Giáo trình Pháp luật đại cương - TS Phan Trung Hiền

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN HỌC Pháp luật đại cương là môn khoa học pháp lý cơ bản giới thiệu những vấn đề chung nhất về Nhà nước và pháp luật như nguồn gốc ra đời của Nhà nước và pháp luật, bản chất, vai trò, các kiểu và hình thức Nhà nước và pháp luật; đồng thời giới thiệu tổng quan về hệ thống chính trị, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về các hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay, và tìm hiểu những nội dung cơ bản của những ngành luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật nước ta, về vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, về pháp chế xã hội chủ nghĩa v.v. . . . MỤC TIÊU MÔN HỌC Nhằm giúp sinh viên có được những hiểu biết cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung, cũng như bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là không những kiến thức nền tảng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu môn học chuyên ngành có liên quan đến pháp luật, mà còn nâng cao ý thức pháp luật hỗ trợ cho công tác chuyên môn sau này. YÊU CẦU MÔN HỌC Đây là một trong những môn nền tảng, cơ bản nên học viên có thể tiếp cận ngay từ những bước đầu trong chương trình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, học viên cần bám sát Hiến pháp Việt Nam hiện hành và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cũng như truy cập các kiến thức về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. CẤU TRÚC MÔN HỌC Môn học được chia thành 07 chương. Cụ thể như sau: Chương 1. Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật 1. Nguồn gốc của nhà nước theo quan điểm Mác – Lênin 2. Nguồn gốc của pháp luật theo quan điểm Mác – Lênin Chương 2. Khái quát chung về nhà nước và pháp luật 1. Khái quát chung về nhà nước 2. Khái quát chung về pháp luật Chương 3. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Những vấn đề chung về bộ máy nhà nước Việt Nam 2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước 3. Nhà nước trong hệ thống chính trị Chương 4. Hình thức pháp luật 1. Khái niệm hình thức pháp luật 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam Chương 5. Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật 1. Quy phạm pháp luật 2. Quan hệ pháp luật Chương 6. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý 1. Vi phạm pháp luật 2. Trách nhiệm pháp lý Chương 7. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt nam 1. Luật hiến pháp 2. Luật hành chính 3. Luật hình sự 4. Luật tố tụng hình sự 5. Luật dân sự 6. Luật hôn nhân và gia đình 7. Luật thương mại 8. Luật lao động 9. Luật đất đai

doc16 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 6235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Pháp luật đại cương - TS Phan Trung Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN MỞ ĐẦU Trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền và nền pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hội nhập, kiến thức về “Nhà nước” và “Pháp luật” là những nội dung ngày càng được chú tâm không chỉ đối với giới nghiên cứu luật học mà còn là nhu cầu của nhiều đối tượng khác. Cuốn “Pháp luật đại cương” này mong muốn hướng dẫn người học không chuyên luật những nội dung quan trọng và cơ bản nhất của môn học “Pháp luật đại cương” dưới hình thức ngắn gọn và dễ tiếp cận. Điều đặc biệt là ngoài phần nội dung, quyển sách còn cung cấp thêm câu hỏi ôn tập và tài liệu tham khảo để người học tham khảo theo yêu cầu của môn học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song trong quá trình biên soạn chắc chắn có những nội dung có thể chưa làm hài lòng tất cả người đọc. Vì vậy, người viết rất mong nhận được những đóng góp, phản hồi để các nội dung được hoàn thiện hơn cho các lần biên soạn sau. TS. PHAN TRUNG HIỀN KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔN HỌC Pháp luật đại cương là môn khoa học pháp lý cơ bản giới thiệu những vấn đề chung nhất về Nhà nước và pháp luật như nguồn gốc ra đời của Nhà nước và pháp luật, bản chất, vai trò, các kiểu và hình thức Nhà nước và pháp luật; đồng thời giới thiệu tổng quan về hệ thống chính trị, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về các hệ thống cơ quan trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay, và tìm hiểu những nội dung cơ bản của những ngành luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật nước ta, về vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, về pháp chế xã hội chủ nghĩa v.v. . . . MỤC TIÊU MÔN HỌC Nhằm