Tóm tắt
Dấu mốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với bản
thân Hồ Chí Minh trên hành trình tìm đường giải phóng dân tộc, mà còn có tác
động to lớn đối với cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX. Bài viết
tập trung vào phân tích hành trình đầy gian khổ, khó khăn và thử thách của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường cứu nước, cứu dân. Đồng thời,
làm rõ vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành trình Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và ánh sáng đối với cách mạng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
107|
HÀNH TRÌNH HỒ CHÍ MINH ĐẾN VỚI CHỦ NGHĨA
MÁC - LÊNIN VÀ ÁNH SÁNG ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TS. Hoàng Thị Thuận
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt
Dấu mốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với bản
thân Hồ Chí Minh trên hành trình tìm đường giải phóng dân tộc, mà còn có tác
động to lớn đối với cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX. Bài viết
tập trung vào phân tích hành trình đầy gian khổ, khó khăn và thử thách của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường cứu nước, cứu dân. Đồng thời,
làm rõ vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin, cách mạng Việt Nam.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tác phẩm Lịch sử một nền hòa bình bị bỏ lỡ, Jean Sainteny đã viết: “Ngay
từ những cuộc tiếp xúc đầu tiên với Hồ Chí Minh, tôi đã có cảm tƣởng rằng con ngƣời
khắc khổ đó, với bộ mặt thể hiện đồng thời sự thông minh, mƣu trí và tinh tế, là một
nhân vật thƣợng đẳng” [14; tr.164]. Một trong những minh chứng thể hiện sự thƣợng
đẳng của Hồ Chí Minh đó chính là hành trình vƣợt gian khó tìm ra đƣợc con đƣờng giải
phóng dân tộc Việt Nam. Con đƣờng đó chính là đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra
đƣợc “cẩm nang thần kỳ” để giải quyết các vấn đề của cách mạng Việt Nam vừa phù
hợp với nguyện vọng của nhân dân, vừa phù hợp với xu thể của thời đại. Chính vì vậy,
tiếp nhận và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã mang lại ánh sáng cho
dân tộc tộc Việt Nam khi mà cách mạng đang lâm vào khủng hoảng và bế tắc về đƣờng
lối cách mạng.
II. NỘI DUNG
2.1. Hành trình đến với chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh
Năm 1884, với việc ký kết hiệp định Patơnốt của triều đình nhà Nguyễn, Việt
Nam đã chuyển từ một nƣớc phong kiến độc lập thành một nƣớc thuộc địa nửa phong
kiến. Từ đây, một địa ngục trần gian đƣợc thực dân Pháp tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam.
Đất nƣớc bị chia cắt làm ba kỳ, với ba chế độ chính trị khác nhau, ngƣời dân Việt Nam
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|108
quằn quại dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, với hàng trăm thứ thuế vô lý, bị đầu
độc bằng rƣợu cồn, thuốc phiện và chính sách ngu dân.
Khi Hồ Chí Minh sinh ra thì nƣớc ta đã thành thuộc địa của thực dân Pháp. Do
đó, thời thơ ấu của Ngƣời bên cạnh những kỷ niệm về cuộc sống đạm bạc của gia đình
nhà nho yêu nƣớc là những ký ức về cảnh đau thƣơng, lầm than của nhân dân dƣới ách
thống trị của thực dân Pháp. Với may mắn đƣợc nghe cha và các bậc sĩ phu yêu nƣớc
bàn chuyện chính trị, Hồ Chí Minh đã từng bƣớc hiểu hơn về tình hình chính trị của đất
nƣớc. Hồ Chí Minh thấy đƣợc cuộc sống mất tự do, là nô lệ của dân tộc Việt Nam.
Ngƣời chỉ rõ: “Ngƣời An Nam không có quyền xuất bản báo chí bằng tiếng mẹ đẻ,
không có tự do hội họp và lập hội, bị tƣớc đoạt cả quyền tự do đi lại từ tỉnh này sang
tỉnh khác” [3; tr.314]; “Chúng tôi không có quyền cƣ trú và du lịch ra nƣớc ngoài;
chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học
tập” [3; tr.34-35]. Nhân dân Việt Nam bị kìm kẹp trong những chính sách khai thác và
bóc lột của thực dân Pháp vô cùng oán thán.
