
Quá trình phát triển hệ thống ĐTM của Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (trước ngày 27 tháng 12 năm 1993): Từ năm 1983, Chương trình nghiên
cứu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường bắt đầu đi vào nghiên cứu phương pháp luận ĐTM.
Năm 1985, trong Nghị quyết về công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường, Hội đồng Bộ trưởng đã quy định: trong xét duyệt luận chứng kinh tế – kỹ
thuật của các công trình xây dựng lớn, hoặc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan
trọng cần tiến hành ĐTM. Đến đầu năm 1993, trong Chỉ thị số 73-TTg về một số công tác cần
làm ngay về BVMT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị: “Các ngành, các địa phương khi xây dựng
các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài, đều phải thực hiện nội dung ĐTM trong
các luận chứng kinh tế - kỹ thuật”. Ngày 10 tháng 9 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường đã ban hành bản “Hướng dẫn tạm thời về ĐTM”.
- Giai đoạn 2 (từ ngày 27 tháng 12 năm 1993 đến ngày 01 tháng 7 năm 2006): Ngày
27/12/1993, Luật BVMT được Quốc hội thông qua và công bố ngày 10 tháng 01 năm 1994. Tại
Điều 18 của Luật đã quy định “tất cả các dự án phát triển ở mọi quy mô đều phải lập báo cáo
ĐTM để thẩm định. Kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của dự án là một trong những căn cứ có
tính pháp lý để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện.
Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật BVMT (Nghị định có 1
chương riêng về công tác ĐTM, trong đó đáng lưu ý là những quy định cụ thể về các dự án phải
lập báo cáo ĐTM, nội dung của một Báo cáo ĐTM sơ bộ, Báo cáo ĐTM chi tiết, thẩm quyền
thẩm định và phân cấp thẩm định Báo cáo ĐTM); Ngoài ra, trong giai đoạn này còn một số văn
bản khác liên quan đến thủ tục, trình tự, nguyên tắc thẩm định như Thông tư số 490/1998/TT-
BKHCNMT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về hướng
dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư; Quy chế tổ chức và hoạt động của
Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM ban hành kèm theo Quyết định số 04/2003/QĐ-BTNMT ngày
21 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ TN & MT...
- Giai đoạn 3 (từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 đến nay): với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi
trường năm 2005 (ban hành ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006), công tác
bảo vệ môi trường được tăng cường hơn, các vai trò, ý nghĩa có ĐTM được nâng cao. Việc thực
hiện ĐTM được đặt ra với yêu cầu chặt chẽ, rõ ràng hơn cho các dự án đầu tư có nguy cơ tác động
môi trường ở mức độ cao, những dự án đầu tư còn lại thì yêu cầu phải đăng ký bản cam kết bảo vệ
môi trường (thực chất vẫn là hình thức đơn giản của ĐTM). Bên canh hệ thống văn bản pháp luật
được xây dựng và ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang xây dựng và ấn phẩm
nhiều hướng dẫn kỹ thuật ĐTM cho các loại hình dự án khác nhau. Lực lượng tư vấn lập báo cáo
ĐTM, CKBVMT phát triển mạnh về số lượng cũng như chất lượng; năng lực thẩm định báo cáo
ĐTM của các cơ quan quản lý nhà nước và của đội ngũ cán bộ được nâng lên đáng kể...
1.1.2. Định nghĩa đánh giá tác động môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 của Việt Nam do Quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 8
từ ngày 10 – 29/11/2005, định nghĩa: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo
các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường
khi triển khai dự án đó”
Ngoài ra, có nhiều định nghĩa được đưa ra bởi các nhà khoa học trong nước và trên thế giới.
Theo GS. Lê Thạc Cán, 1994 “ĐTM của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội là xác định,
phân tích, dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện hoạt động
có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người tại nơi có
liên quan tới hoạt động, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tác
động tiêu cực”.
Định nghĩa được xem là đầy đủ và phù hợp nhất do Harvey đưa ra năm 1995 như sau:
“Đánh giá tác động môi trường là quá trình xác định, đánh giá và dự báo các tác động môi
trường tiềm tàng (bao gồm các tác động địa – sinh – hoá, kinh tế – xã hội và văn hoá) của các
dự án, chính sách và chương trình và thông tin đến các nhà hoạch định chính sách trước khi ban
hành quyết định về dự án, chính sách hoặc chương trình đó” (Harvey 1995).
1.1.3. Mục đích của ĐTM
- ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của
các chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án;
- ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của các
chính sách, chương trình, hoạt động và của các dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định có
tiếp tục thực hiện hay không;
- ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định, thông
qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định;
- Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét đồng thời lợi ích của tất
cả các bên: chủ dự án, Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn
để thực hiện;
- Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện nhất
định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc, giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải
có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập;
- Trong ĐTM, phải xem xét cả đế