Vào đầu năm học các trường THPT đều có thêm khối 10. Sự phân chia lớp về: sĩ số, học lực, hạnh kiểm, số học sinh dân tộc cho mỗi lớp tương đối đồng đều. Khi sơ kết học kỳ I hoặc tổng kết cả năm học, BGH các trường thường tổng kết ở dạng : Tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và kém, kèm theo tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá, trung bình và yếu của từng lớp. BGH các trường thường không đưa ra bảng tổng hợp kết quả học tập, nề nếp cho từng khối và cho toàn trường.
Báo cáo sơ kết, tổng kết như vậy các lớp không biết được lớp nào tốt, khá về học tập, cũng như về nề nếp để các lớp trong khối phấn đấu noi theo (ở đây cũng xin nói có một số trường tổng kết về các lớp đạt : Tốt, khá về nề nếp). Nhà trường đã không quan tâm tới kết quả học tập và nề nếp của lớp, chúng ta đã làm mờ đi sự phấn đấu của cá nhân học sinh, của tập thể lớp, của GVBM dạy lớp đó đặc biệt là vai trò của GVCN.
Như đã nói ở trên các lớp đồng đều về mặt sĩ số, học lực, hạnh kiểm, số HSDT việc xảy ra có tính chất ngẫu nhiên là : Có những lớp tốt, khá, TB, yếu về mặt nọ mặt kia thậm chí cả hai. Nguyên nhân tại đâu ? Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản là: Thầy – Trò. Chúng ta đã biết trong thực tế giảng dạy : Thầy giỏi dạy trò kém kết quả chẳng là bao. Thầy không giỏi dạy trò giỏi kết quả có thể : Tốt hoặc không tốt. Như vậy thầy trò phải hòa hợp. Nói gì thì nói người thầy vẫn là yếu tố quyết định đối với thành tích của một lớp. Ngoài vai trò của GVBM, GVCN biết cách tổ chức để học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện nề nếp đóng vai trò chủ chốt. Việc đưa thành tích của các lớp quyết định đến thành tích chung của trường.
22 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo viên chủ nghiệm tổ chức các hoạt động để lớp đạt thành tích về học tập tốt và nề nếp tốt ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào đầu năm học các trường THPT đều có thêm khối 10. Sự phân chia lớp về: sĩ số, học lực, hạnh kiểm, số học sinh dân tộc cho mỗi lớp tương đối đồng đều. Khi sơ kết học kỳ I hoặc tổng kết cả năm học, BGH các trường thường tổng kết ở dạng : Tỉ lệ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu và kém, kèm theo tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt, khá, trung bình và yếu của từng lớp. BGH các trường thường không đưa ra bảng tổng hợp kết quả học tập, nề nếp cho từng khối và cho toàn trường.
Báo cáo sơ kết, tổng kết như vậy các lớp không biết được lớp nào tốt, khá về học tập, cũng như về nề nếp để các lớp trong khối phấn đấu noi theo (ở đây cũng xin nói có một số trường tổng kết về các lớp đạt : Tốt, khá về nề nếp). Nhà trường đã không quan tâm tới kết quả học tập và nề nếp của lớp, chúng ta đã làm mờ đi sự phấn đấu của cá nhân học sinh, của tập thể lớp, của GVBM dạy lớp đó đặc biệt là vai trò của GVCN.
Như đã nói ở trên các lớp đồng đều về mặt sĩ số, học lực, hạnh kiểm, số HSDT việc xảy ra có tính chất ngẫu nhiên là : Có những lớp tốt, khá, TB, yếu về mặt nọ mặt kia thậm chí cả hai. Nguyên nhân tại đâu ? Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản là: Thầy – Trò. Chúng ta đã biết trong thực tế giảng dạy : Thầy giỏi dạy trò kém kết quả chẳng là bao. Thầy không giỏi dạy trò giỏi kết quả có thể : Tốt hoặc không tốt. Như vậy thầy trò phải hòa hợp. Nói gì thì nói người thầy vẫn là yếu tố quyết định đối với thành tích của một lớp. Ngoài vai trò của GVBM, GVCN biết cách tổ chức để học sinh phấn đấu học tập và rèn luyện nề nếp đóng vai trò chủ chốt. Việc đưa thành tích của các lớp quyết định đến thành tích chung của trường.
