Có rất nhiều nguyên nhân về phía người dạy nhưng tôi thấy nổi lên
những điểm lớn sau đây :
- Người dạy chưa xác định được chuẩn kiến thức của làm văn ,
nghĩ a là : bài viết của học sinh như thếnào là do thểcông nhận được ?
do đó: dạy thếnào có thểla tiết tốt ? n ếu xác định được chuẩn này thì
chúng ta mới có thểthống nhất dược khi đánh giá chất lượng dạy cũng như
chất lượng học .
- Hiện nay , chúng ta đang có xu hướng nâng cao dần nâng cao
mãikết quảbài làm văn của học sinh . Nghĩa là chúng ta đang mơ tưởng
những bài văn quá sức học sinh trong khi việc dạy của thầy , cô giáo lại
chưa đạt dược yêu cầu hướng dẫn , dìu dắt người học từng bước. Chấm bài
thi dễdàng tìm ra sai sót nhưng làm sao cho học sinh khỏi sai sót thì nhiều
khi , phần lớn chúng ta lại không chỉra dược môt cách đầy đủđúng hướng
cho học sinh .
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5272 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp học sinh học tốt môn tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN
TẬP LÀM VĂN
I. ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC BỘ
MÔN TẬP LÀM VĂN
1/ Những nguyên nhân về phía người dạy :
Có rất nhiều nguyên nhân về phía người dạy nhưng tôi thấy nổi lên
những điểm lớn sau đây :
- Người dạy chưa xác định được chuẩn kiến thức của làm văn ,
nghĩa là : bài viết của học sinh như thế nào là do thể công nhận được ?
do đó: dạy thế nào có thể la tiết tốt ? nếu xác định được chuẩn này thì
chúng ta mới có thể thống nhất dược khi đánh giá chất lượng dạy cũng như
chất lượng học .
- Hiện nay , chúng ta đang có xu hướng nâng cao dần nâng cao
mãikết quả bài làm văn của học sinh . Nghĩa là chúng ta đang mơ tưởng
những bài văn quá sức học sinh trong khi việc dạy của thầy , cô giáo lại
chưa đạt dược yêu cầu hướng dẫn , dìu dắt người học từng bước. Chấm bài
thi dễ dàng tìm ra sai sót nhưng làm sao cho học sinh khỏi sai sót thì nhiều
khi , phần lớn chúng ta lại không chỉ ra dược môt cách đầy đủ đúng hướng
cho học sinh .
- Bản thân thầy lúng túng thì làm sao học trò có thể thảnh thơi
mà học tốt mà làm văn tốt dược .
Lớp nào cũng có 4 loại trình độ : Gỏi , Khá, Trung bình , Yếu .Nhưng
xác định cho đúng trình độ này cũng là một vấn dề còn nhiều bàn cãi .
Điểm lúng túng của người dạy còn thể hiện ở những điểm sau :
+ ở mỗi dạng bài , hướng dẫn học sinh thế nào là đủ là đúng hướng dẫn
bằng cách thế nào cho học sinh có hứng thú học , mà viết .
Người dạy dang bị quá nhiều ràng buộc trong giờ lên lớp , mà mỗi giờ
phải dạy đầy đủ , không đựoc bỏ sót phần việc nào : Nào ghi bảng ra sao thì
đựoc coi là tố ? Ghi những gì là đủ ? Phiếu học tập thế nào ? Phiéu gồm mấy
câu hỏi thì đủ ? ......
- Sách viết về phương pháp dạy làm văn , sách tham khảo hiện
nay tuy nhiều nhưng nói chung đều chưa tốt , gây cho giáo viên không ít
khó khăn .
- Về sách giáo khoa : Đựoc viết từ hàng chục năm nay thời
gian thay sách kể cả nội dung và phương pháp đều có nhiều điểm đã lạc hậu
lỗi thời , rất khó sử dụng .
- về sách tham khảo : kể cả sách hướng dẫn , đã lạc hậu cả về
nội dung và phương pháp . Điểm khó dùng nhất cho học sinh và giáo viên
là có cả gần chục loại sách “ để học tốt tiếng việt “ nếu dùng tất cả các loại
sách thì kết quả sẽ ngược lại .
