Dựng đường thẳng A – B bất kỳ .
- Dựng 1 đường thẳng phụ B – C bất kỳ tạo 1 góc a.
- Trên đường thẳng BC dùng com pa đặt liên tiếp 6 đoạn thẳng bằng nhau đánh số
1,2,3,4,5,6,7.
- Nối điểm 6 với A .
- Từ 5 kẻ đường thẳng song song với A – 6 cắt A-B tại 5’.
- Từ các điểm 4 – 3 – 2 – 1 kẻ các đường thẳng song song
- với A – 6 cắt A-B tại các điểm 4’ – 3’ – 2’ – 1’.
- Ta đã chia đoạn thẳng A – B thành 6 phần bằng nhau .
116 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 10558 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình phóng dạng bằng tay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo trình phóng dạng - 1 -
GIÁO TRÌNH PHÓNG DẠNG THEO CÁCH TRUYỀN THỐNG
TT Tên bài giảng Trang
Bài mở
đầu
Các quy định và ký hiệu trên bản vẽ trong đóng tầu
Bài 1 Cách vẽ các đường nối tiếp, các giao tuyến
Bài 2 Cách vẽ, khai triển các hình gò :
Bài 3 Khái niệm và kết cấu các loại sàn phóng dạng
Bài 4 Khái niệm về Ô mạng và cách xây dựng
Bài 5 Các thông số cơ bản của tầu xác định trên sàn phóng , khái
niệm về độ cong dọc và cong ngang .Cách vẽ trên sàn .
Bài 6 Trị số sườn lý thuyết , trị số sườn thực
Bài 7 Khái niệm về các đường vẽ lý thuyết thân tầu
Bài 8 Cách vẽ bổ đường sống mũi , sống lái
Bài 9 Cách xây dựng đường tâm trục chân vịt , bệ máy
Bài 10 Cách vẽ đường bao của chắn sóng mũi và lái
Bài 11 Cách vẽ và xây dựng các đường kiểm tra tuyến hình .
Bài 12 Cách vẽ đường vây giảm lắc
Bài 13 Cách xác định vị trí và vẽ càng ( Giá ) chữ nhân
Bài 14 Cách vẽ đường tôn bao củ chân vịt
Bài 15 Cách khai triển thép hình : L , H , U . I
Bài 16 Cách khai triển tôn vỏ: Tôn phẳng, tôn cong 1 chiều , tôn
cong 2 chiều .
Bài 17 Cách khai triển tôn sống mũi
Bài 18 Cách khai triển tôn bánh lái
Bài 19 Cách khai triển kết cấu thân tầu
Bài 20 Cách khai triển hòm van thông biển
Bài 21 Cách khai triển tôn và kết cấu ống khói
Bài 22 Cách khai triển tôn và kết cấu vây giảm lắc
Bài 23 Cách khai triển tôn và kết cấu tôn chắn sóng mũi và lái .
Bài 24 Cách khai triển ống luồn neo , tôn đệm ống neo
Bài 25 Cách khai triển cột đèn hiệu
Bài 26 Cách khai triển sống dọc mạn
Bài 27 Cách hạ liệu tôn và kết cấu thân tầu
Bài 28 Cách vẽ dưỡng chữ A và đóng dưỡng
Bài 29 Cách vẽ dưỡng hòm và đóng dưỡng
Bài 30 §êng lý thuyÕt cña c¸c kÕt cÊu th©n tÇu
Giáo trình phóng dạng - 2 -
Bài mở đầu
1 - Các quy định và ký hiệu trên bản vẽ trong đóng tầu :
Bảng ký hiệu và quy định chiều dầy nét vẽ
Tên nét vẽ Cách vẽ
Chiều
rộng Công dụng
Nét liền đậm s Đường bao thấy
Nét liền mảnh
s/2
Đường gióng,ghi kích thước,
đường gạch gạch
Nét chấm gạch mảnh s/2 Đường trục , đường tâm
Nét chấm gạch đậm s Đường bao trước mặt cắt
Nét lượn sóng s/2 Đường cắt lìa
Nét đứt s/2 Đường bao khuất .
