Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục thông qua cộng đồng học tập chuyên môn

Tóm tắt. Giáo viên tiểu học là người thầy đầu tiên của học sinh, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách ban đầu cho các em. Bên cạnh đó, những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi các giáo viên tiểu học phải liên tục phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân. Một trong những cách thức phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên hiệu quả nhất là thông qua cộng đồng học tập chuyên môn. Bài viết đi sâu phân tích sự xuất hiện của cộng đồng học tập (CĐHT) chuyên môn, các đặc trưng của chúng, phân tích những yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học và từ đó đưa ra những thành tố của CĐHT chuyên môn mà nhà trường cần phải tập trung xây dựng, đó là: xây dựng nhà trường thành tổ chức nhấn mạnh văn hoá học tập; Xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực và tin tưởng lẫn nhau; Tập trung vào kết quả học tập của học sinh.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục thông qua cộng đồng học tập chuyên môn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0025 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 41-48 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THÔNG QUA CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP CHUYÊN MÔN Vũ Thị Mai Hường Khoa Quản lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo viên tiểu học là người thầy đầu tiên của học sinh, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách ban đầu cho các em. Bên cạnh đó, những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi các giáo viên tiểu học phải liên tục phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân. Một trong những cách thức phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên hiệu quả nhất là thông qua cộng đồng học tập chuyên môn. Bài viết đi sâu phân tích sự xuất hiện của cộng đồng học tập (CĐHT) chuyên môn, các đặc trưng của chúng, phân tích những yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học và từ đó đưa ra những thành tố của CĐHT chuyên môn mà nhà trường cần phải tập trung xây dựng, đó là: xây dựng nhà trường thành tổ chức nhấn mạnh văn hoá học tập; Xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực và tin tưởng lẫn nhau; Tập trung vào kết quả học tập của học sinh. Từ khoá: cộng đồng học tập chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, giáo viên tiểu học, phát triển năng lực nghề nghiệp. 1. Mở đầu Cộng đồng học tập chuyên môn (PLC – Professional Learning Communities) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỉ XX gắn với những chuyển biến trong văn hoá nhà trường, trong hoạt động dạy và học để đáp ứng nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của giáo viên [1-5]. Từ khi xuất hiện cho đến nay, tiếp cận PLC đã không ngừng được hoàn thiện hướng đến sự chia sẻ, cùng hỗ trợ, cùng học hỏi và cùng tiến bộ [6-10]. Giáo viên tiểu học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Họ là người thầy đầu tiên của học sinh, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách ban đầu cho học sinh tiểu học. Vì vậy, giáo viên tiểu học cần phải nắm vững các kiến thức của các môn học, nắm vững các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tiểu học để phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác và sáng tạo cho học sinh. Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp, phải tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay, phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên phổ thông ngay trong chính nhà trường chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa được coi trọng đúng mức. Giáo viên đang cần một cộng đồng học tập (CĐHT) ngay trong nhà trường, nơi mà tự học tập và chia sẻ, cộng tác cùng nhau phải trở thành nét văn hóa của nhà trường [11]. Một trong những tiếp cận để phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên hiệu quả và Ngày nhận bài: 13/2/2020. Ngày sửa bài: 17/3/2020. Ngày nhận đăng: 25/3/2020. Tác giả liên hệ: Vũ Thị Mai Hường. Địa chỉ e-mail: huongvtm@hnue.edu.vn Vũ Thị Mai Hường 42 bền vững là thông qua cộng đồng học tập chuyên môn. Các cộng đồng học tập chuyên môn tập trung vào quá trình học tập. Vấn đề đặt ra là học gì, học khi nào và làm thế nào để việc học diễn ra. Cộng đồng học tập chuyên môn chú trọng vào cấu trúc tổ chức, mối quan hệ và bản chất của các cá nhân trong một tổ chức. Khái niệm này liên quan đến cách thức để các thành viên trong cộng đồng có thể làm việc cùng nhau, tạo điều kiện thay đổi và cải tiến nhà trường. Các CĐHT có ảnh hưởng lớn đến thực tiễn dạy học và là động lực của GV và cán bộ quản lí trong việc học tập [11]. Phương thức phát triển nghề nghiệp GV hiệu quả nhất là gắn với nhà trường phổ thông, thông qua xây dựng CĐHT trong nhà trường [11]. Tuy nhiên, thực tế ở nước ta, phát triển nghề nghiệp GV thông qua xây dựng CĐHT chuyên môn trong nhà trường nói chung và tiểu học nói riêng vẫn là vẫn đề còn mới. Bài viết đi sâu làm rõ sự xuất hiện của CĐHT chuyên môn, các đặc trưng của chúng, phân tích những yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học và từ đó từ đó đưa ra những thành tố của CĐHT chuyên môn mà nhà trường cần phải tập trung xây dựng, đó là: xây dựng nhà trường thành tổ chức nhấn mạnh văn hoá học tập; xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực và tin tưởng lẫn nhau; tập trung vào kết quả học tập của học sinh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cộng đồng học tập chuyên môn 2.1.1. Sự xuất hiện của cộng đồng học tập chuyên môn Trong những năm 1980, quá trình thay đổi và cải cách giáo dục cho thấy các trường học và quá trình giáo dục phải tách khỏi mô hình giáo dục truyền thống để tập trung vào trách nhiệm, xây dựng môi trường hợp tác và tính hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên [12]. Trong thập niên tám mươi, Rosenholtz (1989) đã đưa các yếu tố liên quan đến nơi làm việc của giáo viên vào cuộc tranh luận về chất lượng giảng dạy. Giáo viên khi được cam kết nhận được hỗ trợ trong hoạt động dạy học và giáo dục trên lớp sẽ đạt hiệu quả công việc cao hơn so với những người không nhận được cam kết. Thông qua hoạt động trong mạng lưới giáo viên, hợp tác trong nội bộ đồng nghiệp và mở rộng hoạt động sinh hoạt chuyên môn sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của giáo viên đối với việc đáp ứng nhu cầu của học sinh. Các tài liệu gần đây nhấn mạnh đến cộng đồng học tập chuyên môn như là một phương thức hiệu quả trong phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tại trường phổ thông. CĐHT chuyên môn là một khía cạnh thuộc về sáng kiến được thực hiện để cải tiến trường học. CĐHT chuyên môn liên quan đến quá trình lãnh đạo, nâng cao năng lực và thay đổi để nâng cao hiệu quả công việc liên tục. Trong 10 năm qua, CĐHT chuyên môn nhấn mạnh những khía cạnh chính sau đây: - CĐHT chuyên môn dựa trên lập trường hướng tới việc học tập lẫn nhau, nhấn mạnh vào yêu cầu và phản hồi. CĐHT chuyên môn hoạt động thông qua sự tham gia liên tục vào các quá trình học tập, liên quan đến các thách thức trong thực hiện dạy và học, các mối quan hệ, cấu trúc, chức năng của môi trường tổ chức. - CĐHT chuyên môn thành công vì gắn với xây dựng năng lực lãnh đạo, học hỏi và phát triển. - CĐHT chuyên môn nhấn mạnh quá trình học tập, giảng dạy và nhận biết, tôn trọng kiến thức chuyên môn trong thực tiễn công việc. PLC tôn trọng các nguyên tắc học tập của người lớn và cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp. CĐHT chuyên môn tự nó là động lực cho sự thay đổi, tập trung vào việc cải thiện chất lượng đội ngũ giáo viên và sự tiến bộ, học tập lẫn nhau và thành tích của học sinh [12]. Hiện tại, không có một định nghĩa PLC được thừa nhận rộng rãi. Thay vào đó, các định nghĩa CĐHT chuyên môn tập trung vào các thuộc tính hoặc đặc điểm biến đổi một nhóm người có cùng chuyên môn, làm việc cùng nhau. CĐHT chuyên môn gồm năm thuộc tính: lãnh đạo hỗ Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục thông qua... 43 trợ và chia sẻ, giá trị và tầm nhìn chung, học tập tập thể và ứng dụng học tập, điều kiện hỗ trợ và thực