- Thường là những người viết sách chưa dạy tiểu học bao giờ ,
tuy có đi dự giờ , thăm lớp nhưng vẫn không nắm vững bằng những người
trực tiép giảng dạy nên sách vẫn chưa thật hợp lý .
- Do không xuất phát từ thực tế trình độ học sinh , nên sách nào
cũng có bài mẫu. Nhìn chung các bài mẫu còn quá đầy đủ , đến lúc học sinh
chỉ việc chép bài mẫu là đã vượt yêu cầu của thầy,cô . Học sinh chép nhưng
thực chất không hiểu mà chép mọtt chác máy móc . Nên ở một khía cạnh
nào đó sách không giúp sự phát triển mà kìm hãm , đè nế sự phát triển .
- Về phía giáo viên : Nhìn chung giáo viên tiểu học chưa phân
tích điều tốt , chưa tốt của sách cứ có sách là dùng , dùng nhiều sách quá lại
đâm ra lúng túng .
Vì vậy cả dạy và học cứ gặp hết khó khăn này đến cản trở khác .
2 / Nguyên nhân về phía người học .
ở cả lớp 2,lớp 3 , nhìn chung khi trả lời câu hỏi , làm các bài , tả , kể ,
theo chương trình học sinh đều lúng túng không biết trả lời , viết thế nào là
chuẩn là hay . thông thường các em bắt chước theo bạn , theo thầy cô > Bắt
chước hệt như người khác. ( Người khen ) là rất thích .
Bản chất của làm văn không phải la sự bắt chước máy móc , bắt chước
mãi , không còn gì là của riêng mình , không còn gì của riêng mình thì sẽ trở
thành người máy . Một lớp toàn người máy thì không còn là lớp học . Lớp mà
như vậy thì việc dạy và học đã đi chệch con dường dạy tốt học tốt
- Các phân môn từ ngữ , ngữ pháp, chính tả ....Được viết nhiều
, viết kỹ nhưng lại phục vụ ít cho làm văn . Quan điểm “ dạy tiếng việt cho
ngưòi bản ngữ “ chưa được thấu triệt . sách viết đẻ dạy tiếng việt hiện nay
sẽ rất tốt nếu dạy cho người ngoại quốc nhưng lại chưa tốt cho các em
người việt học tiếng việt .
- Nhựoc điểm rõ nhất là dạy tiếng việt tách khỏi cuộc sống vốn
có của tiếng việt . Lẽ ra phải dạy xuất phát từ văn bản tiếng việt thì dạy tách
khỏi văn bản , sau đó mới trở lại văn bản . Hay nói một cách khác đi , sách
tiếng việt ở tiểu học đang được viết như viết cho trung học cơ sở hay trung
học phổ thông , cho nên học sinh rơi vào tình trạng học một dường viết một
nẻo . Cách dùng vốn tiếng việt thế nào cho làm văn thuận lợi trở thành một
vấn đè chưa đựoc giải quyết dễ dàng , đúng đắn , chuẩn mực .
- Được học như vậy , được đọc như vậy , học sinh càng thấy
môn văn nói chung , môn tập làm văn nói rêng là lĩnh vực không thể nào
chiếm lĩnh đựoc . Có chăng , chỉ một tỉ lệ phần trăm ít ỏi là có may mắn
học gỏi môn này mà thôi .
3/ Nguyên nhân về phía cha mẹ học sinh :
- Cha mẹ học sinh có thể giúp học sinh Tiểu học , học tốt các
môn khác . Riêng môn tập làm văn , số người có thể phối hợp dạy cho con
cái học tốt môn này còn quá ít . Họ vừa thiếu điều kiện thời gian , vừa chưa
được bồi dưỡng nội dung , phương pháp dạy phối hợp . Vì vậy mà thiếu
kiến thức để có thể dạy đôn đốc , dạy hỗ trợ giáo viên .
- Một nét tâm lý khá phổ biến của cha mẹ học sinh là muốn cho
con học thêm về toán , về các môn tự nhiên , rất í cha mệ muốn cho con học
làm văn nếu khoong có yêu cầu của cô giáo .
