Tóm tắt. Bài báo nêu ý kiến về 3 vấn đề: (1) đánh giá những thành tựu cơ bản mà
chương trình, giáo trình các môn Lí luận chính trị hiện nay đã đạt được; (2) chỉ ra
một số điểm mà chương trình, giáo trình các môn Lí luận chính trị hiện nay cần lưu
ý thêm; (3) đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chương trình, giáo
trình các môn Lí luận chính trị dùng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng
khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp ý về chương trình lí luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 13-17
This paper is available online at
GÓP Ý VỀ CHƯƠNG TRÌNH LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Đào Đức Doãn
Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo nêu ý kiến về 3 vấn đề: (1) đánh giá những thành tựu cơ bản mà
chương trình, giáo trình các môn Lí luận chính trị hiện nay đã đạt được; (2) chỉ ra
một số điểm mà chương trình, giáo trình các môn Lí luận chính trị hiện nay cần lưu
ý thêm; (3) đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện chương trình, giáo
trình các môn Lí luận chính trị dùng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng
khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Môn Lí luận chính trị, chương trình, giáo trình, Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh.
1. Mở đầu
Kể từ năm học 2008 – 2009 đến nay, theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày
18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình các môn Lí luận chính trị
dùng cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thực thi rất nghiêm túc. Thực tế nghiên cứu và giảng dạy
trong hơn 5 năm qua đã cho thấy những ưu điểm và hạn chế cơ bản của chương trình này.
Để góp thêm ý kiến cho việc hoàn thiện chương trình, bài viết dưới đây xin nêu vài đánh
giá sơ bộ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Những ưu điểm cơ bản đã đạt được
Chương trình các môn Lí luận chính trị dùng cho sinh viên các trường Đại học, Cao
đẳng khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay bao gồm
ba môn học: (1) Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; (2) Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; (3) Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 11/10/2013 Ngày nhận đăng: 29/1/2014
Liên hệ: Đào Đức Doãn, e-mail: ddoan62@gmail.com
13
Đào Đức Doãn
Nhìn chung, chương trình, giáo trình các môn Lí luận chính trị do Bộ GD&ĐT ban
hành đều đảm bảo định hướng chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào
tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh
đạo của Đảng, lập trường kiên định với con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội, ý thức bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trước những thay đổi của tình hình thế giới và trong
nước, trước những âm mưu, thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch, phản động chống
phá công cuộc đổi mới ở nước ta, các môn Lí luận chính trị đã góp phần rất quan trọng
trong việc củng cố lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị cho sinh viên.
Chương trình, giáo trình các môn Lí luận chính trị được xây dựng công phu, nghiêm
túc, đảm bảo tính khoa học, tính chính trị. Giáo trình các môn học được ban hành đều đã
xác định rõ vị trí, đối tượng của môn học, lịch sử phát triển, nội dung cơ bản của các
nguyên lí, phạm trù, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, liên hệ
vận dụng vào đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã cố gắng cập nhật những thông
tin và thành tựu nghiên cứu lí luận của các khoa học xã hội và những vấn đề đặt ra trong
hội nhập quốc tế, gắn với rèn luyện đạo đức, tư tưởng của sinh viên.
Kết cấu chương trình, giáo trình ba môn học (Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam)
đảm bảo được lôgic của hệ thống các môn Lí luận chính trị, giúp sinh viên dễ dàng tiếp
thu kiến thức và có điều kiện vận dụng, liên hệ các vấn đề thực tiễn vì phải học tập, nghiên
cứu các nguyên lí, quy luật, phạm trù của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
thì mới có cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu đường lối cách mạng của Đảng. Theo lôgic đó,
chương trình đã tránh được sự trùng lặp một số kiến thức giữa các môn học như trước đây.
Chương trình môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin được xây
dựng trên cơ sở chương trình ba môn học là Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác -
Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Khoa học. Việc tinh giản chương trình, nội dung và thời lượng
ba môn học này để xây dựng thành môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin là đòi hỏi khách quan và cần thiết để tập trung thời lượng cho các môn học của các
chuyên ngành đạo tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành, khắc phục tình
trạng học sinh tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng tuy học nhiều nhưng kém năng lực trong hoạt
động nghề nghiệp.
