Nhiên liệu dùng cho động cơxăng được gọi là xăng, đây là một hỗn hợp chứa
nhiều các hợp chất khác nhau. Khi nghiên cứu vềthành phần hoá học của dầu mỏ,
phân đoạn dầu mỏnói chung hay của xăng thương phẩmnói riêng người ta thường
chia thành phần của nó thành hai nhómchất chủyếu đó là các hợp chất hydrocacbon
và các hợp chất phi hydrocacbon.
Nhiên liệu cho động cơxăng là một sản phẩmquan trọng của nhà máy lọc dầu,
nó đã trởthành một mặt hàng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con
người cũng nhưhoạt động sản xuất trong công nghiệp.
146 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Sản phẩm dầu mỏ thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………..o0o…………..
Giáo trình
Sản phẩm dầu mỏ thương
phẩm
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Chương I
NHIÊN LIỆU CHO ĐỘNG CƠ XĂNG
1.1. Giới thiệu chung về nhiên liệu cho động cơ xăng
Nhiên liệu dùng cho động cơ xăng được gọi là xăng, đây là một hỗn hợp chứa
nhiều các hợp chất khác nhau. Khi nghiên cứu về thành phần hoá học của dầu mỏ,
phân đoạn dầu mỏ nói chung hay của xăng thương phẩm nói riêng người ta thường
chia thành phần của nó thành hai nhóm chất chủ yếu đó là các hợp chất hydrocacbon
và các hợp chất phi hydrocacbon.
Nhiên liệu cho động cơ xăng là một sản phẩm quan trọng của nhà máy lọc dầu,
nó đã trở thành một mặt hàng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con
người cũng như hoạt động sản xuất trong công nghiệp.
Động cơ xăng ra đời sớm hơn động cơ Diesel (được phát minh ra đồng thời ở
Pháp và Đức vào khoảng 1860), nó đã phát triển mạnh mẻ từ sau những năm 50 của
thế kỷ trước. Với nền công nghiệp chế tạo ô tô hiện đại như ngày nay đã cho ra đời
nhiều chủng loại với công suất khác nhau và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của
đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người.
Cùng với sự gia tăng về số lượng động cơ xăng, nhu cầu về xăng nhiên liệu
ngày càng tăng nhanh, điều này đã mang đến cho các nhà sản xuất nhiên liệu những cơ
hội và cả những thách thức mới, bởi trong thực tế, bên cạnh những lợi ích mà động cơ
này mang lại cho con người thì đồng thời nó cũng thải ra môi trường một lượng lớn
các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả môi trường sinh thái.
Vì vậy xăng thương phẩm bắt buộc phải bảo đảm được các yêu cầu không
những liên quan đến quá trình cháy trong động cơ, hiệu suất nhiệt mà còn phải bảo
đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Thông thường xăng thương phẩm cần đạt được các yêu cầu cơ bản như sau:
Khởi động tốt khi đang ở nhiệt độ thấp.
Động cơ hoạt động không bị kích nổ.
ThS. Trương Hữu Trì Trang 1
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Không kết tủa, tạo băng trong bình chứa và cả trong bộ chế hoà khí.
Không tạo nút hơi trong hệ thống cung cấp nhiên liệu.
Dầu bôi trơn bị pha loãng bởi xăng là ít nhất.
Trị số octan ít bị thay đổi khi thay đổi tốc độ động cơ.
Các chất độc hại thải ra môi trường càng ít càng tốt.
Xăng nhiên liệu thu nhận được trong các nhà máy lọc dầu, ban đầu chỉ từ phân
xưởng chưng cất khí quyển, tuy nhiên hiệu suất thu xăng từ quá trình này rất thấp chỉ
vào khoảng 15% khối lượng dầu thô ban đầu.
