Gió trên trái đất

Tai biến thiên nhiên (TBTN) là: sự thay đổi đột ngột và mãnh liệt của tự nhiên do các nguyên nhân bất thưiờng và nó có ảnh hưởng ghê gớm tới điều kiên tự nhiên và môi trường trên Trái Đất. Hàng năm trêm thế giới có hàng triệu người thiệt mạng, thiệt hại hảng tỉ USD vì thiên tai. Gió là một lọai tài nguyên năng lượng vô hạn, con người từ xa xưa đã biết sử dụng sức gió để phục vụ cho nhu cầu của mình như sử dụng cối xay gió để làm bột, hay lợi dụng sức gió để đi lại trên biển. Tuy nhiên, gió cũng mang lại tai hoạ cho con người như những trận gió to từ ngoài biển vào đất liền mang theo mưa lớn ngoài việc cung cấp nước điều hoà khí hậu thì kem theo đó là bão tố, lũ lụt, và kéo theo nhiều tai biên khác như lốc, vòi rồng, trượt lở.

doc18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gió trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT Họ và tên: Nguyễn Thị Định Lớp : CN Địa lý K5 Thái Nguyên, tháng 5 năm 2010 LỜI MỞ ĐẦU Tai biến thiên nhiên (TBTN) là: sự thay đổi đột ngột và mãnh liệt của tự nhiên do các nguyên nhân bất thưiờng và nó có ảnh hưởng ghê gớm tới điều kiên tự nhiên và môi trường trên Trái Đất. Hàng năm trêm thế giới có hàng triệu người thiệt mạng, thiệt hại hảng tỉ USD vì thiên tai. Gió là một lọai tài nguyên năng lượng vô hạn, con người từ xa xưa đã biết sử dụng sức gió để phục vụ cho nhu cầu của mình như sử dụng cối xay gió để làm bột, hay lợi dụng sức gió để đi lại trên biển. Tuy nhiên, gió cũng mang lại tai hoạ cho con người như những trận gió to từ ngoài biển vào đất liền mang theo mưa lớn ngoài việc cung cấp nước điều hoà khí hậu thì kem theo đó là bão tố, lũ lụt, và kéo theo nhiều tai biên khác như lốc, vòi rồng, trượt lở.... NỘI DUNG 1. Khái niệm và các đặc trưng của gió 1.1 Khái niệm Gió là sự chuyển động của không khí theo phương năm ngang so sánh tương đối với mặt đất. Trong khí quyển không khí có thể chuyển động đi lên, đi xuống, chuyển động loạn lưu, chuyển động xoáy, giật ... hoặc kết hợp nhiều dạng chuyển động, chẳng hạn như xoáy thuận, kết hợp nhiều dạng chuyển động như với 1 xoáy thuận nó đồng thời tham gia cả 3 dạng chuyển động như chuyển động xoáy tròn từ ngoài vào trong, chuyển động tịnh tiến và chuyển động từ dưới thấp lên cao. Chỉ những dạng chuyển động theo phương nằm ngang mới đước gọi là gió. 1.2 Các đặc trưng của gió a. Hướng gió Hướng gió là hướng chuyển động của dòng không khí. Hưíng giã lµ hưíng tõ ®ã giã thæi tíi. Người ta có thể xác định hướng gió theo các cách sau: - Hoa gió Theo cách này gió có thể được xác định theo 16 hướng chính: Người ta ký hiệu tên gọi các hướng gió theo chũ cái đầu của từ tiếng Anh hoặc từ tiếng Việt: Hướng Bắc ( N) Hướng Nam ( S) Hướng Đông ( E) Hướng Tây ( W) Hướng Đông Bắc (NE) Hướng Đông Nam ( SE) Hướng Tây Bắc ( NW) Hướng Tây Nam ( SW) Hướng Bắc Đông Bắc ( NNE) Hướng Đông Đông Bắc ( ENE) Hướng Đông Đông Nam ( ESE) Hướng Nam