Tóm tắt
Với bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh đều khẳng định tính tất yếu và mục tiêu thiết lập trên thực tế
xã hội cộng sản, xã hội xã hội chủ nghĩa. Để giành được thắng lợi trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải nhận thức đầy đủ và phát huy cao
độ hệ động lực của chủ nghĩa xã hội. Tác giả bài viết đi sâu phân tích vấn đề động
lực của chủ nghĩa xã hội trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và qua đó khẳng định năng lực vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin của nhà tư tưởng vĩ đại Hồ Chí Minh.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ động lực của chủ nghĩa xã hội - Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đến Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|226
HỆ ĐỘNG LỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - TỪ QUAN ĐIỂM
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN ĐẾN HỒ CHÍ MINH
PGS.TS.GVCC. Trần Thị Minh Tuyết
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tóm tắt
Với bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh đều khẳng định tính tất yếu và mục tiêu thiết lập trên thực tế
xã hội cộng sản, xã hội xã hội chủ nghĩa. Để giành được thắng lợi trong công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất thiết phải nhận thức đầy đủ và phát huy cao
độ hệ động lực của chủ nghĩa xã hội. Tác giả bài viết đi sâu phân tích vấn đề động
lực của chủ nghĩa xã hội trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và qua đó khẳng định năng lực vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin của nhà tư tưởng vĩ đại Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Động lực, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh...
Với phƣơng pháp luận duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định tính tất
yếu trong sự diệt vong của chủ nghĩa tƣ bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản mà
giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Ra đi từ một nƣớc phƣơng Đông bị nô dịch, trong
quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc, Hồ Chí Minh đã tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin - chân
lý lớn của thời đại và trở thành ngƣời cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam (12/1920).
Từ đây, “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” không chỉ là “sợi chỉ đỏ” trong
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh mà còn là con đƣờng cứu nƣớc và phƣơng hƣớng dựng nƣớc
của nhân dân Việt Nam. Khẳng định tính tất yếu, tính ƣu việt của chủ nghĩa xã hội là
quan điểm nhất quán của chủ nghĩa Mác - Lênin và Hồ Chí Minh nhƣng để mục tiêu đó
mau chóng trở thành hiện thực, cần phải có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và
con đƣờng xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó lý luận về hệ động lực của chủ nghĩa
xã hội là một nội dung quan trọng. Công cuộc Đổi mới đang đi vào chiều sâu trên đất
nƣớc ta hiện nay đòi hỏi phải tiếp tục phát huy cao độ hệ động lực của chủ nghĩa xã
hội. Vì thế, cần phải nghiên cứu hệ động lực của chủ nghĩa xã hội trong lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để tìm ra ở đó những gợi mở về phƣơng
hƣớng hành động.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
227|
1. Hệ động lực của chủ nghĩa xã hội - khái niệm và quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin
Để nhận diện chính xác hệ thống động lực của chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết phải
luận giải các khái niệm có liên quan. “Động lực” là khái niệm đƣợc sử dụng trong
nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nếu trong kỹ thuật, “động lực” là năng lực làm cho máy
móc chuyển động thì trong xã hội, “động lực” là các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của
con ngƣời và xã hội theo chiều hƣớng tích cực. Vì thế, động lực ở đây là động lực xã
hội, gắn với con ngƣời và đặc tính của xã hội đó. Nói đến “hệ động lực của chủ nghĩa
xã hội” là nói đến các nhân tố thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm đạt
tới mục tiêu thiết lập trên thực tế chế độ xã hội chủ nghĩa theo những nguyên lý, quy
luật mà chủ nghĩa xã hội khoa học đã đề ra.
