Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ đã đề ra những yêu cầu mới
đối với con người. Trước hết là đòi hỏi về các chức năng trí tuệ, các phẩm chất ý
chí và tình cảm của mỗi người. Tốc độ cao của các quá trình kỹ thuật, tính qui
định chặt chẽ của sản xuất đề ra những yêu cầu cao về tốc độ của các quá trình
tâm lý, về tính sáng tạo của tư duy. Tất cả những điều đó làm tăng lên một cách
rõ rệt ý nghĩa của yếu tố tâm lý trong lao động SXKD. Mặt khác, ngày nay sự
cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà kinh doanh phải
nắm được tâm lý của người tiêu dùng, nắm bắt được tâm lý của họ để chiến
thắng trong các cuộc cạnh tranh đó. Chính vì thế môn học “Tâm lý học quản trị
kinh doanh” không thể thiếu trong hệ thống môn học của chương trình đào tạo
các nhà quản trị kinh doanh
55 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2904 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình tâm lý quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET
TS. THÁI TRÍ DŨNG
Năm 2007
GIÁO TRÌNH
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TS Thái Trí Dũng
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 3
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA MÔN HỌC
Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ đã đề ra những yêu cầu mới
đối với con người. Trước hết là đòi hỏi về các chức năng trí tuệ, các phẩm chất ý
chí và tình cảm của mỗi người. Tốc độ cao của các quá trình kỹ thuật, tính qui
định chặt chẽ của sản xuất đề ra những yêu cầu cao về tốc độ của các quá trình
tâm lý, về tính sáng tạo của tư duy. Tất cả những điều đó làm tăng lên một cách
rõ rệt ý nghĩa của yếu tố tâm lý trong lao động SXKD. Mặt khác, ngày nay sự
cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà kinh doanh phải
nắm được tâm lý của người tiêu dùng, nắm bắt được tâm lý của họ để chiến
thắng trong các cuộc cạnh tranh đó. Chính vì thế môn học “Tâm lý học quản trị
kinh doanh” không thể thiếu trong hệ thống môn học của chương trình đào tạo
các nhà quản trị kinh doanh.
2. MỤC ĐÍCH CỦA MÔN HỌC
Môn học trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về tâm lý con người
trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh. Đó là tâm lý của người lao động, tâm lý
của người lãnh đạo, tâm lý của khách hàng và người tiêu dùng. Thông qua đó
học viên sẽ học được phương pháp tác động một cách hiệu quả tới nhân viên và
khách hàng nhằm đạt tới mục tiêu của mình.
3. PHẠM VI CỦA MÔN HỌC
Tâm lý học là một khoa học hết sức rộng, có hơn 30 chuyên ngành khác
nhau. Trong chương trình “Tâm lý học quản trị kinh doanh” chúng ta chỉ nghiên
cứu những yếu tố tâm lý con người lĩnh vực quản trị kinh doanh mà thôi.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Học viên sẽ phải kết hợp vừa học qua chương trình Đào Tạo Từ Xa của Đài
Truyền Hình Bình Dương với việc đọc và nghiên cứu tài liệu và học cách phân
tích những tình huống trong thực tế.
Sau đây là những tài liệu chính mà các bạn cần tham khảo:
Tài liệu do chương trình Đào Tạo Từ Xa của Đài Truyền Hình Bình Dương.
Thái Trí Dũng. Tâm Lý Học Quản Trị Kinh Doanh – Nhà Xuất Bản Thống
Kê 1998 (In lại 2003).
Thái Trí Dũng. Kỹ Năng Giao Tiếp Và Thương Lượng Trong Kinh Doanh –
Nhà XB Thống kê 2003.
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 4
5. KẾT CẤU CỦA MÔN HỌC
Môn học được trình bày trong 12 bài sau đây:
Bài 1 : Khái Quát Về Đời Sống Tâm Lý.
Bài 2 : Các Phương Pháp Tìm Hiểu Tâm Lý Trong Hoạt Động Quản Trị
Kinh Doanh.
