Giáo trình kế hoạch kinh doanh

Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp thường có nhiều cơ hội, cũng có nhiều thách thức, phải đối đầu với cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Để khắc phục tình trạng tự phát, rủi ro và phá sản, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và phát triển vững chắc, các doanh nghiệp không thể không có kế hoạch cân đối và toàn diện được xây dựng trên những căn cứ khoa học có tính khả thi.

pdf296 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình kế hoạch kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Giỏo trỡnh KẾ HOẠCH KINH DOANH 3Lời nói đầu Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp thường có nhiều cơ hội, cũng có nhiều thách thức, phải đối đầu với cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Để khắc phục tình trạng tự phát, rủi ro và phá sản, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và phát triển vững chắc, các doanh nghiệp không thể không có kế hoạch cân đối và toàn diện được xây dựng trên những căn cứ khoa học có tính khả thi. “Kế hoạch kinh doanh” là một môn học chủ yếu trang bị cho sinh viên và học viên cao học ngành Quản lý doanh nghiệp những kiến thức cơ bản về kế hoạch hoá, về mối quan hệ giữa kế hoạch với thị trường, với hạch toán kinh doanh, về những kỹ năng nghiên cứu thị trường, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ cho công tác kế hoạch, về phương pháp lập các bộ phận kế hoạch và điều hành kế hoạch kinh doanh trong sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Giáo trình được thực hiện bởi một tập thể tác giả, giảng viên Khoa Quản lý doanh nghiệp, Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội gồm: - GS. TSKH. Vũ Huy Từ, chủ biên và biên soạn các chương 1, 6, 7, 10, 11, mục VIII chương 8. - ThS. Nguyễn Thị Thu Hà biên soạn chương 2. - PGS, TS Phạm Quang Huấn biên soạn các chương 3, 4, 5. - TS. Từ Quang Phương biên soạn các chương 8, 9, 12. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên, cùng bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản tiếp theo. Khoa quản lý kinh doanh 4mục lục Kế hoạch kinh doanh Lời nói đầu 3 mục lục 4 Chương 1: tổng quan về kế hoạch hóa 7 I. Khái niệm, tác dụng, phân loại kế hoạch kinh doanh. 7 II. Căn cứ, trình tự, phương pháp lập kế hoạch kinh doanh. 10 III. Điều hành thực hiện kế hoạch. 14 IV. Tổng kết, đánh giá hoàn thành kế hoạch 16 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 21 Chương 2: Nghiên cứu thị trường 22 I. Tổng quan về thị trường. 22 II. Nghiên cứu thị trường phục vụ công tác kế hoạch. 25 III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thị trường. 28 IV. Xây dựng và thực hiện dự án nghiên cứu thị trường. 30 Tình huống 39 Bài tập 43 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 46 Chương 3: định mức kinh tế - kỹ thuật 48 I. Khái niệm chung về định mức kinh tế – kỹ thuật. 48 II. Nguyên tắc xây dựng định mức 50 III. Phương pháp xây dựng định mức. 51 IV. Tổ chức xây dựng, áp dụng và sửa đổi định mức. 59 Câu hỏi ôn tập 63 Chương 4: Định mức lao động 64 I. Khái niệm, ý nghĩa của định mức lao động. 64 II. Phân loại thời gian tiêu hao và cơ cấu định mức thời gian có căn cứ kỹ thuật. 67 III. Phương pháp xây dựng định mức lao động. 71 Bài tập 91 5Câu hỏi thảo luận, ôn tập 86 Chương 5: Định mức vật tư 87 I. Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. 87 II. Xác định nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất trong doanh nghiệp. 