hành cá nhân chung. Huffman và Jacobson (2003) [9] định nghĩa cộng đồng học tập chuyên môn là: Một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một tổ chức trong trường học trong đó tất cả các bên liên quan đều tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá chung cho sự phát triển của học sinh cũng như cải tiến nhà trường. Với cộng đồng học tập chuyên môn những điều khó khăn được nói đến, những câu hỏi khó, vấn đề vướng mắc về việc dạy và học được trao đổi và là nơi giáo viên có thể học hỏi lẫn nhau [9, tr. 240]. Bolster và Henley (2005) [6] định nghĩa: CĐHT chuyên môn là các nhóm nhỏ giáo viên (3-5) làm việc cùng nhau thường xuyên để học tập, lập kế hoạch chung và giải quyết vấn đề vướng mắc trong quá trình dạy học và giáo dục. CĐHT chuyên môn có thể được tổ chức theo khối lớp, nhiều khối lớp, phòng ban hoặc các nhóm liên ngành. Các thành viên của mỗi nhóm tương tác với nhau và phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành các mục tiêu cụ thể. Nhóm dánh thời gian cùng ngồi lại với nhau để hình thành thói quen và quy ước. Một cộng đồng học tập hiệu quả nuôi dưỡng thái độ cầu thị và tập trung sự chú ý vào suy nghĩ và hiểu biết của học sinh. Trong một cộng đồng học tập năng động, mọi người đều học hỏi lẫn nhau. Brookhart (2009) [7] định nghĩa: Một cộng đồng học tập chuyên môn được định nghĩa là một nhóm gồm 4 - 6 giáo viên hoặc quản trị viên làm những việc sau: gặp gỡ thường xuyên; làm việc trên các mục tiêu được chia sẻ và các nhiệm vụ liên quan giữa các cuộc họp; hoàn thành các mục tiêu được chia sẻ. Mặc dù các định nghĩa được liệt kê ở trên có một số thành phần khác nhau, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích cốt lõi: cho phép các nhà giáo dục cơ hội hình thành văn hóa hợp tác. PLC là nơi giáo viên có nhiều thời gian hơn để chia sẻ về việc giảng dạy và làm việc chung để cải thiện việc học tập của học sinh. 2.1.3. Các đặc trưng của cộng đồng học tập chuyên môn Nền tảng của một CĐHT chuyên môn hiệu quả là sự tập trung không ngừng vào việc cải thiện kết quả học tập của học sinh và sự cam kết của giáo viên để cùng nhau đạt được kết quả này. DuFour (2003) [12] đã phác thảo các hoạt động chính của một CĐHT chuyên môn thành công bao gồm: 1) cam kết và đóng góp có tính hợp tác; 2) làm rõ mục đích và ưu tiên của việc học; 3) thu thập dữ liệu liên tục về thành tích của học sinh; 4) xác định các lĩnh vực quan tâm và tạo ra các giải pháp tác động; 5) hình thành các đánh giá chung; 6) đánh giá tác động của các giải pháp đã xác định; 7) hỗ trợ lẫn nhau thông qua quá trình hợp tác. DuFour (2003) [12] giải thích thêm rằng khi các nhà giáo dục kiên trì và tập trung vào việc cải thiện thành tích cho học sinh thì khả năng thành công mang tính bền vững và đi vào thực chất hơn. Xây dựng cộng đồng học tập chuyên môn bao gồm các ưu tiên chính: 1) Xây dựng nhà trường thành tổ chức nhấn mạnh văn hoá học tập; 2) Xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực và tin tưởng lẫn nhau; 3) Tập trung vào kết quả học tập của học sinh Các nghiên cứu mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về cộng đồng học tập chuyên môn, tuy nhiên đều có cùng chung quan điểm về các đặc trưng cơ bản của cộng đồng học tập chuyên môn [13]. Các đặc trưng này bao gồm: - Năng lực lãnh đạo hỗ trợ và chia sẻ Lãnh đạo thực hiện hoạt động trong một cộng đồng giáo dục được chia sẻ. Lãnh đạo cần hỗ trợ để tạo ra một môi trường trong đó tất cả các thành viên đều được phát triển năng lực lãnh đạo. Lãnh đạo chia sẻ sẽ trao quyền cho tất cả các thành viên. PLC chia sẻ tầm nhìn và sứ mệnh của trường và đưa ra quyết định một cách hiệu quả, có ảnh hưởng tích cực đến việc học tập và thành tích của học sinh. Vũ Thị Mai Hường 44 - Nhiệm vụ chung, trọng tâm Tầm nhìn và mục tiêu của một cộng đồng học tập được xây dựng bởi các thành viên, được kiểm chứng qua thực tiễn hoạt động hàng ngày và được giới thiệu, tuyên bố cho tất cả mọi người. Tầm nhìn và mục tiêu như vậy được đưa vào mọi hoạt động của nhà trường và cộng đồng, tập trung vào việc cải thiện thành tích học tập và tiến