giúp sinh viên có được những hiểu biết cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung, cũng như bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là không những kiến thức nền tảng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu môn học chuyên ngành có liên quan đến pháp luật, mà còn nâng cao ý thức pháp luật hỗ trợ cho công tác chuyên môn sau này. YÊU CẦU MÔN HỌC Đây là một trong những môn nền tảng, cơ bản nên học viên có thể tiếp cận ngay từ những bước đầu trong chương trình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, học viên cần bám sát Hiến pháp Việt Nam hiện hành và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cũng như truy cập các kiến thức về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. CẤU TRÚC MÔN HỌC Môn học được chia thành 07 chương. Cụ thể như sau: Chương 1. Nguồn gốc của nhà nước và pháp luật Nguồn gốc của nhà nước theo quan điểm Mác – Lênin Nguồn gốc của pháp luật theo quan điểm Mác – Lênin Chương 2. Khái quát chung về nhà nước và pháp luật Khái quát chung về nhà nước Khái quát chung về pháp luật Chương 3. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Những vấn đề chung về bộ máy nhà nước Việt Nam Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Nhà nước trong hệ thống chính trị Chương 4. Hình thức pháp luật Khái niệm hình thức pháp luật Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam Chương 5. Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Quy phạm pháp luật Quan hệ pháp luật Chương 6. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý Vi phạm pháp luật Trách nhiệm pháp lý Chương 7. Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt nam Luật hiến pháp Luật hành chính Luật hình sự Luật tố tụng hình sự Luật dân sự Luật hôn nhân và gia đình Luật thương mại Luật lao động Luật đất đai NỘI DUNG Chương 1 NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Nguồn gốc nhà nước - Học thuyết Mác - Lênin coi nhà nước là hiện tượng có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển. Nhà nước nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định, qua ba lần phân công lao động. - Trong lịch sử đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn. Lần thứ nhất: ngành chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; lần thứ hai: thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp; lần thứ ba: ngành thương nghiệp và giai cấp thương nhân ra đời. - So với tổ chức thị tộc trước kia thì nhà nước có hai đặc trưng cơ bản là: phân chia dân cư theo lãnh thổ, và thiết lập quyền lực công cộng. Quyền lực công cộng đặc biệt này không hoàn toàn hoà nhập với dân cư nữa. Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích chung trong toàn xã hội, quyền lực công cộng hướng đến việc phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. - Để đảm bảo cho quyền lực công cộng được thực hiện, nhà nước phải sử dụng một thứ công cụ đặc biệt mà xã hội trước kia chưa hề biết đến - đó là pháp luật. Vì thế cùng với sự ra đời của nhà nước thì pháp luật cũng xuất hiện. 2. Nguồn gốc pháp luật - Pháp luật đời theo 2 cách: Nhà nước chọn các quy phạm xã hội (phong tục, tập quán, đạo đức…) phù hợp để “nâng” lên thành pháp luật; và nhà nước đặt ra các quy phạm mới. - Tóm lại, nhà nước và pháp luật xuất hiện một cách khác quan do sự phát triển của xã hội khi đạt đến một giai đoạn nhất định. Về nguyên tắc, nhà nước cũng sẽ mất đi khi các điều kiện tồn tại đó không còn. B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin, hãy cho biết nhà nước ra đời khi nào? 2. Pháp luật ra đời theo mấy cách? Giữa pháp luật và nhà nước, hiện tượng nào ra đời trước, hiện tượng ra đời sau? Chương 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Khái quát chung về nhà nước - Về bản chất, nhà nước thể hiện hai tính chất cơ bản là tính giai cấp và tính xã hội. Về chức năng, nhà nước thực hiện các hoạt động ở hai phương diện cơ bản về đối nội và đối ngoại. - Trong lịch sử, có bốn kiểu nhà nước tồn tại trong lịch sử: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Các nhà nước này tồn tại dưới một trong các hình thức sau: + Trong chính thể quân chủ, quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế (vua, hoàng đế, quốc vương, nữ hoàng). Hình thức chính thể quân chủ cũng có nhiều loại như: hình thức quân chủ tuyệt đối và hình thức quân chủ hạn chế. + Trong chính thể cộng hoà, quyền lực tối cao của nhà nước do cơ quan đại diện của nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ, hoạt động mang tính tập thể. Chính thể cộng hoà cũng có hai hình