91 Bài tập 99 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 99 Tình huống 100 Chương 6: Lập kế hoạch sản xuất – tiêu thụ 101 I. Các chỉ tiêu chủ yếu 101 II. Lập kế hoạch nhu cầu máy móc thiết bị 106 A. Xác định năng lực sản xuất, nhu cầu máy móc thiết bị. 106 B. Phương pháp lập kế hoạch năng lực sản xuất. 109 III. Lập kế hoạch tiêu thụ 111 Bài tập 116 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 121 Chương 7: Lập kế hoạch lao động, tiền lương 122 I. Kế hoạch tăng năng suất lao động 122 II. Kế hoạch lao động 128 III. Kế hoạch tiền lương 130 Bài tập 132 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 133 Chương 8: Lập kế hoạch nguyên vật liệu và quản lý dự trữ 134 I. Khái niệm, mục tiêu và các yếu tố cơ bản của việc lập kế hoạch nguyên vật liệu (MPR) 134 II. Các chỉ tiêu và trình tự tình toán của MPR. 136 III. Xác định quy mô đặt hàng hợp lý. 147 IV. Quản lý dự trữ trong doanh nghiệp. 152 V. Chi phí dự trữ. 154 VI. Xác định quy mô đặt hàng tối ưu. 156 VII. Các phương pháp quản lý dự trữ. 158 VIII.Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu 161 6Bài tập 163 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 165 Chương 9: Kế hoạch đầu tư phát triển 166 I. Đầu tư phát triển và nhiệm vụ của kế hoạch đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 166 II. Nguồn vốn và kế hoạch vốn đầu tư của doanh nghiệp. 168 III. Kế hoạch hóa kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 172 Bài tập 177 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 180 Chương 10: kế hoạch chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 181 I. Khái niệm, phân loại chi phí kinh doanh. 181 II. Dự toán chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. 184 III. Các chỉ tiêu kế hoạch giá thành và phương pháp xác định. 192 Bài tập 204 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 206 Chương 11: kế hoạch tài chính 207 I. Kế hoạch vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 207 II. Kế hoạch lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. 226 Bài tập 234 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 237 Chương 12: Điều hành sản xuất 238 I. Điều độ công việc. 238 II. Chương trình chỉ đạo sản xuất. 248 III. Bố trí phân công lao động. 249 IV. Điều phối sản xuất theo dự án. 251 Bài tập 265 Câu hỏi thảo luận, ôn tập 269 Danh mục tài liệu tham khảo 273 7Chương 1 Tổng quan về kế hoạch hóa Kế hoạch hoá là một chức năng cơ bản, một phương thức chủ yếu của quản lý kinh tế, kinh doanh theo khoa học. Quá trình kế hoạch hoá bao gồm các khâu liên quan từ hoạch định chiến lược tạo những căn cứ cho việc lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, điều hành, kiểm tra và phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Trong cơ chế quản lý tập trung trước đây, kế hoạch hoá đóng vai trò chủ đạo và trung tâm của hệ thống quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như từng doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay, kế hoạch hoá có vai trò đặc biệt quan trọng, bảo đảm cho doanh nghiệp có thể chủ động, khắc phục tình trạng tự phát, hạn chế rủi ro, kinh doanh có hiệu quả; Kế hoạch hoá cũng là một công cụ sắc bén để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế – xã hội. Do vậy không thể thiếu hoặc xem nhẹ kế hoạch hoá trong quản lý vĩ mô cũng như ở cấp vi mô. Việc thực hiện kế hoạch hoá có hiệu lực và hiệu quả đòi hỏi những nhà quản lý phải có những kiến thức tổng hợp về quản lý kinh tế, kinh doanh, về kỹ thuật sản xuất, về tâm lý và những vấn đề xã hội có liên quan, phải nắm chắc và biết vận dụng có hiệu quả các quy luật khách