Chương 1
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. HỆ THỐNG NHIỆT ĐỘNG VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ
1.1.1 Hệ thống nhiệt động
Nhiệt động học nghiên cứu các quy luật biến đổi năng lượng xảy ra trong các vật thể, tính toán
các đại lượng đặc trưng của quá trình biến đổi năng lượng. Các vật thể thực hiện á trình trao
đổi năng lượng được gọi là hệ thống nhiệt động. Như vậy hệ thống nhiệt động là đối tượng cần
khảo sát của nhiệt động học.
145 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Nhiệt động học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Bìa sách
Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học
Chương trình 60 tiết dành cho sinh viên ngành Nhiệt –Lạnh
Tp Hồ Chí Minh - 2007
2
Lời nói đầu
Nhiệt động học là môn khoa học nghiên cứu về sự biến đổi giữa các dạng năng lượng, cụ thể
là nhiệt và công, để tìm cách thực hiện các quá trình biến đổi đó trên các máy năng lượng như
các loại động cơ nhiệt, máy lạnh sao cho có lợi nhất. Bởi vậy trong nhóm ngành kỹ thuật năng
lượng, nhiệt động học là một môn học cơ sở nền tảng rất quan trọng.
Cuốn Nhiệt động học được biên soạn dành cho sinh viên chuyên ngành Nhiệt – Lạnh, chương
trình 60 tiết.
Cuốn sách gồm 10 chương, trong đó lý thuyết cơ bản của nhiệt động học nằm trong bốn
chương đầu, gồm các khái niệm về Hệ thống nhiệt động, Trạng thái của hệ, Thông số trạng
thái, Quá trình và Chu trình nhiệt động. Hai định luật nhiệt động học chi phối các quá trình
cũng được phân tích căn kẽ trong các chương này. Các chương tiếp theo 5 và 6 nghiên cứu về
các đặc tính của các chất cụ thể và quan trọng là hơi nước và không khí ẩm. Phần còn lại đề
cập tới các quá trình và chu trình thực hiện trên các thiết bị nhiệt. Các chương gồm :
Chương 1. Khái niệm cơ bản
Chương 2. Quá trình nhiệt động. Định luật 1 nhiệt động học
Chương 3. Các quá trình nhiệt động cơ bản
Chương 4. Chu trình nhiệt động. Định luật 2 nhiệt động học
Chương 5. Hơi nước và các chất hơi
Chương 6. Không khí ẩm
Chương 7. Dòng chảy của chất khí và hơi
Chương 8. Chu trình tiêu hao công
Chương 9. Chu trình thiết bị động lực hơi nước
Chương 10. Chu trình động cơ đốt trong, tua bin khí và động cơ phản lực
Việc biên soạn cuốn sách hoàn thành năm 2007, nhằm phục vụ cho việc giảng dạy các lớp Kỹ
thuật Lạnh trường Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh. Mặc dù đã rất cẩn trọng, nhưng
chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
bạn đọc và các đồng nghiệp. Mọi đóng góp xin gửi về Bộ môn Kỹ thuật nhiệt, trường Đại học
GTVT Hà nội. Xin chân thành cám ơn.
.