Với truyền thống yêu nƣớc đƣợc nuôi dƣỡng qua hàng nghìn năm lịch sử, nhiều
phong trào yêu nƣớc đã diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên, tất cả các phong trào yêu nƣớc theo
khuynh hƣớng phong kiến hay tƣ sản cũng lần lƣợt thất bại do không có đƣờng lối
đúng đắn, không tìm đƣợc giai cấp lãnh đạo và không phù hợp với nguyện vọng của
nhân dân. Chính vì vậy, khi nhận xét về con đƣờng cứu nƣớc của các vị tiền bối, Hồ
Chí Minh khẳng định: con đƣờng cứu nƣớc của cụ Hoàng Hoa Thám, “mang nặng cốt
cách phong kiến”, con đƣờng cứu nƣớc của cụ Phan Bội Châu chẳng khác gì “đuổi hổ
cửa trƣớc, rƣớc beo cửa sau” và con đƣờng cứu nƣớc của cụ Phan Châu Trinh thì
“chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thƣơng” [12; tr.12]. Từ đó, Ngƣời đã rút kinh nghiệm
về con đƣờng cứu nƣớc của các thế hệ trƣớc.
Làm thế nào để giải phóng đƣợc dân tộc và mang lại cuộc sống hạnh phúc cho
nhân dân? Có con đƣờng nào khác so với con đƣờng cứu nƣớc của các vị tiền bối
không? Sang phƣơng Tây hay tiếp tục tìm kiếm con đƣờng cứu nƣớc ở phƣơng Đông?
Đây chính là những câu hỏi luôn ngự trị trong con ngƣời của Hồ Chí Minh. Những bài
học ở trƣờng Quốc học Huế đã giúp Hồ Chí Minh tiếp cận với những khẩu hiệu Tự do -
Bình đẳng - Bác ái mà thực dân Pháp rêu rao ở Việt Nam. Hồ Chí Minh đã từng chia
sẻ: “vào trạc tuổi mƣời ba, lần đầu tiên tôi đƣợc nghe những từ Pháp Tự do - Bình đẳng
- Bác ái ... và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem
những gì ẩn dấu sau những từ ấy” [12; tr.12]. Do đó, Hồ Chí Minh quyết định phải đi
sang nƣớc Pháp xem họ làm nhƣ thế nào để quay về giúp đồng bào của mình. Bởi khi
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
109|
đó, Pháp là kinh đô ánh sáng của cả thế giới, là nƣớc văn minh và tiến bộ. Với nhãn
quan chính trị của mình, Hồ Chí Minh đã quyết định “Tây du” để thực hiện hoài bão
cứu nƣớc, cứu dân, để mở rộng đầu óc, học hỏi và tìm kiếm con đƣờng giải phóng và
phát triển dân tộc.
Sau khi tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1908), Hồ Chí Minh đã
không tiếp tục học ở trƣờng Quốc học mặc dù triển vọng thi ra làm công chức của Pháp
rất cao. Hồ Chí Minh lựa chọn vào Sài Gòn vì lúc đó Sài Gòn là nơi phát triển nhộn
nhịp và là đầu mối đƣờng đi Âu châu. Tuy nhiên, làm thế nào có thể sang đƣợc phƣơng
Tây để học hỏi và giải phóng đƣợc dân tộc? Làm thế nào để có tiền đi và đi bằng cách
nào? Với những trải nghiệm ở Sài Gòn, Hồ Chí Minh dần tìm ra câu trả lời, Ngƣời lựa
chọn một công việc lao động đầu tiên đó là làm phụ bếp cho một con tàu để có thể đi
đƣợc nhiều nƣớc. Điều này thể hiện một tƣ duy độc lập của Hồ Chí Minh so với các vị
tiền bối. Bởi cụ Phan Chu Trinh sang Pháp nhờ vào Hội nhân quyền của Pháp, cụ Phan
Bội Châu sang Nhật nhờ vào lòng "hằng tâm hằng sản" thì Hồ Chí Minh sang phƣơng
Tây bằng chính sự nỗ lực của bản thân. Do đó, ngày 6/5/1911, trên con tàu Amiran
Latusơ Tơrêvin của hãng Năm sao, từ bến cảng Nhà Rồng với tên gọi Nguyễn Văn Ba,
Hồ Chí Minh đã bắt đầu cuộc hành trình lịch sử đi tìm đƣờng cứu nƣớc.
Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc mục tiêu của chuyến đi sang phƣơng Tây là học
hỏi, tìm kiếm và lựa chọn một con đƣờng phù hợp cho dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy,
đi đến bất cứ quốc gia nào, châu lục nào, Hồ Chí Minh luôn hòa mình vào quần chúng
nhân dân, tích cực nghiên cứu để rút ra những bài học quan trọng cho bản thân. Hồ Chí
Minh có điều kiện tìm hiểu đời sống nhân dân các nƣớc thuộc địa trên thế giới và rút ra
đƣợc kết luận: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống ngƣời: giống
ngƣời bóc lột và giống ngƣời bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi:
tình hữu ái vô sản” [3; tr.287]. Vậy là, chỉ những năm tháng đầu tiên trên hành trình khám
phá thế giới, Hồ Chí Minh đã thấy đƣợc bức tranh đau thƣơng của nhân dân thế giới. Mặt
khác, kết luận đó còn đặt nền móng cho sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nƣớc với chủ nghĩa
quốc tế vô sản trong cuôc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Đến Mỹ vào cuối năm 1912, để thực hiện đƣợc mục tiêu của mình, Hồ Chí Minh
đã đi làm thuê để kiếm sống và tìm hiểu cuộc sống của nhân dân. Hồ Chí Minh đã đi
tham quan nhiều nơi ở Mỹ, trong đó có tƣợng nữ thần Tự do ở Mỹ. Bằng cảm nhận của
mình, Hồ Chí Minh đã cho mọi ngƣời thấy một sự khác biệt về tƣ duy. Nếu tất cả mọi
ngƣời đến thăm tƣợng nữ thần Tự do đều ca ngợi thì Hồ Chí Minh lại có một cái nhìn
hoàn toàn khác nó gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân Mỹ. Hồ Chí Minh đã xem
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|110
và thấy ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dƣới chân tƣợng
thần tự do thì ngƣời da đen đang bị chà đạp. Bao giờ ngƣời da đen đƣợc bình đẳng với
ngƣời da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Và bao giờ ngƣời phụ nữ
đƣợc bình đẳng với nam giới? Những câu hỏi đó đã đi ngƣợc lại với những gì tốt đẹp
mà giai cấp tƣ sản đã rêu rao trong quá trình tập hợp quần chúng nhân dân để lật đổ chế
độ phong kiến. Điều đó thể hiện một cái nhìn sâu sắc, thực tiễn nhƣ vạch trần tội ác của
chủ nghĩa đế quốc.
Cuối năm 1913, Hồ Chí Minh rời Mỹ sang Anh. Để có thể sống và học tập ở
Anh, Hồ Chí Minh đã bắt đầu từ công việc quét tuyết vô cùng nặng nhọc, đốt lò cho
đến làm thuê ở khách sạn. Cùng với đó, Hồ Chí Minh bắt đầu tự học tiếng Anh với mục
đích là có thể hiểu đƣợc văn hóa của ngƣời Anh. Điều đặc biệt là dù ở Pháp, Mỹ hay
Anh, Hồ Chí Minh luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ rất nhiệt tình bởi sự cầu thị, ham học hỏi
và lối sống vô cùng giản dị. Có thể thấy rõ, với trải nghiệm ở ba nƣớc tƣ sản lớn là Anh,
Pháp, Mỹ, Hồ Chí Minh đã từng bƣớc nhận thấy rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân và
nỗi khổ chung của nhân dân ở các nƣớc chính quốc cũng nhƣ các nƣớc thuộc địa.
