Xây dựng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập cho sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu Thực tế cho thấy có rất nhiều tân sinh viên sau một thời gian tự cố gắng thích ứng với môi trường học tập ở bậc đại học, đều nhận ra rằng, việc áp dụng những kĩ năng, thói quen học tập ở bậc phổ thông vào môi trường học tập ở đại học không phù hợp. Năm 2010, tác giả Nguyễn Thanh Hải đã nghiên cứu về “Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học”. Kết quả nghiên cứu cho thấy những điểm khác nhau trong phương pháp dạy và học ở bậc đại học so với bậc phổ thông [5]. Ngoài ra, hiện nay, chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) nói riêng đều đã được chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ [18], từ đó, đòi hỏi ở sinh viên phải tăng cường tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu của chính mình. Những chỉ đạo về giáo dục đại học của Nhà nước ta đã cho thấy việc hình thành kĩ năng cho sinh viên nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội là thật sự cần thiết, quan trọng và cần phải chú trọng. Điều 40, mục 4 – chương 1, Luật Giáo dục về hệ thống giáo dục quốc dân năm 2005 đã chỉ thị “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” [6]. Sinh viên năm nhất là những người vừa rời khỏi ghế nhà trường trung học phổ thông, đã hoàn thành quá trình học tập, đào tạo văn hóa của bậc Phổ thông và là sinh viên học năm đầu tiên trong chương trình đào tạo đại học. Sự thay đổi về thời gian học tập ở trường, lớp, hay việc phải tìm hiểu nhiều tài liệu, giáo trình chính thống để phục vụ cho học tập và nghiên cứu đã gây ra không ít trở ngại cho người học. Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho mình những kĩ năng học tập hiệu quả và phù hợp ngay từ những ngày đầu bước vào cổng trường đại học, cao đẳng sẽ tạo nên một khởi đầu rất tốt để sinh viên tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách khoa học, chắc chắn và hào hứng nhất.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập cho sinh viên năm nhất trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2016 - 2017 223 XÂY DỰNG CẨM NANG HỖ TRỢ KĨ NĂNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đào Lê Tâm An, Mai Thị Phương Hảo, Trần Nguyễn Minh Châu (Sinh viên năm 2, Khoa Tâm lí học) GVHD: ThS Nguyễn Thị Diễm My 1. Mở đầu Thực tế cho thấy có rất nhiều tân sinh viên sau một thời gian tự cố gắng thích ứng với môi trường học tập ở bậc đại học, đều nhận ra rằng, việc áp dụng những kĩ năng, thói quen học tập ở bậc phổ thông vào môi trường học tập ở đại học không phù hợp. Năm 2010, tác giả Nguyễn Thanh Hải đã nghiên cứu về “Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học”. Kết quả nghiên cứu cho thấy những điểm khác nhau trong phương pháp dạy và học ở bậc đại học so với bậc phổ thông [5]. Ngoài ra, hiện nay, chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM) nói riêng đều đã được chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ [18], từ đó, đòi hỏi ở sinh viên phải tăng cường tối đa khả năng tự học, tự nghiên cứu của chính mình. Những chỉ đạo về giáo dục đại học của Nhà nước ta đã cho thấy việc hình thành kĩ năng cho sinh viên nhằm đáp ứng những đòi hỏi của xã hội là thật sự cần thiết, quan trọng và cần phải chú trọng. Điều 40, mục 4 – chương 1, Luật Giáo dục về hệ thống giáo dục quốc dân năm 2005 đã chỉ thị “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” [6]. Sinh viên năm nhất là những người vừa rời khỏi ghế nhà trường trung học phổ thông, đã hoàn thành quá trình học tập, đào tạo văn hóa của bậc Phổ thông và là sinh viên học năm đầu tiên trong chương trình đào