Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan
trọng, có vai trò cung c ấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác,
đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình
hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch, chiến lược và chính
sách phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài h ạn, trong phạm vi một lĩnh vực hay
toàn bộ nền kinh tế, trong phạm vi một xã hay quốc gia .
53 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nguyên lý thống kê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng cao ®¼ng y tÕ hµ ®«ng
Gi¸o tr×nh
NGUY£N Lý ThèNG K£
Tµi liÖu ®µo t¹o trung cÊp d©n sè y tÕ
Hµ Néi - N¨m 2011
Danh môc ch÷ viÕt t¾t
DS : D©n sè
DS - KHHG§ : D©n sè - KÕ ho¹ch ho¸ gia ®×nh
KHH : KÕ ho¹ch ho¸
KHHG§ : KÕ ho¹ch ho¸ gia ®×nh
THCS : Trung häc c¬ së
THPT : Trung häc phæ th«ng
KT - XH : Kinh tÕ x· héi
SKSS : Søc khoÎ sinh s¶n
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan
trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác,
đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình
hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế ho ạch, chiến lược và chính
sách phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn, trong phạm vi một lĩnh vực hay
toàn bộ nền kinh tế, trong phạm vi một xã hay quốc gia . Đồng thời, các con số
thống kê cũng là những cơ sở quan trọng nhất để kiểm điểm, đánh giá tình hình
thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các chính sách đó. Trên giác độ quản lý vi
mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội, mà cò n phải xây dựng, cung cấp các phương pháp phân
tích đánh giá về mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức, đơn vị.
Nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu đào tạo đối tượng trung học Dân số - Y tế,
một mã ngành mới có ở Việt Nam. Đồng thời phù hợp với điều kiện hiện nay và
những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân số và kế
hoạch hóa gia đình. Chúng tôi đã tiến hành biên soạn cuốn sách này làm tài liệu học
tập cho các lớp đào tạo trung học Dân số - Y tế.
Giáo trình được biên soạn theo Chương trình môn học Nguyên lý thống kê
đã được phê duyệt. Cuốn sách gồm 6 bài:
Bài 1: Nhập môn thống kê
Bài 2: Thu thập dữ liệu thống kê
Bài 3: Mô tả dữ liệu bằng đặc trưng đo lường
Bài 4: Tóm tắt và trình bày dữ liệu thống kê
Bài 5: Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Bài 6: Phương pháp hồi quy và tương quan
Xin chân thành cám ơn các cán bộ, chuyên gia của Tổng cục Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình, Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam đã có những ý kiến quý
báu giúp chúng tôi hoàn thiện giáo trình này.
Đây là giáo trình biên soạn lần đầu tiên dành riêng cho đối tượng trung học
Dân số - Y tế, vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, nhà quản lý và đông đảo bạn đọc.
Thạc sỹ Đinh Thái Hà
MỤC LỤC
TT Tên bài học Trang
1 Nhập môn thống kê 1
2 Thu thập dữ liệu thống kê 13
3 Mô tả dữ liệu bằng đặc trưng đo lường 21
4 Tóm tắt và trình bày dữ liệu thống kê 27
5 Phương pháp phân tích dãy số thời gian 36
6 Phương pháp hồi quy và tương quan 43
1Bài 1. NHẬP MÔN THỐNG KÊ
Mục tiêu
1. Trình bày được tổng quan về thống kê
2. Nêu được đối tượng nghiên cứu của thống kê học
3. Nêu được các khái niệm cơ bản của thống kê học
________________
1. Sơ lược sự phát triển của khoa học thống kê
1.1. Lịch sử phát triển của thống kê
Thống kê ra đời, phát triển từ nhu cầu thực tiễn của xã hội loài người và là
một trong những môn khoa học xã hội có lịch sử phát triển lâu dài nhất. Đó là một
quá trình phát triển không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành
lý luận khoa học và ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập.
Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết chú ý tới việc đăng ký, ghi chép và
tính toán số người trong bộ tộ c, số súc vật, số người có thể huy động phục vụ các
cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, số người được tham gia ăn chia , phân phối của cải
thu được... Những hoạt động này xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc từ thế kỷ XXIII
trước công nguyên. Vào thời La Mã cổ đại cũng diễn ra sự ghi chép, tính toán
những người dân tự do, số nô lệ và của cải.. . Mặc dù việc ghi chép còn rất giản đơn
với phạm vi hẹp, nhưng đó chính là những cơ sở thực tiễn ban đầu của thống kê.
Cùng với sự phát triển của xã hội, hàng hóa trong nước c ũng như trên thị
trường thế giới ngày càng tăng lên, điều này đòi hỏi phải có các thông tin thống kê.
Phạm vi hoạt động của thống kê ngày càng mở rộng, dẫn đến sự hoàn thiện của các
phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thống kê. Trong thực tế, c ác hoạt động đa
dạng của thống kê được thể hiện nhờ vào sự tích hợp nhiều nguyên lý, từ đó khoa
học thống kê được hình thành.
Nhiều nhận định cho rằng: Nền tảng của khoa học thống kê được xây dựng
bởi nhà kinh tế học Wiliam Petty (1623- 1687). Từ các tác phẩm “Số học chính trị”,
“Sự khác biệt về tiền tệ” và một số tác phẩm khác nữa, Kar Mark đã gọi Petty là
người sáng lập ra môn Thống kê học. Petty đã thành lập một hướng nghiên cứu
khoa học gắn với “Số học chính trị”.
2Một hướng nghiên cứu cơ bản khác cũng làm khoa học thống kê phát triển
đó là hướng nghiên cứu của nhà khoa học G. Conbring (1606 – 1681), ông đã xử lý,
phân tích hệ thống mô tả chế độ Nhà nước. Môn sinh của ông , giáo sư luật và triết
học G. Achenwall (1719 – 1772) đã dạy môn học mới với tên là “Statis tics” lần đầu
tiên ở trường Tổng hợp Marburs (1746) . Nội dung chính của khóa học này là mô tả
tình hình chính trị và những sự kiện đáng ghi nhớ của Nhà nước. Số liệu về Nhà
nước được tìm t hấy trong các tác phẩm của M.B.Lomonosov (1711 – 1765), trong
đó các vấn đề đưa ra xem xét là dân số, tài nguyên thiên nhiên, tài chính, của cải
hàng hóa. . . được minh họa bằng các số liệu thống kê. Hướng phát triển này của
thống kê được gọi là thống kê mô tả.
Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Gettingen, A. Sliser (1736 – 1809) cho
rằng, thống kê không chỉ mô tả chế độ chính trị Nhà nước, mà còn là toàn bộ xã hội.
Sự phát triển tiếp theo của thống kê được vun đắp bởi nhiều nhà khoa học. Trong
đó, đáng quan tâm là nhà thống kê học A. Ketle ( 1796 – 1874) đã đóng góp một
công trình đáng giá về lý thuyết ổn định của các chỉ số thống kê.
