Cụm từ“Địa chất học” xuất phát từ chữ Hylạp geologia (geo: Trái Đất và logia: nghiên
cứu hoặc khoa học). Như vậy địa chất học là môn khoa học nghiên cứu vềquy luật hình thành,
phát triển, biến đổi của Trái Đất và các yếu tốcủa nó trong quá khứ, hiện tại. Những nhà khoa
học nghiên cứu vềcác vấn đề trên được gọi là nhà địa chất (geologist).
Các nhà địa chất tiến hành nghiên cứu ở khắp nơi trên Trái Đất từnhững miền núi cao,
băng giá, tới đáy đại dương. Những công việc của họlà nhằm hiểu biết tất cảcác quá trình xảy
ra trên Trái Đất và giải đoán lịch sửphát triển lâu dài và phức tạp của Trái Đất.
253 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Địa chất đại cương - Vũ Như Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Người biên soạn: TS. Vũ Như Hùng
1
Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỊA CHẤT HỌC
1.1. Khái niệm về Địa chất học
Cụm từ “Địa chất học” xuất phát từ chữ Hylạp geologia (geo: Trái Đất và logia: nghiên
cứu hoặc khoa học). Như vậy địa chất học là môn khoa học nghiên cứu về quy luật hình thành,
phát triển, biến đổi của Trái Đất và các yếu tố của nó trong quá khứ, hiện tại. Những nhà khoa
học nghiên cứu về các vấn đề trên được gọi là nhà địa chất (geologist).
Các nhà địa chất tiến hành nghiên cứu ở khắp nơi trên Trái Đất từ những miền núi cao,
băng giá, tới đáy đại dương. Những công việc của họ là nhằm hiểu biết tất cả các quá trình xảy
ra trên Trái Đất và giải đoán lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của Trái Đất.
Các quá trình nghiên cứu của các nhà địa chất tuân theo tất cả các quy luật tự nhiên
được các nhà vật lý, hoá học, và toán học phát hiện. Địa chất học cũng là một ngành có tính
thực tiễn đặc biệt vì nó là khoa học nghiên cứu về Trái Đất mà chúng ta đang sống, và những
kết quả nghiên cứu có thể được kiểm chứng hoặc dựa trên những bằng chứng thực tế mà từ đó
đem lại hiểu biết về các hành vi của Trái Đất.
1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của Địa chất học
Địa chất học được chia thành nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau trong đó có địa chất cơ
sở (general geology) và địa chất lịch sử (historical geology). Địa chất cơ sở nghiên cứu các quá
trình địa chất xảy ra trên hoặc bên dưới bề mặt Trái Đất và các vật chất bị chúng tác động. Địa
chất lịch sử nghiên cứu về trình tự thời gian mà các sự kiện, cả tự nhiên và sinh học đã xảy ra
trên Trái Đất trong quá khứ. Ngoài ra phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu cụ thể mà các nhánh
đó lại được chia ra thành nhiều môn khác nhau, ví dụ như:
- Các môn khoa học địa chất nghiên cứu về thành phần vật chất của vỏ Trái Đất: khoáng
vật học, thạch học..
- Các môn nghiên cứu về các quá trình hình thành các loại đá khác nhau: địa tầng học,
trầm tích luận, thạch học đá magma, thạch học đá biến chất…
- Các môn nghiên cứu về vận động của vỏ Trái Đất: địa chất cấu tạo, địa kiến tạo, địa
mạo, tân kiến tạo…
- Các môn nghiên cứu về các loại khoáng sản, tiềm năng của chúng và phương pháp
thăm dò và khai thác chúng: khoáng sản học, địa chất thủy văn, tìm kiếm thăm dò khoáng sản,
địa vật lý, kinh tế địa chất, khoan thăm dò.
- Các môn nghiên cứu về môi trường và tai biến địa chất: địa chất môi trường …
- Các môn nghiên cứu về điều kiện địa chất để xây dựng công trình: địa chất công trình,
địa kỹ thuật.
Một đối tượng nghiên cứu quan trọng của địa chất học và có mặt trong tất cả các nhánh
hoặc môn khoa học địa chất là các loại đá (rocks).