Nét hai chấm gạch s/2 Đường bao,vị trí giới hạn
Chiều rộng nét vẽ
s=0,5 mm
KÝ HIỆU VẬT LIỆU TRÊN BẢN VẼ
VẬT LIỆU KIM LOẠI
VẬT LIỆU PHI KIM LOẠI
VẬT LIỆU TRONG SUỐT
4
Hàn 2 phía , chiều cao mối hàn 4 mm
6 Hàn1 phía , chiều cao mối hàn 6 mm
Hàn hai phía so le khép kín , chiều
dài mối hàn 75 mm , bước 150 mm
Đường nối tôn , đường đấu tổng đoạn
Đường hàn bao quanh chu vi .hàn1
phía
Đường hàn bao quanh chu vi .hàn 1
phía
D6 Chiều cao mối hàn D6 mm
75 150
Giáo trình phóng dạng - 3 -
Bài 1:
Giáo trình phóng dạng - 4 -
Cách vẽ các đường nối tiếp, các giao tuyến
1 - Chia đoạn thẳng A – B thành n phần bằng nhau :
( Ví dụ 7 đoạn ) cách chia tiến hành như sau :
- Dựng đường thẳng A – B bất kỳ .
- Dựng 1 đường thẳng phụ B – C bất kỳ tạo 1 góc a.
- Trên đường thẳng BC dùng com pa đặt liên tiếp 6 đoạn thẳng bằng nhau đánh số
1,2,3,4,5,6,7.
- Nối điểm 6 với A .
- Từ 5 kẻ đường thẳng song song với A – 6 cắt A-B tại 5’.
- Từ các điểm 4 – 3 – 2 – 1 kẻ các đường thẳng song song
- với A – 6 cắt A-B tại các điểm 4’ – 3’ – 2’ – 1’.
- Ta đã chia đoạn thẳng A – B thành 6 phần bằng nhau .
2 – Cách dựng các góc 300 , 450 , 600 trên đường tròn bằng thước – Eke – compa
1 - Dựng góc 300, 600
* - Dựng bằng Eke : Chọn Eke có góc đỉnh bằng 300, 1 góc bằng 600.
- Kẻ 1 đường thẳng nằm ngang, chọn điểm A .
- Đặt Eke có góc 300 vào vị trí điểm A . Kẻ 1 đường thẳng ở
cạnh Eke cắt điểm A . Ta có góc 300 . Góc còn lại là 600
*- Dựng bằng Compa :
- Kẻ đường thẳng AB bất kỳ .
- Lấy O là trung điểm của AB . Từ O dựng đường CD
vuông góc với AB
- Dựng đường tròn bán kính R = OC .
- Từ A & B quay cung tròn có bán kính OC cắt đường
- tròn tại M – M1 .Nối OM –OM1 . Ta có góc COM = 300
Hình 1
Hình 2
Hình 3
C 6
Giáo trình phóng dạng - 5 -
- Góc MOB bằng 600 .
· - Dựng đường phân giác của 1 góc :
- Từ điểm B quay 1 cung có bán kính bất kỳ R .
- Từ điểm C quay 1 cung có bán kính bất kỳ R .
- 2 cung này cắt nhau tại điểm H .
- Nối H với O ta có góc HOB là phân giác của góc COB.
- Góc HOB là góc 450
· Đối với góc nhọn : cách làm tương tự . (Xem hình vẽ trên.)
3 – Cách vẽ các đường nối tiếp trong và nối tiếp ngoài :
Vẽ đường nối tiếp trong Điểm O là điểm nối tiếp ngoài
Giáo trình phóng dạng - 6 -
Giáo trình phóng dạng - 7 -
Giáo trình phóng dạng - 8 -
Bài 2
Cách vẽ và khai triển các hình gò :
Trong ngành đóng tầu có sử dụng nhiều các chi tiết kết cấu được tạo thành do các hình gò
ghép lại . Trong thực tế thi công , người thợ phóng dạng phải nắm bắt được cách khai triển
một số hình gò cơ bản. Các hình gò phức tạp cần xem thêm trong phần hình học hoạ hình,
giáo trình vẽ kỹ thuật cao cấp . Và quan trọng hơn cả là phải hiểu được nguyên tắc vẽ và
khai triển các đường, các hình cơ bản. Sau đây ta sẽ nghiên cứu cách vẽ và khai triển của
một só hình cơ bản .
1 Vẽ và khai triển hình nón :
Các thông số của 1 hình nón là : Đường kính chân D , Chiều cao H , Chiều dài cạnh L .