Bởi vậy với đề tài “GVCN tổ chức các hoạt động để lớp đạt thành tích về học tập tốt và nề nếp tốt ở trường THPT” là vấn đề đang được các trường học (Tiểu học, THCS, THPT, Trung cấp, CĐ, ĐH, Học viện ...), xã hội quan tâm.
Để đạt được kết quả cần giải quyết các mối quan hệ hai chiều của các cặp quan hệ: GVCN với lớp; GVBM với lớp; GVCN với GVBM; HS với HS; GVCN với gia đình HS. Trong đó mối quan hệ giữa GVCN với HS của lớp là chủ đạo.
PHẦN II.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Theo nghị quyết số 46/NQ – TW ngày 23/02/2005 của bộ chính trị nêu rõ xây dựng con người Việt Nam hiện đại, cần xây dựng con người có 4 tiêu chuẩn sau :
Sức khỏe tốt : Biết cách rèn luyện thân thể, giữ gìn sức khỏe, tích cực tham gia các phong trào vệ sinh, phòng bệnh, tránh các tệ nạn xã hội.
Học tốt : Biết các tự học, phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng thực hành; có trình độ giáo dục theo độ tuổi.
Làm tốt : Biết lao động, có nghề; lao động giỏi, có sáng tạo.
Sống tốt : Cần kiệm, lành mạnh, trung thực, nhân nghĩa.
Trong trường học đã có sẵn đội ngũ GV đạt tiêu chuẩn bốn tốt, chúng ta sẽ đào tạo được các thế hệ trẻ học sinh: cao khỏe, tự học hay, làm sáng tạo, sống văn minh.
Với một GV Toán được phân công làm chủ nhiệm lớp với khả năng và nhiệm vụ của mình tôi thường tâm đắc hai tiêu chuẩn “học tốt” và “sống tốt”, đây cũng là nội dung đề tài của tôi.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Vào năm học mới BGH phân công GVCN, GV được phân công GVCN lớp 10 thường chủ nhiệm lên lớp 11, 12.
Điều này như thế nào, thuận lợi hay khó khăn ? Nói rõ GVCN một lớp từ lớp 10 đến lớp 12, đây là điều kiện thuận lợi để GV theo dõi lớp, nắm được tâm sinh lý của học sinh, từ đó phát huy cái tốt, sửa chữa khuyết điểm lớp sẽ đi lên. Nhưng nếu GVCN không nghiêm túc, HS nắm được tính thầy, từ đó sinh tính ỉ lại, lợi dụng lòng vị tha của thầy mà lơi là học tập, sinh hoạt nề nếp không đều, kết quả sẽ đi xuống.
Như vậy GVCN phải thực thi nhiệm vụ của mình phải biết chọn ra những hoạt động nào quyết định đến học tập và rèn luyện nề nếp cho nhóm đối tượng HS và cho từng HS.
Thông thường GVCN chỉ mong sao tổ chức lớp động viên HS đi học đều, không bỏ tiết, nghỉ học phải có lí do, chấp hành nội quy của nhà trường, quy định của đội cờ đỏ, của đoàn trường là được rồi. Vấn đề tưởng chừng lớp nào cũng đạt được, nhưng thực tế có rất ít lớp đạt được như vậy.
Nếu cứ dừng lại như kiểu trên. Nhiệm vụ của nhà trường nói chung, GVCN nói riêng chưa được đáp ứng là bao. Với đề tài “GVCN tổ chức các hoạt động để lớp đạt thành tích về học tập tốt và nề nếp tốt ở trường THPT” đối với tôi thực sự quá sức nếu cùng một lúc thực hiện các nội dung của tiêu chuẩn 4 tốt.
Trong đề tài này với nhiệm vụ GVCN tôi mới nghĩ tới một nội dung của tiêu chuẩn học tốt và rèn luyện tốt đó là tổ chức cho HS biết cách tự học, phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng thực hành. Về sống tốt trong nghị quyết thực chất là nề nếp tốt. GVCN tổ chức các hoạt động cho HS rèn luyện để đạt các tiêu chuẩn sống tốt của nghị quyết.
Từ suy nghĩ đó tôi tiến hành các biện pháp sau đây :
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Khi được phân công chủ nhiệm lớp tôi tiến hành công việc phân loại HS (học lực, hạnh kiểm, đoàn viên, HS có hoàn cảnh khó khăn...) và chọn ra đội ngũ cán bộ lớp.
