Giáo trình Kinh tế vi mô (trọn bộ)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VI MÔ I. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô 1) Các khái niệm về kinh tế học a)Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách chọn lựa của nền kinh tế trong việc sử dụng nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất các loại sản phẩm nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người . b) Kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt từng bộ phận của nền kinh tế : nghiên cứu hành vi ứng xử của các cá nhân về các hàng hóa cụ thể trên từng loại thị trường trong mối quan hệ với các tác nhân gây ra bởi hoàn cảnh chung.

pdf83 trang | Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế vi mô (trọn bộ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Giáo trình Kinh tế vi mô 2 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VI MÔ I. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học vi mô 1) Các khái niệm về kinh tế học a)Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách chọn lựa của nền kinh tế trong việc sử dụng nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất các loại sản phẩm nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người . b) Kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô nghiên cứu sự hoạt động của nền kinh tế bằng cách tách biệt từng bộ phận của nền kinh tế : nghiên cứu hành vi ứng xử của các cá nhân về các hàng hóa cụ thể trên từng loại thị trường trong mối quan hệ với các t ác nhân gây ra bởi hoàn cảnh chung. c) Kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế như một thể thống nhất . Nghiên cứu sự tương tác giữa các cấu khối chung trong nền kinh tế có thể điều khiển được. d) Mối quan hệ Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế ở những góc độ khác nhau , tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ không thể tách rời . Kinh tế vi mô nghiên cứu những tế bào , những bộ phận , còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu tổng thể nền kinh tế , được cấu thành từ những tế bào , những bộ phận ấy. Trong thực tiễn kết quả kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô , kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát t riển của các doanh nghiệp , của các tế bào kinh tế . Kinh tế vĩ mô tạo 3 hành lang , t ạo môi t rường , tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển. 2) Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vi mô a) Đối tượng Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật , xu thế tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô ( hành vi của cá nhân, doanh nghiệp đối với các hàng hóa cụ thể ... ) Những khuyết tật của kinh tế thị trường về vai trò của quản lý và điều t iết kinh tế của nhà nước đối với hoạt động kinh tế vi mô. b) Nội dung Kinh tế học vi mô cung cấp lý luận và phương pháp luận kinh tế cho quản lý doanh nghiệp . Là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tê ú trong phạm vi doanh nghiệp , nó vạch ra các quy luật , xu thế vận động tất yếu của hoạt động kinh tế vi mô . c) Phương pháp + Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu. + Phương pháp thực hành , vấn đề , t ình huống. + Gắn lý luận với thực tiễn knh tế. + Phương pháp mô hình hóa và công cụ toán học . II) Doanh nghiệp và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp 1) Doanh nghiệp và chu kỳ kinh doanh a) Khái niệm doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh hàng hóa , dịch vụ theo nhu cầu thị trường và xã hội nhằm mục đích thu lợi nhuận tối đa. Theo luật doanh nghiệp do quốc hội khóa 10 kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 có hiệu lực từ 1/1/ 2000:“ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng , có tài sản , có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh “ . 4 b) Kinh doanh Là thực hiện một hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến t iêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận. c) Quá trình kinh doanh Là quá trình hoạt động kinh tê ú của doanh nghiệp bao gồm từ nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường về hàng hóa , dịch vụ , tổ chức quá trình sản xuất đến việc cuối cùng là tổ chức tiêu thụ hàng hóa , thu tiền về cho doanh nghiêp. d) Chu kỳ kinh doanh Là khoảng thời gian t ính từ lúc bắt đầu quá trình kinh doanh cho đến khi kết thúc quá trình kinh doanh. 2) Những vấn đề kinh tế cơ bản của một doanh nghiệp a) Quyết định sản xuất cái gì ? Doanh nghiệp phải xác định sản xuất hàng hóa hay dịch vụ nào ? số lượng cung ứng bao nhiêu ? thời điểm nào ? b) Quyết định sản xuất như thế nào ? Doanh nghiệp phải xác định được phương pháp , hình thức tổ chức sản xuất , trình độ công nghệ ứng dụng . Điều này quyết định chất lượng của sản phẩm và chi phí sản xuất . c) Quyết định sản xuất cho ai ? Doanh nghiệp phải xác định sản xuất ra hàng hóa dịch vụ phục vụ đối tượng nào , quy mô và khả năng t iêu thụ bao nhiêu để vừa đạt mục đích của doanh nghiệp , vừa đáp ứng nhu cầu xã hội. III) Lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp 1) Lý thuyết lựa chọn Cung cấp phương pháp luận khoa học cho các quyết định trong họat động kinh tế vi mô : 5 + Sự lựa chọn là một tất yếu khách quan t rong hoạt động kinh tế vi mô . Do các nguồn lực có giới hạn (một doanh nghiệp chỉ có số vốn và nguồn lực nhất định ) không thể cùng một lúc đáp ứng nhiều mục tiêu . + Sự lựa chọn hoàn toàn có thể thực hiện được . Do mỗi nguồn lực có hạn đều có thể sử dụng nó vào mục đích khác nhau. + Mục tiêu cuả sự lựa chọn là xác định mục đích , hình thức và phương pháp tốt nhất cho hoạt động kinh tế vi mô để tối thiểu hóa chi phí mà vẫn tối đa hóa lợi ích và lợi nhuận của chủ thể . 2) Bản chất và phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu a) Bản chất của sự lựa chọn Bản chất của sự lựa chọn kinh tế tối ưu là giải quyết tốt nhất mâu thuẫn giữa nhu cầu dường như vô hạn của con người , của xã hội với nguồn tài nguyên có giới hạn để sản xuất ra những của cải đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu của xã hội thông qua những quyết định : Sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào ? sản xuất cho ai ? trong phạm vi từng doanh nghiệp . b) Phương pháp lựa chọn kinh tế tối ưu Giải quyết bài toán tối ưu trên cơ sở lý thuyết giới hạn khả năng sản xuất. Lý thuyết giới hạn khản năng sản xuất được t rình bày qua mô hình đường giới hạn khả năng sản xuất . IV) Những ảnh hưởng đến lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp 1) Tác động của quy luật khan hiếm Nhu cầu của con người không ngừng tăng lên và ngày càng đa dạng , phong phú ,đòi hỏi hàng hóa và chất lượng dịch vụ ngày càng cao, tiện ích mang lại ngày càng nhiều. Tuy nhiên tài nguyên 6 để thỏa mãn những nhu cầu trên lại ngày càng khan hiếm