PGS.TS. Trịnh Văn Quang
3
Mục lục
Chương 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Hệ thống nhiệt động và các đặc trưng của hệ 5
1.2. Hỗn hợp khí lý tưởng 10
1.3. Năng lượng của hệ 13
Chương 2. QUÁ TRÌNH NHIỆT ĐỘNG. ĐỊNH LUẬT 1 NHIỆT ĐỘNG HỌC
2.1. Quá trình nhiệt động 17
2.2. Các dạng trao đổi năng lượng trong quá trình 18
2.3. Định luật 1 nhiệt động học 22
2.4. Định luật 1 viết cho hệ kín 23
2.5 . Định luật 1 áp dụng cho dòng chảy 24
2.6 Nhiệt dung 26
Chương 3. CÁC QUÁ TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CƠ BẢN
3.1. Quá trình đẳng tích 30
3.2. Quá trình đẳng áp 31
3.3. Quá trình đẳng nhiệt 32
3.4. Quá trình đoạn nhiệt 34
3.6. Quá trình đa biến 36
Chương 4. CHU TRÌNH NHIỆT ĐỘNG. ĐỊNH LUẬT 2 NHIỆT ĐỘNG HỌC
4.1. Chu trình nhiệt động 40
4.2. Đặc tính thuận nghịch và không thuận nghịch 42
4.3. Định luật 2 nhiệt động học 44
4.4. Chu trình Các nô 45
4.5. Entrôpy 48
Chương 5. HƠI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT HƠI
5.1. Khái niệm 54
5.2. Đồ thị trạng thái của các chất hơi 54
5.3. Quá trình hoá hơi đẳng áp của nước 55
5.4. Các đại lượng đặc trưng và thông số trong quá trình hoá hơi. 56
5.5. Bảng và đồ thị các chất hơi 57
Chương 6. KHÔNG KHÍ ẨM
6.1. Khái niệm 61
6.2. Các đại lượng đặc trưng của không khí ẩm 62
6.3. Đồ thị của không khí ẩm 65
6.4. Một số quá trình cơ bản của không khí ẩm 69
6.5. Điều hòa không khí 74
6.5. Quá trình sấy 78
Chương 7. DÒNG CHẢY CỦA CHẤT KHÍ VÀ HƠI
7.1. Khái niệm 81
7.2. Các đại lượng đặc trưng của dòng chảy 81
7.3. Lưu lượng cực đại , áp suất tới hạn , tốc độ tới hạn 83
7.4. Quy luật thay đổi tốc độ trong ống la van 85
7.5. Ma sát và tổn thất trong dòng chảy 87
7.6. Quá trình tiết lưu - hiệu ứng Jun - Tômsơn 88
Chương 8. CHU TRÌNH TIÊU HAO CÔNG
8.1. Chu trình máy nén pít tông 1 cấp 90
4
8.2. Máy nén pit tông nhiều cấp 93
8.3. Máy nén ly tâm 95
8.4. Máy nén hướng trục 96
8.5. Máy nén xoắn ốc 97
8.6. Chu trình máy lạnh dùng không khí 97
8.7 Chu trình máy lạnh dùng hơi nén 98
8.8. Chu trình máy lạnh hơi nén nhiều cấp 100
8.9 Chu trình làm lạnh hấp thụ 101
8.10. Bơm nhiệt 102
8.11. Điều hoà không khí hai chiều 104
Chương 9. CHU TRÌNH THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC
9.1 Chu trình thiết bị động lực hơi nước cơ bản 106
9.2. Một số bộ phận chính thực hiện chu trình động lực hơi nước 108
9.3. Ảnh hưởng của các thông số hơi đến hiệu suất nhiệt của chu trình 111
9.4. Chu trình có quá nhiệt trung gian 113
9.5. Chu trình hồi nhiệt 114
9.6. Chu trình ghép 117
Chương 10. CHU TRÌNH ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, VÀ ĐỘNG CƠ TUA BIN KHÍ
A. CHU TRÌNH ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
10.1 Chu trình động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng tích 119
10.2 Chu trình động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng áp 121
10.3 Chu trình động cơ đốt trong cấp nhiệt hỗn hợp 123
10.4 So sánh hiệu suất nhiệt của 3 loại chu trình 125
B. CHU TRÌNH TUA BIN KHÍ VÀ ĐỘNG CƠ PHẢN LỰC
10.5 Chu trình động cơ tuabin khí cấp nhiệt đẳng áp 126
10.6 Chu trình tua bin khí có hồi nhiệt 129
10.7. Chu trình tua bin khí có hồi nhiệt và làm mát trung gian 131
10.8. Chu trình ghép tua bin khí - hơi. 132
10.9. Cấu tạo thực tế một số bộ phận của động cơ tua bin khí 134
10.10. Động cơ tua bin trong hàng không 138
10.11. Động cơ phản lực trực lưu 141
10.12. Động cơ tên lửa 143
Tài liệu tham khảo 145
5
Chương 1
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. HỆ THỐNG NHIỆT ĐỘNG VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ
1.1.1 Hệ thống nhiệt động
Nhiệt động học nghiên cứu các quy luật biến đổi năng lượng xảy ra trong các vật thể, tính toán
các đại lượng đặc trưng của quá trình biến đổi năng lượng. Các vật thể thực hiện á trình trao
đổi năng lượng được gọi là hệ thống nhiệt động. Như vậy hệ thống nhiệt động là đối tượng cần
khảo sát của nhiệt động học.