Những buổi sinh hoạt cuối tuần của những tuần đầu năm học ngoài việc đánh giá nhận xét về học tập, thực hiện nề nếp của HS trong tuần GVCN đọc nhiệm vụ của học sinh ở trường THPT.
Học sinh có những nhiệm vụ sau đây :
“1. Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhân viên nhà trường; đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường;
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn bảo vệ môi trường;
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giúp đỡ gia đình và tham gia công tác xã hội.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.”(1)
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên các em cần phải có động cơ, phương pháp học tập tốt và rèn luyện tốt vì vậy tôi đã tiến hành tổ chức các hoạt động sau :
Tổ chức các hoạt động để lớp đạt thành tích về học tập tốt.
Tổ chức các hoạt động để lớp đạt thành tích về nề nếp tốt.
Khen thưởng và kỉ luật.
(1) Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh, Điều lệ trường THPT, Số: 07/2007/QĐ-BGD&ĐT
1. Tổ chức các hoạt động để lớp đạt thành tích về học tập tốt
Để lớp đạt thành tích về học tập thì mỗi thành viên trong lớp phải có ý thức về học tập và phải biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Vì vậy tôi tổ chức các hoạt động sau :
1.1. Tổ chức các hoạt động giúp học sinh tự học
Để nêu cao tinh thần tự giác học tập của HS, sau khi cho HS học xong nhiệm vụ của HS ở trường THPT tôi nêu nhiệm vụ cho tất cả HS để buổi sinh hoạt tuần sau thảo luận là: Hãy tìm những lời khuyên cho việc học tập ở trên lớp, ở nhà của mình có hiệu quả (có thể xin lời khuyên từ anh, chị, bạn bè hoặc tìm thông tin trên đài, báo, internet...).
Buổi sinh hoạt lớp tuần sau tôi cho các nhóm, các tổ tự thảo luận rồi cho cả lớp thảo luận (thư kí lớp ghi lại các lời khuyên) và đã rút ra được các lời khuyên sau :
Nghe giảng trên lớp, nắm trắc bài giảng và cách ghi nhớ lâu (Nguyễn Văn Thưởng - HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Cần biết cách ghi những trọng tâm của bộ môn, ghi chú cẩn thận (Trần Thị Thùy Dung - HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Cần vạch kế hoạch học tâp, biết phân chia công việc, lập danh sách những việc cần làm trong ngày (Võ Thị Cẩm Chi – HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Luôn học tại bàn (Nguyễn Thị Loan – HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Sử dụng thời gian rảnh rỗi hợp lí (Võ Ngọc Thái – HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Đọc thêm tài liệu tham khảo (Hoàng Kim Lân – HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học (Bùi Thị Huyền Trang - HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Cho mọi người biết thời gian làm việc của bạn (Lê Văn Vẽ - HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Ngủ ngon giấc, nghỉ ngơi hợp lí, đừng lo lắng không đâu (Ksơr H’ Mát – HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Ôn lại kiến thức mỗi ngày (Lô Thị Quyên – HS 11A4 - trường THPT Trường Chinh);
Học một cách chủ động chứ không thụ động và biết đặt mục tiêu vừa sức (GVCN).
Sau khi đã tổng kết được một số lời khuyên tôi cho cả lớp ghi lại và áp dụng.
1.2. Tổ chức hoạt động giúp HS sáng tạo trong học tập
Tôi cũng đưa thêm một số gợi ý để sáng tạo trong học tập như sau:
1. Suy nghĩ độc lập và thắc mắc trước những câu trả lời “đã được chấp nhận”. Tự học là chính, học ở thầy là phụ....
2. Đặt những câu hỏi “tốt” để khám phá những chân trời khoa học và gây bí cho thầy. Tự mình tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi dễ.
3. Nhìn một vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau.
4. Đối mặt với những vấn đề không thể giải quyết được, tức là những câu hỏi hoặc câu đố chưa có câu trả lời chính xác cần suy nghĩ sâu hơn.
Ở trường THPT ngoài việc học tập một cách độc lập chúng ta cần phải biết cộng tác trong học tập để giúp đỡ nhau cùng đạt mục đích chung.
Hoạt động mang tính hợp tác không chỉ giúp các em hoàn thiện kĩ năng ngôn ngữ mà còn phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp và tinh thần hợp tác trong các hoạt động tập thể.