Cách dựng hình nón như sau :
- Dựng 2 đường thẳng vuông góc bất kỳ cắt nhau tại tâm O.
- Trên đường thẳng A-B, tại tâm O xác định kích thước D/2 tính từ tâm . Ta có điểm
A-B .( ở hình chiếu đứng )
- Từ O dựng 1 cung có bán kính OS = chiều cao H cắt đường vuông góc tại điểm S
Ta đã dựng được hình chiếu đứng của hình nón .Ở hình chiếu cạnh cách xây dựng tương tự
. Ở hình chiếu bằng hình nón được biểu diễn bằng 1 đường tròn tâm S đường kính = D.
Cách khai triển hình nón :
- Dựng 1 đường thẳng bất kỳ theo phương thẳng đứng .Trên đường thẳng, chọn 1
điểm S bất kỳ làm tâm . Dựng cung tròn có bán kính = L ( Chiều dài thực của cạnh
hình nón . )
- Cung tròn cắt đường thẳng tại điểm O .
- Chia đường kính của chân hình nón thành n phần bằng nhau ( Ví dụ 12 phần ) .
- Đánh số các điểm lần lượt từ 1- 12 .
- Từ điểm O dựng liên tiếp về 2 phía 1 đoạn có độ dài bằng 1/12 cung tròn có đường
kính D ( Các điểm từ 1 – 6 & từ 11- 7 ) như hình vẽ .
- Nối S với 6 . Cung 6 - O – 6 là hình khai triển của hình nón .
- Một cách khai triển khác là : Từ O dựng 1 đoạn thẳng dọc theo cung có chiều dài =
3.14 x D / 2 về 2 phía , ta có đựơc 2 điểm 6 như hình vẽ minh hoạ .
2 - Vẽ và khai triển hình nón cụt :
Các thông số của 1 hình nón là : Đường kính chân D,d. Chiều cao H , h . Chiều dài cạnh L
A- Cách dựng hình nón cụt như sau :
- Dựng 2 đường thẳng vuông góc bất kỳ cắt nhau tại tâm O.
- Trên đường thẳng A-B, tại tâm O xác định kích thước D/2 tính từ tâm . Ta có điểm
A-B .( ở hình chiếu đứng )
- Từ O dựng 1 cung có bán kính OF = chiều cao H cắt đường vuông góc tại điểm F
Ta đã dựng được hình chiếu đứng của hình nón .Từ F ta dựng 1 cung có bán kính = l cắt 2
cạng hình nón tại C – D . Ở hình chiếu cạnh cách xây dựng tương tự . Ở hình chiếu bằng
hình nón được biểu diễn bằng 2 đường tròn đồng tâm F đường kính = D, d .
B - Cách khai triển hình nón cụt :
- Dựng 1 đường thẳng bất kỳ theo phương thẳng đứng .Trên đường thẳng, chọn 1
điểm F bất kỳ làm tâm . Dựng cung tròn có bán kính = L2 ( Chiều dài thực của cạnh
hình nón . )
- Cung tròn cắt đường thẳng tại điểm O’ . Chia đường kính của chân hình nón thành n
phần bằng nhau ( Ví dụ 12 phần ) .
- Đánh số các điểm lần lượt từ 1’- 12’ .
Giáo trình phóng dạng - 9 -
- Từ điểm O’ dựng liên tiếp về 2 phía 1 đoạn có độ dài bằng 1/12 cung tròn có đường
kính D ( Các điểm từ 1’ – 6’ & từ 11’- 7’ ) như hình vẽ .
- Nối S với 6’ . Cung 6’ – O’ – 6’ là hình khai triển của hình nón .
- Từ F dựng 1 cung có bán kính = l2 ( Chiều dài thực của cạnh hình nón cụt . )cắt
đường thẳng tại O
- Cung tròn cắt đường thẳng tại điểm O.
- Chia đường kính của chân hình nón cụt thành n phần bằng nhau ( Ví dụ 12 phần ) .
- Đánh số các điểm lần lượt từ 1- 12 .
- Từ điểm O dựng liên tiếp về 2 phía 1 đoạn có độ dài bằng 1/12 cung tròn có đường
kính d ( Các điểm từ 1 – 6 & từ 11- 7 ) như hình vẽ .
- Nối 6 – 6’ về 2 phía .Ta có được hình khai triển của nón cụt.