thức chính là cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc. - Có hai hình thức cấu trúc, nhà nước: nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang. Về chế độ chính trị, có hai phương pháp chủ yếu: phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ. - Nhà nước khác với các tổ chức khác trong xã hội ở chỗ nhà nước có chủ quyền quốc gia, là đại diện của toàn thể người dân trên một vùng lãnh thổ, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật… 2. Khái quát chung về pháp luật - Về bản chất, pháp luật thể hiện hai tính chất cơ bản là tính giai cấp và tính xã hội. Về chức năng, nhà nước thực hiện các hoạt động ở hai phương diện cơ bản về đối nội và đối ngoại. Nhìn chung, pháp luật có các thuộc tính: tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính bảo đảm bởi nhà nước. Về chức năng, pháp luật thể hiện ba chức năng cơ bản: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ, chức năng giáo dục. - Trong lịch sử, tương ứng với bốn kiểu nhà nước là bốn kiểu pháp luật: pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. B. CÂU HỎI ÔN TẬP Nêu hai tính chất cơ bản của pháp luật? Có mấy hình thức chính thể? Có phải mọi nhà nước tư sản đều có chính thể cộng hòa? Trình bày các thuộc tính và chức năng của pháp luật? Chương 3 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Những vấn đề chung về bộ máy nhà nước - Nhà nước CHXHCN Việt Nam mang tính liên minh giai cấp, dựa trên nền tảng của giai cấp công nhân với nông dân và đội ngũ trí thức, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hình thức chính thể của Nhà nước ta được thiết lập theo chính thể cộng hòa dân chủ. Hình thức cấu trúc của nhà nước ta là nhà nước đơn nhất. - Về phương diện tổ chức hành chính, nước ta phân chia thành bốn cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp xã (xã, phường, thị trấn). - Tuy không sử dụng học thuyết tam quyền phân lập như các nhà nước tư sản, nhưng các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước XHCN có sự phân công phối hợp nhằm thực hiện tương ứng ba chức năng: làm luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật, cụ thể như sau: Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan dân cử) Nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước) Cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước) Cơ quan xét xử (toà án nhân dân và toà án quân sự) Cơ quan kiểm sát (viện kiểm sát nhân dân và viện kiểm sát quân sự) 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Khi tổ chức và hoạt động, nhà nước ta tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: - Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; - Tập trung dân chủ; - Nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước - Pháp chế xã hội chủ nghĩa. 3. Nhà nước trong hệ thống chính trị Nhà nước là một bộ phận trong hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ tập hợp của các thiết chế chính trị, tức là các tổ chức mang quyền lực chính trị và vai trò của từng tổ chức đó. Trong đó: - Nhà nước: Giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị bằng những công việc quản lý thường xuyên liên tục, thông qua vai trò đại diện chính thức cho toàn dân và nắm giữ các bộ máy của quyền lực (quân đội, cảnh sát và nhà tù). Đảng cộng sản Việt Nam: giữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên: là đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc (kể cả kiều bào sống ở nước ngoài), Mặt trận tổ quốc giữ vai trò phát huy dân chủ. Không chỉ có nhà nước, mà Đảng Cộng sản và một số tổ chức chính trị - xã hội đều hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ. B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị ở Việt Nam. 2. Nêu các cấp trong bộ máy nhà nước. Ấp, xã, thôn, bản có phải là cấp hành chính không? 3. Nêu hệ thống các cơ quan, chủ thể chính yếu trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Chương 4 HÌNH THỨC PHÁP LUẬT A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Khái niệm hình thức pháp luật - Hình thức pháp luật là những dạng thể hiện của pháp luật trên thực tế, được nhà nước sử dụng hoặc công nhận giá trị áp dụng. Hình thức pháp luật được nghiên cứu dưới 2 góc độ: hình thức bên trong và hình thức bên ngoài - Theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, hình thức bên trong của pháp luật bao gồm: hệ thống pháp luật, ngành luật, chế định pháp luật và quy phạm pháp luật. Trong đó, các ngành luật được phân biệt thông qua đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. Quy phạm pháp luật là các đơn vị nhỏ nhất không thể phân chia. Quy phạm pháp luật chứa đựng quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc thực hiện trong đời sống. - Hình thức bên ngoài của pháp luật được thể hiện qua các dạng: văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp và tôn giáo pháp. Riêng đối với Việt Nam, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức cơ bản, thiết yếu trong hệ thống pháp luật; tiền lệ pháp đang được nghiên cứu để mở rộng phạm vi áp dụng; tập quán pháp chỉ được áp dụng một cách hạn chế và không được xem là hình thức pháp luật cơ bản. Riêng tôn giáo pháp là hình thức giới thiệu tham khảo, không được công nhận và áp dụng ở Việt Nam. 