Xu hướng toán học trong thống kê được phát triển trong công trình nghiên
cứu của Francis Galton (1822 – 1911), K. Pearson (1857 – 1936), V.S.Gosset (biệt
hiệu Student, 1876 – 1937), R.A.Fisher (1890 – 1962), M.Mitrel (1874 – 1948) và
một số nhà toán học khác nữa . F. Galton đi tiên phong ở nước Anh về Thống kê
học, ông đưa ra khái niệm mở đầu về hệ thống tương hỗ cách thăm dò thống kê để
xác định hiệu quả của việc cầu kinh. Ông đã cùng K. Pearson thành lập Tạp chí
Sinh trắc (Biometrika). Kế tục công trình của Galton, K.Pearson , một trong những
người sáng lập ra ngành Toán học Thống kê hiện đại, đã nghiên cứu các mẫu, đưa
ra những hệ số mà ngày nay gọi là hệ số Pearson. Ông nghiên cứu lý thuyết tiến hoá
theo mô hình Thống kê toán. Còn nhà toán học V. Gosset, dưới danh hiệu Student,
đã đưa ra lý thuyết chọn mẫu nhỏ để rút ra kết luận xác đáng nhất từ hiện tượng
nghiên cứu. R. Fisher đã có công phân chia các phươ ng pháp phân tích số lượng,
phát triển các phương pháp thống kê để so sánh những trung bình của hai mẫu, từ
đó xác định sự khác biệt của chúng có ý nghĩa thống kê hay không. M. Mitrel đã
đóng góp ý tưởng “Phong vũ biểu kinh tế”. Như vậy, đại diện cho khuynh hướng
này là cơ sở Lý thuyết xác suất thống kê. Đó là một trong các ngành toán ứng dụng.
Góp phần quan trọng cho sự phát triển của thống kê học là các nhà khoa học
thực nghiệm. Ở thế kỷ XVII, trong công trình khoa học của I.C. Kirilov (1689 –
1737) và V. N. Tatisev (1686 – 1750) thống kê chỉ đư ợc luận giải chủ yếu như một
ngành khoa học mô tả. Nhưng sau đó, vào nữa đầu thế kỷ XIX, khoa học thống kê
đã chuyển thành ý nghĩa nhận thức. V.S. Porosin (1809- 1868) trong tác phẩm
“Nghiên cứu nhận xét về nguyên lý thống kê” đã nhấn mạnh: “Khoa học thống kê
không chỉ giới hạn ở việc mô tả”. Còn I.I. Srezenev (1812 – 1880) trong quyển
3“Kinh nghiệm về đối tượng, các đơn vị thống kê và kinh tế chính trị” đã nói rằng:
Thống kê trong rất nhiều trường hợp ngẫu nhiên đã phát hiện ra “Những tiêu chuẩn
hoá”. Nhà thống kê D.P. Jurav (1810 – 1856) trong nghiên cứu “Về nguồn gốc và
ứng dụng của số liệu thống kê” đã cho rằng: “Thống kê là môn khoa học về các tiêu
chuẩn của việc tính toán”.
Trong nghiên cứu của giáo sư trường Đại học Bách khoa Peterbur ,
A.A.Truprov (1874 – 1926), thống kê được xem như phương pháp nghiên cứu các
hiện tượng tự nhiên và xã hội số lớn. Giáo sư I.U.E. Anson (1835 – 1839), trường
Đại học Tổng hợp Peterbur, trong quyển “Lý thuyết thống kê” đã gọi thống kê là
môn khoa học xã hội. Đi theo quan đ iểm này có nhà kinh tế học nổi tiếng A.I.
Trurov (1842 –1908) trong tác phẩm “Thống kê học” đã nhấn mạnh: “Cần nghiên
cứu thống kê với qui mô lớn nhờ vào phương pháp điều tra dữ liệu với đầy đủ số
lượng và yếu tố cần thiết để từ đó có thể miêu tả các hiện tượng xã hội, tìm ra quy
luật và các nguyên nhân ảnh hưởng”. Còn nghiên cứu của nhà bác học A.A.
Caufman (1874 – 1919) đã nêu lên quan điểm về thống kê như là “Nghệ thuật đo
lường các hiện tượng chính trị và xã hội”.
Ngày nay, thống kê được coi là một tron g những công cụ quản lý vĩ mô quan
trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác,
đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình
hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạc h phát triển kinh tế - xã
hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các con số thống kê cũng là những cơ sở quan
trọng nhất để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và
các chính sách đó. Trên giác độ quản lý vi mô, thống kê không những có vai trò đáp
ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, mà còn phải
xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá về mặt lượng các hoạt
động kinh tế - xã hội của các tổ chức, đơn vị.
Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống
xã hội. Thông qua việc phát hiện, phản ánh những quy luật về lượng của hiện
tượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương
trình, kế hoạch và định hướng sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Thống
kê là một môn khoa học, ra đời và phát triển nhờ vào sự tích lũy kiến thức của nhân
loại, rút ra được từ kinh nghiệm nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, cho phép con
người sử dụng để quản lý xã hội.
Trên thực tế, để có thông tin chính xác, đầy đủ cho lập kế hoạch về công tác
DS-KHHGĐ thì cán bộ dân số cần được trang bị tốt kiến thức thống kê, bao gồm
Nguyên lý thống kê – môn cơ sở để nghiên cứu thống kê kinh tế xã hội và Thống kê
chuyên ngành – môn học các phương pháp thống kê chuyên ngành
41.2. Khái niệm thống kê
Trong công tác, cũng như trong đời sống hàng ngày chúng ta thường gặp
thuật ngữ “Thống kê”. Thuật ngữ này có thể hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất: Thống kê là số liệu được thu thập để phản ánh các hiện tượng kinh
tế- xã hội, tự nhiên, kỹ thuật. Ví dụ: D ân số của một địa phương tại một thời điểm
nào đó; số trẻ em sinh ra trong năm của một tỉnh A.
Thứ hai: Thống kê là hệ thống các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu
các hiện tượng kinh tế - xã hội, tự nhiên kỹ thuật. Ví dụ: Theo Tổng điều tra dân số
và nhà ở 1/4/2009, Tổng tỷ suất sinh của Việt Nam là 2,03 con/phụ nữ .
Thực ra khi hỏi thống kê là gì, có nhiều cách trả lời, ví dụ trả lời như sau có
thể khó bắt bẻ “Thống kê là công việc mà các nhà thống kê làm”. Công việc của nhà
thống kê gồm rất nhiều hoạt động trên một phạm vi rộng, có thể tóm tắt thành các
mục lớn như sau:
- Thu thập và xử lý số liệu.
- Điều tra thống kế chọn mẫu.
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng
- Dự đoán (dự báo).
- Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn
- Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắc.
Một cách tổng quát, Thống kê có thể định nghĩa như sau:
Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và p hân tích
các con số (mặt lượng) của hiện tượng số lớn nhằm tìm hiểu bản chất và tính quy
luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Mỗi sự vật hiện tượng đều có hai mặt chất và lượng không tách rời nhau. Khi
nghiên cứu một hiện tượng, điều ai cũng muốn biết là bản chất của hiện tượng.
Nhưng mặt chất thường ẩn bên trong còn mặt lượng biểu hiện ra bên ngoài dưới
dạng các đại lượng ngẫu nhiên. Do đó phải thông qua các phương pháp thu thập, xử
lý và phân tích thích hợp trên mặt lượng của số lớn đơn vị cấu thành hiện tượng, tá c
động của các yếu tố ngẫu nhiên mới được bù trừ và triệt tiêu, bản chất của hiện
tượng mới bộc lộ ra và ta có thể nêu rõ bản chất, quy luật vận động.
Thống kê chia thành hai lĩnh vực
Thống kê mô tả: Gồm các phương pháp thu thập số liệu, mô tả và trình bày
số liệu, tính toán các đặc trựng đo lường.
5Thống kê suy diễn: Gồm các phương pháp như ước lượng, kiểm định, phân
tích mối liên hệ, dự đoán.. trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu.
Trong kinh tế- xã hội, thống kê quan tâm nghiên cứu các hiện tượng:
- Các hiện tượng về nguồn tài nguyên, môi trường, của cải tích lũy.
- Các hiện tượng về sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm
- Các hiện tượng về dân số, nguồn lao động
- Các hiện tượng về đời sống vật chất, văn hóa của dân cư
- Các hiện tượng về sinh hoạt chính trị xã hội.