Sinh thời, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin không viết tác phẩm chuyên
biệt nào về hệ động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội mặc dù đã ý thức rõ về sự cần
thiết phải tìm ra động lực. Ph. Ăngghen từng nhấn mạnh: “Muốn nhận thức đƣợc các
quy luật chi phối lịch sử phải tìm đƣợc những yếu tố kích thích, thúc đẩy con ngƣời
hành động trên thực tế đƣa đến những biến đổi lịch sử, tức là tìm ra những động lực
phát triển xã hội”1. Nhƣ vậy, động lực với tƣ cách là nhân tố thúc đẩy sự phát triển
chính là “chìa khóa” để “giải mã” quy luật lịch sử. Bằng phán đoán khoa học và từ thực
tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc Nga, trong nhiều tác phẩm, C. Mác, Ph. Ăngghen,
V.I. Lênin đã chỉ ra một số nhân tố chủ đạo đóng vai trò thúc đẩy tiến trình xây dựng
xã hội xã hội chủ nghĩa và làm gia tăng tính tích cực của những ngƣời xây dựng chế độ
mới. Đó thực chất chính là hệ động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội trong quan
điểm của các ông. Nổi bật hơn cả là một số động lực sau đây:
Thứ nhất, đứng trên lập trƣờng duy vật và phƣơng pháp biện chứng, đầu tiên, các
nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định tầm quan trọng của động lực kinh tế
đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Ra đời với tƣ cách là một “nấc thang” phát
triển cao hơn chủ nghĩa tƣ bản, chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển nhất thiết
phải có nền kinh tế phát triển cao với lực lƣợng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu
về những tƣ liệu sản xuất chủ yếu. Vì thế, xét về bản chất, cách mạng xã hội chủ nghĩa
có nội dung kinh tế.
Tuy nhiên, lợi ích vật chất luôn là cái “huyệt đạo” nhạy cảm nhất của một nền
kinh tế; tức là trong động lực kinh tế, có động lực lợi ích. Nói về tầm quan trọng của
1
C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.438.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|228
động lực lợi ích, C. Mác từng tổng kết: “Tất cả cái gì mà con ngƣời đấu tranh để giành
lấy, đều dính liền đến lợi ích của họ”2 và “một khi “tƣ tƣởng” tách rời “lợi ích” thì nhất
định nó sẽ tự làm nhục nó”3 . Khi con ngƣời là “tổng hòa các quan hệ xã hội” thì thực
chất quan hệ xã hội chính là quan hệ lợi ích với một số dạng thức cơ bản nhƣ lợi ích cá
nhân, lợi ích tập thể, lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, lợi ích nhân loại, lợi ích vật chất,
lợi ích tinh thần Ngay cả các cuộc đấu tranh giai cấp, xét đến cùng, đều là cuộc đấu
tranh vì lợi ích của giai cấp mình. Các ông còn cho rằng “ở đâu không có lợi ích chung
thì ở đó không thể có sự thống nhất về mục đích và không thể có sự thống nhất về hành
động đƣợc”4. Nhƣ vậy, lợi ích vật chất không chỉ là nhân tố tạo lên tính tích cực của
con ngƣời mà nó còn là “chất keo” tạo nên sự đoàn kết, đồng thuận của một tổ chức.
Rõ ràng là không thể gia tăng tính tính cực của những con ngƣời xây dựng chế độ mới
nếu không đảm bảo cho họ lợi ích chính đáng, “sát sƣờn”; cũng không thể tạo ra mối
quan hệ hài hòa giữa cá nhân và xã hội nếu nhƣ không làm cho “lợi ích riêng của con
ngƣời cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài ngƣời”5.
Không chỉ khẳng định về mặt lý luận, bằng việc ban hành Chính sách kinh tế mới
(NEP), V.I. Lênin đã dùng “đòn bẩy kinh tế”, “đòn bẩy lợi ích” để kích thích sáng kiến,
nhiệt huyết của ngƣời sản xuất, đặc biệt là nông dân. Kết quả mà NEP mang lại đã
chứng minh tính đúng đắn trong dự đoán của Lênin, rằng từ nƣớc Nga của Chính sách
kinh tế mới sẽ nảy sinh nƣớc Nga xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: Dân chủ là một
động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, dân
chủ vừa là hình thức nhà nƣớc với sự thừa nhận quyền lực thuộc về ngƣời dân, vừa là
một giá trị vĩnh hằng mà loài ngƣời luôn hƣớng tới. Rất coi trọng vấn đề dân chủ nên
trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Bƣớc thứ nhất
trong cuộc cách mạng công nhân là giai cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là
giành lấy dân chủ”6. Sau này, từ thực tế lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nƣớc Nga, V.I. Lênin đã so sánh dân chủ tƣ sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ông
khẳng định rằng, mặc dù dân chủ tƣ sản là một bƣớc tiến dài so với chế độ quân chủ
phong kiến nhƣng tựu chung, đó vẫn là nền dân chủ của số ít; sự tiến bộ của nền dân
2
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.109.