Bài 3 : Hoạt Động Nhận Thức
Bài 4 : Tình Cảm Và Yù Chí
Bài 5 : Nhân Cách Và Các Phẩm Chất Của Nhân Cách
Bài 6 : Nhân Cách Và Những Phẩm Chất Nhân Cách (tt)
Bài 7 : Tập Thể - Đối Tượng Quản Trị
Bài 8 : Những Yếu Tố Tâm Lý Tập Thể Cần Chú Ý Trong Công Tác
Quản Trị
Bài 9 : Những Vấn Đề Tâm Lý Trong Hoạt Động Quản Trị Và Kinh
Doanh
Bài 10 : Tâm Lý Trong Các Chiến Lược Marketing
Bài 11 : Ứng Dụng Tâm Lý Học Trong Tiêu Thụ Sản Phẩm
Bài 12 : Giao Tiếp Trong Quản Trị Kinh Doanh
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 5
BÀI 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐỜI SỐNG TÂM LÝ
1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
Trong hoạt động quản trị chúng ta cần tìm hiểu tâm lý của nhân viên, tìm
hiểu tâm lý của khách hàng, đó là tìm hiểu tâm tư nguyện vọng (cụ thể là nhu
cầu, sở thích), tâm tư tình cảm (bao gồm tâm trạng, cảm xúc, tình cảm), tính tình
(tính cách, tính khí, thói quen), ngoài ra còn tìm hiểu năng lực, niềm tin, quan
điểm v.v.... Tóm lại, tìm hiểu tâm lý trong hoạt động quản trị kinh doanh là tìm
hiểu tất cả những gì thuộc về đời sống tinh thần của con người.
Mặc dù đời sống tâm lý là bao la, nhưng chúng ta có thể chia nó ra thành
bốn lĩnh vực cơ bản sau đây:
Nhận thức: bao gồm cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng và trí nhớ.
Tình cảm xúc cảm và ý chí.
Nhân cách (là những gì thuộc về bản chất con người).
Giao tiếp (là hoạt động giúp chúng ta tạo ra các mối quan hệ).
Khi tìm hiểu tâm lý, chúng ta cần lưu ý tới các đặc điểm sau đây:
Tâm lý con người hết sức phong phú, đa dạng, phức tạp và đầy bí ẩn: Nhà
quản lý phải hiểu rằng mỗi nhân viên dưới quyền có những đặc điểm tâm lý
khác nhau, có những tính cách, tính khí khác nhau, vì vậy cần phải sử dụng
những phương pháp làm việc khác nhau phù hợp với tâm lý của họ.
Các hiện tượng tâm lý có những mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau,
hiện tượng này chi phối ảnh hưởng tới hiện tượng kia, hiện tượng này có thể
làm nảy sinh hiện tượng kia. Ví dụ: Tình cảm chi phối lại nhận thức - Yêu
nên tốt ghét thì nên xấu; Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn
cũng méo.
Các hiện tượng tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn. Chúng có thể làm cho
chúng ta khỏe mạnh hơn, sung sức hơn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chúng
cũng có thể làm cho chúng ta trở nên yếu đuối đi và mất hết khả năng làm
việc. Nếu tâm lý tích cực thì làm tăng thêm sức mạnh - vui vẻ, lạc quan yêu
đời sẽ làm cho chúng ta làm việc tốt hơn. Nhưng nếu tâm lý là tiêu cực sẽ
hủy hoại mọi cố gắng của chúng ta.
Các hiện tượng tâm lý tiềm ẩn, sâu kín bên trong. Chúng ta không thể
nghiên cứu trực tiếp. Tuy nhiên, chúng được thể hiện ra bên ngoài bằng
những hành vi cử chỉ, lời nói việc làm. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể tìm hiểu
tâm lý một cách gián tiếp.
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 6
Từ những đặc điểm trên của các hiện tượng tâm lý, trong cuộc sống cũng
như trong hoạt động quản trị cần chú ý:
Không nên phủ nhận sạch trơn những hiện tượng tâm lý phức tạp, khó hiểu,
mà cần phải để ý, nghiên cứu chúng một cách thận trọng và khoa học.
Chống các hiện tượng mê tín, dị đoan, hoặc tin tưởng quá vào những hiện
tượng “thần linh” để rồi thần bí hóa chúng dẫn đến sai lầm, gây hậu quả khó
lường cho cá nhân và xã hội.
Khi nhìn nhận, đánh giá một người chúng ta cần xem xét tới tận bản chất
của họ, chứ không nên chỉ đánh giá thông qua vẻ bên ngoài một cách hời
hợt, dễ dẫn đến sai lầm.