a . Định nghĩa :
Hệ thống nhiệt động là một tập hợp các vật thể vĩ mô, tại đó xảy ra sự trao đổi năng lượng
hoặc cả năng lượng và khối lượng
* Phần bên ngoài Hệ thống nhiệt động được
gọi là môi trường của hệ , hình 1.1a.
* Hệ ngăn cách với môi trường bởi biên
giới. Biên giới có thể thay đổi và đuợc chọn
tuỳ ý, biểu thị bằng đường nét đứt
Thí dụ : Khảo sát trao đổi công và nhiệt của
một khối khí trong xy lanh có pít tông di
chuyển được. Khi khối khí bị nén , thể tích
khối khí sẽ giảm đi, áp suất tăng lên, khối khí
sẽ nóng lên. Như vậy khối khí đã nhận công
nén, và thải nhiệt ra bên ngoài. Để xác định
lượng công và nhiệt này có thể có hai cách
chọn hệ thống nhiệt động: a) hệ thống nhiệt
động là cả xy lanh, pít tông và khối khí, hình
1.1b; b) hệ thống nhiệt động chỉ là khối khí
trong xy lanh, hình 1.1c.
Thấy rằng chọn theo cách b, biên giới hệ có thể
thay đổi, nhưng khi tính toán sẽ đơn giản hơn
nhiều.
Hình 1.1a
Hình 1.1b.
Hệ gồm xylanh, pít
tông và khối khí
Hình 1.1c.
Hệ chỉ gồm khối khí
b . Phân loại :
- Hệ đóng : không trao đổi khối lượng với môi trường.
- Hệ mở : có trao đổi khối lượng với môi trường. Thí dụ : dòng chất lỏng chảy trong
một đoạn đường ống giữa hai tiết diện nào đó .
Tuỳ theo đặc tính trao đổi năng lượng mà hệ đóng có thể là :
- Hệ cô lập : không trao đổi năng lượng và khối lượng với môi trường
Biên giới
Môi trường
Hệ thống
nhiệt động
Biên giới Biên giới
Môi trường
6
- Hệ cô lập đoạn nhiệt : không trao đổi nhiệt với môi trường
-
c. Chất công tác :
Chất công tác là các môi chất trung gian dùng trong các thiết bị nhiệt để thực hiện các quá
trình trao đổi năng lượng với bên ngoài.
Để thoả mãn yêu cầu làm chất công tác, các môi chất phải có khả năng biến đổi các đặc tính
vật lý dễ dàng khi trao đổi năng lượng. Chất công tác thường là các chất khí hoặc hơi.
Khi khảo sát các đặc tính nhiệt động của hệ thống nhiệt động chính là khảo sát tính chất của
chất công tác . Vậy chất công tác chính là hệ thống nhiệt động .
Mọi vật chất tuỳ theo điều kiện vật lý (nhiệt độ và áp suất) mà có thể tồn tại trong các trạng
thái pha: pha rắn, pha lỏng, pha hơi. Các chất hơi khi có áp suất nhỏ nhiệt độ cao được coi là
chất khí.