3
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.122.
4
C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.21.
5
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.199-200.
6
C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.626.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
229|
chủ đó là kết quả của cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân lao động chứ không phải do
“hảo tâm” của giai cấp tƣ sản. Ngƣợc lại, dân chủ vô sản bảo đảm quyền làm chủ cho
số đông và nó đƣợc xây dựng trên nền tảng của chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất -
cơ sở để xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội. Vì thế, “chế độ dân chủ vô sản so với
bất cứ chế độ dân chủ tƣ sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”7.
Nói về vai trò của dân chủ với tƣ cách là một động lực của chủ nghĩa xã hội, V.I.
Lênin nhấn mạnh: “Không thể có một chủ nghĩa xã hội thắng lợi mà lại không thực
hiện dân chủ hoàn toàn”8. Điều này là đƣơng nhiên bởi dân chủ xã hội chủ nghĩa sẽ
phát huy quyền tự do cá nhân, tính tự giác, năng lực sáng tạo, tính hăng hái của đông
đảo quần chúng lao động - chủ nhân của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi
mọi tiềm năng, tiềm lực trong quảng đại quần chúng nhân dân đƣợc giải phóng thì tất
yếu xã hội sẽ chuyển động theo chiều hƣớng tích cực.
Thứ ba, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin rất coi trọng động lực văn hóa,
đặc biệt là vai trò của giáo dục và khoa học- kỹ thuật đối với sự phát triển của chủ
nghĩa xã hội. Bàn về vai trò của văn hóa trong việc hình thành tƣ cách của ngƣời cộng
sản - lực lƣợng tiên phong trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I. Lênin đã
nói: “Ngƣời ta chỉ có thể trở thành ngƣời cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình
bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra”9. Rõ ràng là chủ
nghĩa xã hội đƣợc thiết lập bằng quyết tâm chính trị của đông đảo quần chúng lao động
dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhƣng “một ngƣời không biết chữ là ngƣời đứng ngoài
chính trị”10. Do chủ nghĩa xã hội chỉ đƣợc tạo dựng bởi những con ngƣời có học vấn,
có văn hóa nên “giai cấp vô sản không những chỉ tạo ra tầng lớp trí thức của riêng
mình, mà còn thu nạp cả những ngƣời ủng hộ mình trong tất cả và mọi ngƣời có học
thức”11. V.I. Lênin lý giải: “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh
vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã
hội đƣợc, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bƣớc tiến có ý thức và có tính quần chúng để
đi đến một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tƣ bản dựa trên cơ sở
những kết quả mà chủ nghĩa tƣ bản đạt đƣợc”12. Từ đó, V.I. Lênin đƣa ra luận điểm
7
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.312.
8
V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.324.
9
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.362.
10
V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.218.
11
V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.480.
12
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.217.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|230
“văn hóa vô sản = chủ nghĩa cộng sản”13, xây dựng văn hóa xã hội chủ nghĩa tức là xây
dựng xã hội cộng sản. Nhƣ vậy, văn hóa vừa là đặc trƣng, vừa là động lực của chủ
nghĩa xã hội.
Muốn có chủ nghĩa xã hội, con ngƣời xây dựng nó phải là con ngƣời có tri thức,
có đạo đức nhƣng tri thức, đạo đức lại là sản phẩm của hoạt động giáo dục. Vì thế, tất
yếu giáo dục cũng là một động lực của chủ nghĩa xã hội. Nói về vai trò của giáo dục,
V.I. Lênin đã chỉ rõ: Một trong những con đƣờng tất nhiên phải dẫn tới chủ nghĩa cộng
sản thật sự là giáo dục, bởi một điều hiển nhiên dễ thấy là trong xã hội ấy, những thành
viên đã đƣợc giáo dục làm lợi cho xã hội hơn là những thành viên ngu dốt, không có
văn hóa. Từ thực tế đó, nhiệm vụ cấp thiết của chính quyền mới là thanh toán nạn mù
chữ, tổ chức lại hệ thống giáo dục để từng bƣớc nâng cao trình độ học vấn cho nhân
dân. Mặt khác, ông yêu cầu công dân của chế độ mới phải có trách nhiệm không ngừng
học tập; mọi sự lơ là việc học đều là tội lỗi.