tạo đại học. Sự thay đổi về thời gian học tập ở trường, lớp, hay việc phải tìm hiểu nhiều tài liệu, giáo trình chính thống để phục vụ cho học tập và nghiên cứu đã gây ra không ít trở ngại cho người học. Chính vì vậy, việc chuẩn bị cho mình những kĩ năng học tập hiệu quả và phù hợp ngay từ những ngày đầu bước vào cổng trường đại học, cao đẳng sẽ tạo nên một khởi đầu rất tốt để sinh viên tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách khoa học, chắc chắn và hào hứng nhất. Nhằm hỗ trợ khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, đồng thời giúp sinh viên trang bị những kiến thức, hình thành và phát triển các kĩ năng học tập thật sự hiệu quả, phù hợp với sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM bằng một hình thức phù hợp, trực quan sinh động nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học Vì vậy, nghiên cứu Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 224 “Xây dựng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập cho sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích, đối tượng, khách thể nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập (KNHT) cho sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM. 2.2. Đối tượng nghiên cứu: Cẩm nang hỗ trợ KNHT dành cho SV năm nhất Trường ĐHSP TPHCM. 2.3. Khách thể nghiên cứu: 301 SV năm nhất Trường ĐHSP TPHCM. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic nhằm rút ra các kết luận khoa học cần thiết, xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm xác định thực trạng nhu cầu về cẩm nang hỗ trợ KNHT của SV năm nhất Trường ĐHSP TPHCM. Bên cạnh đó, tìm hiểu mức độ hài lòng của SV về cẩm nang sau khi hoàn thành. - Phương pháp phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu sâu hơn nhu cầu của SV năm nhất về cẩm nang hỗ trợ KNHT. Ngoài ra, nhóm tiến hành phỏng vấn các thủ khoa đầu ra Trường ĐHSP TPHCM để tổng hợp các bí quyết hay giúp tăng tính thực tế của cẩm nang. - Phương pháp chuyên gia: Đề tài lấy ý kiến của các giảng viên, các chuyên gia về lĩnh vực tâm lí – giáo dục để có những hướng dẫn xây dựng cẩm nang và đánh giá chuyên môn về nội dung lẫn hình thức sau khi cẩm nang hoàn thành. 3.3. Phương pháp thống kê toán học Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí và phân tích các số liệu thu thập được từ bảng hỏi, nhằm định lượng các kết quả nghiên cứu và sử dụng những công cụ quy chiếu cho việc xây dựng cuốn cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập cho sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Một số khái niệm cơ bản - Thuật ngữ “xây dựng”: Xây dựng chính là việc dựa trên nền tảng những chất liệu có sẵn để làm ra, sáng tạo ra một sản phẩm có mục đích rõ ràng, có giá trị về mặt vật chất hoặc tinh thần để đáp ứng nhu cầu của con người [2], [14], [15]. Năm học 2016 - 2017 225 - Thuật ngữ “cẩm nang hỗ trợ”: “Cẩm nang hỗ trợ là cuốn sách nhỏ được trình bày thông tin rõ ràng, ngắn gọn về các chủ đề cụ thể để giúp đỡ, đưa ra những chỉ dẫn, kiến thức cần thiết, khuyến khích người đọc tra cứu, tham khảo, khuyến khích tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả trong phạm vi chủ đề.” [7], [8], [13], [15], [16], [17]. - Thuật ngữ “kĩ năng học tập”: “Kĩ năng học tập là khả năng cá nhân thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ học tập thông qua việc vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm phối hợp với các thao tác và phương tiện khoa học trong điều kiện nhất định.” [1], [3], [4], [9], [11], [12]. - Thuật ngữ “xây dựng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập”: Xây dựng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập là việc