1.3. Tổ chức các hoạt động giúp HS tích cực trong học tập
Cuối cùng tôi đã tiến hành chia lớp ra thành các nhóm mỗi nhóm gồm 4 học sinh. Đầu tiên tôi cho học sinh chọn nhóm với những gợi ý : Các bạn ở gần nhà nhau hoặc ở gần nhà trọ. Thực tế một số nhóm không đều về học lực và hạnh kiểm. Đối với các nhóm không đều tôi tiến hành chia lại nhóm và phân tích cho các em hiểu rằng : Chúng ta cần chia các nhóm cho đồng đều, nhóm nào cũng có người giỏi môn này, môn kia để bổ trợ, phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hoàn thiện.
Quy định : HS trong một nhóm ngồi gần nhau, 2 em cùng bàn làm nhóm nhỏ, mỗi nhóm tự cử nhóm trưởng, nhóm trưởng của từng bộ môn. Trong lớp chia thành 4 tổ, tổ nào cũng có nhóm khá, TB, yếu về cả 2 mặt học lực và hạnh kiểm. Ngoài ra tôi cũng lập thêm một số nhóm có cùng môn học yêu thích, cùng khối thi (nhóm học tập ở nhà).
Để các nhóm làm việc hiệu quả tôi hướng dẫn một số kĩ năng cần rèn luyện để làm việc như sau :
1. Lắng nghe : đây là kĩ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kĩ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe là kĩ năng mà người nghe phải tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân.
2. Chất vấn : Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ. Chúng ta cần hiểu rằng “Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ đang không đồng quan điểm với ý kiến mà mình nêu chứ không phải họ đang chê bai con người mình”.
3. Thuyết phục : Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra đồng thời họ phải biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
4. Tôn trọng : Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.
5. Trợ giúp : Các thành viên phải biết giúp đỡ lẫn nhau vì trong một nhóm có người mạnh lĩnh vực này nhưng người khác sẽ mạnh lĩnh vực khác, nhiều khi vấn đề mà nhóm đang giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi nhiều kĩ năng khác nhau. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
6. Chia sẻ : Các thành viên đưa ra ý kiến chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó.
7. Chung sức : Cả nhóm cần phải hiểu được mục đích của cả nhóm cần đạt được là gì và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả cùng phải chèo thuyền để đưa con thuyền về đích”.
8. Nếu học nhóm ở nhà thì trước khi học các thành viên phải chuẩn bị nội dung, kế hoạch cụ thể.
Để các nhóm có điều kiện học tập ở nhà tôi cũng trao đổi với phụ huynh khi họp hội cha mẹ HS hoặc đến nhà.
1.4. Tổ chức các hoạt động theo dõi kiểm tra
Sau khi các nhóm đã ổn định tôi ghi lại sơ đồ lớp, sơ đồ các nhóm, đặc điểm của từng nhóm, từng thành viên trong nhóm và đưa cho các GVBM. Tôi đã phối hợp với các GVBM để thực hiện các công việc sau :
- Cùng thực hiện các tác động sư phạm đồng bộ đối với HS và tập thể HS.
- Theo dõi thường xuyên ý thức và kết quả học tập của từng học sinh, từng nhóm HS nói riêng cả lớp nói chung với từng môn học.
- Dự giờ, quan sát ý thức, hứng thú học tập và thăm dò phát hiện những khó khăn của HS trong học tập (mỗi môn 1 tiết/ 1 tháng).
- Trao đổi với GVBM về những HS có hoàn cảnh khó khăn trong học tập và rèn luyện, đồng thời tiếp thu ý kiến của GVBM.
- Phản ánh với GVBM những nguyện vọng của HS và đề suất với GVBM giúp lớp tổ chức trao đổi
kinh nghiệm học tập.
- Ngoài những hoạt động học tập ở trên lớp theo yêu cầu của từng bộ môn, tôi đề nghị GVBM giao thêm bài tập về nhà (bài tập theo nhóm), có hưỡng dẫn cách thực hiện và kiểm tra kết quả đạt được, có thể cho điểm cả nhóm. Nhờ GVBM quan tâm hơn đến những nhóm yếu, nhóm có HS cá biệt, có kế hoạch bồi dưỡng HS khá, giỏi.