Cần tạo ra những hiện tượng tâm lý tích cực, bầu không khí tâm lý thoải
mái trong tập thể giúp con người tạo thêm sức mạnh tinh thần và sức mạnh
vật chất của họ, góp phần tăng hiệu quả lao động của tập thể.
2. PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
2.1. DỰA VÀO SỰ DIỄN BIẾN CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
Có 3 loại sau:
Các quá trình tâm lý: Là những hiện tượng có mở đầu, diễn biến và kết thúc
diễn ra trong một thời gian tương đối ngắn. Ví dụ: Những quá trình nhận
thức, quá trình cảm xúc và quá trình nỗ lực ý chí. Tất cả các quá trình tâm lý
là cơ sở tạo nên hoạt động của con người.
Trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý có cường độ yếu nhưng diễn
ra trong thời gian tương đối dài. Các trạng thái tâm lý thường đi kèm với các
quá trình tâm lý và chi phối tới hiệu quả của các quá trình.
Thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý đã trở nên ổn định, bền vững
và kéo dài. Các thuộc tính tạo nên bản chất của con người.
2.2. DỰA VÀO SỰ THAM GIA CỦA Ý THỨC
Chia thành hai loại sau:
Tâm lý có ý thức: Là những hiện tượng tâm lý có sự tham gia và điều chỉnh
của ý thức. Những hiện tượng này chúng ta nhận biết và kiểm soát được. Ở
con người người tâm lý có ý thức đóng vai trò chủ đạo.
Tâm lý vô thức: Là những hiện tượng tâm lý không có sự tham gia của ý
thức. Chúng ta thường không kiểm soát được những hiện tượng này. Ví dụ:
Mơ, mộng du, một số bản năng và tiềm thức.
2.3. DỰA VÀO ĐỐI TƯỢNG CHI PHỐI CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 7
Chia thành hai nhóm:
Tâm lý cá nhân: Là những hiện tượng diễn ra ở mỗi cá nhân và điều chỉnh
hành vi của mỗi một cá nhân. Ví dụ: Ý kiến riêng của mỗi người, sở thích,
niềm tin, thói quen và tâm trạng của mỗi người.
Tâm lý xã hội: Là trạng thái ý thức chung của đại đa số các thành viên của
một tập hợp người. Nhà quản trị cần quan tâm đến những hiện tượng tâm lý
xã hội xảy ra trong tập thể như: phong tục, tập quán, dư luận tập thể, hiện
tượng áp lực nhóm, lây lan tâm lý v.v
3. ỨNG DỤNG CỦA TÂM LÝ HỌC VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH
DOANH
Tâm lý học quản trị kinh doanh là một trong hàng chục chuyên ngành của
tâm lý học. Đối tượng của nó là nghiên cứu ứng dụng các qui luật tâm lý vào
hoạt động quản trị kinh doanh, mà cụ thể là:
3.1. NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG CỦA CÔNG VIỆC SXKD VỚI
CON NGƯỜI
Theo hướng này TLHQTKD chú ý tới khía cạnh tâm lý của việc tổ chức quá
trình sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt là các vấn đề phân công lao động, tổ chức
chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
3.2. NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ “NGƯỜI - MÁY MÓC”
Theo hướng này, các nhà TLH đã nghiên cứu cả về mặt lý thuyết, cả về mặt
thực nghiệm và cung cấp những kiến thức quí báu cho các kỹ sư chế tạo máy,
góp phần cải tiến hệ thống máy móc, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất.
3.3. NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ CON NGƯỜI VỚI NGHỀ NGHIỆP
Theo hướng này các nhà TLH đã nghiên cứu cơ sở tâm lý và các phương
pháp tâm lý học của việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong các loại hình lao
động khác nhau, của việc hướng nghiệp và dạy nghề, góp phần đắc lực cho công
tác quản trị nhân sự.
3.4. NGHIÊN CỨU SỰ THÍCH ỨNG CỦA CON NGƯỜI VỚI CON
NGƯỜI TRONG SXKD
Theo hướng này đã hình thành nên bộ môn tâm lý quản lý. Nhiệm vụ của nó
là nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với con người trong tập thể, cụ thể là
bầu không khí tâm lý tập thể, sự hòa hợp hay không hòa hợp giữa các thành
viên; quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên (vấn đề tìm hiểu, đánh giá, đối xử
với nhân viên, vấn đề kích thích lao động...).