Khi nhu cầu về xăng tăng lên thì phân đoạn này không đủ để cung cấp cho các nhu
cầu thực tế, vì vậy bắt buộc con người phải chế biến các phần thu khác nhằm thu hồi
xăng với hiệu suất cao hơn, điều này đã làm xuất hiện các phân xưởng khác như phân
xưởng crắckinh, alkyl hoá . . .
Ngoài lý do vừa nêu ở trên thì do yêu cầu về hiệu suất của động cơ ngày càng tăng
và chất lượng xăng ngày càng cao nên các nhà sản xuất nhiên liệu phải đưa ra nhiều
quá trình sản xuất khác nhằm đảm bảo các yêu cầu của xăng thương phẩm.
Thực tế trong các nhà máy lọc dầu hiện nay xăng thương phẩm được phối trộn từ
những nguồn sau:
Xăng của quá trình FCC
Reformat
Xăng chưng cất trực tiếp
Xăng của quá trình isomer hoá
Alkylat
Xăng của quá trình giảm nhớt, cốc hoá, các quá trình xử lý bằng hydro
Xăng thu được từ các quá trình tổng hợp như Methanol, Ethanol, MBTE.
Nói chung hai loại đầu tiên là các nguồn chính để phôi trộn, phần còn lại phụ
thuộc vào yêu cầu về chất lượng của xăng và yêu cầu của từng Quốc gia mà nguồn
nguyên liệu và hàm lượng của nó được chọn khác nhau.
ThS. Trương Hữu Trì Trang 2
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Ví dụ:
- Tỷ lệ của các nguồn phối trộn xăng thương phẩm ở Mỹ (trước năm 2000)
34,7
4
4,7131,8
5,6
36,2
Reformat
Naphta nh?
Isomerisat
Alkylat/Polymerisat
Ether
Butan
Xăng FCC
- Tỷ lệ của các nguồn phối trộn xăng thương phẩm ở Tây Âu (trước năm 2000)
49,6
7,655,9
1,8
5,7
27,1
Reformat
Naphta nh?
Isomerisat
Alkylat/Polymerisat
Ether
Butan
Xăng FCC
- Tỷ lệ phối trộn ở Pháp từ năm 2000
Reformat 35% < < 45%
Butan 5%
Xăng FCC 15% < < 25%
Xăng isomer hoá 0% < < 15%
Alkylat 0% < < 20%
MTBE 0% < < 5% (trường hợp đặc biệt <15%)
ThS. Trương Hữu Trì Trang 3
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
1.2. Thành phân hoá học của nhiên liệu xăng
1.2.1. Giới thiệu chung về thành phần hoá học của xăng
Như phần trên vừa nêu, xăng thương phẩm không phải là sản phẩm của một quá
trình nào đó trong nhà máy lọc dầu mà nó là một hỗn hợp được phối trộn cẩn thận từ
một số nguồn khác nhau, kết hợp với một số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt
động của động cơ trong những điều kiện vận hành thực tế và cả trong các điều kiện
vận chuyển, tồn chứa và bảo quản khác nhau.
Thành phần hoá học chính của xăng là các hydrocacbon có số nguyên tử từ C4÷
C10 thậm chí có cả các hydrocacbon nặng hơn như C11, C12 và cả C13. Ngoài ra trong
thành phần hoá học của xăng còn chứa một hàm lượng nhỏ các hợp chất phi
hydrocacbon của lưu huỳnh, nitơ và oxy.
Với số nguyên tử cacbon như trên, trong thành phần của xăng chứa đầy đủ cả
ba họ hydrocacbon và hầu như các chất đại diện cho các họ này đều tìm thấy trong
xăng.
Mặc dù trong thành phần của dầu mỏ ban đầu không có các hợp chất không no
như ôlêfin nhưng trong quá trình chế biến đã xãy ra quá trình cắt mạch hình thành nên
các hợp chất đói này, do đó trong thành phần hoá học của xăng thương phẩm còn có
mặt các hợp chất đói.