Đông Nam ( SSE) Hương Nam Tây Nam ( SSW) Hướng Tây Tây Nam ( WSW) Hướng Tây Tây Bắc ( WNW) Hướng Bắc Tây Bắc (NNW) - Biểu thị hướng gió bằng góc độ: Dùng vòng tròn chân trời để biểu diến hướng gió theo độ lớn của góc chia độ - Xác định hướng gió theo địa danh: ví dụ gió Lào, gió đất, gió biển..... b. Tốc độ gió Tốc độ gió là độ dài quãng đường mà khối không khí đi được trong một đơn vị thời gian, Đơn vị đo tốc độ gió: m/s, km/h , hải lý/ giờ... 1 hải lý = 1,852 km Trong thực tế, tốc độ gió thường được biểu thị bằng cấp gió theo thang độ Beaufort đưa ra: Cấp gió Tên cấp gió Tốc độ gió Dấu hiệu nhận biết Độ cao sóng biển m/s hải lý/h Km/h 0 Lặng gió 0 - 0,2 < 1 < 1 Khói lên thẳng 0,1 1 Gần lặng gió 0,3 - 1,5 1 - 3 1 - 5 Khói hơi bị lay động 0,1 2 Gió rất nhẹ 1,6 - 3,3 4 - 6 6 - 11 Cây rung nhẹ, lá xào xạc 0,2 - 0,3 3 Gió khá nhẹ 3,4 - 5,4 7 - 10 12 - 19 Cành cây rung, cờ bay nhẹ 0,6 - 1,0 4 Gió nhẹ 5,5 - 7,9 11 - 16 20 - 28 Bụi và giấy bị thổi bay 1,0 - 1,5 5 Gió vừa 8,0 - 10,7 17 - 21 29 - 38 Cây nhỏ đu đua 2,0 - 2,5 6 Gió hơi mạnh 10,8 - 13,8 22 - 27 39 - 49 Mặt ao, hồ gợn sóng 3,0 - 4,0 7 Gió khá mạnh 13,9 - 17,1 28 - 33 50 - 61 Dây điện kêu vu vu 4,0 - 5,5 8 Gió mạnh 17,2 - 20,7 34 - 40 62 - 74 Người không đi ngược chiều được 5,5 - 7,5 9 Gió rất mạnh 20,8 - 24,4 41 - 47 75 - 88 Mái ngói nhà cấp 4 bị lật 7,0 - 10,0 10 Gió bão 24,5 - 28,4 48 - 55 89 - 102 Rễ cây to bật lên 9,0 - 12,0 11 Gió bão lớn 28,5 - 32,6 56 - 63 103 - 117 Sức phá mạnh, hư hại nhà kiên cố 11,5-16,0 12 Gió bão dữ 32,7 - 37,9 64 - 71 118 - 133 Đại cuồng phong 14,0 - 8,0 2. Khí áp và sự phân bố khí áp trên Trái Đất 2.1 Khí áp Khí áp hay còn gọi là áp suất khí quyển là trọng lượng của cột không khí thảng đứng có tiết diện bằng 1 đơn vị diện tích và có chiều cao từ mực quan trắc đến giứoi hạn trên của khí quyển. Càng lên cao, chiều cao cột không khí càng giảm thì áp suất khí quyển càng giảm. Đơn vị đo: mmHg, Pa, mb Áp suất khí quyển trong điều kiện là 00C, ở vĩ độ 450 trên mực nứơc biển là áp suất tiêu chuẩn Đường nối liền các điểm có áp suất giống nhau sau khi đã quy cùng độ cao so với mực biển thì gọi là các đường đẳng áp. + Vùng các đường đẳng áp đóng kín với áp suất ở trung tâm thấp nhất gọi là vùng áp thấp hay xoáy thuận. + Vùng các đường đẳng áp đóng kín với áp suất ở trung tâm cao nhất gọi là vùng áp cao hay xoáy nghịch. Trị số áp suất tiêu chuẩn bằng 760mmHg hay 1013 mb 2.2 Sự phân bố khí áp trên Trái Đất - Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo. + Tại xích đạo có 1 vùng khí áp thấp bao quanh địa cầu đó là vành đai khí áp thấp xích đạo. + Hai vành đai khí áp cao dọc theo vĩ tuyến 30 -350 bắc và nam bán cầu gọi là 2 vành đai khí áp cao cận chí tuyến. + Từ 2 vành đai khí áp cao cận chí tuyến đến vĩ độ 66033', khí áp giảm dần. Giá trị khí áp cực tiểu ở khoảng vĩ tuyến 66033' bắc và nam bán cầu. Vùng này hình thành 2 vùng khí áp thấp gọi