1.1.2. Trạng thái của hệ , trạng thái cân bằng
a. Trạng thái của hệ :
Trạng thái của hệ là một thuộc tính biểu thị sự tồn tại của hệ, được đặc trưng bởi những đại
lượng vật lý nhất định.
b. Trạng thái cân bằng :
Trạng thái cân bằng là trạng thái mà trong hệ không xảy ra bất cứ biến đổi nào, tức là các đại
lượng vật lý đặc trưng cho hệ đồng nhất tại mọi điểm và không thay đổi theo thời gian và giữa
các vật thể trong hệ cũng như giữa hệ và môi trường không có tương tác.
1.1.3. Thông số trạng thái của hệ
a . Định nghiã :
Thông số trạng thái là các đại lượng vật lý đặc trưng cho hệ và mối quan hệ giữa hệ với môi
trường ở một thời điểm nào đó.
b. Phân loại :
Thông số trạng thái được phân làm 2 loại :
- Thông số dung độ : Thông số dung độ là những đại lượng vật lý có giá trị phụ thuộc vào
khối lượng.
- Thông số cường độ: Thông số cường độ là những đại lượng vật lý có giá trị không phụ
thuộc vào khối lượng.
ở mỗi trạng thái, hệ có thể có nhiều đại lượng đặc trưng. Để phân biệt hai loại thông số trên,
có thể chia hệ làm nhiều phần, nếu đại lượng nào thay đổi thì đó là thông số dung độ vì phụ
thuộc vào khối lượng. Các đại lượng không thay đổi sau khi chia là các thông số cường độ.
7
Thí dụ hệ có các đại lượng là nhiệt lượng Q, thể tích V, thể tích riêng v, áp suất p, nhiệt độ
T Khi chia đôi , mỗi hệ con có Q' =
2
Q
, V' =
2
V
, v' = v
G
V
G
V
2
2
, p’ = p , T’ = T. Vậy
Q, V, là các thông số dung độ; còn v, p, T là các thông số cường độ.
c Các thông số trạng thái của hệ khí :
Để xác định trạng thái nhiệt động, hệ khí cần có 3 thông số sau :
+ Nhiệt độ :
Nhiệt độ đặc trưng cho mức độ nóng lạnh của vật thể. Theo thuyết động học phân tử, nhiệt
độ là số đo động năng trung bình của chuyển động tịnh tiến của các phân tử tạo thành vật thể.
Số đo đó là tập hợp giá trị trung bình của động năng của nhiều phân tử nên nhiệt độ là một đại
lượng thống kê.
- Các đơn vị đo nhiệt độ nhiệt độ bách phân 0C (nhiệt độ Celsius), nhiệt độ tuyệt đối K (nhiệt
độ Kelvin), nhiệt độ 0F ( nhiệt độ Fahrenheit ), nhiệt độ 0R (nhiệt độ Rankine ).
Quan hệ giữa các đơn vị đo nhiệt độ như sau:
T K = t0C + 273,15 (như vậy T = t)
t0F = 1,80C + 32
t0R = 1,8 K = 1,80C + 491,67
+ áp suất :
áp suất là áp lực của chất khí (hoặc lỏng) trên một đơn vị diện tích bề mặt .
Trong chất khí áp suất luôn tác dụng vuông góc với thành bình. áp suất là kết quả của sự va
đập liên tục các phân tử khí vào thành bình, đó là một đại lượng thống kê.
- Đơn vị đo : trong hệ SI : N/m2, ngoài ra còn dùng : Bar, at,mmHg, Psi, Torr , Pas...
quan hệ giữa các đơn vị : 1 Bar = 105 N/m2 =105 Pas = 1,02 at = 750 mmHg
- Thông số trạng thái của hệ là áp suất tuyệt đối của hệ, ký hiệu p.
áp suất tuyệt đối p không đo trực tiếp được mà chỉ đo được độ chênh giữa áp suất của chất khí
với áp suất khí trời pkt. pkt đo bằng Barômét
- Nếu p > pkt thì p - pkt = pdư .
pdư gọi là áp suất dư đo bằng Manômét .