ThS. Trương Hữu Trì Trang 4
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Sự phân bố các cấu tử theo số nguyên tử cacbon và theo họ hydrocacbon của
một loại xăng super thương phẩm.
Thành phần tính theo khối lượng Số nguyên
tử cacbon
Parafin % Naphten% Olefin% Diolefin% Aromatic% Tổng %
4 1.46 0 0.59 0. 0 2.05
5 11.64 0.18 3.16 0.06 0 15.04
6 12.27 1.03 2.09 0.06 2.22 17.67
7 11.52 1.41 1.40 0 12.84 27.17
8 4.26 0.05 0.12 0 16.70 21.13
9 0.65 0 0 0 10.76 11.41
10 0 0 0 0 3.08 3.08
11 0 0 0 0 0.19 0.19
Tổng 41.8.0 2.67 7.36 0.12 45.79 97.74
Các cấu tử không xác định chiếm 2.26%
Các giá trị được cung cấp bởi IFP
ThS. Trương Hữu Trì Trang 5
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Sự phân bố các cấu tử theo số nguyên tử cacbon và theo họ hydrocacbon của
một loại xăng thường thương phẩm.
Thành phần tính theo khối lượng Số
nguyên tử
cacbon
N-parafin
%
Isoparafin
%
Naphten
%
Olefin
%
Aromatic
%
Hợp chất
chứa oxy %
Tổng
%
4 5.14 0.3 0 1.49 0 0 6.93
5 1.26 7.84 0 10.11 0 0.5 19.71
6 0.64 6.34 1.19 5.07 1.23 3 17.47
7 0.65 3.22 1.05 1.56 8.11 0 14.59
8 0.48 11.47 0.43 0.34 13.61 0 26.33
9 0.11 1.12 0.16 0.07 9.49 0 10.95
10 0.01 0.09 0.09 0.02 2.80 0 3.01
11 0 0.1 0 0 0.25 0 0.35
12 0 0.61 0 0 0 0 0.61
13 0 0.01 0 0 0 0 0.01
Tổng 8.29 31.1 2.92 35.49 18.66 3.5 99.96
Các cấu tử không xác định chiếm 0.4%
Các giá trị được cung cấp bởi IFP
ThS. Trương Hữu Trì Trang 6
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
1.2.2. Thành phần hoá học của xăng
Khi nghiên cứu về thành phần hoá học của dầu mỏ cũng như các phân đoạn hay
sản phẩm của nó thì người ta thường chia thành phần chúng ra làm hai phần chính là
hydrocacbon và phi hydrocacbon.
1.2.2.1. Thành phần hydrocacbon của xăng
Họ parafinic
Công thức hóa học chung là CnH2n+2, bao gồm các chất có số nguyên tử như đã
nêu trên, chúng tồn tại dưới 2 dạng: mạch thẳng (n-parafin) và mạch phân nhánh (i-
parafin), với các isoparaffin thì mạch chính dài, mạch nhánh ngắn, chủ yếu là gốc
metyl.
Olefin
Các hydrocacbon olefine có công thức chung là CnH2n, được tạo thành từ các
quá trình chuyển hóa, đặc biệt là quá trình cracking, giảm nhớt, cốc hoá . . . Các
olefine này cũng bao gồmhai loại n-parafin và iso-parafin.
Họ naphtenic
Hydrocacbon naphtenic là các hydrocacbon mạch vòng no với công thức chung
là: CnH2n và các vòng này thường 5 hoặc 6 cạnh, các vòng có thể có nhánh hoặc không
có nhánh, hàm lượng của họ này chiếm một số lượng tương đối lớn, trong đó các hợp
chất đứng đầu dãy thường ít hơn các đồng đẳng của nó, những đồng phân này thường
có nhiều nhánh và nhánh lại rất ngắn chủ yếu là gốc metyl (-CH3)
Họ aromatic
Các hợp chất này trong xăng thường chiếm một hàm lượng nhỏ nhất trong ba
họ và các hợp chất đầu dãy cũng ít hơn các hợp chất đồng đẳng của nó.
