Việt Nam là nơi có vị trí địa chất và địa lý độc đáo cùng với đường bờ biển nối dài. Đây là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Khí hậu nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hóa, thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Đến nay, chúng ta đã phát hiện hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới thiệu các loại khoáng sản tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM
Việt Nam là nơi có vị trí địa chất và địa lý độc đáo cùng với đường bờ biển nối dài. Đây là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Khí hậu nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hóa, thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Đến nay, chúng ta đã phát hiện hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản.
NHÓM KHOÁNG SẢN NĂNG LƯỢNG
DẦU KHÍ
Việt Nam là nước đứng thứ 3 ở Đông Nam Á sau Indonesia và Malaysia về sản lượng khai thác dầu khí. Điều này chứng minh rằng Việt Nam có tiềm năng về lượng khoáng sản dầu khí đáng kể. Tiềm năng và trữ lượng dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam khoảng 4,300 tỷ tấn dầu quy đổi. Trong đó trữ lượng phát hiện là 1,208 tỷ tấn. Trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu quy đổi. Đến ngày 02/09/2009 tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi.
THAN KHOÁNG
Tiềm năng về than khoáng các loại ở Việt Nam rất cao. Than biến chất thấp (lignit – á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng. Nếu tính đến chiều sâu 1700m, bể than có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Còn nếu tính đến độ sâu 3500m thì theo dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn. Than khoáng tại Việt Nam có hai loại là than biến chất trung bình và than biến chất cao.
Than biến chất trung bình (bitum) là một loại than tương đối mềm. Loại than này có chất lượng cao hơn than nâu nhưng thấp hơn than biến chất cao. Chúng có thể có màu đen hoặc nâu đen. Than bitum được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên, trữ lượng tài nguyên này không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.
Tiềm năng về than khoáng các loại ở Việt Nam rất cao.
Than biến chất cao (anthracit) có tính chất cứng, ánh bán kim loại. Anthracit có hàm lượng cacbon cao nhất, có ít tạp chất nhất. Năng lượng của loại than này cao nhất trong tất cả các loại than. Antharacit chủ yếu được dùng trong phát điện nếu đó là loại than cấp chuẩn. Loại cao cấp và siêu cấp được dùng trong lĩnh vực luyện kim. Được phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn. Tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Trong đó, bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn.
URANI
Martin Heinrich Klaproth là người đã phát hiện ra urani năm 1789. Sau đó, Eugène-Melchior Péligot là người đầu tiên tách kim loại này. Và các tính chất phóng xạ của nó đã được Antoine Becquerel phát hiện năm 1896.
Urani nghèo được dùng trong các đầu đạn đâm xuyên và vỏ xe bọc thép. Trong lĩnh vực dân dụng, urani chủ yếu được dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân. Ngoài ra, chúng còn được dùng làm thuốc nhuộm màu cho thủy tinh urani và trong phim ảnh.
Ở Việt Nam, urani phân bố nhiều ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên urani được dự báo trên 218000 tấn U8. Đấy có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.
ĐỊA NHIỆT
Tại Việt Nam, nơi đây có rất nhiều nguồn nước nóng. Ở phần đất liền có 264 nguồn có nhiệt từ 300 độ C trở lên. Các nguồn nước nóng phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra nhờ khoan thăm dò, khai thác dầu khí, chúng ta cũng phát hiện được nhiều nguồn nước nóng ở dưới sâu. Vị trí của chúng thuộc Bể Sông Hồng và Bể Cửu Long.
NHÓM KHOÁNG SẢN KIM LOẠI
TỔNG QUAN
Khoáng sản kim loại tại Việt Nam có nhiều loại như sắt, mangan, crom, titan, đồng, chì, kẽm, vàng, bạc, platin, Trong đó, nơi đây sở hữu rất nhiều loại tài nguyên mang trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới. Như quặng nhôm (bauxit), đất hiếm, titan, wolfram, crom,
Quặng Bauxit là một loại quặng nhôm nguồn gốc đá núi lửa. Bauxit phân bố chủ yếu trong vành đai xung quanh xích đạo trong môi trường nhiệt đới. Vì vậy, loại quặng này có mặt khắp nơi trên Việt Nam. Bauxit được chia làm 2 loại chủ yếu là diaspor và gibsit.