Chủ nghĩa xã hội nhất thiết phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến hơn, hiện đại
hơn so với chủ nghĩa tƣ bản nên những ngƣời xây dựng chế độ mới nhất thiết phải “làm
chủ đƣợc kỹ thuật cao nhất”, phải “cải tổ lao động của nhân dân theo thành tựu mới
nhất của khoa học và kỹ thuật”14 hiện đại. Khi Lênin nhấn mạnh rằng, “kẻ nào có kỹ
thuật cao hơn, có trình độ tổ chức và kỷ luật cao hơn, có những máy móc tốt hơn thì kẻ
đó sẽ thắng”15, tức là ông đã khẳng định vai trò của khoa học kỹ thuật với tƣ cách là
động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định động lực quan trọng
nhất là động lực con người bởi các động lực khác phải thông qua động lực con ngƣời
mới trở thành sức mạnh. Câu nói “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” không chỉ
đúng trong cách mạng vô sản mà còn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho
dù Đảng Cộng sản là lực lƣợng dẫn đƣờng nhƣng nếu “chỉ trông vào bàn tay những
ngƣời cộng sản để xây dựng xã hội cộng sản, đó là một tƣ tƣởng hết sức ngây thơ.
Những ngƣời cộng sản chỉ là một giọt nƣớc trong đại dƣơng, một giọt nƣớc trong đại
dƣơng nhân dân”16. Điều đó có nghĩa là, bản thân sự lãnh đạo của một Đảng tiên phong
đã là một động lực nhƣng quần chúng cách mạng cũng là động lực to lớn mà Đảng cần
phát huy.
13
V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 51, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.382.
14
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.220.
15
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.144.
16
V.I. Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.117.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
231|
Một điều cần lƣu ý: Bên cạnh động lực, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin
cũng nhận diện các trở lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa - các căn bệnh tồn tại
trong chính thể mới nhƣ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. V.I. Lênin từng khẳng định:
Bản chất của căn bệnh quan liêu là tƣ tƣởng địa vị, danh lợi, là việc thoát ly quần
chúng và đứng trên quần chúng, là thói “kiêu ngạo cộng sản”. Thấu hiểu sự nguy hiểm
của căn bệnh này đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ông đã cảnh báo:
“Toàn bộ công việc của tất cả các cơ quan kinh tế của chúng ta bị khốn khổ trƣớc hết
về tệ quan liêu Nếu có cái gì sẽ làm tiêu vong chúng ta thì chính là cái đó”17. Từ đó,
V.I. Lênin yêu cầu: “Bất cứ biểu hiện nào của thái độ quan liêu dù nhỏ đến đâu cũng sẽ
bị thẳng tay trừng phạt”18. Do quan liêu, tham ô, lãng phí, hối lộ luôn là bạn đồng hành
của nhau nên cùng lúc phải đấu tranh chống tất cả các vấn nạn đó trong hàng ngũ
những ngƣời cộng sản.
Khi Mác và Ăngghen còn sống thì chƣa có cuộc cách mạng vô sản nào giành
thắng lợi; lý luận về chủ nghĩa xã hội mà các ông đƣa ra chƣa đƣợc kiểm chứng trên
thực tế. Đến thời của V.I. Lênin, mặc dù có hơn 6 năm lãnh đạo nƣớc Nga Xô viết
nhƣng ông đã mất nhiều thời gian, tâm lực vào việc chấm dứt tình trạng nội chiến và
giữ vững chính quyền cách mạng. Vì thế, lý luận về hệ động lực phát triển của chủ
nghĩa xã hội mới đƣợc các ông phác thảo trên nét lớn và phần lớn chỉ ở dạng dự báo.
Tuy nhiên, với bộ óc thiên tài và sự mẫn cảm chính trị, những dự báo đó vẫn là những
dự báo khoa học, mang giá trị của “kim chỉ nam” để những ngƣời mácxit của mọi thời
đại tiếp tục bổ sung và phát triển.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về hệ động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trên cơ sở kế thừa, phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và thấu
tỏ tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đƣa ra quan điểm
của mình về hệ động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội.
Một là, Hồ Chí Minh khẳng định động lực quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội
chính là con người xã hội chủ nghĩa. Ngƣời nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trƣớc hết cần có những con ngƣời xã hội chủ nghĩa”19. Đó là những con ngƣời yêu
nƣớc, có ý thức làm chủ tập thể, có tinh thần “mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình”,
có tác phong làm việc khoa học Dù con ngƣời xã hội chủ nghĩa là con ngƣời thấm
17
V.I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 54, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.235.