1.2.2.2. Thành phần phi hydrocacbon của xăng
Trong xăng, ngoài các hợp chất hydrocacbon kể trên còn có các hợp chất phi
hydrocacbon như các hợp chất của O2, N2, S. Trong các hợp chất này thì người ta
quan tâm nhiều đến các hợp chất của lưu huỳnh vì tính ăn mòn và ô nhiễm môi trường.
ThS. Trương Hữu Trì Trang 7
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Trong xăng, S chủ yếu tồn tại chủ yếu ở dạng mercaptan (RSH), hàm lượng của
nó phụ thuộc vào nguồn gốc của dầu thô có chứa ít hay nhiều lưu huỳnh và hiệu quả
quá trình xử lý HDS.
Các hợp chất của các nguyên tử khác có hàm lượng chủ yếu ở dạng vết, trong
đó nitơ tồn tại chủ yếu ở dạng pyridin còn các hợp chất của oxy thì rất ít và chúng
thường ở dạng phenol và đồng đẳng.
1.3. Đặc điểm của các nguồn dùng để phối trộn xăng
1.3.1. Xăng của quá trình reforminh xúc tác.
Xăng thu được của quá trình reforming xúc tác được gọi là reformat. Đây là
nguồn nguyên liệu chính để phối trộn tạo xăng có chất lượng cao, chúng có chứa một
hàm lượng các hợp chất aromatic cao nên chỉ số octan của no cao (RON = 95- 102).
1.3.2. Xăng cracking xúc tác:
Đây là nguồn cho xăng lớn nhất trong nhà máy lọc dầu. Trị số octane của xăng
này khoảng 87- 92 tuỳ theo điều kiện công nghệ. Thành phần hóa học chứa tới 9- 13%
hydrocacbon olefine. Sự có mặt của của các olefine này chính là nguyên nhân làm mất
tính ổn định của xăng.
1.3.3. Xăng chưng cất trực tiếp:
Phân xưởng chưng cất ở áp suất khí quyển là một phân xưởng quan trọng nhất
trong nhà máy lọc dầu có nhiệm vụ phân chia dầu thô thành nhiều phân đoạn khác
nhau. Phần hơi thu được ở đỉnh sau khi ổn định ta sẻ thu được xăng. Loại xăng chưng
cất trực tiếp này có chỉ số octan thấp khoảng 54- 65 nên chỉ dùng một lượng ít để phối
trộn còn phần chính được phân chia thành xăng nhẹ (chủ yếu C5 và C6) và xăng nặng.
Phần xăng nhẹ thường làm nguyên liệu cho quá trình isomer hoá còn phần xăng nặng
làm nguyên liệu cho quá trình reforming xúc tác.
1.3.4. Alkylat
Trong công nghệ lọc hóa dầu người ta sử dụng quá trình alkyl hóa để sản suất
xăng có trị số octane cao. Ngày nay quá trình alkyl hóa được sử dụng phổ biến ở các
nước trên thế giới. Với quá trình này, người ta đã tạo ra một nguồn phối liệu có trị số
ThS. Trương Hữu Trì Trang 8
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
octane cao hầu như không có tạp chất và các hợp chất aromatic đáp ứng yêu cầu sản
suất xăng sạch bảo đảm các yêu cầu về động cơ và môi trường.
1.3.5. Các nguồn phối liệu khác
Ngoài các nguồn chính trên thì xăng còn được phối liệu từ các nguồn khác như:
xăng giảm nhớt, xăng cốc hóa ... đây là các sản phẩm phụ của các quá trình.
Đặc điểm của xăng này là hàm lượng các hợp chất phi hydrocacbon lớn, xăng
kém ổn định vì chứa lượng lớn các hợp chất không no.