Đá là một tổ hợp cộng sinh tự nhiên của các khoáng vật được hình thành trong vỏ Trái
Đất trong một điều kiện địa chất nhất định và tạo thành một phần của các hành tinh.
Tóm lại, địa chất học tập trung nghiên cứu: cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực, lịch sử
của các vật liệu trên Trái Đất, kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển, biến đổi của các vật
liệu này.
1.3. Mối quan hệ của Địa chất học với các ngành khoa học khác
Vì địa chất học là ngành khoa học nghiên cứu về Trái Đất, nó bao gồm việc nghiên cứu
tất cả các hoạt động, quá trình và sự phát triển theo thời gian của các đối tượng địa chất trong
2
những điều kiện vật lý, hóa học, sinh học và các điều kiện tự nhiên khác vô cùng phức tạp. Do
đó địa chất học có mối quan hệ khăng khít với hầu hết các ngành khoa học khác như: vật lý,
hóa học, toán học, cơ học, sinh vật học. Địa chất học không những sử dụng thành quả của các
nghiên cứu này mà còn bổ sung các dữ liệu và kiểm chứng những kết quả của các nghiên cứu
đó. Mối liên hệ giữa địa chất học và các môn khoa học cơ bản còn được thể hiện bởi sự ra đời
của một loạt các môn khoa học có tính chất liên kết với mục đích giải quyết các vấn đề của địa
chất học như: địa hoá học, địa vật lý, toán địa chất, tin học địa chất…
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu địa chất đối với cuộc sống con người
Việc nghiên cứu địa chất có ý nghĩa thực tiễn quan trọng với mục đích cuối cùng là phục
vụ đời sống của con người. Cuộc sống của muôn loài phụ thuộc vào môi trường xung quanh và
môi trường đó được quyết định bởi các quá trình địa chất trên mặt hoặc bên trong Trái Đất. Do
đó mức độ hiểu biết của chúng ta về hành vi của các quá trình địa chất sẽ quyết định tương lai
của nhân loại nhờ những dự báo và tiên đoán của chúng ta. Để có thể dự đoán được những gì sẽ
xảy ra trong tương lai, chúng ta phải hiểu rõ rất cả về vật chất của Trái Đất và các quá trình địa
chất.
Tất cả nguồn tài nguyên mà chúng ta đang sử dụng đều đến từ Trái Đất, do đó việc
nghiên cứu và hiểu biết rõ quy luật phân bố, trữ lượng tài nguyên (khoáng sản, nước dưới
đất…) có mặt bên trong và trên mặt đất và ý nghĩa của chúng đối với cuộc sống con người sẽ
giúp chúng ta định hướng được sự phát triển thông qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên
hợp lý.
Vì toàn bộ các kết cấu do con người tạo ra (nhà cửa, đường xa, cầu cống, sân bay, thủy
điện…) đều được đặt trên nền móng là phần trên cùng của Trái Đất nên độ an toàn và ổn định
của chúng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết về đặc điểm của nền móng này thông qua
việc nghiên cứu địa chất.
Tất cả các tai biến đã, đang và sẽ xảy ra đều có nguồn gốc từ các hoạt động của Trái
Đất. Có thể một ngày nào đó chúng ta học được cách để khống chế các thiên tai, nhưng hiện tại
điều tốt nhất ta có thể làm được đó là dự đoán các thiên tai đó sẽ xảy ra khi nào và ở đâu để
chuẩn bị đối phó nếu chúng xảy ra. Để có thể dự đoán được chính xác các hiện tượng tự nhiên
đó, ta phải biết được sự thay đổi có thể xảy ra và các dấu hiệu của nó thông qua việc nghiên
cứu các quá trình địa chất.
1.5. Xu thế phát triển của Địa chất học
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của nghiên cứu khoa học trong thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21,
ngành địa chất học thế giới cũng đang đứng trước những cơ hội và thử thách mới. Với sự ứng
dụng ngày càng tăng các thành tựu của khoa học công nghệ trong nghiên cứu địa chất, địa chất
học ngày càng được định lượng hóa cả ở tầm vĩ mô và vi mô.
Việc nghiên cứu địa chất ngày càng được chính xác hóa và những kết quả nghiên cứu
ngày càng tiệm cận với quy luật thực tế của các quá trình địa chất, cả trong quá khứ và hiện tại.