Vậy: p = pkt + pdư
- Nếu p < pkt thì pkt - p = pck.
pck gọi là độ chân không, đo bằng chân không kế.
Vậy: p = p kt - p ck
8
+ Thể tích riêng :
Thể tích riêng là thể tích của một đơn vị khối lượng:
G
V
v
Trong đó : V - thể tích khối khí (m3)
G - khối lượng khối khí (kg)
v- thể tích riêng (m3/kg)
Đại lượng ngịch đảo của thể tích riêng :
v
1
gọi là mật độ chất khí (kg/m3)
d. Thông số trạng thái các chất hơi
ở ngoài vùng hơi bão hoà, ba thông số như trên là đủ để xác định mỗi trạng thái nhiệt động
của hơi.Trong vùng hơi bão hoà, do có mặt các hạt chất lỏng nên ngoài ba thông số trên cần
phải có thêm độ ẩm (hoặc độ khô x)
1.1.4. Phương trình trạng thái :
a. Dạng tổng quát :
Phương trình trạng thái là biểu thức mô tả mối quan
hệ giữa các thông số trạng thái của hệ ở trạng thái cân
bằng . Dạng tổng quát là :
F (p,v,T) = 0 (1.1)
Đó là phương trình mô tả một mặt không gian trong
hệ toạ độ P, v, T, hình 1.2, gọi đó là mặt nhiệt động.
Thấy rằng mọi trạng thái mà hệ có thể có, phải nằm
trên mặt nhiệt động , vì chúng thoả mãn phương trình
trạng thái trên
Hình 1.2
b. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng :
+ Đặc điểm của khí lý tưởng :
Khí lý tưởng là chất khí có các phân tử là những chất điểm (không có kích thước) và giữa
chúng không có tương tác.
Hầu hết các chất khí hoặc ở nhiệt độ cao, hoặc áp suất thấp, hoặc ở nhiệt độ không quá thấp và
áp suất không quá cao như điều kiện bình thường đều được coi là khí lý tưởng vì nó đủ loãng.
Theo định luật Avôgađrô , ở điều kiện tiêu chuẩn (00C, 760 mmHg). 1 kmol mọi chất khí đều
có thể tích bằng nhau là V = 22,4 m
3
+ Phương trình trạng thái của khí lý tưỏng :
9
-Viết cho 1 Kmol :
TRpV (1.2)
ở đây : p - áp suất tuyệt đối (N/m2)
V- thể tích của 1 Kmol (m
3/ kmol)
T - nhiệt độ tuyệt đối (0K)
R- hằng số khí vạn năng. R = 8314 (J/kmol độ)
- Viết cho 1 kg : chia hai vế phương trình trên cho ( khối lượng của 1 kmol (kg/ kmol))
sẽ được :
T
RV
p
hay là:
pv = RT (1.3)
- Viết cho G Kg : nhân hai vế phương trình trên với G ( Kg )
PvG = G.R.T
hay là :
pV = GRT (1.4)
b. Phương trình trạng thái khí thực :
Các chất khí có nhiệt độ thấp, hoặc ở áp suất cao có mật độ lớn, các chất hơi được gọi là khí
thực. Trạng thái của khí thực có thể biểu diễn dựa trên cơ sở phương trình khí lý tưởng. Một
trong các phương trình trạng thái đó là phương trình Van đéc Van.
+ Phương trình Van đéc van :
RTbv
v
a
p
2
(1.5)
trong đó :
2
a
v
- số hiệu chỉnh kể đến tương tác giữa các phân tử của chất khí thực.
b - số hiệu chỉnh kể đến kích thước riêng của phân tử khí thực.