Cùng các loại xăng trên thì ngày nay khi yêu cầu về việc giảm các chất gây ô
nhiễm môi trường trong khói thải của động cơ càng khắt khe thì việc dùng các cấu tử
được tổng hợp từ các phản ứng hoá học có trị số octane cao như: MTBE, TAME,
methanol, ethanol.. để phối trộn xăng thương phẩm cũng đang được áp dụng rộng rãi.
ThS. Trương Hữu Trì Trang 9
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
1.4. Nguyên tắc hoạt động và đặc điểm của động cơ xăng
1.4.1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ xăng
ThS. Trương Hữu Trì Trang 10
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Động cơ xăng là một động cơ nhiệt dùng để biến năng lượng hoá học của nhiên
liệu khi bị đốt cháy thành năng lượng cơ học dưới dạng chuyển động quay. Động cơ
này làm việc theo nguyên tắc một chu trình gồm bốn giai đoạn: nạp, nén, cháy nổ và
giản nở sinh công, thải khí cháy ra ngoài. Sơ đồ nguyên lý như sau:
Hành trình 1-Kỳ nạp.
Piston đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD), xupap nạp mở,
xupap thải đóng, trục khuỷu quay từ vị trí ϕ0 = 0 đến 1800. Trong kỳ nạp tiêu tốn công
kéo piston xuống, thể tích xi lanh tăng lên, áp suất trong xi lanh giảm xuống tạo sự
chênh lệch áp suất, do đó xăng và không khí từ bộ chế hoà khí được hút vào trong xi
lanh. Để tăng lượng kkí nạp trong mỗi chu kỳ thì khi piston đi từ ĐCT xuống, xupap
nạp được mở sớm trước ĐCT một góc ϕ1= 10÷450 và đóng muộn sau ĐCD một góc
ϕ2 = 40-800. Vì vậy, quá trình nạp trên đồ thị công là: I-a-II, được tiến hành trong
phạm vi góc quay trục khuỷu là ϕ1 + 1800 + ϕ2.
ThS. Trương Hữu Trì Trang 11
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Đồ thị công và
đồ thị phối khí
Hành trình 2-Kỳ nén
Piston đi từ ĐCD đến ĐCT, cả hai xupap nạp và thải đều đóng, trục khuỷu quay
từ vị trí 1800 ÷ 3600. Trong kỳ nén tiêu tốn công piston đi lên nén hỗn hợp, thể tích xi
lanh giảm trong điều kiện hai van đóng nên áp suất hỗn hợp nhiên liệu trong xi lanh
tăng lên. Để chuẩn bị cho quá trình cháy được tốt thì gần cuối quá trình nén Bugi bật
tia lửa điện sớm trước ĐCT, tại điểm c'. Do vậy, quá trình nén trên đồ thị công là từ
điểm II - c'.
Hành trình 3 - cháy - giãn nở (kỳ công tác)
Piston đi từ ĐCT đến ĐCD, cả hai xupap đều đóng, trục khuỷu đi từ vị trí ϕ =
3600 đến 5400. Trong hành trình này, nhờ quá trình cháy làm tăng áp lực trong buồng
cháy và áp lực này đẩy piston đi xuống và sinh công, nó bao gồm hai quá trình: cháy
và giãn nở. Quá trình cháy bắt đầu tại điểm c' trước ĐCT một góc đánh lửa sớm ϕ = ϕ1
= 10-300 và kết thúc tại điểm d sau ĐCT, còn quá trình giãn nở bắt đầu từ điểm d và
kết thúc tại III.