- Một cách khai triển khác là : Từ O’ dựng 1 đoạn thẳng dọc theo cung có chiều dài =
3.14 x D / 2 về 2 phía , ta có đựơc 2 điểm 6’ như hình vẽ minh hoạ .
- Từ O dựng 1 đoạn thẳng dọc theo cung có chiều dài = 3.14 x D / 2 về 2 phía , ta có
đựơc 2 điểm 6 như hình vẽ minh hoạ . Nối các điểm này ta có hình khai triển của
nón cụt
3 Khái niệm về chiều dài thực :
Sở dĩ ta phải đề cập vấn đề này vì trong nghề đóng tầu , các bản vẽ kết cấu thân tầu và
chi tiết của nó chỉ cho ta hình chiếu của vật thể mà thôi . Để có thể khai triển chi tiết đó
theo tỷ lệ 1 : 1, ta phải xác định được kích thước thực , chiều dài thực của chi tiết đó. Để
có thể tìm chiều dài thực ta phải áp dụng định lý Pitago ,nghĩa là tìm cạnh huyền của 1
tam giác vuông khi biết 2 cạnh của nó . Trong đóng tầu , 1 cạnh của tam giác chính là
khoảng sườn . Một cạnh còn lại có thể là chiều cao Z hoặc chiều rộng Y của điểm đó .
Ví dụ ta phải tìm chiều dài thực của đoạn A- B. Chiều cao a đo tại sàn.
Ở giáo trình này , ta đã lập sẵn 1 bảng trị số dùng cho các khoảng sườn hay gặp như :
Khoảng sườn 500 , 550, 600, 650 . Cách sử dụng bảng như sau :
- Đo trị số trên hình chiếu được giá trị a = 75 mm .
- Khoảng sườn của tầu theo thiết kế là : 500 mm
- Tra bảng : Ở phần khoảng sườn 500 , dòng a= 75, ta có trị số chiều dài khai triền =
505,6 mm. Công thức tính là : (AB)2 =a 2 + (K/S )2
A
B
a
Khoảng sườn ( K/S )
a
Khoảng sườn
A
B
C
C
Giáo trình phóng dạng - 10 -
VẼ VÀ KHAI TRIỂN HÌNH NÓN
Giáo trình phóng dạng - 11 -
VẼ VÀ KHAI TRIỂN HÌNH NÓN CỤT
Giáo trình phóng dạng - 12 -
4 Vẽ và khai triển hình trụ thẳng ;
Hình trụ thẳng thường được sử dụng trong các chi tiết thiết bị trên tầu như : Thân ống
thông hơi, thân ống gió …Cách khai triển đơn giản có 2 cách .
+ Khai triển theo tính toán : Vì hình trụ cho ta các kích thước là chiều dài thực nên ta
có thể dùng cách tính toán số học để xác định chu vi của hình trụ . Cách dựng hình như
sau :
- Dựng 2 đường thẳng X & Y vuông góc bất kỳ . Cắt nhau tại tâm O .
- Từ O dựng chiều cao của hình trụ trên 1 đường trục Y . Ta có điểm A
- Trên trục X dựng 1 đoạn thẳng có chiều dài = 3.14 x D ( D là đường kính của hình
trụ ) . Ta có điểm B.
- Dựng các đường thẳng song song với 2 đường : OA & OB cắt nhau tại C . OACB là
hình khai triển của hình trụ .
+ Khai triển theo cách dựng cung tròn :
- Chia đường kính chân hình trụ ra thành n phần bằng nhau ( Ví dụ 12 phần ).
- Dựng 2 đường thẳng X & Y vuông góc bất kỳ . Cắt nhau tại tâm O .
- Từ O dựng chiều cao của hình trụ trên 1 đường trục Y . Ta có điểm A
- Trên trục X dựng liên tiếp 12 đoạn thẳng có chiều dài = 1/12 của cung đã chia.Ta có
điểm B.
- Dựng các đường thẳng song song với 2 đường : OA & OB cắt nhau tại C . OACB là
hình khai triển của hình trụ . Xem hình vẽ minh hoạ .
5.5 Vẽ và khai triển hình hộp thẳng :
Ta có hình hộp thẳng có các kích thước sau ; Cạnh đáy a & b , chiều cao là h . Ta phải xác
định chiều dài thực của đường chéo cạnh đáy c & mặt cạnh d như hình vẽ .Lần lượt đánh
số thứ tự của 4 điểm thuộc đáy hình trụ là ABCD, của đỉnh hình trụ là EGHF.Cách dựng
hình khai triển như sau :
- Dựng 2 đường thẳng song song và cách nhau 1 đoạn bằng cạnh a .