Đến năm 1917, Hồ Chí Minh trở lại Pháp và tích cực học tiếng Pháp để nghiên
cứu các tác phẩm chính trị nổi bật của các triết gia. Với sự đọc thông và viết thạo, Hồ
Chí Minh đã bắt đầu viết truyện, viết báo, viết kịch và viết sách để tuyên truyền cho
nhân dân Pháp từng bƣớc hiểu đƣợc bản chất của Chính phủ Pháp. Đồng thời, giúp
nhân dân Pháp thấu hiểu nỗi khổ nhân dân ở các nƣớc thuộc địa. Họ không đƣợc khai
hóa văn minh bằng bút mà bằng gƣơm, giáo và lƣỡi lê. Qua đó, giúp nhân dân Pháp và
nhân dân các nƣớc chính quốc hiểu rõ một chân lý: “Lịch sử việc ngƣời Âu xâm chiếm
châu Phi - cùng nhƣ bất cứ lịch sử xâm chiếm thuộc địa nào - thì từ đầu đến cuối đƣợc
viết bằng máu những ngƣời bản xứ” [3; tr.352]. Vì vậy, nhân dân các nƣớc chính quốc
phải ủng hộ nhân dân các nƣớc thuộc địa trong công cuộc giải phóng hoàn toàn.
Khi Hồ Chí Minh đang hoạt động ở Pháp thì năm 1917, ở Nga, Cách mạng tháng
Mƣời dƣới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bônsêvích đã nổ ra và giành thắng lợi. Cách
mạng tháng Mƣời Nga là cuộc cách mạng vô sản điển hình đầu tiên trên thế giới. Cách
mạng tháng Mƣời Nga là sự hiện thực hóa chủ nghĩa Mác - Lênin hƣớng tới giải phóng
triệt để giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Do đó, sau này khi nói về Cách mạng
tháng Mƣời Nga, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội
chủ nghĩa tháng Mƣời có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với số phận các dân tộc
phƣơng Đông. Nó đã thức tỉnh các dân tộc bị áp bức ở châu Á, chỉ cho nhân dân các
nƣớc thuộc địa và phụ thuộc con đƣờng giải phóng, nêu gƣơng tự do dân tộc thực sự”
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
111|
[9; tr.179]. Cách mạng tháng Mƣời Nga đã mở ra một thời đại mới cho các dân tộc
thuộc địa, đó là thời đại chống đế quốc và đi theo con đƣờng cách mạng vô sản. Tuy
nhiên, tại thời điểm năm 1917 khi đang ở Pháp thì Hồ Chí Minh chƣa biết gì đến chủ
nghĩa Mác - Lênin, chƣa thấu hiểu hết ý nghĩa của Cách mạng tháng Mƣời Nga mà
Ngƣời chỉ mới thấy đƣợc ánh sáng của một cuộc cách mạng mà nó thu hút đƣợc nhân
dân tham gia dƣới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Từ năm 1914, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã nổ ra mà nguyên nhân là
do tranh giành thuộc địa để khai thác và bóc lột. Đến năm 1917, Mỹ bắt đầu trực tiếp
tham gia vào cuộc chiến tranh và đứng về phía đồng minh Anh, Pháp. Năm 1918, Tổng
thống Mỹ lúc đó là Wilson đã thông qua bản Tuyên bố 14 điểm hay còn gọi là Chủ
nghĩa Wilson. Mục đích chính của Tuyên bố 14 điểm là nhằm vẽ lại bản đồ thế giới sau
khi phe Đức, Áo, Hung, Thổ Nhĩ Kỳ bị đánh bại. Đối với Hồ Chí Minh, bản Tuyên bố
14 điểm có điểm nhấn đặc biệt ở nội dung số 5 đó là vấn đề quyền tự quyết của các dân
tộc. Do đó, năm 1919, cùng với một số ngƣời Việt Nam yêu nƣớc đang ở Pháp, Hồ Chí
Minh đã thay mặt những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc đang hoạt động ở Pháp, gửi tới Hội
nghị Versailles bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân nhân An Nam nhằm đòi các quyền
lợi thiết thực. Việc gửi bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam cũng đã chứng tỏ
Hồ Chí Minh tại thời điểm đó chƣa chịu ảnh hƣởng của chủ nghĩa Mác. Tuy nhiên, dù
không đƣợc chấp nhận nhƣng bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân nhân An Nam đã gây
một tiếng vang lớn, nó hƣớng các dân tộc thuộc địa tới một con đƣờng mới không thể
trông chờ vào chủ nghĩa Wilson trong công cuộc giải phóng hoàn toàn.
