Giáo trình lịch sử Trết học

Triết học là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ khi xã hội phân chia giai cấp, có sự tách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI tr.CN với những học thuyết triết học đầu tiên trong lịch sử ở Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hylạp và LaMã cổ đại. Nghĩa xuất phát của thuật ngữ "triết học" theo tiếng Hán là "triết"- có nghĩa là trí, bao hàm sự hiểu biết, sự nhận thức sâu rộng và đạo lý. Thuật ngữ "triết học" nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp là philossophia- nghĩa là "yêu thích sự thông thái". Theo nghĩa đó, triết học là hình thái cao nhất của tri thức. Nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, làm sáng tỏ bản chất của mọi sự vật. Như vậy, tất cả các khái niệm gốc cổ xưa về triết học, nói lên triết học bao gồm toàn bộ tri thức lí luận của nhân loại. Thực chất là chưa xác định rõ và đầy đủ về đối tượng, nhiệm vụ và nội dung của triết học. Hiện nay, theo quan điểm mácxít, với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học là hình thức đặc thù của tư duy bao gồm các học thuyết, học phái phản ánh thế giới bằng một hệ thống lí luận thông qua các khái niệm, phạm trù, quy luật. Trong lịch sử tư tưởng triết học đã xuất hiện các học thuyết triết học như: triết học Ấn Độ, triết học Trung Quốc, triết học Hy Lạp-LaMã. hay học thuyết bản thể (bản thể luận), học thuyết nhận thức (nhận thức luận), học thuyết đạo đức (đạo đức học), mỹ học, lôgíc học. Lịch sử triết học cũng đã xuất hiện các học phái triết học như: triết học duy vật, triết học duy tâm, triết học siêu hình, triết học duy vật biện chứng. Trong các học phái đó có thể có nhiều môn phái khác nhau.

doc172 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình lịch sử Trết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 I. Những vấn đề chung về triết học 1. Khái niệm triết học Triết học là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện từ khi xã hội phân chia giai cấp, có sự tách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI tr.CN với những học thuyết triết học đầu tiên trong lịch sử ở ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hylạp và LaMã cổ đại. Nghĩa xuất phát của thuật ngữ "triết học" theo tiếng Hán là "triết"- có nghĩa là trí, bao hàm sự hiểu biết, sự nhận thức sâu rộng và đạo lý. Thuật ngữ "triết học" nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp là philossophia- nghĩa là "yêu thích sự thông thái". Theo nghĩa đó, triết học là hình thái cao nhất của tri thức. Nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, làm sáng tỏ bản chất của mọi sự vật. Như vậy, tất cả các khái niệm gốc cổ xưa về triết học, nói lên triết học bao gồm toàn bộ tri thức lí luận của nhân loại. Thực chất là chưa xác định rõ và đầy đủ về đối tượng, nhiệm vụ và nội dung của triết học. Hiện nay, theo quan điểm mácxít, với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học là hình thức đặc thù của tư duy bao gồm các học thuyết, học phái phản ánh thế giới bằng một hệ thống lí luận thông qua các khái niệm, phạm trù, quy luật. Trong lịch sử tư tưởng triết học đã xuất hiện các học thuyết triết học như: triết học ấn Độ, triết học Trung Quốc, triết học Hy Lạp-LaMã... hay học thuyết bản thể (bản thể luận), học thuyết nhận thức (nhận thức luận), học thuyết đạo đức (đạo đức học), mỹ học, lôgíc học... Lịch sử triết học cũng đã xuất hiện các học phái triết học như: triết học duy vật, triết học duy tâm, triết học siêu hình, triết học duy vật biện chứng. Trong các học phái đó có thể có nhiều môn phái khác nhau. Với tư cách là một khoa học, triết học là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học khác với các khoa học khác ở tính đặc thù của hệ thống tri thức khoa học và phương pháp nghiên cứu. Tri thức triết học mang tính khái quát cao dựa trên sự trừu tượng hoá và sâu sắc về thế giới, về bản chất cuộc sống con người. Phương pháp nghiên cứu của triết học là xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Triết học là sự diễn tả thế giới quan bằng lí luận. Điều đó chỉ có thể thực hiện bằng cách triết học phải dựa trên cơ sở tổng kết toàn bộ lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Không