quan; trước hết là các quy luật của kinh tế thị trường; quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật về phát triển và quản lý kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước; đồng thời phải được trang bị những kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cụ thể về kế hoạch hoá kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của cơ sở kinh doanh với mọi quy mô khác nhau nói chung. I. Khái niệm, tác dụng, phân loại kế hoạch kinh doanh 1. Khái niệm kế hoạch hóa, kế hoạch và lập kế hoạch: Kế hoạch: Là văn bản (hệ thống văn bản) nhằm cụ thể hoá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để thực hiện trong từng thời gian nhất định . Kế hoạch bao gồm nội dung: Các nhiệm vụ, chỉ tiêu, bảng biểu tính toán, cân đối; các biện pháp bảo đảm thực hiện kế hoạch. Lập (xây dựng) kế hoạch: Là việc tính toán, cụ thể hoá (bổ sung, điều chỉnh) chiến lược, xác định những nhiệm vụ, chỉ tiêu, biện pháp hình thành kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định, là một khâu quan trọng của công tác kế hoạch, bảo đảm cân đối các yếu tố trong hoạt động kinh doanh (vốn, vật tư, thiết bị, lao động với nhiệm vụ, yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong thời kỳ kế hoạch và dự trữ cho thời kỳ sau). Lập kế hoạch là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động quản lý nhằm đảm bảo cho các thành viên của một tổ chức (doanh nghiệp) biết rõ nhiệm vụ của họ để đạt được mục 8tiêu của tập thể. Lập kế hoạch là quyết định trước xem sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm cái đó. Kế hoạch hóa: (công tác kế hoạch) kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể các công việc xây dựng, tổ chức chỉ đạo, điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá thực hiện các chiến lược, các kế hoạch, các dự án, các chương trình mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách của Nhà nước, tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, và không ngừng phát triển bền vững. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là định hướng cơ bản về mục tiêu, nội dung, bước đi, cơ chế chính sách, phương thức và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ dài (10 năm, 15 năm, 20 năm,). Chiến lược kinh doanh làm cơ sở chủ yếu cho việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp: Có nhiều tiêu chí phân loại kế hoạch của doanh nghiệp. - Theo thời gian có: + Kế hoạch dài hạn + Kế hoạch trung hạn, + Kế hoạch ngắn hạn, + Kế hoạch năm. Kế hoạch năm chia ra làm 6 tháng, quý, tháng. Thông thường doanh nghiệp có kế hoạch 5 năm, kế hoạch năm, thể hiện toàn bộ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ nhất định. - Theo nội dung và tác dụng, có hai loại kế hoạch: + Kế hoạch kinh doanh (kế hoạch kinh tế - kỹ thuật) – nêu toàn diện hoạt động kinh doanh, thời gian 1 năm trở lên. + Kế hoạch tác nghiệp, cụ thể hoá kế hoạch kinh doanh – theo thời gian ngắn: tháng, tuần lễ, ca công tác (làm cơ sở cho điều độ sản xuất – tiêu thụ sản phẩm), có tác dụng bảo đảm thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm. - Theo nội dung cụ thể của kế hoạch kinh doanh, lại có các loại (bộ phận) kế hoạch sau: + Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (kế hoạch sản xuất - tiêu thụ). + Kế hoạch đầu tư phát triển. + Kế hoạch khoa học – công nghệ (kế hoạch nghiên cứu - triển khai: R-D). + Kế hoạch vật tư. 9+ Kế hoạch lao động tiền lương. + Kế hoạch giá thành - tài chính (gồm các kế hoạch bộ phận: vốn, chi phí sản xuất – tiêu thụ, giá thành, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, các quỹ của doanh nghiệp - quỹ phát triển, quỹ khấu hao, quỹ dự phòng, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi ). Trong đó: kế hoạch sản xuất - tiêu thụ là kế hoạch quan trọng nhất nêu nhiệm vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mặt hàng, chất lượng sản phẩm, hợp tác sản xuất kinh doanh, kế hoạch này làm căn cứ, đồng thời cũng chịu sự tác động của các bộ phận kế hoạch khác. Mối quan hệ giữa các loại kế hoạch (Xem sơ đồ). 