+ Phương trình Bogoliubov-Mayer:
RT
v
B
i
i
pv
i
i
i
1 1
1 (1.6)
ở đây Bi là các hệ số mô tả thế năng tương tác của các phân tử khí
i = 2, 3, 4... là số bậc của các hệ số Bi
10
1.2. HỖN HỢP KHÍ LÝ TƯỞNG
1.2.1. Khái niệm
Khi hoà trộn các khí lý tưởng sẽ được hỗn hợp khí lý tưởng, trong hỗn hợp đó các khí có cùng
nhiệt độ của hỗn hợp và không xảy ra phản ứng hoá học.
Gọi áp suất và thể tích của các khí thành phần là pi và Vi , gọi áp suất và thể tích hỗn hợp là p
và V, khi hoà trộn các khí với nhau, hỗn hợp khí lý tưởng tuân theo các định luật sau:
Định luật Đantông:
Trong hỗn hợp khí lý tưởng, áp suất của hỗn hợp bằng tổng các áp suất riêng của các khí
thành phần:
n
i
ipp
1
(1.7)
Định luật Đantông thiết lập trên cơ sở mỗi khí choán toàn bộ thể tích của hỗn hợp Vi = V.
Định luật Amagat - Leduc :
Trong hỗn hợp khí lý tưởng, thể tích của hỗn hợp bằng tổng các thể tích của các khí thành
phần:
n
i
iVV
1
(1.8)
Amagat – Leduc thiết lập khi toàn bộ các khí nằm trong hỗn hợp.
1.2.2. Xác định các thành phần của hỗn hợp.
Sự có mặt của các khí trong hỗn hợp được đánh giá theo các tỷ lệ khối lượng, theo tỷ lệ thể
tích hoặc theo tỷ lệ phân tử gọi là các thành phần.
a. Thành phần khối lượng
Gọi G và Gi tương ứng là khối lượng của hỗn hợp và của khí thành phần, thì tỷ lệ khối lượng
của mỗi khí thành phần trong hỗn hợp là gi:
G
G
g ii (1.9)
Vì
n
i
iGG
1
, nên có
1
1
n
i
ig (1.10)
b. Thành phần thể tích ri
11
V
V
r ii (1.11)
Do
n
i
iVV
0
, nên có
1
1
n
i
ir (1.12)
c. Thành phần mol
Gọi số mol của hỗn hợp và của khí thành phần là n và ni thì thành phần mol mi là:
n
n
m ii (1.13)
Vì thể tích của 1 mol của khí i là Vi nên số mol của thành phần khí i là
i
i
i
V
V
n
.
hay
iii VnV .
Tương tự như vậy số mol của hỗn hợp là
V
V
n , hay
nVV
Theo định luật Avogadro thì thể tích của 1 mol của mọi chất khí ở cùng điều kiện áp suất và
nhiệt độ thì bằng nhau V = Vi. Lập tỷ số Vi/V sẽ có
iii
i
i
iiii rmr
V
V
m
n
n
nV
Vn
V
V
;
.
(1.14)
Vậy thành phần mol bằng thành phần thể tích.
d. Quan hệ giữa các thành phần
Gọi và i tương ứng là khối lượng của 1 kmol của hỗn hợp và của khí thành phần, thì khối
lượng của hỗn hợp và của khí thành phần sẽ là
nG và iii nG
Lập tỷ số
G
Gi sẽ có :
i
i
ii
i
i r
n
n
g
G
G
Vậy
i
ii rg (1.15)
Hay
12
i
ii gr
(1.16)
1.2.3. Xác định các đại lượng trong hỗn hợp theo các thành phần
a. Khối lượng của 1 kmol hỗn hợp
Do 1
1
n
i
ig , nên
n
i
ii
n
i
ii r
r
11
1
1
, hay
n
i
iir
1
(1.17)
b. Hằng số khí R của hỗn hợp
R là hằng số vạn năng R = 8314 J/kmol.độ. Với mọi chất khí R = R. Vậy với mỗi khí
thành phần luôn có Ri = Rii = R = 8314 J/kmol.độ. Lập tỷ số Ri/R
i
iii
R
R
R
R
.