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 8
3.5. NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÝ TRONG VIỆC TIÊU
THỤ SẢN PHẨM
Theo hướng này TLH tìm hiểu những qui luật tâm lý người trong các vấn đề
như: tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng; phong tục tập quán của thị
trường để nhà kinh doanh lập kế hoạch sản xuất, thiết kế kiểu dáng, mẫu mã...;
nghiên cứu những qui luật tâm lý áp dụng trong nghệ thuật quảng cáo để giới
thiệu, hướng dẫn và kích thích hành vi mua hàng của khách hàng...
Tóm lại, tâm lý là một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp. Việc tìm hiểu tâm
lý trong hoạt động quản trị kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp
nhà quản trị hiểu những qui luật tâm lý và tác động đúng hướng làm tăng hiệu
quả quản lý và kinh doanh.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tìm hiểu tâm lý là tìm hiểu những gì? Hãy liệt một số ví dụ về tìm hiểu tâm
lý trong quản trị và kinh doanh?
2. Hãy phân tích các đặc điểm của hiện tượng tâm lý. Qua đó rút ra những lưu
ý trong hoạt động của mình?
3. Hãy liệt kê ra 5 quá trình tâm lý, 5 trạng thái tâm lý và 5 thuộc tính tâm lý?
4. Phân tích những hướng nghiên cứu tâm lý ứng dụng trong sản xuất kinh
doanh?
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 10
BÀI 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM HIỂU TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trong hoạt động quản trị kinh doanh người ta thường dùng các phương
pháp sau đây để tìm hiểu tâm lý:
1. QUAN SÁT
Quan sát là phương pháp dùng các giác quan để tìm hiểu tâm lý một cách có
hệ thống và khoa học. Quan sát là phương pháp thu thập thông tin tâm lý ban
đầu về đối tượng không thể thiếu được. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp giúp
bạn định hướng ban đầu về đối tượng mà thôi.
Nhà quản trị có thể dùng phương pháp quan sát trong những trường hợp:
Để tìm hiểu tâm lý của một cá nhân khi tiếp xúc với mình.
Để nhận diện những diễn biến tâm lý trong tập thể, như lắng nghe dư luận
tập thể, mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể, bầu không khí tâm lý
tập thể v.v
Nhận diện tâm trạng của nhân viên khi họ làm việc để ngăn chặn sự lây lan
tâm trạng xấu vào tập thể.
Tìm hiểu những yếu tố tâm lý thị trường như tập quán tiêu dùng, thị hiếu
của người tiêu dùng cũng như thái độ của họ đối với những sản phẩm và
dịch vụ của doanh nghiệp.
Để quan sát hiệu quả bạn cần lưu ý những nguyên tắc sau:
Các đối tượng cần phải được quan sát trong những điều kiện tự nhiên của
chúng.
Phải có kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu.
Phải quan sát đối tượng trong nhiều tình huống và hoàn cảnh khách nhau.
2. THỰC NGHIỆM TỰ NHIÊN
Thực nghiệm tự nhiên là phương pháp mà trong đó chúng ta hoàn toàn chủ
động tạo ra những tình huống hết sức tự nhiên để đối tượng phải bộc lộ ra những
phẩm chất tâm lý mà mình cần quan tâm.
Nhà quản trị có thể dùng thực nghiệm tự nhiên để kiểm tra những phẩm chất
của những đối tác giao tiếp với mình.
Tuy nhiên, khi thực nghiệm cần lưu ý những điều sau đây:
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 11
Tình huống đưa vào thực nghiệm phải hết sức tự nhiên, tức là không làm
cho đối tượng biết mình bị kiểm tra.
Cần phải có tiêu chuẩn thực nghiệm hợp lý để đánh giá.
Loại bỏ những yếu tố khách quan trước khi đánh giá kết quả thực nghiệm.
3. ĐÀM THOẠI
Là phương pháp tìm hiểu tâm lý trong đó bạn đặt cho đối tượng những câu
hỏi trong những lần tiếp xúc trực tiếp với nhau để thông qua những câu trả lời
của đối tượng mà đánh giá tâm lý của họ.
Nhà quản trị có thể dùng đàm thoại trong các trường hợp sau:
Để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân viên trong các cuộc gặp gỡ với
họ.
Để thăm dò ý kiến của quần chúng về những chủ trương chính sách mà
mình đã và sắp đưa ra.