Việc nghiên cứu địa chất không chỉ được thúc đẩy trên đất liền mà còn được tiến hành
rộng rãi trên biển và dưới đáy đại dương, và tiến sâu hơn vào các phần sâu hơn của Trái Đất.
Hơn thế nữa, việc nghiên cứu địa chất đang được tiến hành với quy mô ngày càng tăng
vào mối quan hệ giữa Trái Đất với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, và bản chất địa chất
của các hành tinh cũng như của vũ trụ đã hình thành môn địa chất vũ trụ.
1.6. Các phương pháp nghiên cứu trong Địa chất học
Cũng như các môn khoa học khác, địa chất học sử dụng một tổ hợp các phương pháp
nghiên cứu theo logic khoa học tự nhiên là đi từ việc quan sát, thu thập thông tin, xử lý dữ liệu,
3
tổng hợp và tìm ra các quy luật, xây dựng các giả thuyết, và kiểm chứng kết quả. Tuy nhiên, do
đặc thù của địa chất học là đối tượng nghiên cứu của nó có không gian rất đa dạng, từ các lục
địa tới các hạt khoáng vật hoặc nhỏ hơn và có một lịch sử hình thành và phát triển rất lâu dài và
phức tạp dưới các điều kiện hoá lý khác nhau trong quá khứ, nên việc nghiên cứu địa chất có
nhiều nét đặc thù riêng. Nhìn chung việc nghiên cứu địa chất bao gồm một tổ hợp các phương
pháp sau:
- Các phương pháp thực địa: khảo sát địa chất, thu thập thông tin (số liệu địa chất, lấy
mẫu…) thông qua quan sát bằng mắt thường hoặc sử dụng các máy móc hiện đại (địa vật lý,
khoan, viễn thám…).
- Các phương pháp trong phòng bao gồm việc phân tích dữ liệu địa chất, phân tích mẫu,
tổng hợp số liệu, mô phỏng thực nghiệm, suy đoán và đối sánh (lấy mới soi cũ…) và mô hình
hóa.
Các nhà địa chất sử dụng các phương pháp thực địa, phân tích trong phòng thí nghiệm
và mô hình số để giải mã lục sử Trái Đất và hiểu các quá trình xảy ra trên Trái Đất. Trong quá
trình khảo sát địa chất, các nhà địa chất thường dùng các thông tin nguyên thủy liên quan đến
thạch học (nghiên cứu về các loại đá), địa tầng học (nghiên cứu các lớp trầm tích), và địa chất
cấu tạo (nghiên cứu về thế nằm và sự biến dạng của đá). Trong một số trường hợp, các nhà địa
chất cũng nghiên cứu đất, sông, địa hình, băng hà; khảo sát sự sống hiện tại, quá khứ, các chu
trình địa hóa và sử dụng các phương pháp địa vật lý để khảo sát phần bên dưới mặt đất.
1.6.1. Các phương pháp thực địa
Công việc khảo sát địa chất thực tế hay thực địa thay đổi tùy theo nhiệm vụ được giao
(đặt ra). Các công việc thông thường bao gồm:
a- Lập bản đồ địa chất
- Bản đồ cấu trúc: xác định vị trí của các thành tạo đá chính và các đứt gãy, nếp uốn.
- Bản đồ địa tầng: xác định vị trí của các tướng trầm tích (tướng thạch học, tướng sinh
học) hoặc lập bản đồ đẳng dày của các lớp đá trầm tích.
Cắm trại tại khu vực đo vẽ bản đồ của USGS thập niên 1950
b- Khảo sát các đặc điểm địa hình
- Lập bản đồ địa hình
- Khảo sát sự thay đổi của địa hình cảnh quan (các dạng xói mòn và tích tụ, sự thay đổi
lòng sông tạo ra khúc uốn, thay đổi mực xâm thực cơ sở, các quá trình sườn ...).