dựa trên nền tảng những kiến thức sẵn có để làm ra, sáng tạo ra một cuốn sách nhỏ với hình thức trình bày ngắn gọn, xúc tích nhằm giúp đỡ, đưa ra những chỉ dẫn, cung cấp các kĩ năng học tập phù hợp với nhu cầu con người và khuyến khích người đọc tìm ra cách giải quyết nhiệm vụ học tập nhanh chóng, có hiệu quả [1], [2], [3], [4], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17]. - Thuật ngữ “xây dựng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập cho sinh viên năm nhất”: “Xây dựng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập cho sinh viên năm nhất là việc dựa trên nền tảng những kiến thức sẵn có về các kĩ năng học tập để làm ra, sáng tạo ra một cuốn sách nhỏ với hình thức trình bày ngắn gọn, xúc tích nhằm giúp đỡ, đưa ra những chỉ dẫn, cung cấp các kĩ năng học tập phù hợp với sự phát triển về nhận thức, trí tuệ, sự phát triển nhân cách, động cơ học tập của sinh viên năm nhất, từ đó khuyến khích người đọc tìm ra cách giải quyết nhiệm vụ học tập của sinh viên năm nhất một cách có hiệu quả ở bậc đại học, cao đẳng.” [1], [2], [3], [4], [7], [8], [9], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17]. 4.2. Quy trình thiết kế cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập Bảng 1. Quy trình thiết kế cẩm nang hỗ trợ KNHT Các bước xây dựng Mô tả Bước 1: Hệ thống hóa tài liệu có liên quan đến đề tài Tham khảo tài liệu, kiến thức, nội dung có liên quan đến KNHT và hệ thống, chắt lọc, cô đọng, đảm bảo hình thức và nội dung cẩm nang Bước 2: Khảo sát nhu cầu của khách thể về nội dung và hình thức cẩm nang hỗ trợ KNHT Bảng hỏi có tổng cộng 38 câu hỏi, chia làm 4 ý chính: - Khảo sát nhu cầu của sinh viên năm nhất về việc trang bị kĩ năng học tập, hình thức trang bị kĩ năng học tập - Khảo sát nhu cầu của sinh viên năm nhất về việc trang bị cẩm nang kĩ năng học tập, hình thức xuất bản cẩm nang - Khảo sát nhu cầu của sinh viên năm nhất về nội dung và hình thức cẩm nang Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 226 Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia về cẩm nang hỗ trợ KNHT Tiến hành gặp gỡ, lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực tâm lí – giáo dục để có những hướng dẫn xây dựng cẩm nang và đánh giá chuyên môn về nội dung lẫn hình thức cẩm nang Bước 4: Xây dựng cẩm nang hỗ trợ KNHT dựa trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tế Dựa trên nhu cầu của khách thể và các công trình nghiên cứu cùng lĩnh vực của các tác giả trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu lập dàn ý chi tiết cẩm nang, xây dựng các câu chuyện tương ứng với các kĩ năng được trình bày. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn phỏng vấn thủ khoa đầu ra các ngành để tăng tính thực tiễn cho cẩm nang Nhóm nghiên cứu đã lấy ý kiến của các thủ khoa: 1. Phan Minh Phương Thùy (Thủ khoa chuyên ngành Tâm lí học K37) 2. Nguyễn Hoàng Lâm (Thủ khoa chuyên ngành Sư phạm Hóa học K38) 3. Trần Thanh Dư (Thủ khoa chuyên ngành Giáo dục Tiểu học K38) 4. Nguyễn Thị Hồng Nhung (Thủ khoa chuyên ngành Sinh học K38) Bước 5: Khảo sát mức độ hài lòng của SV năm nhất về cẩm nang hỗ trợ KNHT Lập bảng hỏi và tiến hành khảo sát đo mức độ hài lòng kết hợp phỏng vấn 35 sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM về nội dung và hình thức của cẩm nang. Lấy ý kiến chuyên gia để đánh giá mức độ hữu dụng của cẩm nang, tính khoa học của nội dung và tính trực quan về hình thức Nhóm nghiên cứu đã lấy ý kiến của các chuyên gia: 1. TS Giáo dục Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên khoa Tâm lí học Trường ĐHSP TPHCM 2. TS Giáo dục Võ Văn Nam, giảng viên khoa Tâm lí học Trường ĐHSP TPHCM 