- Cha mẹ học sinh cũng còn nhựoc điểm là ít mua sách môn tập
làm văn cho các em đọc thường chiều theo ý thích của con thích đọc
truyểntang của cảu Nhật Bản . Hiếm thấy nhữ gia đình xây dựng cho con tủ
sách phục vụ tốt cho việc học môn văn ở tiểu học .
4/ Các nguyên nhân khác :
Có rất nhiều nguyên nhân thuộc về xã hội , tôi chỉ xinn nhấn mạnh
nguyên nhân xuất bản sách :
a) Về phía người viết :
có nhiều cuốn sách được viết với dụng ý tốt vì muốn giúp cho học sinh học
tốt môn làm văn cho nên sách đều có tiêu đề . “ Để học tốt ...” Tuy nhiên cách viết
lại chưa xuất phát từ tiểu học nên càng viết nhiều càng dối dắm. Hãy thử thống kê:
Nừu một học sinh mua cho bằng hết các sách “để học tốt...” thì sẽ tới bao nhiêu
cuốn? Chưa ai nghĩ đầy đủ: Học sinh lớp 4, lớp 5 phải đọc những gì, đọc như thế
nào cho làm văn tốt hơn.
b) Về phía người in:
Nhìn chung lợi ích của người in là in càng nhiều càng tốt. Do đó các loại
truyện tranh Nhật bản đang tràn lan. Truyện, tranh đang kích thích trí tò mò, khuyến
khích hết tập này đến tập khác. Nhưng nếu người ta không vì tiền mà in các loại
sách không có lợi ích thiết thực cho học sinh học môn văn cũng đẹp, cũng hấp dẫn
như thế thì tốt biết bao.
Công bằng mà nói, đã thấy bên cạnh những “Đô-rê- mon, bảy viên ngọc
rồng, ....đã có Dế mèn phiêu lưu ký, lá cờ thêu 6 chữ vàng, An- đéc - xen”. Đáng
mừng là vậy nhưng đáng nói là sách in chưa đẹp (ngoài các bìa sách toàn chữ là
chữ, thiếu tranh ảnh minh hoạ cho học sinh).
Đất nước ta thiếu gì những Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Phạm Hổ, Võ Quảng, ...
Thiếu gì những họa sĩ tài ba như: Thi Ngọc, Tạ Lựu... Nừu chúng ta đầu tư tiền để
in và vẽ minh họa cho những “Dế mèn phiêu lưu ký, Đất rừng phương Nam, Chú bò
tìm bạn..” thì có lợi ích biết bao.
5. Nguyên nhân nào là chính, là cơ bản.
Xuất phát từ công việc người giáo viên cho nên dù đề cập đến
nguyên nhân nào đi nữa thì nguyên nhân đi giảng dạy vẫn là chính, là cơ bản. Cho
nên suy cho cùng vẫn cứ phải dạy sao cho tốt để người học đạt kết quả tốt.
Ở cương vị người đứng lớp, hàng ngày đối diện với tất cả những
thực tế đã nêu ra, tôi thấy: Dù sao, đến thế nào, người giáo viên vẫn phải làm đúng
công việc cụ thể, xuất phát từ những suy nghĩ trên, một lớp học với những học
sinh mà tôi sẽ trình bày ở phần sau đây
II - NHỮNG SUY NGHĨ VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ
TÔI ĐÃ LÀM.
1. Dạy từ điểm xuất phát của trình độ học sinh nâng dần từng
bước.
a) Thực ra điều này không mới. Giáo viên nào cũng phải làm.
Riêng tôi nghĩ, sau ít nhất một tháng tôi phải xác định được học sinh tôi dạy
có những điều tốt, những đièu chưa tốt như thế nào về làm văn.
Tất nhiên nhận xét kết luận ấy còn phải được bổ xung thường xuyên
trong suốt học kỳ, suốt năm học.
Yêu cầu đặt ra là giáo viên phải hiểu thực sự trình độ người học: Em nào
loại giỏi, loại khá, loại trung bình, loại yếu kém về làm văn của lớp mình (chứ
không phải lớp khác).