và cạn kiệt (đất đai , khoáng sản , lâm sản , hải sản ...). Quy luật khan hiếm tài nguyên so với nhu cấu của con người ảnh hưởng gay gắt đến sự lựa chọn kinh tế tối ưu t rong hoạt động kinh tế vi mô . Dẫn đến vấn đề lựa chọn kinh tế tối ưu đặt ra ngày càng căng thẳng và thực hiện rất khó khăn. Đòi hỏi doanh nghiệp phải lựa chọn những vấn đề kinh tế cơ bản của mình trong giới hạn cho phép của khả năng sản xuất với sự cạnh t ranh ngày càng gia tăng. 2) Tác động của quy luật lợi suất giảm dần Quy luật lợi suất giảm dần cho biết khối lượng đầu ra có thêm ngày càng giảm khi ta liên tiếp bỏ thêm những đơn vị bằng nhau của một đầu vào biến đổi(đầu vào khác giữ nguyên). Quy luật lợi suất giảm dần đòi hỏi t rong lựa chọn tối ưu doanh nghiệp phải phối hợp đầu vào sản xuất với một tỷ lệ tối ưu 3) Tác động của quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng Chi phí cơ hội : là chi phí để sản xuất ra một mặt hàng được tính bằng số lượng mặt hàng khác bị bỏ đi để sản xuất thêm một đơn vị mặt hàng đó. Quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng cho biết : khi muốn tăng dần từng đơn vị mặt hàng này , xã hội phải bỏ đi ngày càng nhiều số lượng mặt hàng khác :quy luật đòi hỏi sử dụng tài nguyên vào sản xuất các mặt hàng khác nhau một cách hiệu quả . 4) Ảnh hưởng của mô hình kinh tế a) Mô hình kinh tế chỉ huy -Khái niệm nền kinh tế chỉ huy -Ưu điểm và nhược điểm của kinh tế chỉ huy. -Aính hưởng của kinh tế chỉ huy tới sự lựa chọn kinhtế tối ưu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động theo những kế hoạch kinh tế của nhà nước , dựa trên quan hệ cấp phát , giao nộp sản phẩm hầu như doanh nghiệp không có cơ hội lựa chọn , những vấn đề kinh tế cơ bản đều được giải quyết từ kế hoạch hóa tập trung của nhà nước . 7 Doanh nghiệp chỉ là người thực hiện , chỉ lựa chọn những phương hướng , những giải pháp để thực hiện tốt nhất kế hoạch nhà nước trên cơ sở những quy định của nhà nước. b) Mô hình kinh tế thị trường -Khái niệm về kinh tế thị trường -Ưu điểm và nhược điểm của kinh tế thị trường. -Aính hưởng của nền kinh tế thị trường tới sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ kinh doanh , phải lựa chọn , xác định tối ưu những vấn đề kinh tế cơ bản . Nó không gặp phải những sức ép hay sự hỗ trợ nào đó từ nhà nước , tuy nhiên cạnh tranh gay gắt , biến động khó lường . Doanh nghiệp phải năng động nhạy bén tìm mọi biện pháp để phân phối sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất .Có thể nói ở đây sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp đã đạt đến đỉnh cao của tự do lựa chọn . c) Mô hình kinh tế hỗn hợp -Khái niệm về kinh tế hỗn hợp -Ưu điểm và nhược điểm của kinh tế hổn hợp. -Aính hưởng của nền kinh tế hỗn hợp tới sự lựa chọn kinh tế tối ưu của doanh nghiệp. Mô hình kinh tế này phát huy được tính năng động , t ích cực của doanh nghiệp trong tự chủ kinh doanh tạo ra động lực phát triển khoa học , kỹ thuật và kinh tế . Đồng thời phát huy được vai trò quản lý điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp lựa chọn kinh tế tối ưu một cách có hiệu quả.  