- Khi các nhóm làm việc ở nhà, tôi đã đề xuất với thầy cô bộ môn đến từng nhóm để quan sát và hỗ trợ, theo dõi hoạt động của từng nhóm để có thể đưa ra những đánh giá chính xác về sự đóng góp của mỗi cá nhân cũng như hoạt động chung cho cả nhóm. Các GVBM rất phấn khởi và tâm đắc với việc làm của tôi, đặc biệt là thầy Trần Đình Thao (GV môn Văn) thầy cũng đang tiến hành thử nghiệm ở lớp 11A3 – trường THPT Trường Chinh (năm học 2008 – 2009). Qua đây HS thấy được sự quan tâm của các thầy cô từ đó đã cố gắng trong học tập.
Để các nhóm, các tổ thi đua trong học tập tôi ra quy định để xét vào điểm thi đua của nhóm trong một tuần như sau : trong một tuần mỗi nhóm có 100 điểm ; Trong tất cả các điểm kiểm tra ( miệng, 15’, 45, học kì)
Điểm từ
Bị trừ điểm thi đua
Được cộng điểm thi đua
0 -> 2
- 10
3 -> 4
- 5
5 -> 6
+ 5
7 -> 8
+ 10
9 -> 10
+ 20
sẽ được cộng (trừ) vào điểm thi đua của nhóm, điểm thi đua của tổ được tính bằng cách cộng điểm thi đua của các nhóm trong tổ lại.
Bước đầu các em đã quen dần với phương pháp và tỏ ra có hiệu quả, học sinh yếu trong lớp từng bước tự tin hơn trong học tập và giao tiếp.
2. Tổ chức các hoạt động để lớp đạt thành tích về nề nếp tốt
Nề nếp tốt là vấn đề không thể thiếu cho việc học tập tốt vì vậy tôi rất quan tâm đến việc thực hiện nề nếp của HS trong lớp.
2.1. Tổ chức các hoạt động giúp HS rèn luyện về nề nếp
- Cho HS học nội quy đầu năm.
- Với các nhóm đã có sẵn tôi yêu cầu 4 bạn trong một nhóm phải đến nhà nhau để tìm hiểu về gia đình các bạn trong nhóm (hoàn cảnh gia đình, kinh tế, bố mẹ, số anh, chi, em...)
- Về xếp loại hạnh kiểm, tôi đưa ra ý kiến “xếp hạnh kiểm chung cho cả nhóm”, cho cả lớp thảo luận, được cả lớp thống nhất và đưa ý kiến ra cuộc họp phụ huynh và cũng được các bậc phụ huynh ủng hộ.
- Kết hợp với đoàn trường bồi dưỡng cán bộ nòng cốt cho chi đoàn lớp, cố vấn cho họ tổ chức các hoạt động giáo dục. VD: Tôi đã kết hợp với đồng chí Trần Kiên (bí thư Đoàn trường) để hướng dẫn cho bí thư, lớp trưởng lớp 11A4 tổ chức Đại hội Đoàn, viết nhật kí Làm theo lời Bác, làm báo tường.
- Để nâng cao ý thức thực hiện nề nếp ngoài việc triển khai các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng theo quy định của Sở GD & ĐT tôi đã tiến hành thêm một số hoạt động sau :
+ Thi tìm hiểu pháp luật, an toàn giao thông.
+ Thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi viết nhật kí làm theo lời bác.
+ Thường xuyên tổ chức thảo luận trao đổi về phương pháp học tập, bảo vệ môi trường, thảo luận về các khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”, “tôn sư trọng đạo”.
+ Tổ chức ban cán sự lớp, các thành viên trong nhóm đến thăm gia đình học sinh cá biệt trong nhóm.
+ Thành lập quỹ “tương thân tương ái” với tinh thần “lá lành đùm lá rách” để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời tôi tổ chức phong trào thu gom giấy vụn vào mỗi tháng để gây quỹ. Các em tham gia phong trào rất tích cực với tinh thần tự giác cao. Qua phong trào này đã giáo dục các em về tinh thần tập thể và các em đã có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường.
+ Vào ngày 17/10 (ngày cả nước vì người nghèo), dịp cuối năm tổ chức HS đến thăm gia đình những bạn có hoàn cảnh khó khăn (gia đình HS Võ Thị Hoàng Anh, Bùi Thị Huyền Trang – HS lớp 11A4 trường THPT Trường Chinh) và trao cho các em cùng gia đình những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.