là áp thấp ôn đới. + Ở 2 địa cực hình thành 2 trung tâm khí áp cao gọi là áp cao địa cực. - Các đai áp không phân bố thành dải liên tục mà nó bị chia cắt bởi các lục địa và đại dương 3. Nguyên nhân sinh ra gió và phân loại gió 3.1 Nguyên nhân sinh ra gió Nguyên nhân sinh ra gió là do sự phân bố của khí áp trên bề mặt Trái Đất không đồng đều tại các địa điểm. khi có sự chuyển dịch khí áp theo phương nằm ngang thì không khí sẽ chuyển dịch từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp tạo thành gió. Có thể tóm tắt sự hình thành gió theo sơ đồ sau: Qua sơ đồ trên ta thấy, giữa 2 vùng địa lý nếu có sự chênh lệch nhiệt độ thì dẫn đến chênh lệch về khí áp và sinh ra gió. - Xét về mặt "toàn cầu" thì bức xạ của Mặt trời trên các vùng của Trái đất lá luôn luôn không cân bằng nhau: Mặt trời chỉ chiếu được một nửa Trái đất,thêm vào đó vùng gần Xích đạo luôn nhận được bức xạ nhiều hơn 2 cực. Sự chênh lệch về bức xạ này khiến nhiệt độ không khí của các vùng trên Trái đất khác nhau, tức áp suất của từng vùng khác nhau và tạo ra sự lưu chuyển không khí. - Sự khác nhau về nhiệt dung của đất và nước cũng là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về nhiệt độ, tức chênh lệch về áp suất này: Ban ngày nhiệt độ Mặt đất cao hơn Mặt nước nên thường có gió thổi từ biển hoặc sông (nếu đủ lớn) vào đất liền (nếu không chịu tác động từ sự lưu chuyển của một dòng gió khác có độ lớn hơn). Ngược lại vào ban đêm, Mặt đất nguội nhanh, có nhiệt độ thấp hơn nước biển, nên gió lại thổi ngược từ dất liền ra biển (những ghe thuyền nhỏ đánh bắt gần thường lợi dụng yếu tố này để ra khơi và về bến được nhanh chóng thuận tiện) - Trục Trái đất nghiêng một góc so với quỷ đạo quay quanh Mặt trời cũng là yếu tố tạo thành các dòng không khí theo mùa Sự bốc hơi của nước, nhất là trên mặt đại dương, và sự chuyển động đối lưu của không khí ở các vùng bị đốt nóng quá mạnh (chẳng hạn sa mạc) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo thêm năng lượng cho gió (nhưng không phải là nguyên nhân). Đó là lý do tại sao bảo thường được hình thành trên mặt biển hoặc sa mạc (sự trống trải, không có vật cản để giảm đi năng lượng của gió ở sa mạc hoặc trên biển cũng là một trong những nguyên nhân chính). Do ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis, được tạo thành do sự tự quay quanh trục của Trái Đất, nên sự lưu chuyển của không khí từ vùng áp cao vào vùng áp thấp không chuyển động thẳng mà tạo thành các cơn gió xoáy có chiều quay là khác nhau ở vùng Bắc bán cầu và Nam bán cầu. 3.2 Phân loại gió a. Gió thường xuyên: Gió thường xuyên hay gió hành tinh là loại gió thổi thường xuyên quanh năm ở 1khu vực, hình thành những đai gió trên Trái Đất. - Gió tín phong: hay còn gọi là gió mậu dịch thổi từ 2 chí tuyến về xích đạo. - Gió tây ôn đới - Gió đông địa cực b. Gió địa phương Gió địa phương là loại gió chỉ có 1 địa phương và thường được gọi bằng