3. ThS Tâm lí Mai Mỹ Hạnh, giảng viên khoa Tâm lí học Trường ĐHSP TPHCM Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện cẩm nang hỗ trợ KNHT Dựa trên những đánh giá mức độ hài lòng của khách thể, nhóm nghiên cứu tiến hành chỉnh sửa lần cuối và hoàn thiện sản phẩm 4.3. Kết quả nghiên cứu 4.3.1. Nhu cầu của sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM về cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập a Cách thức trang bị kĩ năng học tập ở bậc đại học Năm học 2016 - 2017 227 Biểu đồ 1. Nhu cầu của SV năm nhất Trường ĐHSP TPHCM về cách thức trang bị kĩ năng học tập ở bậc đại học 30.2%Tham khảo sách hướng dẫn về cách học Tham khảo cẩm nang hỗ trợ KNHT dành riêng cho SV năm nhất Xem video clip hướng dẫn cách học Mở một môn học về “kỹ năng học tập” tại trường Trong 5 cách giúp trang bị kĩ năng học tập “Mở một môn học về “kĩ năng học tập” tại trường”, “Xem video clip hướng dẫn cách học”, “tham khảo sách hướng dẫn về cách học”, “nghe báo cáo chuyên đề về kĩ năng học tập” thì cách thức “tham khảo cẩm nang hỗ trợ KNHT dành riêng cho SV năm nhất” ở vị trí cao thứ 2 với 151 lựa chọn (trên tổng số 301 khách thể), chiếm 50,2%. Điều này là một tín hiệu rất khả quan, cho thấy nhu cầu của SV năm nhất đối với hình thức này khá cao, đúng với mong đợi của nhóm nghiên cứu. Có thể lí giải rằng, dù hiện nay SV sử dụng internet khá nhiều nhưng không phải là tất cả, nhưng sử dụng video clip khá bất tiện cho những ai chưa có điều kiện sử dụng điện thoại thông minh hay sử dụng internet. Hình thức nghe báo cáo chuyên đề khá phổ biến hiện nay, nhưng một chuyên đề chỉ diễn ra tầm 1 – 2 tiếng, chưa đủ sức giúp SV cải thiện KNHT của mình. Và cuối cùng, hình thức rất gần với cẩm nang đó là sách, nhưng cũng là yếu tố được lựa chọn thấp nhất. Do sách thường viết khá dài (dù rất chi tiết), sách viết cho đối tượng rộng, không tập trung vào nhu cầu của SV năm nhất, đặc biệt là SV Trường ĐHSP TPHCM. b. Nhu cầu sử dụng cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập Bảng 2. Nhu cầu của SV năm nhất Trường ĐHSP TPHCM về việc sử dụng cẩm nang Stt Câu trả lời Tần số Tỷ lệ % 1 Rất cần thiết 88 29.2 2 Cần thiết 158 52.5 3 Có cũng được, không có cũng không sao 49 16.3 4 Không cần thiết 3 1 5 Hoàn toàn không cần thiết 3 1 Điểm trung bình 4.08 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 228 Có tổng cộng 81,7% sinh viên năm nhất cho rằng việc sử dụng cẩm nang ở mức “rất cần thiết” và “cần thiết”. Có đến 52,5% sinh viên chọn “cần thiết” với 158 phiếu. Điểm trung bình là 4.08, xét theo thang chuẩn, số điểm này rơi vào mức “đồng ý”, cho thấy nhu cầu sử dụng cẩm nang của SV năm nhất là khá cao. c. Nhu cầu về các kĩ năng học tập được trình bày trong cẩm nang Bảng 3. Nhu cầu của sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM về các KNHT được trình bày trong cẩm nang Stt Tên kĩ năng học tập Tần số Tỷ lệ % Xếp hạng 1 Hoạt động nhóm trong học tập 165 54.8 4 2 Giao tiếp 131 43.5 9 3 Thuyết trình 153 50.8 6 4 Ôn tập, hệ thống kiến thức 222 73.8 1 5 Quản lí thời gian 134 44.5 8 6 Tìm kiếm thông tin, tài liệu 110 36.5 11 7 Tư duy sáng tạo 144 47.8 7 8 Ghi chép 183 60.8 2 9 Ghi nhớ hiệu quả 126 41.9 10 10 Đọc sách 160 53.2 5 11 Học ngoại ngữ 173 57.5 3 12 Đáp án khác 7 2.3 12 Trong đây, kĩ năng “ôn tập, hệ thống kiến thức” được lựa chọn nhiều nhất với 222 phiếu, chiếm 73.8% trên tổng số khách thể nghiên cứu. Tiếp đến là kĩ năng “Ghi chép” với 183 lựa chọn, chiếm 60.8%. Kĩ năng “học ngoại ngữ” đứng ở vị trí thứ ba với 173 lựa chọn, kĩ năng “hoạt động nhóm trong học tập” đứng vị trí thứ tư với 165 lựa chọn và ở vị trí thứ năm là kĩ năng “đọc sách” với 160 