bộ của học sinh. - Học tập tập thể và ứng dụng học tập Mối quan hệ hợp tác trong cộng đồng học tạp chuyên môn được tập trung vào việc phát triển khả năng ra quyết định và trau dồi nền tảng kiến thức có tác động tích cực đến thực tiễn. CĐHT chuyên môn nhấn mạnh tính hiệu quả và tầm quan trọng của kết quả làm việc tập thể sẽ đi đôi với kết quả giáo dục, quy trình giảng dạy. - Yêu cầu và thực hành liên tục Các sáng kiến được đưa ra sau các hoạt đông của CĐHT chuyên môn liên quan đến các yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và kết quả học tập của học sinh. CĐHT chuyên môn hỗ trợ cho các quy trình, chẳng hạn như nghiên cứu, thực hành, huấn luyện, cố vấn, hợp tác và ra quyết định hợp lí. - Tập trung vào cải tiến Tất cả các sáng kiến cải tiến trường học đều tập trung vào mục tiêu quan trọng là cải thiện việc học tập và thành tích của học sinh. CĐHT chuyên môn nhấn mạnh rằng cải tiến là một phần của văn hóa tổ chức, là giá trị và hành động của nhà trường. CĐHT chuyên môn nhấn mạnh vai trò của việc thu thập dữ liệu, thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc ra quyết định, giải quyết vấn đề và đặt ra yêu cầu một cách hợp lí. 2.2. Yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay Hiện nay, trước những xu thế phát triển của thời đại, yêu cầu của giáo dục Việt Nam đòi hỏi phải đổi mới giáo dục phải một cách căn bản và toàn diện. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có nêu: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục” [14]. “ Đổi mới mục tiêu dạy học từ trang bị tri thức sang hình thành các năng lực, trong đó chú trọng hình thành các năng lực suốt đời như: năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực công nghệ, năng lực tự học và tự học suốt đời; năng lực tính toán; năng lực thẩm mĩ; năng lực phản biện và sáng tạo; năng lực thể chất” [14]. Trên tinh thần quan điểm đổi mới đó, đòi hỏi người giáo viên noi chung và giáo viên tiểu học không chỉ là người truyền đạt thông tin mà còn là người sắp xếp, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh và quá trình hình thành phát triển nhân cách của học sinh. Giáo viên phải là người làm chủ được công nghệ thông tin, truyền thông, đồng thời chuẩn bị tâm lí cho một sự thay đổi căn bản của giáo dục. Giáo viên không chỉ là người cung cấp kiến thức mà phải là người tổ chức, định hướng, điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực cho học sinh. Giáo viên tiểu học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Họ là người thầy đầu tiên của học sinh, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách ban đầu Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục thông qua... 45 cho học sinh tiểu học. Phương pháp giảng dạy của giáo viên tiểu học ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh tiểu học. Vì vậy mà người giáo viên tiểu học cần phải nắm vững các kiến thức của các môn học, nắm vững các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tiểu học để phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác và và sáng tạo cho học sinh. Giáo viên tiểu học có mối quan hệ chặt chẽ với địa phương và cha mẹ học sinh để phối kết hợp giáo dục học sinh. Vì thế, người giáo viên tiểu học rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử trong các quan hệ, nhiệt tình trong công tác. Giáo viên tiểu học có nhiệm vụ dạy học toàn diện các môn học bắt buộc của cấp học: Khối lớp 1, 2, 3 gồm Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Thủ công; khối lớp 4, 5 gồm Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Kĩ thuật, Đạo đức. Bên cạnh đó, giáo viên tiểu học vừa dạy, vừa là giáo viên chủ nhiệm, quản lí học sinh của lớp mình, chịu trách nhiệm về chương trình, kế hoạch giảng dạy, phối kết hợp với các giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch giáo dục. Vì thế, giáo viên tiểu học cần phải luôn học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn để đạt và vượt tiêu chuẩn nghề nghiệp do Bộ GD & ĐT yêu cầu. Để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học hiện nay như phân tích ở