tên địa phương như gió lào, gió đất, gió biển.... c. Gió mùa: là loại gió địa phương có hướng và tính chất gió thay đổi theo mùa trong năm. Gió mùa được hình thành từ sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương, hoặc giữa 2 bán cầu có mùa trái ngược nhau. Gió mùa ở Trung Phi, Đông Phi , đảo Mađagatxca, bờ biển Nam Ả Rập, Bắc Úc và Đông Braxin là gió mùa chuyển từ bên này đường xích đạo sang bên kia đường xích đạo của châu Phi, châu Úc và châu Nam Mỹ. Gió mùa trên Thái Bình Dương cũng được hình thành tương tự, từ bên này sang bên kia đường xích đạo và ngược lại. Nhưng tiêu biểu nhất là gió mùa châu Á hình thành từ sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giưũa lục địa châu Á lớn nhất và đại dương Thái BÌnh Dương rộng nhất, giữa châu Á và châu Úc có 2 mùa trái ngược nhau, vì nằm ở 2 bán cầu khác nhau. Phạm vi hoạt động của gió mùa châu Á lại rất rộng lớn: kéo dài từ Đông Bắc Á, Đông Á, Đông nam Á đến Nam Á, qua nhiều miền khí hậu khác nhau từ gần bắc cực đến vĩ tuyến 400 N. Gió mùa thổi rất mạnh và rất cao: gió mùa mùa hạ thổi đến độ cao 5000m, còn gió mùa mùa đông cũng thổi đến độ cao 2000m. 4. Các lực ảnh hưởng tới gió 4.1 Lực gradien khí áp nằm ngang Khi cã sù chªnh lÖch khÝ ¸p theo chiÒu n»m ngang, kh«ng khÝ lu«n chÞu t¸c dông cña mét lùc vu«ng gãc víi c¸c ®ưêng ®¼ng ¸p, hưíng tõ n¬i cã ¸p suÊt cao ®Õn n¬i cã ¸p suÊt thÊp. Lùc nµy ®ưîc gäi lµ lµ lùc ph¸t ®éng gradient khÝ ¸p (G). G = dP/ρ.dL trong ®ã : dP/dL lµ gradient khÝ ¸p n»m ngang ρ lµ mËt ®é kh«ng khÝ 4.2 Lực Coriolit Mäi vËt chuyÓn ®éng trªn mÆt ®Êt ®Òu cã khuynh hưíng lÖch khái hưíng chuyÓn ®éng ban ®Çu cña nã v× sù tù quay cña qña ®Êt §é lín: W = 2. ω. v. sin φ Trong ®ã: ω. = 0.000073 lµ tèc ®é quay cña tr¸i ®Êt tÝnh b»ng radian/gi©y v- Tèc ®é giã, φ lµ vÜ ®é ®Þa phư¬ng. Ở BBC, phư¬ng vu«ng gãc víi vÐc t¬ chuyÓn ®éng, chiÒu lÖch vÒ bªn ph¶i so víi vÐc t¬ chuyÓn ®éng Ở nam b¸n cÇu th× ngîc l¹i: Phư¬ng vu«ng gãc víi vÐc t¬ chuyÓn ®éng, chiÒu lÖch vÒ phÝa tr¸i so víi vÐc t¬ chuyÓn ®éng Lực Côriôlit chỉ ảnh hưởng đến hướng của dòng chuyển động chứ không ảnh hưởng đến tốc độ của dòng chuyển động đó. Lực này bão giờ cũng tác động theo phương thẳng góc với hướng của dòng chuyển động. 4.3 Lực ma sát Khi chuyÓn ®éng khèi kh«ng khÝ lu«n lu«n chÞu t¸c ®éng cña lùc ma s¸t R. Lùc ma s¸t g©y ra do ma s¸t bªn trong vµ ma s¸t bªn ngoµi. Ma sát trong xuất hiện giữa các lớp không khí và các phần tử không khí chuyển động, vì các lớp và các phân ftử không khí thường có vận tốc và có hướng chuyển động không hoàn toàn như nhau. Ma sát ngoài xuất hiện khi không khí chuyển động cọ sát, tiếp xúc với mặt đệm như mặt đất, thảm thực vật, nhà cửa.... 4.4 Lực ly tâm Khi khèi kh«ng khÝ chuyÓn ®éng theo ®ưêng cong th× bao giê còng xuÊt hiÖn lùc li t©m C = V2/R. Trong ®ã :V lµ tèc ®é cña chuyÓn ®éng R lµ b¸n kÝnh cña quü ®¹o chuyÓn ®éng 5. Nguy cơ, thiệt hại do gió