- Dựng 1 đường thẳng vuông góc với 2 đường trên , ta có điểm A & D . Từ A&D đặt
1 đoạn thẳng có chiều dài bằng cạnh b . Ta có điểm C&B như hình vẽ . Ta đã dựng
được mặt đáy của hình hộp . Tới đây có 2 cách dựng tiếp các mặt còn lại . Cách đơn
giản là :
+ Kéo dài 4 đường thẳng đã dựng .
+ Trên đường AD & CB đặt về 2 phía 2 đoạn thẳng có chiều dài bằng chiều cao hình
hộp h . Ta có 4 điểm HGEF. Ta đã dựng được 2 mặt bên của hình hộp .
+ Trên đường AB & CD đặt về 2 phía 2 đoạn thẳng có chiều dài bằng chiều cao hình
hộp h . Ta có 4 điểm HGEF. Ta đã dựng được 2 mặt bên của hình hộp .
+ Trên 1 mặt cạnh bất kỳ ví dụ CGFB ta đạt tiếp các đoạn thẳng có cạnh là b ta có các
điểm H, E. Ta đã dựng được mặt đỉnh của hình hộp .
Cách thứ hai xác định bằng cách tìm từ các điểm thuộc các mặt cạnh . Cách này tổng
quát hơn , có thể áp dụng cho các hình họp phức tạp hơn . Được vẽ trong ví dụ minh
hoạ .
Giáo trình phóng dạng - 13 -
Giáo trình phóng dạng - 14 -
Giáo trình phóng dạng - 15 -
BÀI 3
Khái niệm và kết cấu các loại sàn phóng dạng
I Khái niệm về sàn phóng dạng :
Trong thực tế, khi triển khai công việc đóng tầu, ta phải tiến hành khai triển để gia
công các chi tiết kết cấu thân tầu theo tỷ lệ 1:1 .Để triển khai công việc đó, ta phải tiến
hành vẽ con tầu theo tỷ lệ 1:1. Sàn phóng dạng là nơi để thực hiện vẽ con tầu đó . Sàn
phóng dạng được chia làm 2 loại :
_ Sàn phóng dạng có mặt sàn bằng gỗ , khung kết cấu đỡ sàn cũng bàng gỗ . ( Ví dụ như ở
NM Hạ long , Bạch đằng cũ , Tam bạc )
_ Sàn phóng dạng có tôn mặt sàn bằng thép tấm , kết cấu đỡ bằng khung dàn thép . ( Ví dụ
như ở nhà máy Đóng tầu Sông cấm , Nam triệu )
Mỗi loại sàn có ưu và nhược điểm riêng biệt . Nhưng thực tế hiện nay xu hướng ngưòi ta
sử dụng sàn phóng có tôn mặt sàn bằng thép nhiều hơn. Sàn phóng bàng thép có ưu điểm là
:
- Thời gian thi công chế tạo sàn nhanh
- Tiết kiệm được vật tư ( Kết cấu phần giá đỡ có thể sử dụng bằng các loại vật liệu dư
thừa , tận dụng . Phần tôn mặt sàn sau khi sử dụng một thời gian vẫn đưa vào đóng tầu
được .
- Ít bị biến dạng do thời tiết , chất lượng đường vẽ trên sàn cao do khổ tôn làm mặt sàn ít
bị hạn chế .
- Giá thành hạ hơn so với gỗ trong điều kiện hiện nay .
II Kết cấu sàn phóng dạng bằng gỗ :
1 - Vật liệu :
Gỗ tấm : được sử dụng làm mặt sàn có yêu cầu về chất lưọng rất cao . Gỗ thuộc
nhóm 2 – 3. kích thước tấm gỗ tối thiểu có quy cách như sau : 20 x 150 x 9 – 12 m . Gỗ
không được có nhiều mắt gỗ , ít bị co ngót , cong vênh theo thời tiết , Gỗ được sử lý chống
mối , mọt , ít ngấm nước . Khi ghép với nhau sử dụng mối ghép mộng đơn .