CHƯƠNG II CUNG - CẦU 8 I) CẦU (D.Demand) 1) Khái niệm a) Cầu Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá chấp nhận được. b) Cầu của cá nhân Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người ấy mua ở các mức giá khác nhau. c) Cầu của thị trường Là tổng mức cầu của các cá nhân ở các mức giá. 2) Các yếu tố xác định cầu, hàm số cầu a) Các yếu tố xác định cầu Cầu về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa đó mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: + Thu nhập của người tiêu dùng + Giá cả các loại hàng hóa liên quan + Dân số ( quy mô thị trường ) + Thị hiếu + Các kỳ vọng b) Hàm số cầu Từ những yếu tố xác định cầu có thể trình bày cầu dưới dạng hàm số : Với : Px giá cả hàng hóa x. Py giá cả các hàng hóa có liên quan đến hàng hóa x. IX thu nhập chi cho hàng hóa x Nx dân số mua hàng hóa x. 9 Lx thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng hóa x. Ex các kỳ vọng liên quan đến tiêu dùng hàng hóa x. 3) Đường cầu a) Biểu cầu Biểu cầu là bảng số liệu mô tả số lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng m ua tương ứng với các mức giá cả khác nhau. b) Đường cầu Đường cầu là đường mô tả cầu về hàng hóa trên đồ thị trong mối tương quan với giá cả của nó (các yếu tố khác không đổi). Đường cầu được vẽ từ biểu cầu hay từ hàm số cầu với dạng đơn giản : Q = a P + b hay P = a Q + b ( với a < 0) c) Luật cầu Luật cầu được phản ánh qua tính chất của đường cầu (đường D t rên đồ thị ) . Đường cầu dốc xuống về bên phải đồ thị cho biết : cầu về hàng hóa hay dịch vụ và giá cả của nó nghịch biến với nhau : khi giá tăng thì cầu giảm và ngược lại. Một số ngoại lệ : trong trường hợp suy thóai kinh tế hay lạm phát cao, cầu về hàng hóa và giá cả đồng biến với nhau. O D P Q2 Q1 P1 P2 10 d) Sự dịch chuyển của đường cầu * Sự thay đổi của cầu dọc theo đường cầu : Sự thay đổi của cầu dọc theo đường cầu là sự thay đổi lượng cầu về hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi ,các yếu tố khác không đổi ( hàm số cầu không thay đổi ) * Sự dịch chuyển của đường cầu : Sự dịch chuyển của đường cầu là sự thay đổi vị trí của đường cầu trên đồ thị : đường cầu dịch chuyển hoàn toàn sang bên phải hay bên trái đồ thị . * Nguyên nhân sự dịch chuyển của đường cầu : là do các yếu tố ngoài giá cả của hàng hóa t ác động như: thu nhập , giá cả các mặt hàng liên quan, quy mô thị trường, thị hiếu Khi các yếu tố này thay đổi hàm số cầu thay đổi . Trên thực tế các yếu tố ngoài giá tác động đồng thời , kết quả tổng hợp theo hai chiều hướng : cộng hưởng hay bù trừ cho nhau , kết cục chỉ biểu hiện qua giá cả của hàng hóa trong mối tương quan hàm số với lượng cầu về hàng hóa . II) Cung (Supply) 1) Khái niệm a) Cung Cung là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà những người bán sẵn sàng bán ở mỗi mức giá chấp nhận được b) Cung cá nhân Là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà một người bán ( một doanh nghiệp ) sẵn sàng bán ra thị trường ở mỗi mức giá mà người ấy chấp nhận được. c) Cung của thị trường Là tổng mức cung của các cá nhân ở mỗi mức giá 2) Các yếu tố xác định , hàm số cung a) Các yếu tố xác định cung 11 Cung về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa đó mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như : + Công nghệ sản xuất + Giá cả các yếu tố sản xuất đầu vào + Tác động của chính phủ + Số người sản xuất + Các kỳ vọng b) Hàm số cung Từ những yếu tố xác định cung có thể trình bày cung dưới dạng hàm số : Với : PX : giá cả hàng hóa x T X : công nghệ sản xuất hàng hóa x PKL : giá cả đầu vào sản xuất NS : số người sản xuất EX : các kỳ vọng liên quan đến ngành sản xuất hàng hóa x 3) Đường cung a) Biểu