Diaspor phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương và Nghệ An. Nhưng tài nguyên trữ lượng không lớn, chỉ đạt gần 200 triệu tấn.
Gibsit có nguồn gốc phong hóa từ đá bazan. Trữ lượng gibsit đạt gần 2,1 tỷ tấn tại các mỏ quặng Tây Nguyên. Điều này giúp Việt Nam đứng thứ 3 thế giới sau Guinea 7,4 tỷ tấn và Úc 6,2 tỷ tấn.
Đất hiếm tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trự lượng đạt gần 10 triệu tấn. Đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn). Tuy nhiên, quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.
GIỚI THIỆU CÁC LOẠI QUẶNG KIM LOẠI TẠI VIỆT NAM
Quặng titan (Ilmenit) tại Việt Nam có 3 loại. Đó là quặng gốc trong đá xâm nhập mafic, quặng trong vỏ phong hoá và quặng sa khoáng ven biển. Titan gốc trong đá xâm nhập mafic có trữ lượng 4,83 triệu tấn ilmenit. Tài nguyên đạt được 15 triệu tấn đang được khai thác. Ilmenit trong vỏ phong hóa và sa khoáng ở các huyện Phú Lương và Đại Từ Thái Nguyên. Với tài nguyên được dự báo đạt 2,5 triệu tấn. Titan sa khoáng phân bố rải rác ven biển từ Móng Cái đến Vũng Tàu. Trong đó, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu chứa tài nguyên được dự báo đạt hàng trăm triệu tấn.
Mỏ quặng wolfram tập trung và phân bố chủ yếu ở tụ khoáng Đá Liền, Đại Từ, Thái Nguyên. Đây là vùng quặng rất đáng được quan tâm và chú ý vì có tài nguyên dự báo đáng kể.
Còn quặng crom sa khoáng có giá trị kinh tế kỹ thuật được tìm thấy ở Cổ Định, Nông Cống Thanh Hoá. Trữ lượng 22 triệu tấn hiện đang được khai thác. Đi kèm crom còn có trữ lượng đáng kể của nickel và cobal, cần được nghiên cứu sử dụng.
ĐÁ QUÝ TẠI VIỆT NAM
Ngoài các loại khoáng sản kể trên, từ năm 1987 Việt Nam đã phát hiện nhóm đá quý ruby, sapphire, peridot, Nhưng trữ lượng lại không quá lớn. Riêng ruby ở Yên Bái và Nghệ An có chất lượng cao. Được thế giới đánh giá đạt chất lượng quốc tế. Tương đương với ruby nổi tiếng của Myanmar. Vì vậy, các xưởng đá mỹ nghệ Yên Bái hay Nghệ An tập trung khai thác và chế tác các sản phẩm từ ruby.
Đá quý ruby ở mỏ Yên Bái và Nghệ An được đánh giá là có chất lượng cao.
Việt Nam chưa phát hiện được kim cương – loại khoáng sản quý có giá trị kinh tế cao. Các nhà địa chất đã phát hiện ở Việt Nam có ruby chất lượng cao. Các loại đá quý khác cũng chưa được phát hiện nhiều. Trên thực tế nhóm đá quý được phát hiện ở Việt Nam chưa đóng góp gì đáng kể cho việc phát triển kinh tế đất nước.
NHÓM KHOÁNG CHẤT CÔNG NGHIỆP
Khoáng chất công nghiệp tại Việt Nam có nhiều loại như apatit, phosphorit, baryt, graphit, dolomoit, Ngoài ra còn các loại khác như là than bùn, sét gốm sứ, sét dẻo chịu lửa, cát thủy tinh, thạch anh tinh thể,
Apatit phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc đến vùng Văn Bàn. Cho đến nay đã xác nhận được 17 mỏ quặng apatit. Được đánh giá có tài nguyên đến độ sâu 100m là 2,5 tỷ tấn. Trữ lượng đã được thăm dò đạt đến 900 triệu tấn.