Gỗ xương gia cường bên dưới : Thường sử dụng các loại gỗ nhóm 3-4 . Yêu cầu kỹ
thuật cũng như đối với gỗ làm mặt sàn . Thông thường, ngưòi ta sử dụng vật liệu gỗ làm
sàn và khung xương là 1 loại, để độ co ngót và biến dạng chung của sàn là ít nhất . Gỗ
xương khi liên kết với nhau bằng liên kết mộng đơn giản. khe hở khi ghép mộng cho phép
từ 0.5 – 1 mm . Được cố định với nhau bằng đinh hoặc vít không rỉ . Xảm mát tít .
2 - Mối ghép :
0.5-0.7
150-200
20
Giáo trình phóng dạng - 16 -
Yêu cầu kỹ thuật : Sàn gỗ thông thường được lắp trực tiếp trên mặt sàn bê tông . Do đó
trong quá trình lắp đặt các dầm đỡ dưới , yêu cầu phải căn chỉnh mặt phẳng trên của khung
đỡ đảm bảo độ thăng bằng ngang và dọc . sai số cho phép là 1- 2 mm theo thuỷ bình .Sau
khi đặt các tấm ván sàn yêu cầu bào phẳng mặt gỗ , dùng máy đánh giấy nháp đánh bóng
mặt gỗ , đảm bảo khi vẽ bút chì trên gỗ không bị vấp . Tại những chỗ bị lồi lõm cục bộ cho
phép bả mát tít mỏng ,chiều dầy không quá 0.5 mm . Thông thường ngừi ta tiến hành phun
sơn với chiều dầy màng sơn khi khô đảm bảo đạt từ 80 – 120 muycromet . Mầu sơn thường
sử dụng mầu kem sáng hoặc mầu cẩm thạch .
III Kết cấu sàn thép :
Yêu cầu kỹ thuật
Sàn thép thông thường được lắp gián tiếp trên mặt sàn bê tông . Do đó trong quá trình lắp
đặt các dầm đỡ dưới ngang và dọc, yêu cầu phải căn chỉnh mặt phẳng trên của khung đỡ
đảm bảo độ thăng bằng ngang và dọc . sai số cho phép là 1- 2 mm theo thuỷ bình .Sau khi
đặt các tôn sàn, yêu cầu phải căn chỉnh các tấm tôn , đảm bảo mép các tờ tôn không được
lệch quá 0.5 mm ,các mối hàn đính cách nhau 100-150.Các tấm tôn được liên kết với các
xà dọc , ngang bằng các mã đỡ. Khoảng cách các mã từ 500-600 mm tuỳ theo khổ tôn . các
mối hàn đính với dầm tại các điểm tiếp xúc có chiều dài không quá 20 mm . Sau khi hàn,
phải mài phẳng các mối hàn đính trên mặt tôn .Đảm bảo khi vẽ bút chì qua mối ghép tôn
không bị vấp . Mặt tôn phải được dùng máy chải thép chải sạch rỉ. Không sử dụng các tấm
tôn bị ăn mòn cục bộ có các vết lõm sâu . Tốt nhất là giữ nguyên lớp bề mặt xanh của thép
khi cán nóng . Tại những chỗ bị lồi lõm cục bộ cho phép bả mát tít mỏng ,chiều dầy không
quá 0.5 mm . Thông thường ngừi ta tiến hành phun sơn với chiều dầy màng sơn khi khô
Thanh đỡ 100x100 Tấm sàn 20 x 150 x 9-12m
2000 2000
Cột chống hoặc gối
bê tông
Dầm I 200 - 250 Tôn mặt sàn d 10-12
600-800
Giáo trình phóng dạng - 17 -
đảm bảo đạt từ 80 – 120 m (muycromet) . Mầu sơn thường sử dụng mầu kem sáng hoặc
mầu cẩm thạch nhạt .
IV Các dụng cụ trong nhà phóng dạng :
Thông thường các dụng cụ sau được sử dụng nhiều trong sàn phóng :
1. Thước lá : Bằng nhựa trắng có chiều dài : 0.3 . 0.6 ,1.0 - 1,2 m. Thước lá bằng thép
có chiều dài 150-300 mm .