+ Vào ngày 27/7 (ngày thương binh – liệt sĩ), dịp cuối năm tổ chức HS đến thăm gia đình có công với cách mạng (gia đình bác Lê Văn Hùng - thương binh 41% là bố của HS Lê Văn Vẽ lớp 11A4 trường THPT Trường Chinh). Sau những lần gặp gỡ được nghe những câu chuyện lịch sử mà thế hệ trẻ chưa bao giờ được nghe đến, những câu chuyện của lòng dũng cảm, của ý chí và tình yêu với đất nước, đã giáo dục cho các em phải sống và làm việc tốt hơn để xứng đáng với sự hy sinh của cha ông.
2.2. Tổ chức theo dõi kiểm tra
- Dựa vào nội quy của trường, của lớp các nhóm, các tổ thi đua về học tập và nề nếp. Tôi cho các nhóm, các tổ kiểm tra chéo lẫn nhau và cho ban cán sự lớp kiểm tra để đối chiếu, so sánh. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng đều phải tổng kết thi đua.
- Giao nhiệm vụ cho HS Võ Thị Cẩm Chi – HS Lớp trưởng lớp 11A4 trường THPT Trường Chinh viết nhật kí của lớp (ghi lại diễn biến của từng tiết học, buổi học).
- Cuối mỗi buổi học cả lớp phải ở lại đợi GVCN đến tổng kết buổi học, Học sinh lớp trưởng báo cáo những vi phạm trong buổi học, nhóm nào có HS vi phạm thì cả nhóm phải ở lại để trình bày nguyên nhân và cùng GVCN tìm hướng giải quyết.
- Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cho HS học tập, rèn luyện. Yêu cầu gia đình thường xuyên liên lạc với GVCN và cho biết tinh thần học tập, phong cách sinh hoạt diễn biến tư tưởng hành vi của con em ở gia đình, cộng đồng. Khi HS vi phạm GVCN cùng thống nhất với gia đình nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục.
- Cuối một kì, cuối năm học HS phải tự đánh giá xếp loại bản thân, nhóm.
- Trong thời gian nghỉ hè tôi yêu cầu HS tham gia các phong trào do địa phương tổ chức và vào đầu năm học yêu cầu HS nộp nhận xét của tổ chức Đoàn ở địa phương. Đối với những HS phải rèn luyện (thi lại) trong hè, tôi giao nhiệm vụ cho HS trong nhóm, HS ở gần nhà giúp đỡ trong quá trình ôn tập.
3. Khen thưởng và kỷ luật
Dựa vào kết quả của từng nhóm trong tuần, trong tháng, trong học kì qua các biểu hiện sau đây sẽ được khen thưởng và bị kỉ luật trước lớp
3.1. Khen thưởng
a. Có biểu hiện tốt về mặt học tập như :
- Đạt kết quả học tập tốt trong tháng (tất cả các bài được kiểm tra miệng, kiểm tra 15’, kiểm tra 1 tiết đều đạt từ 7 điểm trở lên).
- Cần cù, vượt khó vươn lên, tiến bộ vượt bậc trong học tập.
- Tích cực giúp đỡ bạn học tập yếu, kém vươn lên và có tiến bộ trong học tập...
b. Có biểu hiện tốt về hành vi đạo đức như :
Nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập và sinh hoạt, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong học tập và sinh hoạt; tích cực góp phần tham gia vào việc bảo vệ trật tự, trị an trong xã hội, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, có thái độ hành vi tốt trong việc cư xử với mọi người...
c. Có biểu hiện tốt về mặt lao động như :
Hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong buổi lao động của nhà trường tổ chức (đi đúng giờ, mang đầy đủ dụng cụ, có ý thức tổ chức kỉ luật và năng suất cao trong lao động...).
d. Hăng hái tham gia và đạt được kết quả tốt trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng tập thể nhóm, tổ, lớp học...
Ngoài những biểu hiện tốt trên đây, nếu HS nào có biểu hiện tốt khác ở mức độ tương đương thì cũng được khen trước lớp.
Cuối năm có phần thưởng (trích từ quỹ lớp) cho từ 1 đến 2 nhóm và từ 2 đến 3 cá nhân có thành tích học tập và rèn luyện tốt nhất.
3.2. Kỷ luật
Để kịp thời ngăn chặn không để những hiện tượng sai trái phát triển, giáo dục những HS phạm sai lầm, giúp các HS phấn đấu trở thành HS tốt tôi