gây ra Các loại gió thường xuyên, quanh năm chỉ thổi theo 1 hướng nhất định, nên từ xa xưa các nhà buôn đã lợi dụng những con gió này để đưa thuyến đến những vùng đất mới. Độ cao địa hình nhất là các dãy núi nằm ven biển, là điều kiện điều kiện thuận lợi làm nảy sinh các áp thấp, áp cao bất thường ở đó. Dãy Trường Sơn là 1 ví dụ. từ tháng 4 đến tháng 9, các đồng bằng ven biển Trung Bộ ở sườn đông Trường Sơn vào mùa khô nóng, hình thành áp thấp hút gió từ sườn tây phía Lào, Thái Lan sang Khi vượt núi, không khí gặp lạnh lên cao, trút mưa tầm tả bên phía Lào, nên khi sang đến Việt Nam, không khí khô đổ xuống đồng bằng, càng xuống càng nóng lên, có khi đến 400C, đó là gió Lào. Khi ở vùng biển bắc Âu xuất hiện áp thấp bất thường, gió phơn khô nóng cũng được hình thành tương tự khi không khí từ Địa Trung Hải vượt qua dãy Anpơ đổ xuống các thung lũng ở Thuỵ Sĩ, Áo và Đức, làm tan chảy băng trên núi cao, gây lũ lụt trên các con sông, hoặc gât ra trượt đất trên các vùng núi. Vào mùa hè khi ở Địa Trung Hải xuất hiện áp thấp,gió từ hoang mạc Xahara vượt qua các dãy núi Bắc Phi tạo thành các ngọn gió nóng khắc nghiệt Xiroco từ Xahara ra, gió Xiun nóng bỏng đến các nước Ả Rập, gió nóng Habốp đến Xyri, gió nóng Khanxin đến Ai Cập , gió hácmatan thổi đến vùng Tây Phi. Những loại gió nóng này cuốn theo cát sa mạc lên cao đến hàng trăm mét, mù mịt cả bầu trời, lamg khô héo cỏ cây và là 1 tác nhân sa mạc hoá vùng Bắc Phi và trung cận đông. Ở Trung Quốc, gió từ sa mạc Gô bi băng qua cao nguyên hoàng thổ, luồn qua các thung lũng núi, đem theo cát vàng đến thủ đô Bắc Kinh. Cơn cuồng phong vang là nỗi ám ảnh của người Bắc Kinh, được gọi là "tiếng kêu của quỷ", mỗi lần thổi qua cát đập lách cách vào thành xe, đất trời mù mịt không còn thấy đường đi, phủ lớp bụi vàng dày khắp các đường phố. Người Bắc Kinh ví von: " Mỗi khi có gió vàng, Bắc Kinh biến thành cái gạt tàn thuốc ( đầy bụi) và nếu có mưa xuống sẽ thành cái nghiên mực ( đầy bùn)". Năm 1981, dự án "Vạn lí trường thành xanh", trồng cây xanh chống cuồng phong vàng trên các núi trồng cỏ trên 5 đụn cát lớn quanh bắc Kinh, huy động 1,5 triệu công nhân/ năm, được thực hiện. Lượng catys vàng rơi xuống Bắc Kinh đã từ 31 tấn/ km2 (1981) xuống còn 18 tấn/ km2 (1993) tránh Bắc Kinh thoát khỏi thảm họa sa mạc hóa như ở bắc Phi. Về mùa đông, Địa Trung Hải là một biển ấm, hút gió từ các vùng núi châu Âu băng giá làm phát sinh loại gió lạnh khủng khiếp thổi mạnh đến 100 km/h: Đó là gió Mixtran trong thung lũng núi An Pơ và gió Tramong tan trong thung lũng núi Pirene ở Pháp, gió Bôra ở Ý và Nam Tư, gió Crivet ở Rumani,.... có thể trong vài giờ làm nhiệt độ không khí giảm xuống 100C, thậm chí đến 200C như gió Crivet thổi từ các đồng cỏ đóng băng ở Ucraina ra. Ở Bắc Mỹ có gió nóng Sinuc, thổi từ dãy Thạch Sơn xuống vào mùa đông, được mệnh danh là "kẻ ngốn tuyết", có thể làm tăng nhiệt độ không khí chỉ trong