18
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.350.
19
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 13, tr.66.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|232
nhuần lý tƣởng cộng sản nhƣng là nhà duy vật mácxít, Hồ Chí Minh vẫn cho rằng phải
đảm bảo lợi ích, trƣớc hết là lợi ích vật chất chính đáng của ngƣời lao động. Để giải
quyết vấn đề này, Ngƣời đã đề xuất chủ trƣơng thực hiện chính sách khoán, thƣởng,
phạt công minh. Trong bài “Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy dệt Nam Định”
(4/1957), Ngƣời nói: “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó
khuyến khích ngƣời công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là
ích chung và lại lợi riêng”20.
Đề cao tầm quan trọng của các “đòn bẩy” kinh tế nhƣng Hồ Chí Minh không coi
đó là “chìa khóa vạn năng”để nâng cao tính tích cực của ngƣời lao động bởi nhiều khi
cách mạng đòi hỏi sự hy sinh lớn đến mức không có giá trị vật chất nào có thể bù đắp
đƣợc. Vì thế, cần phát huy cả động lực chính trị, tinh thần mà trƣớc hết là sức mạnh
của dân chủ. Hồ Chí Minh khẳng định dân chủ mang lại sáng kiến, sự hăng hái, đoàn
kết và vì thế, “thực hành dân chủ cũng là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi
khó khăn”21. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc phải thực sự coi trọng và đảm bảo quyền “là
chủ” và “làm chủ” của nhân dân. Cũng cần phải sử dụng vai trò điều chỉnh của các yếu
tố tinh thần khác nhƣ lý tƣởng chính trị, văn hóa, đạo đức, sự hiểu biết về pháp luật để
qua đó nâng cao ý thức tự giác và năng lực cống hiến của mỗi con ngƣời. Tóm lại, theo
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, con ngƣời xã hội chủ nghĩa là động lực trực tiếp của chủ nghĩa
xã hội nhƣng để tạo dựng đƣợc những con ngƣời nhƣ thế thì cần có một chiến lƣợc
khoa học, toàn diện với hệ thống động lực vật chất và tinh thần thiết yếu nhằm nâng
cao tính tích cực của con ngƣời.
Hai là, Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao các động lực của văn hóa truyền thống là
chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Từ năm 1924, khi Quốc tế Cộng sản đang đẩy
cao vai trò của đấu tranh giai cấp, Hồ Chí Minh đã dũng cảm khẳng định: “Chủ nghĩa
dân tộc là động lực lớn của đất nƣớc Ngƣời ta sẽ không thể làm gì cho ngƣời An
Nam nếu không dựa trên cái động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”22.
Chúng ta biết rằng: Điều kiện sinh tồn, công cuộc dựng nƣớc, giữ nƣớc gian khổ
của dân tộc Việt Nam đã nâng lòng yêu nước - một sắc thái tình cảm mà dân tộc nào
cũng có trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - một khái niệm bao gồm cả lòng yêu
nƣớc, ý chí giữ nƣớc, tri thức giữ nƣớc và hệ lý luận về lòng yêu nƣớc. Đây chính là
20
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.537- 538.
21
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.325.
22
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, tập 1, tr.511-513.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
233|
dòng chủ lƣu của văn hóa Việt Nam; là giá trị đạo đức đầu bảng, là kim chỉ nam hành
động, là tiêu chuẩn để phân định mọi sự đúng - sai, tốt - xấu, nên - chăng của ngƣời
Việt. Thấu hiểu và tự hào về truyền thống đó, Hồ Chí Minh đã viết: “Dân ta có một
lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta”23. Để phát huy sức
mạnh của chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam trong sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc”, Hồ
Chí Minh đã phát động phong trào Thi đua ái quốc trong quảng đại quần chúng nhân
dân. Bằng cách này, Ngƣời đã biến cái “quốc sự” thành cái “dân sự”, biến lòng yêu
nƣớc mang tính trừu tƣợng thành công việc thƣờng nhật để ai ai cũng có thể tham gia.
Đáng chú ý là, mặc dù hoạt động trong bối cảnh Quốc tế Cộng sản đang rơi vào
xu hƣớng “tả khuynh” với biểu hiện rõ nét là đề