4
c- Lập bản đồ dưới bề mặt bằng phương pháp địa vật lý (để tìm kiếm dầu khí, nước
ngầm, xác định vị trí các kiến trúc cổ bị chôn vùi ...), bao gồm: khảo sát bằng sóng địa chấn ở
độ sâu nông, thẩm thấu radar mặt đất, ảnh điện trở.
d- Địa tầng học phân dải cao: đo đạc và mô tả các mặt cắt địa tầng trên bề mặt và khoan,
đo đạc trong giếng khoan.
e- Sinh địa hóa học và vi sinh địa học: thu thập mẫu để xác định các đường sinh hóa, các
tổ hợp loài mới, các hợp chất hóa học mới nhằm hiểu rõ thêm về tiến trình của sự sống trước
đây trên Trái Đất, tìm kiếm các hợp chất quan trọng để sử dụng trong dược phẩm.
f- Cổ sinh vật học: xác định các hóa thạch để nghiên cứu sự sống trong quá khứ và sự
tiến hóa của nó, trưng bày trong bảo tàng.
g- Thu thập mẫu để nghiên cứu Niên đại địa chất
h- Nghiên cứu băng hà: đo đạc các đặc điểm của băng hà và sự di chuyển của chúng.
1.6.2. Các phương pháp trong phòng thí nghiệm:
a- Thạch học: xác định các mẫu đá dưới kính hiển vi
quang học (xác định các thuộc tính khác nhau của các khoáng
vật tạo đá bởi ánh sáng phân cực xuyên qua lát mỏng trên mặt
phẳng phân cực) và dưới kính hiển vi điện tử (xác định sự
thay đổi thành phần hóa học của các tinh thể khoáng vật riêng
lẻ).
Các nghiên cứu về đồng vị phóng xạ sau khi xác định
thành phần thạch học giúp hiểu hơn về thành phần vật chất
bên trong, cũng như sự tiến hóa về địa hóa của các loại đá.
Các dữ liệu về nhiệt độ và áp suất của các bao thể
trong đá sau khi nghiên cứu thạch học của đá giúp ta khôi
phục lại môi trường và điều kiện thành tạo của các pha tạo
khoáng khác nhau.
b- Địa chất cấu tạo:
Các nhà địa chất cấu tạo sử dụng phương pháp phân tích thạch học lát mỏng để quan sát
cấu tạo thớ nứt của đá vì chúng cung cấp thông tin về ứng suất bên trong cấu trúc tinh thể
khoáng vật của đá.
Kết quả nghiên cứu trên kết hợp các đo đạc về địa chất cấu tạo cho ta hiểu rõ hơn xu
hướng của đứt gãy hoặc nếp uốn để hồi phục lại lịch sử biến dạng đá của một khu vực hay rộng
hơn là lịch sử phát triển kiến tạo của khu vực.
Ngày nay máy tính xách tay kèm với GPS và
phần mềm hệ thống thông tin địa lý thường
được sử dụng trong công tác khảo sát thực tế
5
Các phân tích về cấu tạo thường được tiến hành bằng cách vẽ đồ thị xu hướng về các
đặc điểm biến đổi trên lưới chiếu nổi. Lưới chiếu nổi là một lưới chiếu hình cầu được thể hiện
trên mặt phẳng, trên lưới này các mặt phẳng được biểu diễn thành những đường thẳng và các
đường thẳng được biểu biễn thành các điểm. Lưới này có thể được sử dụng để tìm vị trí của các
trục nếp uốn, quan hệ giữa các đứt gãy, và quan hệ giữa các cấu tạo địa chất khác nhau.
c- Địa tầng học:
Trong phòng thí nghiệm, các nhà địa tầng học phân tích các mẫu trong các mặt cắt địa
tầng được thu thập từ các lộ trình khảo sát địa chất, từ các mẫu lõi giếng khoan.
Dữ liệu địa vật lý và log lỗ khoan cũng được kết hợp để mô phỏng theo không gian ba
chiều trên máy tính để giúp hiểu rõ hơn về các đặc điểm bên dưới mặt đất. Sau đó, các dữ liệu
này được sử dụng để tái lập lại các quá trình trong quá khứ đã diễn ra trên bề mặt của Trái Đất
và giải đoán đặc điểm các môi trường này trong quá khứ.