Điều đó làm cơ sỏ, làm điểm xuất phát cho bài soạn, cho lượng kiến
thức, cho phương pháp dạy mỗi bài.
b) ở lớp tôi đã dạy và đang dạy, học sinh có những điểm yếu làm
văn cụ thể như sau:
- Các em đều biết một bài văn có ba phần:
Mở bài, thân bài, kết luận. Nhưng viết từng phần như thế nào thì lại lúng
túng, tôI giúp các em bằng cách mỗi dạng bài, chọn một bài văn chuẩn để tập phân
tích. Từ đó xác định cho mình có ý từng phần, diễn đạt từng phần.
Trên đây tôi đã nói ở phần nguyên nhân về nhược điểm của sách tham
khảo. Hiện nay rất may mắn, chúng ta đã có cuốn “Tiếng Việt nâng cao lớp 4, lớp
5. Riêng tôi, tôi thấy 2 cuốn sách đó đúng là sách tốt cho môn tập làm văn, dạy
Tiếng Việt về nội dung, còn có những điều bàn bạc nhưng các tác giả đã nêu ra
quan điểm đúng đắn: Từ một bài văn cụ thể mà dạy các phần từ ngữ, ngã pháp,
làm văn đó mới là cách dạy người bản ngữ. Đó mới đúng quy luật dạy văn vì sách
có nhan đề “Nâng cao” nên bài văn được chọn thường là của học sinh giỏi đã được
biên tập. Nên nếu sử dụng không tốt thì vẫn gây cho học sinh khó khăn.
Từ suy nghĩ đó, tôi sử dụng theo cách dựa sách, viết lại bài văn cho phù
hợp với trình độ của lớp. Tôi viết lại theo những suy nghĩ sau: sao cho phù hợp
trình độ học sinh của mình, sao cho sát hợp với lý thuyết mỗi loại bài; sao cho
phát huy được cái riêng của mỗi loại trình độ học sinh, sao cho các đối tượng học
sinh đều được phát triển và đảm bảa có chất văn chương.
Xin dẫn ra đây một thí dụ:
ở lớp 4, lớp 5, tả cảnh và tả cảnh sinh hoạt là loại bài khó, tôi đã dạy bằng
cách luyện cho học sinh phân tích bài văn:
Bài: Cảnh sắc mùa xuân vùng Trung du “Thuỷ -chợt nhận ra mùa xuân khi
mở 2 cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thuỷ cảnh sắc hiện ra thật huy
hoàng”.
Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít
tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở lên mềm mại lượn khúc,
lúc ẩn, lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn lụa mềm lơ lửng trong gió. Xa
hơn, một ít dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thuỷ hình
dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỷ xa xưa nào đó.
Mới thoáng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên huy
hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xơ xác, những con đường khẳng khiu và dãy
núi đá vôi kia ngồi im lặng, trầm mặc như những cụ già đến lúc mãn chiều, sế
bóng.
Phải chăng, mùa xuân kỳ diệu đã làm thay đổi tất cả? Mọi vật sáng
lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng ả, mượt mà như nhung. Đôi mắt Thuỷ bao chùm lên
mọi cảnh vật. Thuỷ say sưa ngắm mãi không chán mắt!
(Theo văn thảô - Sách tiếng Việt nâng cao lớp 4 - trang 53)
*Sau đây là trình tự lớp dạy.
- Đầu tiên tôi đọc, đọc thật hay bài văn.
- Tôi giảng từ (Trung du) bằn cách vẽ nhanh với phấn mầu, cảnh sắc mà bài
văn miêu tả để học sinh có khái niệm: Quả đồi có những mảnh cỏ xanh non,
những con đường ẩn hiện trên các sườn đồi, dãy núi đá vôi sừng sững, uy nghi …
và ngôi nhà, có cửa sổ, vị trí mà Thuỷ đã quan sát.
- Tôi lần lượt cho học sinh phân tích bài văn bằng hệ thống câu hỏi.