trên, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp, phải tự học, tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn có hiệu quả. Bên cạnh đó, giáo viên tiểu học cũng phải bồi dưỡng kiến thức về xã hội, về kinh tế, chính trị, phẩm chất, đạo đức, phát triển nghề nghiệp, năng lực, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng nghề sư phạm theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng. Hiện nay, giáo viên được đánh giá theo khung Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học gồm ba lĩnh vực lớn. Đó là : phẩm chất đạo đức; tư tưởng chính trị và kiến thức, kĩ năng sư phạm. Từ khung Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học được đưa vào để đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học, giúp giáo viên có mục tiêu phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Công tác phát triển nghề nghiệp đội ngũ giáo viên căn cứ trên chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tuy vậy cũng phải tính đến đặc điểm của địa phương và yêu cầu phát triển nghề nghiệp của từng nhà trường. Mỗi nhà trường đặt ra một mục tiêu phát triển, gắn với sứ mạng và tầm nhìn của trường đó và được chia sẻ với mọi thành viên của trường. Việc phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường sẽ phụ thuộc vào mục tiêu ưu tiên, quy mô phát triển của nhà trường ấy. Cách thức phát triển chuyên môn hợp lí và hiệu quả cho giáo viên chính là việc các giáo viên được bồi dưỡng tại chỗ thông qua CĐHT trong nhà trường. Thông qua trao đổi, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ với những giáo viên có kinh nghiệm và với nhau, giáo viên sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực tiễn ở trường tiểu học. Đổi mới giáo dục gắn với trao quyền tự chủ cho nhà trường và tự chủ phát triển nghề nghiệp cho giáo viên. Do đó, “việc tham gia hàng ngày tại nơi làm việc là nguồn học tập không chính thức rất lớn (informal learning resourses) đối với giáo viên khi họ nhận được sự hỗ trợ và phản hồi từ các đồng nghiệp giúp họ tự tin hơn, gắn kết với nhà trường, với nghề nghiệp hơn. Các thành viên tin tưởng, tôn trọng, gần gũi nhautạo ra môi trường hợp tác, thân thiện giúp giáo viên và cán bộ quản lí dễ dàng trao đổi quan điểm và các vấn đề thực tiễn” [11]. 2.3. Xây dựng cộng đồng học tập chuyên môn để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học trong giai đoạn hiện nay Để giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu mới của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và đổi mới giáo dục, xây dựng cộng đồng học tập chuyên môn là cách tiếp cận có tính bền vững, cập nhật. Điểm xuất phát của việc phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học thông qua CĐHT chính là xây dựng trường tiểu học thành tổ chức biết học Vũ Thị Mai Hường 46 hỏi; xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực và tin tưởng lẫn nhau; tập trung vào kết quả học tập của học sinh. Để cộng đồng học tập chuyên môn phát huy vai trò đối với nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên, cần tập trung hình thành các thành tố sau: * Xây dựng trường tiểu học thành tổ chức nhấn mạnh văn hoá học tập Hollins (2006) cho rằng CĐHT như một cách để ràng buộc giáo viên với trách nhiệm chung để đảm bảo tất cả các học sinh có cơ hội học tập. Mục đích tổng thể dự định của Cộng đồng học tập chuyên môn phải là cải thiện việc học tập của học sinh. DuFour (2004) chỉ ra: Mô hình CĐHT xuất phát từ nhiệm vụ cốt lõi của giáo dục không chỉ đơn giản là đảm bảo học sinh được dạy mà còn đảm bảo học sinh được học. Sự chuyển đổi này có ý nghĩa sâu sắc đối với các trường, sẽ chuyển từ việc tập trung vào giảng dạy sang tập trung vào việc học [15, tr. 7]. Ưu tiên hàng đầu trong các cộng đồng học tập chuyên môn là quá trình học tập. Giáo viên tiểu học trong các cộng đồng học tập chuyên môn tập trung và tham gia thảo luận với đồng nghiệp trong nhóm thông qua bốn câu hỏi quan trọng: - Chúng ta muốn mỗi học sinh học gì? - Làm thế nào chúng ta sẽ biết khi mỗi học sinh đã học điều gì? - Chúng ta sẽ trả lời như thế nào khi học sinh gặp k
Tài liệu liên quan