Trong phòng thí nghiệm, các nhà sinh địa tầng học phân tích các mẫu đá lộ ra trên mặt
và các mẫu lõi trong các giếng khoan để tìm kiếm các hóa thạch. Các hóa thạch này giúp các
nhà khoa học định tuổi của đá chứa nó và biết được môi trường trầm tích của đá đó. Các nhà
địa thời học xác định chính xác tuổi đá trong mặt cắt địa tầng nhằm cung cấp các ranh giới tuổi
tuyệt đối chính xác hơn về thời gian và tốc độ trầm tích. Các nhà từ địa tầng học cũng dùng dấu
hiệu đảo cực từ trong lõi khoan của các đá magma để định tuổi của đá. Các nhà khoa học khác
nghiên cứu các đồng vị ổn định trong các đá cũng nhằm cung cấp thêm thông tin về khí hậu
trong quá khứ.
Chương 2
KHÁI QUÁT VỀ HỆ MẶT TRỜI
2.1. Giới thiệu về hệ Mặt Trời
Sơ đồ hệ Mặt Trời
A- Tương quan về kích thước của các thiên thể trong hệ Mặt Trời.
B- Sơ đồ vị trí quỹ đạo của hệ Mặt Trời (Wicander R. & Monroe J. S., 1993)
6
Hình 1. Vị trí và quan hệ của các hành tinh của hệ Mặt Trời mà Trái Đất là một thành viên. Tất cả các
đối tượng đó di chuyển trong vũ trụ với các quỹ đạo ổn định và ở trạng thái cân bằng trong vũ trụ nhờ
lực hấp dẫn. Các hành tinh, tiểu hành tinh, hoặc thiên thạch di chuyển quanh Mặt Trời trong khi các vệ
tinh lại xoay quanh các hành tinh. Các nhà khoa học chia các hành tinh thành 2 loại dựa vào mật độ và
khoảng cách tới Mặt Trời: a)- Các hành tinh đất (terrestrial planets: terra tiếng Latin là Earth - Trái Đất)
và b)- Các hành tinh khí (Jovian = Jove thần Jupiter).
Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) mà Trái Đất đang tồn tại là một bộ phận của Ngân
hà. Ngân hà lại là một phần nhỏ của Thiên hà, mà Thiên hà lại là một bộ phận của một Siêu
Thiên hà trong vũ trụ. Trong vũ trụ có vô số hệ Thiên hà và các nhà khoa học đã ước tính có
khoảng 10 tỷ trong đó hệ Thiên hà xa nhất có thể quan sát được cách chúng ta khoảng 10 tỷ
năm ánh sáng.
Hành tinh (planet) là các thiên thể dưới cấp sao, có khối lượng nhiều lần nhỏ hơn các
sao. Khối lượng của chúng không đủ để tạo ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân giúp chúng phát
sáng được như các ngôi sao nên hành tinh là các thiên thể tối. Chúng chuyển động quanh ngôi
sao theo các quĩ đạo hình elip với chu kì xác định.
Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong
phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời; tất cả chúng được hình thành từ sự bùng nổ của một đám
mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.
Hệ Mặt Trời gồm có 8 hành tinh tính từ trong (gần Mặt Trời nhất) ra gồm: Sao Thuỷ
(Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hoả (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ
(Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune).
Trước đây chúng ta còn biết đến hành tinh thứ 9 là Sao Diêm Vương (Pluto). Tuy nhiên
đến tháng 8 năm 2006 (theo Quyết định của Hiệp hội thiên văn quốc tế - IAU), hành tinh này
đã được xét lại và với các yếu tố về khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng
quá thấp so với 8 hành tinh còn lại, Sao Diêm Vương đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh
của Hệ Mặt Trời. Nó được đưa vào một nhóm thiên thể mới gọi là các “hành tinh lùn” (dwarf
planet). Hiện nay nhóm này gồm có 3 thành viên là Pluto, Ceres - tiểu hành tinh lớn nhất trong
vành đai tiểu hành tinh, và 2003UB313 - một thiên thể được phát hiện năm 2003 tại vành đai
Kuiper. Đây là các thiên thể được coi là trung gian giữa hành tinh và tiểu hành tinh. Chúng
không đủ khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng để trở thành hành tinh
nhưng lại … quá lớn so với kích cỡ trung bình của các tiểu hành tinh.
Quyết định được đưa ra sau khi các nhà khoa học thống nhất những tiêu chí để phân loại
một thiên thể là một hành tinh: a)- nó phải bay trong quỹ đạo quanh Mặt Trời; b)- nó phải đủ
lớn để có hình dạng gần tròn; c)- quỹ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác.