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật được quy định tại Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008. Trong đó, văn bản có giá trị cao nhất là Hiến pháp của Quốc hội và văn bản có giá trị thấp nhất là văn bản pháp quy của UBND cấp xã. - Giá trị áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thông qua ba tiêu chí: thời gian, không gian và đối tượng tác động. Trong đó, theo pháp luật Việt Nam, “hồi tố” (áp dụng hiệu lực trở về trước) chỉ được áp dụng khi “có lợi” cho đối tượng áp dụng. B. CÂU HỎI ÔN TẬP Hãy nêu các yếu tố cấu thành một hệ thống pháp luật. Làm thế nào để phân biệt ngành luật này với ngành luật khác? Nêu các hình thức bên ngoài của pháp luật. Chỉ ra một hình thức quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tìm hiểu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay. Chương 5 QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Quy phạm pháp luật - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Quy phạm pháp luật là ranh giới để phân định hành vi hợp pháp và bất hợp pháp. - Các bộ phận cấu thành nên quy phạm pháp luật bao gồm: giả định, quy định, chế tài. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật thường không có đầy đủ các yếu tố cấu thành nêu trên. 2. Quan hệ pháp luật - Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh. Tuy nhiên, quan hệ pháp luật chỉ được thiết lập trên thực tế khi có sự kiện pháp lý tương ứng với một quy phạm pháp luật. Pháp luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ chọn ra các quan hệ quan trọng và cơ bản để điều chỉnh. Các quan hệ xã hội còn lại có thể được điều chỉnh bởi hệ thống các quy phạm khác (quy phạm đạo đức, tôn giáo, tập quán…). - Quan hệ pháp luật có ba thành tố cơ bản sau: chủ thể, nội dung và khách thể. Trong đó chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức; nội dung bao gồm quyền và nghĩa vụ; còn khách thể là những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất mà chủ thể mong muốn đạt đến khi tham gia vào quan hệ pháp luật. - Chủ thể muốn tham gia vào một quan hệ pháp luật phải có đầy đủ năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi. - Muốn có một quan hệ pháp luật diễn ra trên thực tế phải có hai điều kiện cơ bản. Một là, phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đó. Hai là, phải có sự kiện pháp lý phát sinh. Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trên thực tế ứng với các quy phạm pháp luật. Có hai loại sự kiện pháp lý là sự kiện pháp lý có ý chí (hành vi) và sự kiện pháp lý phi ý chí (sự biến). B. CÂU HỎI ÔN TẬP Thế nào là quy phạm pháp luật? Phân biệt quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Nêu cơ cấu của quy phạm pháp luật? Có phải mọi quy phạm pháp luật đều có đầy đủ ba bộ phận: giả định, quy định, chế tài hay không? Nêu khái niệm quan hệ pháp luật. Điều kiện nào làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật. Chương 6 VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Vi phạm pháp luật - Vi phạm pháp luật là hành vi trái luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Về phương diện khoa học luật, một hành vi chỉ bị xem là vi phạm pháp luật khi thỏa mãn đầy đủ bốn yếu tố cấu thành: khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể. (1) Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm: hành vi trái luật, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hành vi vi phạm. (2) Mặt chủ quan là những diễn biến bên trong tâm lý của chủ thể, thể hiện thái độ của chủ thể đối với việc thực hiện hành vi vi phạm. Mặt chủ quan thể hiện qua các yếu tố: lỗi, động cơ và mục đích. Trong đó, lỗi luôn là yếu tố bắt buộc hiện diện. (3) Khách thể là các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, bị hành vi vi phạm xâm hại, phá vỡ. Khách thể khác với đối tượng ở chỗ: đối tượng là những vật hữu hình cụ thể (con người, tài