phải mọi triết học đều là khoa học. Song các học thuyết triết học đều có đóng góp ít nhiều, nhất định cho sự hình thành tri thức khoa học triết học trong lịch sử; là những vòng khâu, những mắt khâu trên "đường xoáy ốc" vô tận của lịch sử tư tưởng triết học nhân loại. Trình độ khoa học của một học thuyết triết học phụ thuộc vào sự phát triển của đối tượng nghiên cứu, hệ thống tri thức và hệ thống phương pháp nghiên cứu. 2. Vấn đề đối tượng của triết học trong lịch sử triết học Với tư cách là một khoa học, triết học có đối tượng nghiên cứu của mình. Đối tượng của triết học là một vấn đề trong lịch sử triết học từ trước đến nay vẫn đang tranh luận. Có cả những câu trả lời khẳng định và phủ định xung quanh các câu hỏi: triết học có đối tượng hay không? có đối tượng chung của triết học qua mọi thời đại hay không? có đối tượng chung của triết học duy vật và triết học duy tâm không? có đối tượng chung của các học thuyết triết học trong lịch sử không? đối tượng của triết học có khác đối tượng của khoa học cụ thể hay không và nếu có thì khác nhau như thế nào?... Thời cổ đại, do khoa học chưa phát triển, nhà triết học chính là nhà khoa học, nhà bách khoa, thông thái trên các lĩnh vực, triết học bao hàm toàn bộ tri thức khoa học của nhân loại. Do vậy, triết học là khoa học của mọi khoa học. Mặc dù các học thuyết triết học đều có các khách thể nghiên cứu riêng như: các yếu tố thế giới, nguyên tử, khối lượng, tồn tại, ý niệm .v.v. song thực chất đối tượng của triết học chưa phân biệt được với đối tượng của khoa học cụ thể. Thời trung cổ, ở Châu Âu tôn giáo ngự trị, thế giới quan duy tâm tôn giáo thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội, kìm hãm sự phát triển của các khoa học. Triết học phát triển một cách khó khăn trong môi trường hết sức chật hẹp, trở thành "nô bộc" của thần học có nhiệm vụ giải thích kinh thánh. Các nhà thần học cho rằng tôn giáo và triết học có điểm chung là đều đi tìm chân lý. Song trí tuệ của Chúa là cao nhất, chân lý của lòng tin là không cần chứng minh. Triết học là một bộ phận của thần học. Thế kỷ XV-XVI, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, đã tạo ra thời kỳ Phục Hưng văn hoá, trong đó có triết học. Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt là yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành, nhất là khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập. Sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn; những thành tựu của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển triết học. Do các khoa học cụ thể phát triển, dần dần tách khỏi triết học nên ngược lại triết học dần dần tách khỏi các khoa học cụ thể và phát triển thành các bộ môn riêng biệt, đó là bản thể luận, nhận thức luận, lôgíc học, triết học lịch sử, mỹ học, đạo đức học, tâm lý học... Lúc này xuất hiện tư tưởng cho rằng các khoa học cụ thể đã là triết học, còn triết học không có vai trò gì, không cần thiết, không có đối tượng riêng. Thế kỷ XVII-XVIII và đầu thế kỷ XIX, là thời kỳ cả triết học duy vật và triết học duy tâm đều phát triển mạnh. Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và đạt tới những đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII ở Anh, Pháp, HàLan, với những đại biểu tiêu biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvêtiúyt (Pháp), Xpinôda (HàLan)... Các học thuyết triết học tiêu biểu: triết học tự nhiên, triết học xã hội và đỉnh cao là triết học nhân bản của Phoiơbắc nửa đầu thế kỷ XIX. Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức. Sự phát triển của các khoa học cụ thể đã từng bước làm mất đi vai trò của triết học là "khoa học của các khoa học" mà triết học Hêghen là hệ thống triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Hêghen xem triết học của ông là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó các ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vào triết học. Sự phát triển kinh tế-xã hội và của khoa học đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Triết học Mác đã đoạn tuyệt triệt để với quan niệm "khoa học của khoa học", xác định được đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy vậy, nhiều học thuyết triết