Theo những tiêu chí này, sao Diêm Vương đã tự mình rơi khỏi bảng xếp loại bởi quỹ
đạo hình elip dẹt của nó cắt qua quỹ đạo của sao Hải Vương.
Như vậy hệ Mặt Trời của chúng ta bao gồm: Mặt Trời, 8 hành tinh và nhiều vệ tinh, một
số lượng khổng lồ các tiểu hành tinh (asteroid), sao chổi (comet), và thiên thạch (meteorites).
Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành
tinh có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng
đạo. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong (nhóm trong) gồm: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao
Hỏa - người ta cũng còn gọi chúng là các hành tinh đá do chúng có thành phần chủ yếu từ đá và
kim loại. Bốn hành tinh khí khổng lồ vòng ngoài (nhóm ngoài) có khối lượng lớn hơn rất nhiều
so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất là Sao Mộc và Sao Thổ có thành phần
chủ yếu từ heli và hiđrô; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, Sao Thiên Vương và Sao Hải
7
Vương có thành phần chính từ băng, như nước, amoniac và mêtan, và đôi khi người ta lại phân
loại chúng thành các hành tinh băng đá khổng lồ. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một
vành đai tiểu hành tinh (asteroid) và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời. Có
sáu hành tinh và ba hành tinh lùn có các vệ tinh tự nhiên quay quanh. Các vệ tinh này được gọi
là "Mặt Trăng" theo tên gọi của Mặt Trăng của Trái Đất. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các
vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.
Mặt Trời, các hành tinh và hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời
Mặt Trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt Trời, dòng vật chất này
tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến
tận biên giới của đĩa phân tán. Đám mây Oort giả thuyết, được coi là nguồn cho các sao chổi
chu kỳ dài, có thể tồn tại ở khoảng cách gần 1.000 lần xa hơn nhật quyển.
Các hành tinh đất (sao Thủy - Mercury, sao Kim - Venus, Trái Đất - Earth, sao Hỏa -
Mars) là những hành tinh gần Mặt Trời, nhỏ, rắn chắc, cấu tạo bởi các loại đá, có mật độ cao (?
3 g/cm2). Thành phần của chúng tương đối giống nhau.
8
Các hành tinh khí (Jupiter, Saturn, Uranus, Neptune, Pluto) là những hành tinh ở xa Mặt
Trời hơn, có kích thước lớn nhưng mật độ thấp. Chúng có thể có phần nhân cứng như của các
hành tinh đất nhưng phần lớp khối lượng của chúng là một lớp khí quyển dày cấu tạo bởi
Hydrô, Heli và các loại khí khác. Bầu khí quyển này có thể quan sát được từ mặt đất.
2.2. Các đặc điểm cơ bản của hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời có ba đặc trưng cơ bản sau đây:
- Tất cả các hành tinh quay quanh Mặt Trời trong cùng một hướng, trừ sao Diêm Vương
hầu hết các hành tinh đều nằm trên cùng một mặt phẳng qua xích đạo của Mặt Trời. Thêm vào
đó, hầu hết các hành tinh đều quay quanh trục của chúng cùng với chiều quay của Mặt Trời và
hầu hết các vệ tinh cũng di chuyển trên những quỹ đạo ngược chiều với chiều quay kim đồng
hồ.
- Sao Mộc và sao Thổ có thành phần cấu tạo tương tự như Mặt Trời và các vì sao khác,
chủ yếu từ Hydro và Heli. So sánh thành phần cấu tạo của các thiên thể trong Hệ Mặt Trời cho
thấy tiến trình phát triển rõ rệt từ các hành tinh bên trong được cấu tạo từ đá giàu kim loại cho
đến các hành tinh bên ngoài được tạo thành chủ yếu từ băng tuyết. Các sao chổi cũng là những
vật thể băng tuyết, trong khi các tiểu hành tinh lại tượng trưng cho thành phần đá giàu cacbon.
- Định tuổi bằng phương pháp phóng xạ xác nhận một số mẫu đá trên vỏ Trái Đất đã
được hình thành ít nhất từ 3,8 tỉ năm trước và các mẫu đá từ mặt trăng khoảng 4,2 tỉ năm t