cung Biểu cung là bảng số liệu mô tả số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán tương ứng với các mức giá cả khác nhau. b) Đường cung Đường cung là đường mô tả cung về hàng hóa trên đồ thị trong mối tương quan với giá cả của nó ( các yếu tố khác không đổi ). O Q1 Q2 P1 P2 P Q S 12 Đường cung được vẽ từ biểu cung hay từ hàm số cung với dạng đơn giản : P = a Q + b hay Q = a P + b ( với a > 0 ) c) Luật cung Luật cung được phản ánh qua t ính chất của đường cung ( đường S trên đồ thị ) đường cung dốc lên cho ta biết : cung về hàng hóa hay dịch vụ và giá cả của nó đồng biến với nhau : khi giá tăng thì cung tăng và ngược lại. Một số ngoại lệ : các hàng hóa nông phẩm và hàng truyền thống được sản xuất dựa trên năng lựa sản xuất , thời vụ và sự phán đoán thị trường. d) Sự dịch chuyển của đường cung + Sự thay đổi của cung dọc theo đường cung. Sự thay đổi của cung dọc theo đường cung là sự thay thay đổi lượng cung về hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi (hàm số cung không thay đổi). + Sự dịch chuyển của đường cung Sự dịch chuyển của đường cung là sự thay đổi vị trí của đường cung trên đồ thị : đường cung dịch chuyển hoàn toàn sang bên phải hay bên trái. * Nguyên nhân của sự dịch chuyển của đường cung là do các yếu tố ngoài giá cả của hàng hóa tác động như : công nghệ sản xuất thay đổi , giá cả đầu vào thay đổi Khi các yếu tố này thay đổi hàm cung thay đổi . Trên thực tế các yếu tố ngoài giá cả của hàng hóa tác động đồng thời , kết quả tổng hợp theo hai chiều hướng: cộng hưởng hay bù trừ cho nhau , kết cục chỉ biểu hiện qua cung về hàng hóa trong mối tương quan hàm số với giá cả về hàng hóa đó. 13 e) Sự co giãn của cung Sự co giãn của cung là mức độ biến đổi lượng của một hàng hóa cung ứng ra thị trường , trước mức độ biến đổi của giá cả hàng hóa đó , người ta đo lường sự co dãn của c ung bằng hệ số co giãn của cung . Khi ES > 1 : cung co giãn nhiều ES < 1 : cung co giãn ít ES = 1 : cung co giãn 1 đơn vị III) Cân bằng cung - cầu 1) Sự hình thành điểm cân bằng cung cầu Cân bằng cung , cầu trên thị trường là trạng thái lượng cung và lượng cầu bằng nhau tại một mức giá nào đó , t rên đồ thị đường cung cắt đường cầu tại một điểm gọi là điểm cân bằng , điểm này xác định lượng cân bằng và giá cả cân bằng cung , cầu. Ví dụ : Cung cầu về giày da ở thành phố HCM 1996 Mức Giá ( P ) (1.000 đôi/tháng ) Lượng cầu (QD) (1.000đ/đôi) Lượng cung (QS) (1.000 đôi/tháng) a b c d e 100 80 60 40 20 100 200 300 400 500 600 450 300 150 0 Cân bằng cung cầu trên thị trường 300 60 O Q D S E P 14 2) Sự dịch chuyển của điểm cân bằng Cung và cầu quyết định số lượng hàng hóa và giá cả cân bằng trên thị trường . Vì vậy khi cung, cầu thay đổi thì giá cả và sản lượng cân bằng trên thị trường thay đổi : có 3 trường hợp : -Thay đổi về phía cầu , cung không đổi. -Thay đổi về phía cung , cầu không đổi. -Cả cung và cầu cùng thay đổi. 3) Sự vận dụng a) Kiểm soát giá cả Mức giá tối đa ( Price ceilings ) là giới hạn của giá cả, là mức giá cao nhất mà nhà nước ấn định, buộc những người bán phải tuân thủ . Mục t iêu của giá tối đa là giảm giá cho người t iêu dùng , nó thường được ấn định cho các loại hàng hóa thiết yếu trong thời kỳ khan hiếm. Mức giá tối thiểu ( Price Floors ) là mức giá thấp nhất mà nhà nước ấn định buộc những người mua phải tuân thủ. Mục tiêu của giá tối thiểu là hỗ trợ người bán , nó