vòng 2 phút từ -200C lên đến 70C, như đợt gió Sinuc thổi đến thành phố Xpiaphixo bang Đacota (Mỹ) tháng 1 năm 1943. Vì thế gió Sinuc có thể làm tan lớp băng tuyết ở những vùng gió đi qua trung bình 25mm/h. Sự tăng đột ngột nhiệt độ không khí quá nhanh vào mùa đông có thể làm nổ tung cửa kính các nhà kho đòng kín. Về gió lạnh, có gió Xănta ở phía nam Cali thổi với tốc độ 120 km/h. Ở bờ phí đông Bắc Mĩ có gió lạng Bliza thổi dữ dội và lạnh khủng khiếp đến Mỹ và Canada. Gió Bliza rất tai hại vì thường xuất hiện cùng lúc với đợt không khí lạnh từ Bắc cực tràn xuống. Đợt gió Bliza lịch sử của thế kỉ 20 ở Mỹ là đợt thổi vào tháng 3/ 1993 ảnh hưởng đến 26 bang ở phía đông nước Mỹ, làm đình trệ mọi tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không,, làm chết 165 ngừơi, thiệt haịo vật chất hêtý sức nặng nề. Năm 1994, lại một trận gió lạnh Bliza đổ đến phía bắc và phía đông nước Mỹ làm 80 người chết . gấp 2 lần số người chết do động đất ở lốt angiơlơt cùng năm đó. Ở Nam Mỹ, có gió lạnh Pampêrô từ dãy núi Andet thổi xuống đồng bằng Pampa của Achentina, trong 2 giờ có thể làm tụt nhiệt độ xuống trên 100C Gió mùa:do thổi từ vùng Xibia lạnh lẽo trên lục địa châu Á ra từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa mùa đông thường khô và lạnh. Còn gió mùa mùa hạ làm chuyển động khối không khí xíh đạo và khối không khí chí tuyến trên biển Thái Bình Dương âme ướt vào đất liền từ tháng 5 đên stháng 10 nên gió vừa mát mùa mang đên rất nhiều mưa. Lượng mưa gió mùa mùa hạ đều rất lớn trên 1000mm vfa thường chiêếmtrên 75% lượng mưa cả năm, nên dễ gây lũ lớn trên các con sông. Mùa hè thu cũng đồng thời là mùa mưa bão, nếu bão cúng đem mưa to đến thì lũ lụt là điều khó tránh khỏi trên các con sông lớn trong vùng. Gió mùa tạo nên nhịp điệu canh tác và nhipọ điệu sinh hoạt cho dân cư trong vùng có gió mùa thổi nhưng nó cũng dem nhiều taoi hoạ cho con người. Con số người chết do lũ lụt ở Nêpan, Bănglađet, Ấn Độ , các nước Đông Nam Á và trung Quốc.. mỗi năm lên đên shàng ngàn ngươì có khi lên đến hằng trăm ngàn người. Ngoài ra gió còn đem đến các tai biến thiên nhiên khác như: gió lốc, lốc xoáy, tố... Trận lốc xoáy khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Mỹ là trận lốc xoáy quét qua ba Bang - Missouri, Illinois, và Indiana - vào ngày 18 tháng Ba năm 1925, làm khoảng 700 người thiệt mạng Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá Ngày 2/4/2006,Tại Missouri, gió mạnh đã làm ít nhất 2 người thiệt mạng. Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố tại thành phố Caruthersville sau khi một cơn lốc xoáy gây thiệt hại nặng nề tại nơi này.Còn tại Illinois, một người đàn ông 54 tuổi thiệt mạng khi một kho hàng đổ sập xuống do gió mạnh. Bão mạnh cũng đã nhổ bật nhiều cây cối, làm đứt đường dây điện, làm lật ngược các xe kéo và khiến nhiều người đi xe máy mất tay lái. Bão và lốc xoáy cũng khiến hơn 300.000 người bị mất điện tại Illinois, Missouri và Indiana. Tại Hoa Kỳ, luồng không khí lạnh di chuyển từ phía bắc xuống phía nam, đến tận Florida, chỉ một đợt kéo dài trong 3 ngày vào tháng 12 năm 1983 đã làm cho khoảng 400 người chết vì giá rét 6. Các loại gió ở Việt Nam 6.1 Gió phơn: Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên kia núi gió thổi lên (anabatic wind), không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt độ không khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18oC, theo Nicholas M. Short, NASA).      Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, “phơn” là tên gọi địa phương của thứ gió khô và nóng thổi trong các thung lũng của nước Áo và Thụy sĩ, ở phía bắc dãy núi An-pơ, ở tây nam nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam ta gọi là "gió Lào" (vì thổi từ Lào sang) hay gió tây khô nóng (gió có thể lệch tây). Gió khô nóng cũng là loại thời tiết nguy hiểm.      Gió ẩm, sau khi vượt qua một chướng ngại vật cao (dãy núi cao chẳng hạn) bị biến đổi tính chất, trở nên khô nóng hơn, và biến thành gió “phơn”. Quá trình biến đổi tính chất như trên của gió gọi là quá trình “phơn”.      Vật chướng ngại càng cao thì quá trình “phơn” càng mạnh, ở mỗi miền trên thế giới, gió “phơn” có tên gọi khác nhau (gió Lào ở Việt Nam, gió Chi-nuc ở Mỹ và Canada, gió Xanta Ana ở Califoocnia…)     Ở nước ta những nơi có gió “phơn” thổi:      Nước ta có lắm núi, nhiều đồi, gió thổi qua các miền đồi núi dù cao hay thấp đều biến thanh gió “phơn” cả.      Đặc biệt ở một số miền núi, có những loại gió “phơn” nổi tiếng mà chúng ta đều biết, như gió Than uyên thổi xuống cánh đồng Mường Than (huyện Than Uyên tỉnh Nghĩa Lộ, Tây Bắc), gió Ô quy hồ ở vùng Sapa. Nhưng điển hình nhất là gió Lào thổi trong một vùng rộng lớn về mùa hè từ Nghệ An đến cực Nam Trung bộ.         Nguồn gốc của gió Lào:      Nguồn gốc của gió Lào chính là gió mùa mùa hè, mà thực chất là khối khí Ben-gan. Sau khi thổi qua lãnh thổ Campuchia và Lào, gió đã mất đi một phần hơi ẩm. Gặp dãy Trường Sơn, không khí bị đẩy lên cao và bị lạnh nên hầu hết hơi ẩm đều bị ngưng lại thành mưa trút xuống bên sườn phía Tây của dãy núi. Khi gió thổi sang bên sườn núi phía Việt Nam, gió trở nên khô và nóng, tức là “gió Lào”.      Nhưng động lực chủ yếu sinh ra gió Lào là vùng áp thấp thường hình thành ở miền Hoa nam, có khi trung tâm áp thấp nằm ngay ở đồng bằng Bắc bộ. Vùng áp thấp có tác dụng “gọi gió” hay “hút gió” vượt qua dẫy Trường Sơn. Vùng áp thấp này càng sâu thì gió Lào càng thổi mạnh, và có trường hợp tỏa rộng ra Bắc bộ, lên tới vùng Việt Bắc.         Trước khi gió Lào thổi thường có triệu chứng báo trước:      Trước khi gió Lào thổi, bầu trời thường trong xanh, gió yếu hay lặng gió. Trên nền trời chỉ có một vài vệt mây li ti. Chân trời phía Tây thường có mù khô màu vàng da cam, khí quyển rất trong có thể nhìn thấy một thứ nóng làm cho da mặt h