Hành trình 4 - thải khí cháy ra ngoài
ThS. Trương Hữu Trì Trang 12
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Piston đi từ ĐCD đến ĐCT, xupap thải mở, xupap nạp đóng, trục khuỷu quay từ
vị trí ϕ = 5400 đến 7200. Trong kỳ thải tiêu tốn công đưa piston đi lên và đẩy sản vật
cháy ra ngoài. Xupap thải được mở sớm tại điểm III trước ĐCD một góc ϕ3, nếu ϕ3
quá lớn sẽ tăng tổn thất công giãn nở ở kỳ cháy. Để quá trình thải triệt để các sản vật
cháy ra ngoài, xupap thải đóng muộn sau ĐCT một góc ϕ4, tại điểm IV. Quá trình thải
được biểu diễn trên đồ thị công là III-b-IV, được tiến hành trong phạm vi góc quay
trục khuỷu là ϕ3+1800+ ϕ4, còn đoạn I-r-IV gọi là đoạn trùng điệp, tức cả hai van nạp
và thải đều mở.
Như vậy, toàn bộ chu trình công tác được thực hiện theo bốn hành trình trong
hai vòng quay của trục khuỷu, trong bốn hành trình này chỉ có một hành trình cháy và
giãn nở là sinh công, còn ba hành trình khác thì phải tiêu tốn công.
1.4.2. Đặc điểm của quá trình hoạt động trong động cơ xăng
Từ việc phân tích hoạt động của động cơ xăng ở trên ta rút ra được những đặc
điểm của động cơ này như sau:
Nhiên liệu trước khi nạp vào xylanh nó đã được phối trộn với không khí để tạo
hỗn hợp cháy, như vậy độ bay hơi của xăng trong buồng cháy không phải là vấn
đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình cháy.
Quá trình cháy của nhiên liệu chỉ được thực hiện khi bugie bật lửa hoặc khi
màng lửa lan truyền đến.
Khi bugie bật lửa thì quá trình cháy bắt đầu, lúc này hỗn hợp trong buồng cháy
được chia thành hai phần: Phần thứ nhất là khí cháy, phần thứ hai là hỗn hợp
của không khí và nhiên liệu chưa cháy (hỗn hợp công tác), trong điều kiện nhiệt
độ và áp suất cao với sự có mặt của oxy không khí thì các hydrocacbon của
nhiên liệu sẻ bị biến đổi một cách sâu sắc, cụ thể là chúng sẻ bị oxy hoá để tạo
thành các hợp chất có khả năng tự bốc cháy khi mặt lửa chưa lan truyền đến.
Trong trường hợp này, nếu như phần nhiên liệu tự bốc cháy nhiều thì nó sẻ làm
tăng áp suất trong buồng cháy một cách đột ngột và gây ra những sóng xung
kích va đập vào piston, xylanh tạo ra những tiếng gỏ kim loại. Hiện tượng này
được gọi là hiện tượng cháy kích nổ.
ThS. Trương Hữu Trì Trang 13
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
1.5. Chỉ tiêu chất lượng của xăng
Ngày nay động cơ đã trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống sản xuất
và sinh hoạt của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà chúng mang lại thì động
cơ cũng đồng thời thải một lượng rất lớn chất độc hại ra môi trường gây ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Vì vậy, cần thiết
phải đặt ra những quy định nhằm hạn chế việc thải các độc hại và thực hiện các quy
định này một cách nghiêm túc.
Ở gốc độ của nhiên liệu thì cần phải đặt ra cho xăng thương phẩm những chỉ
tiêu nhằm bảo đảm được chất lượng đối với người sử dụng và hạn chế được lượng chất
độc hại trong khói thải.
1.5.1. Hiện tượng kích nổ và chỉ số octan
1.5.1.1. Hiện tượng kích nổ
Như vừa nêu ở trong phần trước, khi bugie bật lửa thì quá trình cháy của nhiên
liệu trong buồng cháy mới được bắt đầu tại bugie còn phần nhiên liệu nằm ở vị trị
khác chỉ được cháy khi màng lửa lan truyền đến. Tuy nhiên trong thực tế có một phần
nhiên liệu trong buồng cháy bị oxy hoá dẫn đến quá trình tự bắt cháy khí màng lửa
chưa lan truyền đến. Nếu như phần nhiên liệu tự bắt cháy này đủ lớn để làm tăng nhiệt
độ và áp suất trong buồng cháy một cách đột ngột và tạo ra những sóng xung kích va
đập vào piston, xylanh tạo ra những tiếng gỏ kim loại thì quá trình cháy này được gọi
là cháy kích nổ.