2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê học cho thấy:
thống kê học là một môn khoa học xã hội. Tuy nhiên, khác với các môn khoa học xã
hội khác, thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng, mà chỉ
phản ánh bản chất, tính quy luật của hiện tượng thông qua các con số, các biểu hiện
về lượng của hiện tượng. Điều đó có nghĩa là thống kê học phải sử dụng các con số
về quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ
biến... của hiện tượng để phản ánh, biểu thị bản chất, tính quy luật của hiện tượng
nghiên cứu trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, các con số thống kê
không phải chung chung, trừu tượng, mà bao giờ cũng chứa đựng một nội dung
kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, giúp ta nhận thức được bản chất và quy luật của
hiện tượng nghiên cứu.
Theo quan điểm của triết học, chất và lượng là hai mặt không thể tách rời của
mọi sự vật, hiện tượng, giữa chúng luôn tồn tại mối liên hệ biện chứng với nhau.
Trong mối quan hệ đó, sự thay đổi về lượng quyết định sự biến đổi về chất. Quy
luật lượng - chất của triết học đã chỉ rõ: mỗi lượng cụ thể đều gắn với một chất nhất
định, khi lượng thay đổi và tích lũy đến một chừng mực nhất định thì chất thay đổi
theo. Vì vậy, nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp cho việc nhận thức bản
chất của hiện tượng. Ví dụ: Có thể đánh giá công tác dân số của một huyện qua các
con số thống kê về số dân, mức sinh, tỷ lệ tăng dân số...
Tuy nhiên, để có thể phản ánh được bản chất và quy luật phát triển của hiện
tượng, các con số thống kê phải được tập hợp, thu thập trên một số lớn các hiện
tượng cá biệt. Thống kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt như một thể hoàn
chỉnh và lấy đó làm đ ối tượng nghiên cứu. Mặt lượng của hiện tượng cá biệt thường
chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên.
Mức độ và chiều hướng tác động của từng yếu tố này trên mỗi hiện tượng cá biệt rất
khác nhau. Nếu chỉ thu thập số liệu trên một số ít hiện tượng thì khó có thể rút ra
6bản chất chung của hiện tượng, mà nhiều khi người ta chỉ tìm thấy những yếu tố
ngẫu nhiên, không bản chất. Ngược lại, khi nghiên cứu trên một số lớn các hiện
tượng cá biệt, các yếu tố ngẫu nhiên sẽ bù trừ, triệt tiêu nhau và khi đó, bản chất,
quy luật phát triển của hiện tượng mới được bộc lộ rõ. Chẳng hạn, nghiên cứu tình
hình sinh đẻ trong một tổng thể dân cư, cho thấy có nhiều cặp vợ chồng sinh toàn
con trai, ngược lại cũng có nhiều gia đình chỉ có con gái. Nếu nghiên cứu trên một
số ít gia đình, có thể thấy số bé trai được sinh ra nhiều hơn số bé gái hoặc ngược lại.
Nhưng khi nghiên cứu trong cả tổng thể dân cư, với một số lớn cặp vợ chồng (trên
10.000 trường hợp), những trường hợp sinh toàn con tr ai sẽ bị bù trừ bởi những cặp
sinh toàn con gái. Khi đó, quy luật tự nhiên: số bé trai và số bé gái xấp xỉ bằng nhau
theo tỷ lệ khoảng 103 - 107 bé trai trên 100 bé gái mới được bộc lộ rõ.
Hiện tượng số lớn trong thống kê được hiểu là một tập hợp các hiện tượng cá
biệt đủ bù trừ, triệt tiêu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Giữa hiện tượng số lớn
(tổng thể) và các hiện tượng cá biệt (đơn vị tổng thể) luôn tồn tại mối quan hệ biện
chứng. Muốn nghiên cứu tổng thể, phải dựa trên cơ sở nghiên cứu từng đơn vị tổng
thể. Mặt khác, trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, luôn nảy sinh
những hiện tượng cá biệt mới, những điển hình tiên tiến hoặc lạc hậu. Sự nghiên
cứu các hiện tượng cá biệt này sẽ giúp cho sự nhận thức bản chất của hiện tượng
đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn. Vì vậy trong thống kê, nhất là thống kê kinh tế -
xã hội, người ta thường kết hợp nghiên cứu hiện tượng số lớn với việc nghiên cứu
hiện tượng cá biệt.