Vậy
i
i
R
R
.
hay
ii RR (1.17)
b. Thể tích riêng v và khối lượng riêng của hỗn hợp
n
i
n
i i
i
i
i
n
i i
i
n
i
i g
G
G
G
G
G
V
G
V
v
1 1
11
.
(1.18)
n
i
ii
n
i
i
i
n
i
ii
n
i
i
r
V
V
V
V
V
G
V
G
11
11
(1.19)
c. áp suất của hỗn hợp và áp suất của thành phần
Phương trình trạng thái viết cho hỗn hợp và khí thành phần
GRTpV
TRGVp iiii
13
Theo định luật Amgat-Leduc V = Vi . Chia hai phương trình trên sẽ có tỷ số pi/p là
R
R
g
R
R
G
G
p
p i
i
iii (1.20)
Từ đó
i
i
i
ii pg
R
R
pgp
(1.21)
Hay
i
ii
i
ii gp
RR
gp
p
/
(1.22)
1.3. NĂNG LƯỢNG CỦA HỆ
1.3.1. Năng lượng tổng
Năng lượng là số đo mức độ chuyển động của vật chất. Vật chất luôn vận động bởi vậy ở một
trạng thái bất kỳ, hệ thống luôn tồn tại một năng lượng nhất định. Năng lượng của hệ nói
chung bao gồm động năng Eđ, thế năng Et và nội năng U:
UEEE td
- Động năng Eđ do chuyển động của các phần tử của hệ tạo thành :
2
2
d
Mw
E
- Thế năng Et : do hệ đặt trong trường lực nào đó tạo thành : trường hấp dẫn, trường điện từ.
Nếu chỉ có trọng trường thì :
MghEt
- Nội năng U : là năng lượng tiềm ẩn bên trong các phần tử của hệ
2
2
Mw
E Mgh U (1.23)
1.3.2. Nội năng U :
Nội năng là năng lượng của các phần tử vi mô tạo nên hệ. Nội năng gồm nội động năng Uđ và
nội thế năng Ut. Nội động năng Uđ do chuyển động của các phân tử tạo nên gồm chuyển động
quay, dao động Nội thế năng Ut do tương tác giữa các phân tử gây nên. ở một trạng thái xác
định, nội năng U của hệ có một có một giá trị xác định và duy nhất.
Khi thay đổi trạng thái mới, nội năng của hệ có giá trị xác định
mới. Giá trị mới cũng là xác định và duy nhất, bởi vậy thay đổi
nội năng của hệ chỉ phụ thuộc vào trạng thái của đầu và cuối của
quá trình chứ không phụ thuộc vào quá trình:
122121 UUUU ba (1.24)
Hình 1.3
14
Do biến thiên của nội năng không phụ thuộc vào quá trình, nên nội năng là một hàm trạng
thái. Nội năng được biểu thị là hàm của 2 trong 3 thông số trạng thái của hệ , thường viết ở
dạng :
),( TvfU (1.25)
Khi đó vi phân của nội năng là một vi phân toàn phần :
dv
v
U
dT
T
U
dU
Tv
(1.26)
Đối với khí lý tưởng do không có tương tác giữa các phân tử nên nội năng chỉ là hàm của
nhiệt độ :
)(TfU nên TfdT
T
U
dU
V
(1.27)
Trong tính toán chỉ quan tâm tới U, nên có thể chọn điểm gốc tuỳ ý nào đó có nội năng bằng
0
1.3.3. Thế năng áp suất
Xét một khối khí trong xy lanh đặt đứng có pít tông diện tích S có trọng lượng rất nhỏ và có
thể di chuyển không ma sát. Đặt một vật khối lượng M lên trên pít tông. Khi cân bằng, vật
được giữ nguyên ở độ cao h, tương ứng với thể tích V và áp suất p của khối khí trong xy lanh.
Lúc này trọng lực của vật là N =Mg phải bằng với
lực áp suất là F = S.p của khối khí trong xy lanh:
pSMgFN .
Trong đó : S là diện tích pít tông
N là