2. Thước Ê ke nhựa hoặc thép : có các góc cố định 30 độ, 45 độ ,60 độ , 90 độ .
3. Thước cuộn : Có chiều dài 2 m , 3m , 5 m , 10 m , 20 m.
4. Lát gỗ :
Có các dạng lát cơ bản sau :
- Lát vuông : có quy cách (20 x 20)-(40 x40) x 2000-4000. Có tính năng dùng
để lấy dấu trên sàn .Vật liệu gỗ de , dổi , thông nhựa .
- Lát dẹt : có quy cách 10-20 x 20-30 x 2000-4000 chiều dài càng lớn càng tốt
.Có tính năng dùng để lấy dấu trên sàn .Dùng để bọc các đường cong có độ
cong lớn .Lát yêu cầu có độ dẻo lớn . Vật liệu gỗ de , dổi , thông nhựa , lát,
táu .
- Lát đuôi chuột : Là lát gỗ có tiết diện hình chữ nhật , đầu trên nhọn có tiết
diện 10 x 30 , phần đuôi có tiết diện 50 x 30. Được bào vát hình côn .Dùng để
bọc các đường cong có chiều dài cong lớn .Lát yêu cầu có độ dẻo lớn . Chiều
dài lát từ 6 - 10 m .
5. Thước chữ đinh : Là loại thước sắt , nhôm dùng để xác định đường vuông góc của 1
dây cung .
6. Cóc chặn : Là một vật nặng làm thép hoặc gang đúc có khối lượng từ 5 - 10 kg. dùng
để chặn, giữ lát khi bọc các đường cong theo tuyến hình .
7. Bút kẻ sơn : Là 1 loại bút vẽ đặc biệt dùng để kẻ sơn các đường cong và ô mạng sau
khi vẽ chì .Bút có vít điều chỉnh dùng để chỉnh khe hở tạo các nét vẽ sơn rộng , hẹp .
8. Quả dọi : Dùng để thả dọi , xác định vị trí của các điểm theo phương dọi . Dây dọi
yêu cầu phải sử dụng dây ni lon d1 mm . Trọng lượng quả dọi từ 0.5 kg - 5 kg tùy theo
yêu cầu sử dụng .
9. Các loại dụng cụ khác : Bao gồm Tăng đơ, bút chỉ mềm HB ,2B ,Bìa , tấm nhựa
trong , kéo vv...
Lát đuôi chuột
Lát vuông
Lát dẹt
Giáo trình phóng dạng - 18 -
Bài 4
:Khái niệm về các thông số cơ bản của tầu
Ô mạng và cách xây dựng
I Các thông số cơ bản của bản vẽ tuyến hình :
Chiều dài lớn nhất : (Length overall) Lmax 24.00m
Chiều dài giữa 2 đường vuông góc
(Length between perpendicular) Lpp 21.50 m
Chiều dài đường nước thiết kế : L LWL 21.00 m
Chiều rộng thiết kế (Beam) B TK 5.20 m
Chiều rộng lớn nhất B Max 5.50 m
Chiều rộng mặt boong B 5.30 m
Chiều cao mạn tại sườn giữa (Depth moulded) H 2.65m
Chiều cao boong chính (Deck height )
Chiều chìm thiết kế (Draught at full load) T 1.10m
Chiều chìm mũi : T Mũi
Chiều chìm lái : T Lai
Lượng chiếm nước : D
Khoảng sườn : Sn ; # 500 mm
Độ cất dọc boong : h 350 mm
Độ cao ngang boong : h 150 mm
Độ vát đáy: a 150 mm
Sừơn số : 15 Sn 15
Đường bổ dọc số : CD I , II , III
Đường nước số 1-2-3 DN 1 - 2 - 3
Bán kính hông lượn 500 mm R hông 500
- Ngoài ra còn một số thông số cơ bản khác của tầu như :
o Hệ số béo thể tích d
o Hệ số béo đường nước a
o Hệ số béo sườn giữa b
o Hệ số béo dọc j
Các thông số cơ bản trên được thể hiện trên bản vẽ tuyến hình . Nó là một phần quan
trọng trong việc xây dụng ô mạng .
II Định nghĩa ô mạng :
Ô mạng là tập hợp vết của các mặt phẳng cắt theo chiều ngang & chiều dọc trên một
măt phẳng . Ô mạng bao gồm các đường :
1. Đường sườn : Trên hình chiếu đứng vết của các đường sừờn là các đường thẳng
song song với nhau và cách đều 1 khoảng sườn .Đường sườn vuông góc với
đường cơ bản của tầu .Trong trườn