3. Tác dụng của kế hoạch của doanh nghiệp: Kế hoạch có nhiều tác dụng to lớn: - Cụ thể hoá (điều chỉnh và bổ sung) chiến lược kinh doanh, bảo đảm thực hiện chiến lược trong từng thời gian nhất định, bằng các kế hoạch, chương trình mục tiêu, dự án bảo đảm doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, có hiệu quả, hạn chế rủi ro. KH sản xuất - tiêu thụ KH đầu tư phát triển KH lao động tiền lương KH vật tư KH giá thành, tài chính KH khoa học công nghệ (R-D) Sơ đồ 1.1: Các bộ phận của kế hoạch kinh doanh và mối quan hệ giữa các bộ phận kế hoạch đó 10 - Là một công cụ quan trọng để quản lý doanh nghiệp : + Bảo đảm sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với doanh nghiệp - gắn hoạt động của doanh nghiệp với việc thực hiện kế hoạch Nhà nước; góp phần bảo đảm thực hiện hiệu quả kế hoạch Nhà nước. Là một căn cứ để Nhà nước quản lý doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Bảo đảm gắn hoạt động của doanh nghiệp với thị trường - vận dụng cơ chế thị trường; khắc phục kinh doanh tự phát, bị động trong kinh doanh, tăng thế cạnh tranh. Thị trường vừa là một căn cứ quan trọng của kế hoạch, đồng thời cũng là một đối tượng của kế hoạch hóa, bản thân thị trường cũng phải được kế hoạch hóa, định hướng (tính toán cầu để bảo đảm cung một loại hàng hóa nhất đinh. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh), hướng dẫn tiêu dùng phù hợp với mục tiêu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội. + Bảo đảm thực hiện quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, làm căn cứ cho hoạt động, tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp; Thực chất kế hoạch làm căn cứ để hạch tóan kinh doanh – hạch toán chi phí, lãi (lỗ), bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. Điều này thể hiện sự kết hợp kế hoạch với hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp, cũng là kết hợp kế hoạch với thị trường. + Làm căn cứ để doanh nghiệp điều hành sản xuất – kinh doanh (chủ động giải quyết các nhu cầu đầu vào, dự trữ cho sản xuất, ký kết hợp đồng mua sắm vật tư, huy động vốn , tiêu thụ sản phẩm, tuyển dụng, đào tạo phát triển lao động, phối hợp giữa các bộ phận, các khâu trong hoạt động kinh doanh; xác định hướng đổi mới phát triển và hiện đại hóa công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết kinh tế trong và ngoài nước). II. Căn cứ, trình tự, phương pháp lập kế hoạch kinh doanh 1- Những yêu cầu của kế hoạch : a) Kế hoạch phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước. b) Kế hoạch phải có tính khoa học dựa trên các quy luật khách quan, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật. c) Kế hoạch phải cân đối và toàn diện. d) Kế hoạch phải bảo đảm tính dân chủ. e) Kế hoạch phải gắn với thị trường. f) Kế hoạch phải tiên tiến và hiện thực. g) Kế hoạch phải gắn với hạch toán kinh doanh, bảo đảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . 11 * Henry Fayol (1841-1925) đã cho rằng một kế hoạch tốt phải có 4 đặc trưng: Tính thống nhất, tính liên tục, tính linh hoạt, tính chuẩn xác (1, tr.66-69). 