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học bao giờ cũng tồn tại trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể. Trong điều kiện lịch sử khác nhau, các đặc điểm về
chất và biểu hiện về lượng của hiện tượng cũng khác nhau, nhất là với các hiện
tượng kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, trình độ hiện đại hóa, một trong những yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đế n năng suất lao động của người công nhân trong ngành dược,
lại rất khác nhau giữa các doanh nghiệp dược. Ngay trong cùng một đơn vị, cũng lại
có thể khác nhau giữa các giai đoạn, các thời kỳ,... Thậm chí, giữa các bộ phận
trong cùng một đơn vị, nhiều khi cũng tồn tại những khác biệt đáng kể. Vì vậy, các
con số về năng suất lao động của người công nhân trong từng doanh nghiệp dược,
từng thời kỳ khác nhau cũng có ý nghĩa khác nhau. Như vậy, khi sử dụng các số
liệu thống kê phải luôn gắn nó trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể của hiện
tượng mà số liệu phản ánh.
Từ các phân tích trên, có thể rút ra kết luận: Đối tượng nghiên cứu của thống
kê là mặt lượng trong sự liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng số lớn,
trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
7Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu trên, thống kê có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê
- Thu thập thông tin
- Tổng hợp thông tin
- Phân tích thống kê
- Dự đoán thống kê
- Đề xuất ý kiến cho quyết định quản lý
3. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê
3.1. Quy luật số lớn
Quy luật số lớn là phạm trù của lý thuyết xác suất, ý nghĩa của quy luật này
là tổng hợp sự quan sát số lớn tới mức đầy đủ các sự kiện cá biệt ngẫu nhiên thì tính
tất nhiên của hiện tượng sẽ bộc lộ.
Quy luật số lớn không giải thích bản chất của hiện tượng kinh tế - xã hội, hiện
tượng dân số, nhưng vận dụng quy luật số lớn người ta có thể biểu hiện bản chất cụ
thể của hiện tượng kinh tế - xã hội, hiện tượng dân số.
Thống kê vận dụng quy luật số lớn để lượng hóa bản chất và quy luật của
hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua tính quy luật thống kê.
Ví dụ: Tỷ số giới tính khi sinh được xác định bằng số bé trai trên 100 bé gái
mới sinh ra của một thời kỳ, thường là một năm lịch (12 tháng).
Giả sử năm 2011, ta đếm số trẻ em sinh ra tại tỉnh A, như sau: gia đình thứ
nhất sinh con trai, gia đình thứ hai sinh con gái, gia đình thứ ba sinh đôi con trai,..
Nếu ta đếm trong phạm vi 300 trường hợp (tương đương số sinh 1 xã trong năm) , số
bé trai là 180 cháu và số bé gái là 120 cháu, tỷ số là 150/100. Lý do, số lượng
trường hợp sinh được đếm quá nhỏ nên chưa thể hiện bản chất của hiện tượng tỷ số
giới sinh khi sinh. Nhưng nếu ta đếm tất cả số sinh của tỉnh A, thì số bé trai là 5.300
cháu và số bé gái là 5.000 cháu, tỷ số là 106/100. Khi số lượng cá thể được đếm đủ
lớn (trường hợp này là trên 10.000 cháu) nên đã thể hiện bản chất của hiện tượng tỷ
số giới sinh khi sinh của tỉnh A.
3.2. Tính quy luật thống kê
Tính quy luật thống kê là một trong những hình thức biểu hiệ n mối liên hệ
chung của các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
Tính quy luật thống kê không phải là tính quy luật của hiện tượng cá biệt mà
là kết quả nghiên cứu của thống kê đối với hiện tượng số lớn, trong đó chên