lựa chọn. Các KNHT sinh viên năm nhất quan tâm đều rất phù hợp với tình hình thực tế, khi sự thay đổi môi trường học (kiến thức chuyên ngành, không còn giảng dạy đọc – chép, tự học là chính,) đã khiến cho các kĩ năng ôn tập, ghi chép, đọc sách, hoạt động nhóm rất được quan tâm. Bên cạnh đó, môi trường đại học đòi hỏi sinh viên phải biết giao tiếp, hội nhập sâu rộng, và cách dạy ngoại ngữ ở phổ thông không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp ngày một cao của cuộc sống, do đó kĩ năng học ngoại ngữ cũng rất được quan tâm. Bên cạnh đó, các kĩ năng bổ trợ học tập như: kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng quản lí thời gian cũng được quan tâm khi đứng ở vị trí thứ 6, 7 và 8. Năm học 2016 - 2017 229 d. Số kĩ năng được trình bày trong cẩm nang Biểu đồ 2. Số lượng kĩ năng được trình bày trong một cuốn cẩm nang Có 46,1% sinh viên chọn số lượng từ “6 – 8 kĩ năng”, 38,2% sinh viên chọn “4 – 6 kĩ năng” và chỉ có 15,8% sinh viên chọn “trên 8 kĩ năng”. Trong giới hạn cho phép của một cuốn cẩm nang, đáp ứng nhu cầu trình bày ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo được sự đầy đủ về mặt nội dung, nhóm nghiên cứu quyết định trình bày 8 kĩ năng học tập chính kèm theo đó là 3 kĩ năng bổ trợ học tập rất cần thiết cho SV năm nhất. 4.3.2. Mô tả cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập cho sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM Hình 1. Trang bìa cẩm nang hỗ trợ KNHT Cẩm nang có tên gọi “Nhật kí Chan Chan – đại học chớ nên học đại” được trình bày 51 trang, nội dung cụ thể gồm: Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 230 - Lời mở đầu: Đây là phần chào đầu và giới thiệu về vai trò của cẩm nang, lí do cần quan tâm đến cẩm nang này. - Giới thiệu nhân vật của cẩm nang: Gồm hai nhân vật, là Chan Chan (sinh viên năm nhất) và Cú thông thái (người bạn đồng hành, hướng dẫn và hỗ trợ giải quyết các khó khăn của Chan Chan). - Phần 1: Hành trình bắt đầu Phần trình bày 5 kĩ năng học tập chính. Mỗi kĩ năng được thể hiện theo các bước sau: Bảng 4. Cách trình bày 5 kĩ năng chính trong cẩm nang Bước 1 Trình bày tình huống có vấn đề: một câu chuyện được thể hiện bằng hình ảnh rõ ràng, mô tả những khó khăn mà Chan Chan gặp phải trong quá trình học tập Bước 2 Nhân vật Cú xuất hiện làm rõ tình huống, nhận định vấn đề Chan đang gặp phải và khái quát lên vấn đề chung mà sinh viên năm nhất thường gặp phải Bước 3 Phần nội dung chính của kĩ năng: Những lỗi sai thường gặp, các bước rèn luyện, các ví dụ minh họa, Bước 4 Chan nhận ra vấn đề và giải quyết được tình huống đặt ra ban đầu + Kĩ năng ghi chép: Câu chuyện “Chiếc bút thần kì” + Kĩ năng đọc sách: Câu chuyện “Đọc sách thật phong cách” + Kĩ năng học ngoại ngữ: Câu chuyện “Nice to meet you!” + Kĩ năng ôn tập: Câu chuyện “Nỗi sợ không của riêng ai” + Kĩ năng hoạt động nhóm học tập: Câu chuyện “Một cộng một lớn hơn hai” - Phần 2: Món quà tặng bạn Phần này nhóm nghiên cứu trình bày 3 kĩ năng bổ trợ học tập, bao gồm: kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng thuyết trình và kĩ năng tư duy sáng tạo. - Phần 3: Trở thành người dẫn đầu Đây là phần trình bày những chia sẻ của các thủ/ á khoa về những bí quyết học tập hiệu quả. - Đôi lời gửi gắm: Là lời nhắn nhủ, chia sẻ của nhóm tác giả với hi vọng cẩm nang sẽ giúp các bạn sinh viên năm nhất thành công trong quá trình chinh phục kiến thức của 4 năm học đại học. 4.3.3. Mức độ hài lòng của sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM về cẩm nang hỗ trợ kĩ năng học tập Năm học 2016 - 2017 231 a. Đánh giá chung mức độ hài lòng của cẩm nang hỗ trợ KNHT cho SV năm nhất Trường ĐHSP TPHCM