Như vậy, trong buồng cháy luôn tồn tại một sự cạnh tranh giữa quá trình cháy
do màng lửa lan đến (cháy cưỡng bức) và quá trình tự bốc cháy, quá trình cháy nào
chiếm ưu thế là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được thời gian của quá trình tự bốc
cháy theo công thức sau:
D = A P-nEXP(B/T)
Trong đó: A,B là các hằng số thực nghiệm.
ThS. Trương Hữu Trì Trang 14
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Các thông số ảnh hưởng lên thời gian tự bốc cháy bao gồm:
Tỷ số nén
Hệ số đầy
Góc đánh lửa sớm
Nhiệt độ và áp suất vào buồng cháy
Độ giàu
Nhiên liệu
Nhiên liệu ảnh hưởng lên quá trình cháy kích nổ này được thể hiện thông qua một
khái niệm gọi là chỉ số octan
1.5.1.2. Bản chất của hiện tượng cháy kích nổ trong động cơ xăng
Qua phân tích ở trên cho thấy quá trình cháy trong động cơ xăng có thể là bình
thường, có thể là kích nổ chúng phụ thuộc vào bản chất của nhiên liệu, kết cấu và điều
kiện vận hành của động cơ.
Quá trình cháy được gọi là bình thường khi mặt lửa lan truyền đều đặn với vận
tốc trong khoảng 15 ÷ 40 m/s. Còn khi vận tốc lan truyền của mặt lửa quá lớn khoảng
300 m/s thì quá trình cháy trong xylanh xảy ra gần như tức thời kèm theo những tiếng
gỏ kim loại như vừa nêu trên thì được gọi là cháy kích nổ.
Bản chất của hiện tượng kích nổ rất phức tạp, có nhiều quan điểm để giải thích
khác nhau song bản chất của nó là do các hợp chất hydrocacbon trong nhiên liệu nằm
ở trước mặt lửa chịu một điện kiện rất khắc nghiệt nên chúng bị biến đổi hoá học một
cách sâu sắc để tạo ra những hợp chất mới có khả năng tự bùng cháy. Cụ thể trong
điều kiện nhiệt độ và áp suất cao của buồng cháy thì các hydrocacbon kém bền oxy
hoá như paraffin dễ dàng bị oxy hoá để tạo ra các hợp chất chứa oxy như peroxyt,
hydroperoxyt, rượu, xeton, axít . . . trong số các hợp chất này thì đáng chú ý nhất là
các hợp chất peroxyt, hydroperoxyt đây là những hợp chất kém bền dễ bị phân huỷ tạo
ra các gốc tự do để sinh ra các phản ứng chuổi dẫn đến sự tự bốc cháy.
Khi nghiên cứu về hiện này người ta đã đi đến kết luận về khả năng chống lại
sự tự bốc cháy của các hydrocacbon tăng dần như sau:
ThS. Trương Hữu Trì Trang 15
Sản Phẩm Dầu Mỏ Thương Phẩm
Parafin mạch thẳng < naphten < olefin mạch thẳng < naphten mạch nhánh không no <
parafin mạch nhánh < aromatic.
1.5.1.3. Ảnh hưởng của hiện tượng kích nổ lên động cơ
Hỏng join lót giữa nặp và thân máy
Làm xói mòn piston và nắp
Làm vỡ “cordons” của piston và xecmăng
Làm nóng chảy cục bộ piston và xupap
Ngoài những ảnh hưởng kể trên thì quá trình cháy