* Tìm câu mở bài:
- Câu mở bài diễn tả nhận xét gì của Thủy?
- Thuỷ quan sát cảnh vật ở vị trí nào?
- Vì sao Thuỷ chợt nhận ra?
- Từ đó tôi kết luận: Câu mở bài phải giới thiệu được vị trí quan sát, giới
thiệu vị trí quan sát bằng cách thể hiện được cảm xúc người viết. Nếu thử viết,
Thuỷ mở cửa sổ, trông thấy cảnh mùa xuân, thì câu đó chỉ có giá trị thông báa,
không có giá trị thông báa, không có giá trị câu văn.
Mở bài cs thể là một câu, hai câu nhưng phải bảo đảm hai ý đó. Nếu viết
hay hơn sẽ đạt loại giỏi.
*Tìm câu kết thúc bài văn:
( Bài kết thúc bằng 2 câu).
- Câu 1: Kết thúc diễn tả điều gì?
( Một lần nữa, đôi mắt Thuỷ ngắm toàn bộ cảnh sắc mùa xuân.)
- Câu 2: Kết thúc diễn tả bài gì?
(Diễn tả niềm say sưa của Thuỷ và cảnh sắc xuân đẹp, nhìn mãi
không chán)
Tôi kết luận: Kết thúc vừa tả cảm xúc của mình vừa gây ra truyền
cảm cho người đọc.
Nếu chỉ viết: Cảnh sắc mùa xuân đẹp thật thì cũng chỉ là thông báo,
chưa phải là câu văn, câu văn phải có cảm xúc của mình và truyền cảm.
- Vị trí quan sát của Thuỷ có gì đặc biệt?
(Thuỷ ngồi trước cửa sổ, Thuỷ không ra ngoài).
Vị Trí chỉ cho phép diễn tả những điều trông thấy. Nếu Thuỷ ra
ngoài thì phảI biết cả những điều nghe thấy, cảm thấy nữa.
* Thân bài có mấy ý lớn?
- 2 ý lớn: + Cảnh sắc mùa xuân trước mắt Thuỷ
+ Cảnh sắc mùa đông trong trí nhớ Thuỷ
Đọc ý lớn thứ nhất:
+ Câu 1 diễn tả điều gì? (Diễn tả cái nhìn bao quát cảnh sắc)
+ Thuỷ - Tả tỉ mỉ cảnh sắc, nhìn thấy những chi tiết nào?
(Từ gần đến xa, đến xa hơn)
+ Tìm những từ láy trong câu miêu tả thời tiết? Thuỷ - tả chi tiết
bằng cách nào?
+ Ngoài những từ láy, so sánh, nhân hoá, Thuỷ - còn diễn tả cảm xúc
của mình, câu nào diễn tả cảm xúc?
- ý 2 miêu tả gì? Nếu bỏ ý 2 đi thì cảnh sắc mùa xuân được tả
sẽ ra sao?
+ Như vậy ý 2 của thân bài ngược lại với ý 1, cảnh đó có tên gọi là
gì?
(Cảnh đối lập)
+ Hãy tìm những chi tiết đối lập?
(Đối lập từ: Huy hoàng, hoang vu, già cỗi, mềm mại, lửng lơ, xác
xơ, khẳng khiu, sừng sững, uy nghi, im lặng, trầm mặc …).
(Đối lập ý: QUả đồi trong xuân, đồi trong đông. Dãy núi đá vôi mùa
xuân, dãy núi đá vôi mùa đông …)
- Hãy gọi tên những kiểu câu trong bài?
(Câu kể, câu cảm, câu hỏi).
- Nếu trong các câu cảm, câu hỏi bằng câu tả thì giá trị bài văn
sẽ thế nào?
* Hãy luyện tập theo đề bài và yêu cầu sau.
- Dựa theo cách viết của bài đã phân tích, em hãy viết 2 câu mở bài
giói thiệu cảm xúc ngôi nhà của gia đình em? Hay trường tiểu học em đang
học? Hoặc chậu cây trồng của bố hay ông em trồng …
- Hãy viết 2 hay 3 câu kết bài của những đề trên đây:
- Bài làm ở nhà:
Theo cách viết của bài chọn viết cả bài văn miêu tả một trong những
bài văn sau đây.