Về cơ bản, chương trình, giáo trình các môn Lí luận chính trị đang thực hiện phù
hợp với thực tế đào tạo của nhà trường và năng lực nhận thức của đối tượng sinh viên
không chuyên ngành các khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chúng tôi tán thành kết cấu chương trình Lí luận chính trị gồm ba môn như hiện
nay và đánh giá cao chương trình, giáo trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2. Những điểm cần lưu ý thêm
Thứ nhất, Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa Xã
hội Khoa học là ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin. Mỗi môn học này vốn
có tính độc lập tương đối, có lịch sử hình thành, có đối tượng nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu riêng. Chương trình, giáo trình môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
14
Góp ý về chương trình lí luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay
Mác - Lênin hiện hành được kết cấu làm 3 phần: phần I là những nguyên lí Triết học, phần
II là những nguyên lí Kinh tế - chính trị, phần III là những nguyên lí về Chủ nghĩa Xã hội
Khoa học. Nội dung tri thức được trình bày trong từng phần trên chỉ là sự tinh giản, lược
bớt nội dung tri thức trong các chương trình, giáo trình 3 môn trước đây, làm cho chương
trình, giáo trình môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực chất là kết
cấu lắp ghép, chưa phải là kết cấu theo hướng tích hợp. Để môn Những nguyên lí cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin có kết cấu lôgic, cần kết hợp ba môn (Triết học Mác - Lênin,
Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Khoa học) theo hướng tích hợp chứ
không chỉ là lắp ghép như hiện nay.
Kết hợp chương trình các môn Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin
và Chủ nghĩa Xã hội Khoa học vào chương trình một môn theo hướng tích hợp là việc
không đơn giản. Theo chúng tôi, để tích hợp, cần kết cấu theo mạch lôgic là những vấn đề
thuộc lĩnh vực Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa Xã hội Khoa học phải được luận giải trên cơ
sở các nguyên lí Triết học. Mạch logic này phải được kết cấu sao cho để có cái nhìn khoa
học về các vấn đề thuộc Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, người học cần
nắm rất vững kiến thức Triết học; và để liên hệ, vận dụng, luận giải được các vấn đề thực
tiễn của đời sống kinh tế - xã hội, người học phải có kiến thức chắc chắn về các nguyên
lí của cả ba lĩnh vực: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học. Kiến thức
về các nguyên lí của cả ba lĩnh vực này xâm nhập vào nhau, bổ sung cho nhau trong việc
luận giải các vấn đề của thực tiễn.
Theo cách này, có thể có hai phương án kết cấu chương trình:
Phương án 1: chương trình được kết cấu theo hai phần:
- Phần thứ nhất: trình bày các nguyên lí chung theo mạch là: lấy các nguyên lí Triết
học làm căn cứ xuất phát, từ đó trình bày các nguyên lí Kinh tế - chính trị, và từ các
nguyên lí Kinh tế - chính trị để trình bày các nguyên lí về Chủ nghĩa Xã hội Khoa học.
- Phần thứ hai: sử dụng kiến thức về các nguyên lí chung để luận giải về một số vấn
đề cơ bản, nổi bật nhất trong thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội, của cách mạng xã hội
chủ nghĩa trên thế giới và ở Việt Nam.
Phương án 2: chương trình được kết cấu theo các chủ đề. Nội dung các chủ đề này
là các vấn đề về quy luật vận động của thế giới (gồm tự nhiên, xã hội, tư duy), thực tiễn
cách mạng Việt Nam, các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đương đại ở trong
nước và quốc tế,v.v.. Trên cơ sở luận giải về các chủ đề đó, người học sẽ không chỉ được
trau dồi kiến thức về những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (gồm cả triết
học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học), mà còn được hình thành và phát huy
năng lực vận dụng lí luận vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sống.
Trong bộ Tư bản, C.Mác không hề dành chương này hay chương kia để trình bày
riêng về các nguyên lí triết học, các nguyên lí kinh tế chính trị, hay chủ nghĩa xã hội khoa
học, nhưng qua sự luận giải của ông về hàng hóa, lợi nhuận, địa tô,v.v.. các nguyên lí cơ
bản của chủ nghĩa Mác về cả ba lĩnh vực khoa học trên được vận dụng và thể hiện hết sức
đầy đủ và sâu sắc. Kinh nghiệm này trong bộ Tư bản của Mác cho ta bài học rất kinh điển
để kết cấu chương trình môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin theo các
15
Đào Đức Doãn
chủ đề. Theo mạch kết cấu này, giáo viên và học sinh sẽ có cơ hội để phát huy vai trò tích
cực, chủ động của người học trong việc vận dụng lí luận vào thực tiễn.
Thứ hai, môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam được cấu trúc
thành hai phần: (1) Đường lối của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân;
(2) Đường lối của Đảng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Ở phần 1, nội dung đường lối của Đảng còn có phần mờ nhạt so với những nội dung
về lịch sử Đảng và lịch sử Việt Nam.
Ở phần 2, đường lối của Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
trong thời kỳ đổi mới chủ yếu mang tính chất liệt kê theo các nội dung của văn kiện mà
thiếu tính thời sự cập nhật. Đặc biệt, nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là đường lối quan trọng của Đảng trong đó đề cập đến mô
hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các phương hướng cơ bản cần nắm vững trong quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. . . lại không được đề cập trong chương trình, giáo trình.