Sau Hội nghị Versailles, Hồ Chí Minh càng tích cực hoạt động chính trị thông
qua viết báo, truyện, sách. Đồng thời, Hồ Chí Minh cùng với một số đảng viên xã hội
đi quyên góp tiền trong các phố Paris để giúp cách mạng Nga vƣợt qua nạn đói do
chính sách bao vây của Pháp và các nƣớc Đồng minh. Từ đây, Hồ Chí Minh bắt đầu có
sự thay đổi, cụ thể là hƣớng về Cách mạng tháng Mƣời Nga và ở Pháp là theo cánh tả
trong Đảng xã hội Pháp.
Sự kiện đánh dấu việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh chính là
ngày 17/7/1920, qua báo Nhân đạo (L'Humanité) của Pháp, Ngƣời đã đọc Sơ thảo lần
thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin. Hồ Chí
Minh đã kể lại: “Bài đó khó hiểu, vì có những từ ngữ tôi không biết rõ. Nhƣng tôi đọc
đi đi đọc lại và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Bản luận cƣơng làm
cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tƣởng biết bao nhiêu! Tôi xúc động đến phát
khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên nhƣ đang nói trƣớc quần chúng
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|112
đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là
con đƣờng giải phóng chúng ta”. Từ đó, tôi đã có một sự lựa chọn: tán thành Quốc tế
thứ ba và hoàn toàn tin theo Leenin” [12; tr.584]. Điều này chứng tỏ, Sơ thảo lần thứ
nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin có những điểm
đặc biệt, khác hẳn về chất so với những văn kiện và các tác phẩm nổi tiếng trƣớc đó
nhƣ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, Khế
ước xã hội của J.J Rutxo... Chính điểm khác biệt đó đã giải quyết đƣợc những trăn trở
của Hồ Chí Minh suốt gần 10 năm trên hành trình tìm đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân
tộc. Bởi Hồ Chí Minh đã thấy đƣợc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin nêu cao 5 tƣ tƣởng lớn mà từ trƣớc đến năm 1920
chƣa ai đề cập đến. Đó chính là đặt vấn đề dân tộc đi đôi với vấn đề thuộc địa; những
ngƣời cách mạng ở chính quốc phải ủng hộ một cách tích cực nhất phong trào giải
phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa và lệ thuộc; các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc
không chỉ có nhiệm vụ giải phóng khỏi ách thống trị của nƣớc ngoài, mà còn phải đấu
tranh chống các lực lƣợng phản động ở ngay trong xứ mình; một nhiệm vụ lớn của
cách mạng thế giới, đoàn kết chặt chẽ giữa phong trào giải phóng dân tộc các dân tộc bị
áp bức với các nƣớc đã làm cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công; Quốc tế thứ 3
đóng vai trò bộ tham mƣu chung của cách mạng thế giới. Với 5 điểm chiến lƣợc này,
lời giải cho bài toán về cách mạng Việt Nam đã đƣợc Hồ Chí Minh giải đáp một cách
thấu đáo. Do đó, Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa của V.I. Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra đƣợc con đƣờng giải phóng dân tộc là
đi theo con đƣờng cách mạng vô sản.
Có thể thấy, 9 năm trên hành trình đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh
đã dành cả thanh xuân của mình để đi vào thực tiễn, trải qua vô vàn khó khăn thử thách
để vừa mƣu sinh, vừa hoạt động cách mạng. Chính nhờ trí tuệ uyên bác và sự kiên trì,
cầu thị, Hồ Chí Minh đã tìm ra đƣợc lời giải cho cách mạng Việt Nam đó là đi theo lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, chỉ có Hồ Chí
Minh mới thấy đƣợc giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo vào cách
mạng Việt Nam và mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt Nam.