Baryt thường đi kèm với quặng Pb-Zn và đất hiếm. Phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam. Tổng tài nguyên dự báo đạt 25 triệu tấn.
Graphite chủ yếu có ở Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ngãi. Với tổng tài nguyên và trữ lượng đạt gần 20 triệu tấn.
NHÓM KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Đất nước ta có nhiều mỏ vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, sét xi măng, puzzolan, cát sỏi. Và các loại đá mỹ nghệ: đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong. Các loại khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng này được ứng dụng rất nhiều ở nước ta. Chúng còn giúp phát triển kinh tế của đất nước và có thể đem đi xuất khẩu.
Đá vôi chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất xi măng, vôi công nghiệp. Chúng có mặt trên địa bàn 29 tỉnh cả nước nhưng phân bố không đồng đều. Tập trung chủ yếu ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Đến nay, đã có trên 80 mỏ được điều tra, đánh giá và thăm dò ở các mức độ khác nhau. Ước tính tổng trữ lượng đạt khoảng 8 tỷ tấn.
Đá hoa trắng phân bố đồng đều ở 11 tỉnh miền Bắc.
Đá hoa trắng phân bố đồng đều ở 11 tỉnh miền Bắc. Các mỏ đá hoa trắng tập trung chủ yếu ở tỉnh Nghệ An và Yên Bái. Đến nay đã có trên 70 mỏ đá đang thăm dò và khai thác. Có khoảng 200 triệu m3 đá hoa trắng đủ điều kiện sản xuất thành đá ốp lát. Và 1,2 tỷ tấn đủ chất lượng sản xuất bột carbonat canxi. Ngoài ra, chúng còn được dùng để chế tác nên các mẫu tượng đá mỹ nghệ.
Đặc biệt, theo các kết quả phân tích phổ bán định lượng, phân tích khoáng vật, lát mỏng và phân tích hóa. Thì đây là mỏ đá hoa không chứa các nguyên tố độc hại và nhân tố phóng xạ. Vì vậy, chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
KẾT LUẬN VỀ NGÀNH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM
Về khoáng sản năng lượng, Việt Nam ta không có tiềm năng lớn về loại khoáng sản này. Bởi dầu khí chỉ đảm bảo khai thác được khoảng 30 năm nữa. Giải pháp được đưa ra là tăng cường tìm kiếm, thăm dò để tàng trữ lượng khoáng sản này. Nhằm cung cấp và phục vụ lâu dài hơn trong tương lai.
Than biến chất cao cần phải khai thác sâu hàng trăm mét và hơn nữa. Như vậy mới đảm bảo cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Than biến chất thấp được đánh giá là có trữ lượng lớn. Tuy nhiên, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn và phức tạp bởi chúng ở độ sâu hàng ngàn mét. Tiềm năng urani và địa nhiệt không đáng kể đến và chưa được thăm dò đánh giá trữ lượng.
Nhìn chung, than đá là loại khoáng sản có tiềm năng nhất tại Việt Nam.
Trữ lượng về khoáng sản kim loại cũng không nhiều. Trong khi nhu cầu của thế giới rất cần các loại khoáng sản kim loại như vàng, bạc, đồng, chì, Nhưng chúng ta chỉ có thể khai thác mấy chục năm nữa thì nguồn khoáng sản này cũng cạn kiệt.
Khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nước và có thể xuất khẩu. Chúng là loại khoáng sản có tiềm năng nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng không thuộc loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao. Hơn hết, trên thế giới cũng có mỏ khoáng sản này và đủ dùng trong nhiều năm nữa.
Xem thêm: https://damynghehuyhungnt.com/tin-tuc/tong-quan-ve-nhung-loai-khoang-san-tai-viet-nam.html