Nhìn chung, phần Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân còn có phần đơn giản và
thời lượng dành cho phần này quá ít, dẫn đến giảng viên khó khăn trong việc triển khai
giảng dạy; phần Cách mạng xã hội chủ nghĩa còn nặng về lí thuyết.
2.3. Kiến nghị
2.3.1. Hiện nay, trên thế giới đang rất phổ biến xu hướng chuyển từ dạy học theo
định hướng nội dung sang định hướng năng lực. Do đặc thù của các môn Lí luận chính trị
là có sự gắn kết rất cao giữa lí luận và thực tiễn nên rất cần xây dựng chương trình, giáo
trình các môn Lí luận chính trị theo định hướng năng lực. Việc kết cấu chương trình, giáo
trình theo hai phần trong môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tăng
cường kiến thức thực tiễn trong môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
như đã nói ở trên là cần thiết. Cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung chương trình,
giáo trình để tăng cường hơn nữa tính khoa học, tính sư phạm, tính thực tiễn và tính logic
để đảm bảo những nguyên lí của chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền tải một cách có hệ
thống, tránh hàn lâm, kinh viện.
2.3.2. Để việc thực hiện chương trình, giáo trình các môn Lí luận chính trị có hiệu
quả, đồng thời với đổi mới chương trình, giáo trình, cần đổi mới về phương pháp dạy học,
phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá các môn Lí luận chính trị cần thể hiện rõ tính đặc thù của mộn học, cần
theo định hướng xây dựng, phát triển năng lực nhận thức, giải quyết các vấn đề thực tiễn
và cần chú trọng việc bổ sung vào bài giảng những vấn đề mới của thời đại, những thành
tựu nghiên cứu mới về khoa học của nhân loại.
2.3.3. Đội ngũ giảng viên các môn Lí luận chính trị chủ yếu được đào tạo theo ba
chuyên ngành: Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học. Môn học Những
nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin lại đòi hỏi giảng viên phải dạy hai môn còn
lại vốn là hai môn họ không được đào tạo chuyên sâu. Điều đó gây khó khăn và ảnh hưởng
lớn đến chất lượng bài giảng.
Đồng thời, các môn Lí luận chính trị được giảng dạy cho toàn bộ sinh viên ở tất cả
16
Góp ý về chương trình lí luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay
các trường Đại học, Cao đẳng nên giảng viên các môn Lí luận chính trị tại các trường phải
đảm nhiệm khối lượng công việc rất lớn. Điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc nghiên cứu lí
luận, nghiên cứu thực tiễn và đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh
giá. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần có chủ trương, biện pháp thích hợp, hiệu quả hơn trong đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các môn Lí luận chính trị tại các trường Đại học, Cao
đẳng.
2.3.4.Về tài chính, đề nghị tiếp tục giữ nguyên nguồn kinh phí thực hiện Quyết định
số 494/QĐ - TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ cho các cơ sở giáo dục trong
việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn Lí luận chính trị.
3. Kết luận
Công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà là công cuộc không
hề đơn giản, đòi hỏi nhiều công sức và tâm huyết. Với tình yêu thế hệ trẻ và trách nhiệm
đối với tương lai đất nước của các nhà quản lí, các nhà nghiên cứu và các thày cô giáo,
chúng tôi tin tưởng rằng việc đổi mới dạy và học các môn Lí luận chính trị trong các
trường Đại học, Cao đẳng sẽ ngày càng thu được nhiều kết quả.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là nơi tập trung nhiều nhà nghiên cứu và giảng
dạy có trình độ cao, là nơi đã có kinh nghiệm hơn 60 năm đào tạo giáo viên phổ thông
và giảng viên cho các trường Đại học, Cao đẳng. Trong suốt gần 40 năm qua kể từ ngày
được thành lập đến nay, được Bộ GD&ĐT tin tưởng và tạo điều kiện, Khoa Lí luận chính
trị - Giáo dục Công dân của trường đã trở thành địa chỉ tin cậy, đã và đang cung cấp cho
đất nước nhiều giáo viên, giảng viên các môn Lí luận chính trị. Chúng tôi hi vọng trường
ĐHSP Hà Nội sẽ được Bộ GD&ĐT tạo điều kiện hơn nữa để trường có thêm nhiều đóng
góp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2009. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin. Nxb Chính trị Quốc gia.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Đổi mới quản lí hệ thống giáo dục đại học giai đoạn
2010 – 1012. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
Nxb Chính trị Quốc gia.
ABSTRACT
Political theory programs in Vietnamese universities and colleges
Political theory program contents are in three parts: (1) identify which Political
theory programs and textbook are currently effective, (2) identify Political theory content
that should be altered and (3) seek suggestion as to how Political theory programs and
textbooks could be improved when taught to university and college students who are not
Maxism – Leninism or Ho Chi Minh Thought majors.
17