Biểu đồ 3. Đánh giá chung mức độ hài lòng của cẩm nang kĩ năng học tập cho SV năm nhất Trường ĐHSP TPHCM 22.8% 74.3% 2.9% Hoàn toàn hài lòng Hài lòng Phân vân Như vậy có thể thấy, sinh viên năm nhất đánh giá cẩm nang kĩ năng học tập rất cao, cụ thể với điểm trung bình tổng đạt 4.2, ở mức “hoàn toàn hài lòng”. Cụ thể ở lựa chọn “hoàn toàn hài lòng” có 8 lựa chọn, chiến 22.8%, lựa chọn “hài lòng” có 26 lựa chọn, chiếm 74.3% và chỉ có 1 lựa chọn “pPhân vân” và không có lựa chọn nào cho phương án “không hài lòng” và “hoàn toàn không hài lòng”. Theo đánh giá của chuyên gia M.M.H: “Việc xây dựng cẩm nang KNHT cho SV năm nhất là điều rất cần thiết vì sẽ giúp cho SV nhanh chóng thích ứng với môi trường và cách thức học tập ở trường ĐH. Đặc biệt, Trường ĐHSP TPHCM vẫn chưa có cẩm nang tích hợp kĩ năng học tập, kĩ năng mềm cho tân sinh viên, nên có thể đánh giá sản phẩm này đóng góp rất tích cực cho Phòng Công tác chính trị học sinh - sinh viên.” Ghi nhận ý kiến của bạn A.T (sinh viên năm nhất khoa Giáo dục mầm non): “Mình rất thích cuốn cẩm nang này, về tổng thể từ nội dung đến hình thức rất bắt mắt và cần thiết. Mình mong rằng trong tương lai cuốn cẩm nang sẽ được phát hành sớm.” Từ đây có thể đánh giá chung rằng bước đầu cẩm nang đã đáp ứng được nhu cầu mong đợi của khách thể. b. Đánh giá chung mức độ hài lòng về hình thức và nội dung của 5 KNHT Bảng 5. Đánh giá chung mức độ hài lòng về hình thức và nội dung của 5 KNHT Kĩ năng Tiêu chí Điểm trung bình Điểm trung bình tổng Xếp loại Kĩ năng ghi chép Hình thức 4.24 4.28 3 Nội dung 4.26 Kĩ năng đọc sách Hình thức 4.23 4.3 2 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 232 Bảng 3 cho thấy kĩ năng được sinh viên năm nhất đánh giá hài lòng nhất là kĩ năng học ngoại ngữ với điểm trung bình 4.32. Thứ 2 là kĩ năng đọc sách với điểm trung bình 4.3. Thứ 3 là kĩ năng ghi chép với điểm trung bình 4.28. Thứ 4 là kĩ năng ôn tập với điểm trung bình 4.26 và cuối cùng là kĩ năng hoạt động nhóm trong học tập với điểm trung bình 4.25. Bạn Q.K (Sinh viên khoa Tâm lí học) có chia sẻ: “Các kĩ năng được trình bày trong cẩm nang đã được chọn lọc và theo cảm nhận của mình là rất phù hợp với sinh viên năm nhất. Kiến thức không quá khô cứng mà được diễn giải rất dễ hiểu, tuy nhiên cũng không quá hời hợt.” Chuyên gia N.T.B.H đánh giá: “Nội dung của cẩm nang rất hay, rất khoa học, được trình bày rất dễ hiểu. Tôi đánh giá nội dung của cẩm nang này rất hữu dụng cho sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM.” Theo đánh giá của chuyên gia V.V.N: “Nội dung cẩm nang rất cơ bản, nhưng trình bày rất hiệu quả và dễ hiểu.” Và chuyên gia M.M.H nhận xét: “Nội dung đã được tinh lọc một cách ngắn gọn, dễ hiểu và đảm bảo tính khoa học. Bước đầu đáp ứng được nhu cầu của sinh viên năm nhất.” Nhận xét, đánh giá của ba chuyên gia về cẩm nang đều rất tốt, đặc biệt là yếu tố nội dung rất khoa học, trình bày dễ hiểu. Yếu tố hình thức có màu sắc hài hòa, dễ nhìn, hình ảnh sinh động, bước đầu đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM. 5. Kết luận, kiến nghị 5.1. Kết luận Xây dựng cẩm nang hỗ trợ KNHT cho sinh viên năm nhất Trường ĐHSP TPHCM là một hình thức trang bị những kĩ năng học tập cần thiết cho sinh viên năm nhất, từ đó giúp sinh viên tự nâng cao kĩ năng học tập, cải thiện chất lượng học tập của bản thân. Cẩm nang hỗ trợ KNHT được xây dựng trên cơ sở thực tiễn nhu cầu của SV năm nhất Trường ĐHSP TPHCM và cơ sở các tài liệu, sách khoa học, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng cho thấy: khách thể có mức độ hài lòng khá cao đối với hình thức và nội dung được trình bày trong cẩm n
Tài liệu liên quan