2-Những căn cứ lập kế hoạch : a) Pháp luật, Chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước. b) Chiến lược của doanh nghiệp. c) Tình hình và kết quả phân tích thực hiện kế hoạch năm báo cáo và những năm trước đó. d) Các định mức, chuẩn mức kinh tế - kỹ thuật. e) Những nhân tố mới của doanh nghiệp trong năm kế hoạch (dự báo sự tăng giảm quy mô, năng lực sản xuất, máy móc thiết bị; các nguồn lực: lao động, vật tư, vốn, cơ sở nguyên liệu). f) Kết quả marketing, điều tra nghiên cứu sự biến động của thị truờng hàng hoá và các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. g) Khả năng mở rộng liên doanh, hợp tác, huy động vốn đầu tư trong nước, nước ngoài h) Tiến bộ khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ áp dụng cơ giới hoá tự động hoá, Tổ chức sản suất dây chuyền, sử dụng công nghệ thông tin, điện tử hoá sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp .v.v.) i) Số hợp đồng, đơn hàng sản xuất tiêu thụ sản phẩm của khách hàng đã ký hoặc sẽ ký (ví dụ các doanh nghiệp may, sản xuất xuất khẩu). j) Chủ trương phát triển kinh doanh của lãnh đạo, chủ doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải điều tra, phân tích, dự báo, xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật càng chính xác càng tốt những căn cứ nêu trên để lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch. 3- Trình tự (các bước) lập kế hoạch: Bước 1: - Điều tra, phân tích, dự báo căn cứ để lập kế hoạch. Tiến hành vào cuối quý III - đầu quý IV – tính toán, phân tích tình hình thực tế thực hiện kế hoạch 3 quý đầu năm, dự báo thực hiện quý IV, tổng hợp phân tích kết quả thực hiện kế hoạch cả năm báo cáo. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng chủ quan của doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng khách quan về môi trường kinh doanh ngoài doanh nghiệp nhất là thị trường, năng lực cạnh tranh, đối thủ, đối tác, các nguồn tiềm năng, - Nghiên cứu kế hoạch nhà nước, kế hoạch ngành, kế hoạch của địa phương liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - nghiên cứu các chính sách, pháp luật, phương thức điều hành của Nhà nước, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước – tình hình hội nhập, mở cửa về kinh tế, thấy được những cơ hội, rủi ro, những thuận lợi, khó khăn, những nhân tố ảnh hưởng, 12 - Giám đốc (Tổng giám đốc) doanh nghiệp phải trực tiếp chỉ đạo, phòng (ban) kế hoạch (kinh tế) trực tiếp tiến hành công tác nghiên cứu, lập kế hoạch, đồng thời các phòng (ban) kỹ thuật, lao động tiền lương, tài chính phải tham gia từ khâu dự đoán đến dự thảo kế hoạch. Bước 2: Lập dự thảo kế hoạch - Phòng kế hoạch, phòng kinh tế hay phòng kinh doanh tổng hợp chủ động dự thảo kế hoạch sản xuất - tiêu thụ, đồng thời hướng dẫn các phòng (ban) khác liên quan lập dự thảo các kế hoạch khác, sau đó tổng hơp thành hệ thống kế hoạch kinh doanh đồng bộ của doanh nghiệp, thường trong tháng 10 – 11 năm báo cáo. Bước 3 : Quyết định kế hoạch chính thức Do người đứng đầu (chủ tịch, giá m đốc, chủ doanh nghiệp) ra quyết định và đưa vào thực hiện. 4. Phương pháp lập kế hoạch: Kế hoạch kinh doanh có thể lập bằng nhiều phương pháp khác nhau, mỗi chỉ tiêu kế hoạch được sử dụng phương pháp cụ thể nhất định. a) Về tổng thể, kế hoạch kinh doanh thường được xây dựng qua các bước chung sau đây. Hình 1.1: Các bước lập kế hoạch kinh doanh Bước 1: Nhận thức cơ hội Dựa trên sự hiểu biết về: thị trường, sự cạnh tranh, nhu cầu khách hàng, các nguồn lực, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Bước 2: Lập các