*Tôi cũng dùng những câu hỏi để dạy từ ngữ, ngữ pháp mà sách
đã nêu để vừa dạy các phân môn đó vừa bổ sung cho dạy tập làm văn.
Tôi xin dẫn ra đây một bài đạt điểm 7:
Hôm nay đi học về gần đến nhà, tôi bỗng nhận ra vẻ đẹp của ngoi
nhà mới sửa sang của bố mẹ tôi, cái màu vôI xanh hiện ra trước mắt tôi thật
đẹp. Nhà tôi chỉ có 2 tầng thôi nhưng đẹp hơn mấy nhà 3 tầng bên cạnh.
Trên tầng 2 cửa sơn màu nâu nhạt, viền những khuôn nâu sẫm trông thật
bóng. 2 cửa sổ nơi cho tôi ánh sáng vào góc học tập và giường nằm của tôi
cũng đẹp không kém ngoài hiên, những bông Hồng, bông Cúc lấp ló sau
dãy lan can bằng sắt sơn xanh. Cửa vào tầng một có 2 lớp, lớp ngoài là cửa
sắt sơn vàng nhạt, có những lơp tôn sáng óng ánh, cửa trong bằng sắt sơn
xanh. Cửa vào tầng 1 có hai lớp, lớp ngoài là cửa xếp bằng sắt sơn vàng
nhạt, có những lớp tôn sáng óng ánh …
Mới năm ngoái khi tôi đang học lớp 3, nhà tôi chỉ có một
tầng. Tường có thể đã nở vôi trơ cả gạch. Những hôm trời mưa to, dội tứ
tung ướt cả áa quần, sách vở của tôi.
Bố Mẹ tôi bảa đã dồn hết cả sức, cả tiền để sửa sang nhà đấy.
Tôi yêu nhà tôi lắm.
- Nếu đọc phần làm văn ở lớp 4 và 5 trong SGK thì thấy: Vừa
đơn giản quá, vừa bao quát quá, vừa có phần lạc hậu so với hoàn cảnh
ngày nay.
Tôi thấy đã đến lúc và cần phải viết lại sách dạy làm văn theo cách
của các tác giả. Sách “Tiếng Việt nâng cao” lớp 4, lớp 5. Tôi nghĩ đó là
cách tốt nhất, hiệu quả nhất.
2. Dạy thu hút học sinh học văn, làm văn bằng những biện pháp
hỗ trợ:
a. Học sinh tiểu học có đặc điểm tâm lý là thích học say sưa
và ngược lại.
Những bài văn được chọn lọc trong SGK hiện nay có nhiều
ưu điểm nhưng nhìn chung còn người lớn quá, chất trẻ con trong bài còn
qua ít, mặt khác chất văn chương trong nhiều bài cũng còn ít, chúng ta vẫn
đang nặng nề nội dung mà còn coi nhẹ văn chương. Cho nên học những bài
đó có thể đạt kết quả cao về tinh thần, tư tưởng nhưng sẽ không cao về tâm
hồn nghệ thuật, càng ít kết quả về sáng tạo, thông minh hồn nhiên ngây thơ.
b. Như vậy bài văn thiếu tính hấp dẫn. Học sinh tiểu học
không thích những bài đó. Đó cũng là nguyên nhân dạy làm văn khó đạt kết
quả cao.
Tôi chọn dạy thêm những bài văn như trên đây. Đặc biệt chọn
những bài thơ phù hợp với tuổi các em để dạy cảm thụ, dạng viết từ cảm
thụ cái đẹp, cái hay, cái lạ của thơ văn.
Xin dẫn ra đây một vài ví dụ
- Tôi chọn bài “ngủ rồi”
Gà Mẹ hỏi gà con
Đã ngủ chưa đấy hả?
Cả đàn gà nhao nhao
Ngủ cả rồi đấy ạ!
- Hoặc bài: “Ngựa con”
Ngựa Cha đi móng sắt
Bật lửa đá dưới chân
Ngựa con thấy kêu ầm
“Bố ơi! chân Bố cháy!”