học hiện đại phương Tây xác định đối tượng nghiên cứu riêng của mình như mô tả những hiện tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản... Chính vì vậy mà vấn đề triết học với tính cách là một khoa học và đối tượng của nó đã và đang gây ra cuộc tranh luận kéo dài trong lịch sử triết học đến nay. 3. Triết học - hạt nhân lí luận của thế giới quan Để tồn tại và phát triển, con người phải tìm cách thích nghi và cải tạo thế giới. Muốn vậy, con người cần phải hiểu về thế giới xung quanh và hiểu bản thân mình. Đặc tính của tư duy con người là muốn hiểu biết và có khả năng hiểu biết đến tận cùng, hoàn toàn đầy đủ các vấn đề đó. Song tri thức mà con người và cả loài người đạt được ở từng giai đoạn lịch sử là có hạn. Do vậy, quá trình tìm tòi, giải đáp các vấn đề nói trên luôn luôn diễn ra trong lịch sử, đã hình thành nên những quan niệm nhất định về thế giới và con người. Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan bao hàm nhân sinh quan, tức là toàn bộ những quan niệm về cuộc sống của con người và loài người. Thế giới quan là một khối thống nhất hoà quyện những yếu tố cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin. Tri thức được thể nghiệm lâu dài trong cuộc sống trở thành niềm tin, lý tưởng là trình độ phát triển cao của thế giới quan. Có các loại hình và hình thức lịch sử của thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người và xã hội loài người. Tri thức do các khoa học cụ thể đưa lại là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về từng mặt, từng bộ phận của thế giới. Triết học tạo nên hệ thống lí luận bao gồm những quan điểm chung nhất về thế giới như một chỉnh thể. Do vậy, có thế giới quan khoa học cụ thể và thế giới quan triết học. Tư duy của con người vận động và phát triển cùng với quá trình hoạt động thực tiễn ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp, thông qua cuộc đấu tranh giữa chân lý và sai lầm. Do vậy, đã hình thành trong lịch sử thế giới khoa học và thế giới quan phản khoa học. Bên cạnh những quan niệm đúng đắn về thế giới và vị trí của con người trong thế giới, còn có những quan niệm sai lầm về các vấn đề đó. Hình thái biểu hiện tập trung và khái quát thế giới quan của người nguyên thuỷ là huyền thoại. Huyền thoại (bao gồm cả thần thoại) là phương thức cảm nhận thế giới rất đặc trưng của "tư duy nguyên thuỷ", trong đó các yếu tố tri thức và xúc cảm, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái có thật và hoang đường... hoà quyện vào nhau, diễn tả thế giới quan của cộng đồng người nguyên thuỷ. Với sự ra đời của tôn giáo, một hình thái lịch sử mới thể hiện tính đa dạng trong quan niệm về thế giới ra đời, đó là thế giới quan tôn giáo. Thế giới quan tôn giáo phản ánh hoang đường về thế giới là một hình thức lịch sử của thế giới quan đã thâm nhập sâu vào cuộc sống thường ngày của con người. Với tư duy triết học - một phương thức mới của tư duy trong nhận thức thế giới được hình thành, tư duy con người đạt tới bước chuyển biến về chất nhờ sự xuất hiện tầng lớp lao động trí óc trong xã hội cổ đại. Khác với huyền thoại, triết học diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng một hệ thống các phạm trù, là các bậc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Trong thế giới quan triết học, tư duy lí luận là yếu tố chủ đạo, khác với trong huyền thoại, biểu tượng cảm tính là chủ đạo. Với ý nghĩa đó, triết học được xem là trình độ tự giác trong quá trình phát triển của thế giới quan, là khoa học về thế giới quan. Khác với các khoa học cụ thể, đem lại quan niệm đúng đắn về từng mặt, từng bộ phận của thế giới, là cơ sở trực tiếp cho thế giới quan triết học, triết học tạo nên một hệ thống lí luận bao gồm những quan điểm chung nhất về thế giới như một chỉnh thể. Như vậy không phải chỉ có triết học mới là khoa học về thế giới quan, mà triết học là hạt nhân lí luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. 4. Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Tất cả các hiện tượng trong thế giới chỉ có thể hoặc là hiện tượng vật chất, tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý thức chúng ta. Mặc dù các học thuyết triết học đưa ra các quan niệm khác nhau về thế giới thì câu hỏi đặt ra cần trả lời là: Thế giới tồn tại bên ngoài đầu óc con người có quan hệ như thế nào với thế giới tinh thần tồn tại trong đầu óc con người? tư duy của con người có khả năng hiểu biết tồn tại thực của thế giới hay không? Có thể nói, bất kỳ trường phái triết học nào cũng có cái chung là phải đề cập đến và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. ở đâu, lúc nào việc nghiên cứu được tiến hành không phải bằng những nét chi tiết, những biểu hiện cụ thể như các khoa học cụ thể mà được thực hiện một cách khái quát trên bình diện vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức thì lúc đó tư duy triết học được bắt đầu. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần là vấn đề cơ bản của triết học. Đây là vấn đề cơ sở, nền tảng, xuyên suốt mọi học thuyết triết học trong lịch sử, quyết định sự tồn tại của triết học. Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề cơ bản triết học quyết định sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận của các triết gia, xác định bản chất của các trường phái triết học. Giải quyết vấn đề này là cơ sở, điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học, đồng thời quyết định cách xem xét các vấn đề khác trong đời sống xã hội. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: giữa vật chất và ý thức, giới tự nhiên và tinh thần cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Tuỳ thuộc vào lời giải đáp cho câu hỏi thứ nhất, các học thuyết triết học khác nhau chia thành hai trào lưu cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất. Hình thái lịch sử đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ thời cổ đại. Hình thái này đã xuất hiện ở nhiều dân tộc trên thế giới mà tiêu biểu là ở các nước ấn Độ, Trung quốc và HyLạp, La Mã. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới tự nhiên để cố giải thích thế giới. Quan điểm đó nói chung là đúng đắn nhưng do khoa học chưa phát triển nên triết học chưa thể dựa vào thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành. Do vậy, chủ nghĩa duy vật chưa đứng vững được trước sự tấn công của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, đặc biệt trong thời kỳ trung cổ. Hình thái thứ hai là chủ nghĩa duy vật, máy móc, siêu hình thế kỷ XVII-XVIII. Hình thái này ra đời khi giai cấp tư sản đang lên, nhằm chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo của giai cấp phong kiến. Nhưng do ảnh hưởng của quan điểm máy móc, cơ học và phương pháp mô tả, thực nghiệm, chia cắt nên chủ nghĩa duy vật không thoát khỏi quan điểm máy móc, siêu hình. Quá trình đấu tranh khắc phục các thiếu sót máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII cũng đồng thời là quá trình ra đời của hình thái lịch sử thứ ba là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được xây dựng và không ngừng phát triển trên cơ sở khoa học hiện đại và thực tiễn của thời đại mới. Đối lập với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có trước và là cơ sở cho sự tồn tại của giới tự nhiên, vật chất. Chủ nghĩa duy tâm cũng xuất hiện ngay từ thời cổ đại và tồn tại dưới hai dạng chủ yếu: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Chủ nghĩa duy tâm khách quan với các đại biểu nổi tiếng như Platôn, Hêghen... cho rằng có một thực thể tinh thần ("lý tính thế giới"; "tinh thần tuyệt đối", "ý niệm tuyệt đối") là cái có trước thế giới vật chất, tồn tại ở bên ngoài con người và độc lập đối với con người, nó sản sinh ra và quyết định tất cả các quá trình của thế giới vật chất. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan với các đại biểu nổi tiếng như Béccơli, Hium, Phíchtơ, v.v... cho rằng cảm giác, ý thức của con người là cái có trước và quyết định sự tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng bên ngoài. Các sự vật, hiện tượng chỉ là "những tổng hợp của cảm giác", là "phức hợp của các cảm giác". Do phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, chủ nghĩa duy tâm chủ quan cũng phủ nhận luôn cả tính quy luật khách quan của các sự vật, hiện tượng và tất yếu dẫn đến chủ nghĩa duy ngã. Cả hai dạng của chủ nghĩa duy tâm, tuy có khác nhau trong quan niệm cụ thể nhưng đều thống nhất với nhau ở chỗ coi ý thức, tinh thần là cái có trước, là cái sản sinh ra và quyết định vật chất. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lí luận cho các quan điểm của mình. Tuy nhiên, thế giới quan tôn giáo dựa trên cơ sở lòng tin. Còn chủ nghĩa duy tâm triết học dựa trên cơ sở tri thức, là sản phẩm của tư duy lý tính của con người. Do vậy, các học thuyết triết học duy tâm ít nhiều đều có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển tư tưởng triết học nhân loại. Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc xã hội là mối liên hệ với các lực lượng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách mạng và nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với sự phát triển của khoa học. Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc xã hội là mối liên hệ với các lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ, nguồn gốc nhận thức của nó là tuyệt đối hoá một mặt của quá trình nhận thức, tách ý thức ra khỏi thế giới vật chất. Lịch sử triết học luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm (hai đảng phái chính) tạo nên động lực bên trong của sự phát triển tư duy triết học, đồng thời biểu hiện cuộc đấu tranh hệ tư tưởng của các giai cấp đối địch trong xã hội. Các học thuyết triết học thuộc nhất nguyên luận (duy vật hoặc duy tâm) thì cho rằng thế giới chỉ có một nguồn gốc duy nhất, một trong hai thực thể (vật chất hoặc ý thức) là cái có trước quyết định cái kia. Ngoài nhất nguyên luận còn có các học thuyết triết học nhị nguyên luận, đó là các học thuyết cho rằng vật chất và ý thức là hai nguyên thể song song tồn tại, là hai nguồn gốc tạo nên thế giới. Lại có cả những học thuyết triết học đa nguyên luận, những học thuyết đó cho rằng vạn vật là do vô số nguyên thể độc lập cấu thành. Các học thuyết triết học nhị nguyên luận hoặc đa nguyên luận đều không triệt để khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản triết học do đó thường sa vào chủ nghĩa duy tâm. Đối với mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, trả lời câu hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không, đa số các nhà triết học, cả duy vật và duy tâm đều trả lời khẳng định, tức là thuộc trường phái "khả tri". Triết học gọi đó là tính đồng nhất của tư duy và tồn tại. Các nhà triết học duy vật tìm cơ sở của sự đồng nhất đó ở vật chất, còn các nhà triết học duy tâm tìm cơ sở đó ở ý thức, tinh thần. Các nhà triết học cho rằng con người không thể hiểu biết thế giới, họ thuộc vào các học thuyết được gọi là "thuyết không thể biết" (bất khả tri). Thuyết không thể biết đã bị phê phán gay gắt. Đồng thời, chính thực tiễn của con người đã bác bỏ thuyết không thể biết một cách triệt để nhất. 5. Biện chứng và siêu hình Trong lịch sử triết học, nghĩa xuất phát của từ "biện chứng" là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận, còn nghĩa xuất phát của từ "siêu hình" là dùng để chỉ triết học, với tính cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm. Hiện nay, biện chứng và siêu hình dùng để chỉ hai phương pháp tư duy đối lập nhau, đó là phương pháp tư duy biện chứng và phương pháp tư duy siêu hình. Một vấn đề quan trọng mà triết học quan tâm là làm sáng tỏ các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh ta tồn tại như thế nào. Mặc dù có nhiều cách trả lời khác nhau nhưng suy cho cùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng và siêu hình. Sự đối lập hai phương pháp xem xét thế giới thể hiện ở chỗ, quan điểm siêu hình chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt, không liên hệ, không vận động, phát triển. Ngược lại quan điểm biện chứng không chỉ thấy sự vật cá biệt mà còn thấy mối liên hệ phổ biến; không chỉ thấy sự tồn tại mà cả sự sinh thành và tiêu vong của sự vật; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật. Về tính chất của tư duy, đối với nhà siêu hình, tư duy của họ là cứng nhắc. Ngược lại, tư duy biện chứng là một tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không có những ranh giới tuyệt đối, nghiêm ngặt. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại, luôn luôn gắn liền với lịch sử phát triển của khoa học, của thực tiễn và đã trải qua nhiều giai đoạn khác nha
Tài liệu liên quan