thường được áp dụng cho hàng hóa nông phẩm , hay hàng hóa sức lao động. b) Kiểm soát cung , cầu Kiểm soát cung cầu là một hướng vận dụng khác mà nhà nước áp dụng nhằm các mục t iêu như : bảo hộ hàng hóa trong nước , khuyến khích xuất khẩu , thực hành t iết kiệm , thông qua chính sách thuế và can thiệp bằng giá cả  BÀI TẬP 15 1 . Cho giá cả , lượng cung và lượng cầu sản phẩm X như sau: P 120 100 80 60 40 20 QD 0 100 200 300 400 500 QS 750 600 450 300 150 0 a) Thiết lập hàm số cung và hàm số cầu của sản phẩm x b) Do thu nhập dân cư thay đổi, cầu về hàng hóa x giảm 20% ở các mức giá .Giá cả cân bằng và số lượng cân bằng thị trường bây giờ là bao nhiêu ? 2 . Sản phẩm Y có hàm số cung và hàm số cầu thị trường như sau : a) T ìm giá cả và sản lượng cân bằng thị trường ? b) Nếu chính phủ định giá tối thiểu P = 17,5 thì t ình hình thị trường sản phẩm Y thế nào ? c) Nếu chính phủ định giá tối đa P = 14 thì t ình hình thị trường sản phẩm Y thế nào ? 3 . Cho hàm số cầu và hàm số cung thị trường của sản phẩm X như sau : QD = 40 – P ; QS = 10 + 2P a) T ìm giá cả cân bằng và số lượng cân bằng thị trường b) Nếu chính phủ đánh thuế 3đ/ đơn vị sản phẩm thì số lượng và giá cả cân bằng trong trường hợp này là bao nhiêu ? 4 . Hàm số cung, cầu về lúa mì ở Mỹ những năm 1980 như sau : QS = 1800 + 240 P QD = 3550 – 266 P Trong đó cầu nội địa là : QD1 = 1000 - 46P Đơn vị tính : Q = triệu giạ, P = dollar. a) T ìm giá cả và sản lượng cân bằng thị trường b) Giả sử cầu xuất khẩu về lúa mì giảm đi 40%, nông dân Mỹ bị ảnh hưởng như thế nào về doanh thu và giá cả ? 16 c) Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ Mỹ quy định giá lúa mì : 3 dollar / giạ, muốn thực hiện được sự can thiệp giá cả chính phủ phải làm gì ? 5 . Vào những ngày đầu mùa, lượng cà phê mỗi tuần trên thị trường Việt Nam được cho bởi thông t in sau : P ( USD ) 1800 1600 1400 Q ( tấn ) 100 150 200 Trong đó cầu cà phê xuất khẩu được cho bởi hàm số : QF = 0,15 P + 350. Lượng cung cà phê mỗi tuần trong cả nước được biểu thị bởi hàm số : P = Q + 1000 a) Xác định giá cả và lượng cân bằng thị trường b) Giả sử cầu cà phê nội địa (QE) giảm chỉ còn 50%. T ìm giá cả và sản lượng cân bằng thị trường mới. c) Để bảo hộ sản xuất , nhà nước cam kết mua hết lượng cà phê thừa nhằm giữ giá cả ở mức cân bằng ban đầu, nhà nước cần bỏ ra bao nhiêu tiền ?  CHƯƠNG III LÝ THUYẾT NGƯỜI TIÊU DÙNG I) Lý thuyết về lợi ích (hay hữu dụng) 1) Lợi ích và lợi ích cận biên a) Lợi ích (U – Utility) 17 Là sự thỏa mãn nhu cầu của con người khi tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ . b) Tổng lợi ích (TU – Total Utility) Là toàn bộ sự thỏa mãn thu được khi tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ ( tính trong thời gian nhất định) c) Lợi ích cận biên (MU –Marginal Utility) Là mức tăng thêm của tổng lợi ích khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ 2) Quy luật lợi ích cận biên giảm dần + Nội dung quy luật Lợi ích cận biên của một hàng hóa hay dịch vụ giảm dần khi hàng hóa hay dịch vụ đó được t iêu dùng tăng dần trong một thời gian nhất định . + Minh họa bằng đồ thị Giả sử sự thỏa mãn của con người có thể đo được , t a có bảng min họa dưới đây về lợi ích cận biên của việc uống nước ngọt diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định . Q nước ngọt Đơn vị / chai TU MU 1 2 3 4 5 5 8 9 9 7 5 3 1 0 -2 6 MU 18 5 4 3 2 1 Q nöôùc ngo