Trong thơ Phạm Hổ có biết bao nhiêu bài viết về những đề tài
quen thuộc, gần gũi mà lại rất lạ với trẻ em. Cái lạ là sự tinh tế trong quan
sát rồi viết ra những điều ấy. Đó chính là văn chương, là tâm hồn, là thông
minh rất cần cho làm văn! Những bài thơ loại ấy chỉ cần đọc thật hay là đã
gieo vào tình cảm học sinh biết bao nhiêu vốn liếng cho văn chương hoặc
cần dạy học sinh những bài:
Nguồn gốc cú đá hậu của họ hàng nhà Ngựa của Nguyễn
Hoàng Sơn.
Con ngựa xưa thuần lắm
Suốt đời ăn cỏ xanh
Nên tính khí hiền lành
Sừng cũng không mọc được
Nhưng nhiều khi rất cực
Hiền nên lắm kẻ trêu
Có cái đuôi mỹ miều
Họ cũng lừa cắt mất!
Ngựa mất đuôi ấm ức
Về suy nghĩ ba đêm
Hiền nhưng không thể hèn
Phải luyện chân cho khoẻ!
Ấy đầu đuôi là thế
(Hoa hồng phải có gai)
Vì quý cái đuôi dài
Ngựa có thêm cú đá!
Sau khi giảng, tôi cho học sinh luyện đọc cá nhân, chọn em
đọc hay nhất dạy đọc nghệ thuật làm tiết mục biểu diễn. Tôi cho học sinh
viết những đề tài; Hãy giải thích xem, vì sao mèo có móng sắc, vì sao
Chuột hay diệt Mèo, Vì sao Chó- Mèo ghét nhau…
Dần dần các em không sợ làm văn nữa, yêu thích và viết
được, có những học sinh (tuy ít thôi) nhưng viết hay, viết giỏi.
3. Tôi yêu cầu phụ huynh học sinh chuẩn bị điều kiện học văn
tốt cho con cái:
Với phụ huynh dễ gần, dễ thân, dễ đề xuất, tôi yêu cầu mỗi
tháng mua cho con sách gì, tôi hướng dẫn cách đọc và tìm hiểu nội dung,
cha mẹ hỗ trợ điều gì…
Khi có em viết bài tốt, tôi yêu cầu cha mẹ đọc và có nhận xét.
Với những em học sinh giỏi, thích viết tôi yêu cầu cha mẹ
khuyến khích các em tập viết nhật ký để luyện câu văn…
Còn tôi với đại trà học sinh, tôi yêu cầu cha mẹ theo dõi kết
quả học làm văn, hỏi giáa viên những yêu cầu cần thiết để hướng dẫn các
em làm văn mỗi ngày..
KẾT LUẬN
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra được trong quá
trình giảng dạy bộ môn tập làm văn, không biết những nội dung đặt ra có
đáp ứng được chút nào với yêu cầu chỉ đạo!
Tôi chỉ muốn bằng tâm hồn, lương chi của người “Vì tương
lai con em chúng ta” mà đề xuất suy nghĩ, kể lại việc làm.
Qua nghiên cứu việc hướng dẫn học sinh học tốt môn tập làm
văn, Tôi chỉ thấy đây là một vấn đề rất quan trọng đối với việc giúp học
sinh học tốt môn Tiếng Việt nói chung. Học sinh có học tốt môn Tiếng Việt
mới có đỉều kiện thuận lợi
để tiếp thu tất cả các môn học khác như: Toán, ngoại ngữ, tự nhiên
xã hội …
Vì thế trong nhà trường tiểu học, để giúp các em học tốt lên
các lớp trên, cũng như sau này khi bước vào cuộc sống các em có kiến thức
toàn diện, có trình độ cao, có năng lực của một người công dân thì thấy cô
giáo ở tiểu học phải có trách nhiệm giúp đỡ các em học tốt môn tập làm văn
từ những bài đầu tiên.
Do trình độ và năng lực có hạn nên vấn đề trình bày còn
nhiều hạn chế. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của ban giám khảo.