sản), còn khách thể là các quyền liên quan đến các đối tượng đó (quyền được bảo vệ sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tín mạng con người, quyền sở hữu tài sản hợp pháp). (4) Chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đối với tổ chức, hai loại năng lực phát sinh đồng thời và khi kết thúc cũng chấm dứt đồng thời. Đối với cá nhân, về nguyên tắc, năng lực pháp luật phát sinh khi người đó sinh ra và mất khi người đó chết đi, còn năng lực hành vi phát sinh phát sinh khi người đó đạt đến một độ tuổi nhất định không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi. Tùy theo từng ngành luật mà độ tuổi được xác định là khác nhau 2. Trách nhiệm pháp lý - Trách nhiệm pháp lý được hiểu là những phản ứng của nhà nước đối với hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm, các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước pháp luật. Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là hành vi vi phạm pháp luật nhưng không phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Các trường hợp ngoại lệ này bao gồm các trường hợp như: quá thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý, các đối tượng miễn trừ ngoại giao, hành vi vi phạm đã chuyển hóa. B. CÂU HỎI ÔN TẬP Thế nào là một hành vi vi phạm pháp luật? Nêu các dấu hiệu của vi phạm pháp luật? Nêu khái niệm trách nhiệm pháp lý? Có phải mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không? Chương 7 KHÁI QUÁT MỘT SỐ NGÀNH LUẬT VIỆT NAM A. NỘI DUNG CƠ BẢN 1. Luật hiến pháp: Là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nghiên cứu các chế định liên quan đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế, bộ máy nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân… Đối tượng cơ bản của ngành luật Hiến pháp là Hiến pháp Việt Nam, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất ở nước ta. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nước ta có các bản Hiến pháp sau đây: Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992, được sửa đổi bổ sung năm 2001 (Hiến pháp hiện hành). 2. Luật hành chính: Là ngành luật nghiên cứu các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, cơ quan nhà nước, cán bộ công chức là những chủ thể quản lý mặc nhiên, còn tổ chức xã hội, cá nhân có thể thực hiện hoạt động quản lý khi được giao quyền. Luật hành chính có phương pháp điều chỉnh đặc thù: mệnh lệnh, quyền uy, phục tùng. 3. Luật hình sự: Là ngành luật nghiên cứu các hành vi nguy hiểm cho xã hội, xem xét hành vi nào là tội phạm và phải chịu hình phạt. Đối tượng của luật hình sự Việt Nam hiện nay chỉ bao gồm cá nhân. 4. Luật tố tụng hình sự: Là ngành luật “hình thức” của ngành luật hình sự, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội (chủ yếu là thủ tục) phát sinh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và chấp hành án hình sự. Các giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự bao gồm: khởi tố vụ án hình sự; điều tra vụ án hình sự; truy tố bị can trước tòa án; thực hiện hoạt động xét xử tại tòa; và thi hành bản án hình sự. 5. Luật dân sự: Là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ về tài sản và nhân thân phát sinh do nhu cầu giao dịch giữa các chủ thể dân sự. Ví dụ: các mối quan hệ liên quan đến quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, quyền giao kết hợp đồng dân sự. 6. Luật hôn nhân và gia đình: là ngành luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến hôn nhân, kể cả mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. 7. Luật thương mại: là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau, và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước. 8. Luật lao động: điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng, thuê mướn có trả công cho người lao động và các quan hệ khác có liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh trong từ quan hệ lao động đó. 9. Luật đất đai: là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan tới việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất ở Việt Nam cũng như mối quan hệ giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau. B. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Người ta dựa vào đâu để phân biệt hai ngành luật độc lập? Cho ví dụ từ hai ngành luật tự chọn. 2. Ngành luật nào là cơ sở nền để xây dựng và vận hành các ngành luật khác? Tại sao? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP Chương 1 Nhà nước ra đời qua 3 lần phân công lao động (xem cụ thể trong phần trình bày nội dung của chương). Pháp luật ra đời theo