2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã mang lại ánh sáng cho cách mạng Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành một nƣớc thuộc địa nửa
phong kiến. Bóng mây đen chủ nghĩa thực dân áp bức và bóc lột bao trùm toàn bộ xã
hội Việt Nam, bóp nghẹt sự sống của nhân dân Việt Nam. Sự thất bại của các con
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
113|
đƣờng cứu nƣớc theo các khuynh hƣớng làm cho cách mạng Việt Nam rơi vào bế tắc,
khủng hoảng. Nhƣng với việc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra đƣợc con đƣờng
giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã mang lại ánh sáng cho dân tộc Việt Nam trên con
đƣờng đi tới mục tiêu độc lập dân tộc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chia sẻ: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nƣớc ta đƣợc độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng đƣợc học hành” [5; tr.187]. Vì vậy, khi đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã hiện thực hóa “ham muốn” của mình thông qua
việc lan tỏa ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin đến cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng
Việt Nam. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhờ có Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Trung
Quốc, những ngƣời cách mạng Việt Nam đã đƣợc tiếp thu ảnh hƣởng đầy sức sống của
Cách mạng tháng Mƣời và chủ nghĩa Mác - Lênin.
Điều đó tựa nhƣ ngƣời đi đƣờng đang khát mà có nƣớc uống, đang đói mà có
cơm ăn” [9; tr.173]. Do đó, nếu chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc những ngƣời cách mạng
Việt Nam tiếp nhận và vận dụng sáng tạo thì giải quyết đƣợc mọi khó khăn của cách
mạng Việt Nam. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “Bây giờ học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều, nhƣng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là
chủ nghĩa Lênin” [4; tr.289].
Hồ Chí Minh luôn tâm niệm, có lý luận soi đƣờng thì quần chúng nhân dân hành
động mới đúng đắn, mới phát triển đƣợc tài năng và lực lƣợng vô cùng vô tận của mình
trong cách mạng. Khi đã tìm ra đƣợc “vũ khí lý luận” cho cách giai cấp và tầng lớp
trong xã hội Việt Nam, mà trƣớc hết là cho giai cấp công nhân Việt Nam đó chính là
chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin cho các
thanh niên yêu nƣớc tiến bộ để chấm dứt thời kỳ đen tối, khủng hoảng về đƣờng lối
cách mạng.
Để ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mƣời Nga đến với
dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã có những hoạt động thực tiễn vô cùng sôi nổi. Với
những trải nghiệm và tri thức thu lƣợm đƣợc trong 10 năm tìm đƣờng cứu nƣớc, Hồ
Chí Minh chủ trƣơng phải trở về nƣớc, đi vào quần chúng, thức tỉnh và đoàn kết họ,
đƣa họ ra đấu tranh giành độc lập, tự do. Hồ Chí Minh đã gắn cách mạng Việt Nam với
cách mạng thế giới thông qua thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa (1921),
xuất bản tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)... Đặc biệt là thành lập Hội
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|114
Việt Nam cách mạng thanh niên (1925), mở lớp huấn luyện cán bộ cho Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên (1925 - 1927) nhằm mục tiêu giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tất cả những bài giảng của Hồ Chí Minh cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã
đƣợc tập hợp và xuất bản thành tác phẩm Đường Kách mệnh (1927). Hồ Chí Minh
muốn lan tỏa ánh sánh của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ đối với các hội viên của
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, mà còn muốn ánh sáng đó đi vào quần chúng
nhân dân ở Việt Nam. Có nhƣ vậy, mới thổi bùng lên đƣợc ngọn lửa đấu tranh anh
dũng theo con đƣờng cách mạng vô sản.
Để chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mƣời Nga soi sáng con đƣờng
cách mạng Việt Nam, thức tỉnh quần chúng nhân dân, Hồ Chí Minh đã từng bƣớc giải
thích cho nhân dân những nội dung cơ bản về con