Để đánh giá ứng viên trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng.
Tìm hiểu tâm lý khách hàng v.v
Thông thường trong các cuộc đàm thoại người ta có thể sử dụng các loại câu
hỏi sau:
Câu hỏi trực tiếp:
Câu hỏi tiếp xúc:
Câu hỏi gián tiếp: Tức là vấn đề này để suy ra vấn đề mà mình cần quan
tâm.
Câu hỏi chặn đầu (hay là câu hỏi giăng bẫy)
4. PHƯƠNG PHÁP DÙNG BẢN CÂU HỎI (HAY BẢN ANKET)
Là dùng những bản chứa một loạt câu hỏi được xây dựng theo những
nguyên tắc nhất định, đặt ra cho một số lớn đối tượng, và thông qua những câu
trả lời chúng ta đánh giá tâm lý của họ. Thường thì nhà quản trị dùng phương
pháp này trong trường hợp để tìm hiểu tâm lý của nhiều người khi họ được tập
trung trong một không gian nhất định (điều tra dư luận tập thể trong cuộc đại
hội, thăm dò tâm lý người tiêu dùng trong siêu thị hay hội nghị khách hàng).
Một bảng câu hỏi thường cấu trúc theo 3 phần:
Phần tiếp xúc làm quen: bao gồm lời mở đầu kêu gọi, đưa ra những câu hỏi
tiếp xúc đơn giản và hướng dẫn cách thực hiện.
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 12
Phần nội dung chính: Dùng các loại câu hỏi mở hay câu hỏi đóng để thu
thập những thông tin phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Phần kết thúc: bao gồm những câu hỏi chức năng và câu hỏi giải tỏa tâm lý,
đồng thời nói lời cảm ơn sự tham gia của đối tượng.
5. PHƯƠNG PHÁP TRẮC NGHIỆM HAY TEST
Trắc nghiệm là một tập hợp gồm nhiều bài tập nhỏ khác nhau được hạn chế
về mặt thời gian và thông qua kết quả giải được người ta đánh giá về tâm lý của
đối tượng.
Ngày nay các chuyên gia đã lập ra hàng ngàn loại trắc nghiệm khác nhau để
xác định đủ các loại phẩm chất tâm, sinh lý con người: trí tuệ, tài năng, đức độ,
độ nhạy cảm, trí thông minh, tình cảm, trí nhớ...
Có ba loại trắc nghiệm cơ bản:
Trắc nghiệm trí tuệ: Dùng để đánh giá trí thông minh của một người.
Trắc nghiệm năng lực: Dùng để kiểm tra những năng lực cụ thể của một
người. Mỗi năng lực thì được đánh giá bởi một trắc nghiệm cụ thể, không
có một trắc nghiệm dùng để đánh giá cho tất cả mọi năng lực.
Trắc nghiệm nhân cách: Dùng để đánh giá những phẩm chất nhân cách của
đối tượng (đánh giá động cơ, tính cách, tính khí v.v) – ở trang 223 của
giáo trình có trắc nghiệm về tính khí, xin mời các bạn thử kiểm tra tính khí
của mình!
6. PHƯƠNG PHÁP “TIỂU SỬ”
Bản chất của phương pháp này là thu thập và phân tích các tài liệu có tính
chất tiểu sử của một người cụ thể hay một tập thể (thư từ, nhật ký, các tác phẩm
văn học nghệ thuật, khoa học của một người; các biên bản, tài liệu lưu trữ khác
của tập thể...) nhằm làm rõ hơn các đặc điểm tâm lý của đối tượng đó và sự phát
triển của chúng.
7. PHƯƠNG PHÁP TRẮC LƯỢNG XÃ HỘI
Thực chất của nó tương tự như phương pháp bản câu hỏi. Tuy nhiên những
câu hỏi ở đây chỉ xoay quanh 2 vấn đề: đối tượng chọn ai và không chọn ai.
Kết quả thu được sẽ cho phép nhà quản trị vẽ được họa đồ xã hội của tập
thể, trong đó sẽ phản ánh ai là nhân vật trung tâm (ngôi sao), ai là người bị xa
lánh, ai là thủ lĩnh công việc, ai là thủ lĩnh tình cảm... Những thông tin này rất có
lợi cho công tác lãnh đạo.