mục tiêu hay mục đích Đâu là nơi doanh nghiệp muốn đến, cái gì doanh nghiệp muốn thực hiện, khi nào sẽ thực hiện. Bước 3: Xem xét các tiền đề lập kế hoạch Các kế hoạch của doanh nghiệp sẽ thực hiện ở môi trường nào, trong những điều kiện nào. Bước 4: Xác định phương án Tính toán, xác định những nhiệm vụ, những chỉ tiêu và những biện pháp, chính sách cụ thể. Bước 5: So sánh các phương án trên, các mục tiêu phải thực hiện. Phương án nào cho cơ hội tốt nhất, đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất, lợi nhuận cao nhất. Bước 6: Chọn phương án tối ưu. Chọn phương trình hành động mà doanh nghiệp theo đuổi Bước 7: Lập các kế hoạch hỗ trợ Ví dụ: mua vật tư, thiết bị, thuê, đào tạo nhân viên, vận tải, sửa chữa thiết bị, phát triển sản phẩm mới Bước 8: Số hóa bằng các kế hoạch việc lập ngân quỹ. Số lượng và giá bán, chi phí, tác nghiệp cần thiết cho các kế hoạch, chi phí trang thiết bị cơ bản 13 b) Để tính toán, xác định các chỉ tiêu kế hoạch, thường á p dụng các phươngpháp cụ thể như: - Phương pháp cân đối: Ví dụ: Cân đối nhiệm vụ sản xuất sản phẩm (dịch vụ) với khả năng của thiết bị, diện tích sản xuất, kho tàng; với nhu cầu cung ứng, dự trữ, sử dụng các loại nguyên vật liệu, với lực lượng lao động, với nhu cầu về vốn, Đây là phương pháp cơ bản thường áp dụng rộng rãi trong công tác kế hoạch của doanh nghiệp. - Phương pháp toán kinh tế: ví dụ: bài toán vận tải – vận trù học, mô hình toán, dự báo sự tăng, giảm để tính toán sản lượng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khi lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây là phương pháp sử dụng các mô hình toán kinh tế trên cơ sở phân tích các số liệu thống kế của những năm trước về những quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu kế hoạch cần xây dựng. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp phải có số liệu thống kê và sự phát triển các nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu kế hoạch cần xây dựng theo tính quy luật. - Phương pháp quan hệ tỷ lệ: Phương pháp này bao gồm phương pháp tỷ lệ cố định và phương pháp quan hệ tỷ lệ động. Phương pháp quan hệ tỷ lệ cố định được áp dụng để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch phát triển theo quan hệ tỷ lệ ổn định hoặc thay đổi không đáng kể. - Phương pháp so sánh: được áp dụng phổ biến để đối chiếu, so sánh giữa hai chỉ tiêu cùng loại hoặc cùng tính chất, hoặc hai chỉ tiêu có liên quan đến nhau. - Phương pháp lập kế hoạch theo hợp đồng (theo đơn hàng). Theo phương pháp này, người ta căn cứ vào hợp đồng (đơn hàng) tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ) đã ký chính thức hay sơ bộ với khách hàng để lập kế hoạch kinh doanh. Cụ thể là, trên cơ sở số lượng, yêu cầu về chất lượng, giá tiêu thụ sản phẩm, tiến độ thời gian, địa điểm và phương thức giao hàng, thanh toán, để tính toán, cân đối các chỉ tiêu kế hoạch về vật tư, thiết bị, lao động, vốn, giá thành, doanh thu, lợi nhuận và các kế hoạch bổ trợ trong kỳ kế hoạch. Ưu điểm của phương pháp kế hoạch hóa theo hợp đồng (đơn hàng) là dễ dàng gắn kết kế hoạch với thị trường, với hạch toán kinh doanh, tuy cần phải làm tốt công tác marketing để có thể ký sớm được hợp đồng (đơn hàng), mới có được căn cứ tiền đề cho việc lập kế hoạch. Thông thường người ta phải kết hợp tất cả các phương pháp đã nêu ở trên để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. III. Điều hành thực hiện kế hoạch. 1. Sau khi đã có kế hoạch: Chính thức thì đưa vào thực hiện ngay từ đầu năm kế hoạch, (trường hợp kế hoạc
Tài liệu liên quan