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 13
Trên đây là những phương pháp chủ yếu mà trong hoạt động quản trị kinh
doanh người ta hay dùng để tìm hiểu tâm lý. Tuy nhiên, các phương pháp nghiên
cứu phải được phối hợp với nhau hoặc dùng để kiểm tra kết quả của nhau nhằm
cung cấp cho nhà quản trị những thông tin đầy đủ và chính xác nhất.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Quan sát là gì? Khi quan sát một người để nắm bắt tâm lý của họ, bạn cần
chú ý những điểm nào? Nêu một số nguyên tắc quan sát?
2. Thực nghiệm tự nhiên là gì? Cho ví dụ? Khi thực nghiệm tự nhiên bạn cần
chú ý tới những gì?
3. Phân tích các dạng câu hỏi trong đàm thoại? Khi nào thì sử dụng câu hỏi
nào?
4. Trắc nghiệm trí tuệ có là phương pháp trắc nghiệm chủ yếu để tuyển dụng
hay không? Vì sao?
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 14
BÀI 3
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Nhận thức là hoạt động phản ánh bản thân hiện thực khách quan. Đó là hoạt
động nhận biết, đánh giá về thế giới xung quanh chúng ta. Nhận thức là hoạt
động quan trọng nhất và cơ bản nhất trong số các lĩnh vực tâm lý của con người.
Hoạt động nhận thức diễn ra theo hai mức độ: cảm tính và lý tính.
1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, trong đó
chúng ta dùng giác quan nhận thức một cách trực tiếp. Cảm tính chỉ phản ánh
những đặc điểm bên ngoài của sự vật và hiện tượng, vì vậy nó chỉ phản ánh một
cách hạn chế, hời hợt và không chính xác.
Nhận thức cảm tính có hai quá trình cơ bản, đó là cảm giác và tri giác.
1.1. CẢM GIÁC
Cảm giác là một quá trình nhận thức đơn giản nhất, phản ánh những đặc
điểm riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào
các giác quan tương ứng của con người.
Cảm giác hoạt động theo nhiều qui luật, nhưng trong hoạt động quản trị
kinh doanh đặc biệt chú ý tới những qui luật sau đây:
Qui luật về ngưỡng cảm giác. Muốn có cảm giác thì cường độ kích thích
phải nằm trong một giới hạn nhất định, giới hạn đó được gọi là ngưỡng cảm
giác. Trong ngưỡng cảm giác có điểm phản ánh tối ưu tại đó kích thích
được cảm nhận tốt nhất.
Người ta áp dụng ngưỡng cảm giác trong việc quảng cáo bằng vô thức bằng
cách cho kích thích quảng cáo rơi vào dưới ngưỡng cảm giác với một tần số
cao. Các bạn có thể đọc ví dụ này ở trang 72 trong giáo trình.
Tâm Lý Quản Trị Kinh Doanh
Trang 15
Qui luật ngưỡng phân biệt: là mức chênh lệch tối thiểu về cường độ giữa hai
kích thích đủ để ta phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Tìm hiểu
ngưỡng phân biệt có vai trò quan trọng trong việc vận dụng nó để thay đổi
giá cả, chất lượng sản phẩm của một doanh nghiệp.
Qui luật về sự thích ứng của cảm giác. Thích ứng là sự quen dần của cảm
giác và có thể dẫn đến mất hẳn cảm giác khi kích thích tác động liên tục một
cách không đổi vào giác quan.
Qui luật về sự tác động lẫn nhau của các cảm giác. Các cảm giác có thể tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Cảm giác này có thể gây ra
cảm giác khác, làm tăng hoặc giảm cường độ của cảm giác khác. Ví dụ: khi
nhìn màu xanh giữa trời nóng bức thì chúng ta cảm thấy dễ chịu, nghe một
giọng nói the thé cảm giác khó chịu.
Qui luật tương phản cảm giác. Một cảm giác này có thể được nổi bật khi
đứng bên cạnh một cảm giác khác đối cực với nó. Trắng nổi bật bên cạnh
đen, to nổi bật bên cạnh nhỏ, đẹp nổi bật bên cạnh xấu.
1.2. TRI GIÁC
Tri giác cũng là cảm tính nhưng phản ánh một cách đầy đủ hơn chính xác
hơn và trọn vẹn hơn so với cảm giác. Tri giác là khi chúng ta đã nhận ra sự vật,
hiện tượng một cách khá rõ