Hệ thống đại học và các đề án tái cấu trúc hệ thống đại học Trung Quốc 30 năm qua

Tóm tắt: Từ sau công cuộc Cải cách - mở cửa, hệ thống đại học Trung Quốc có những điều chỉnh và tái cấu trúc lớn. Những điều chỉnh và tái cấu trúc này liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các đại đề án nhắm tới xây dựng những đại học hàng đầu thế giới, xứng đáng với tiềm lực kinh tế-văn hóa quốc gia. Bài viết này là một tổng thuật các đại dự án đại học đầy tham vọng đề xuất trong vòng 30 năm qua tại quốc gia này.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống đại học và các đề án tái cấu trúc hệ thống đại học Trung Quốc 30 năm qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI HỆ THỐNG ĐẠI HỌC VÀ CÁC ĐỀ ÁN TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC 30 NĂM QUA Lê Thời Tân, Bùi Ngọc Kính Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Từ sau công cuộc Cải cách - mở cửa, hệ thống đại học Trung Quốc có những điều chỉnh và tái cấu trúc lớn. Những điều chỉnh và tái cấu trúc này liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các đại đề án nhắm tới xây dựng những đại học hàng đầu thế giới, xứng đáng với tiềm lực kinh tế-văn hóa quốc gia. Bài viết này là một tổng thuật các đại dự án đại học đầy tham vọng đề xuất trong vòng 30 năm qua tại quốc gia này. Từ khóa: Công cuộc Cải cách, mở cửa, hệ thống đại học Trung Quốc, Đại học hàng đầu thế giới Nhận bài ngày 10.3.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.3.2020 Liên hệ tác giả: Lê Thời Tân; Email: lttan@daihocthudo.edu.vn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại học Trung Quốc trước 1949 (Trung Hoa Dân Quốc) nhìn chung theo mô hình Âu- Mĩ. Từ sau 1949 (Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa Quốc) qua vài lần điều chỉnh đã chuyển sang mô hình Liên Xô. Từ Cải cách-Mở cửa, đặc biệt là từ thập niên 1990, hệ thống đại học Trung Quốc có những điều chỉnh và tái cấu trúc lớn. Có thể quan sát thấy các thay đổi ấy thông qua việc điểm lược việc thực hiện các đề án lớn của nhà nước Trung Quốc trong 30 năm qua. 2. NỘI DUNG 2.1. Mô tả chung về hệ thống đại học Trung Quốc hiện nay Điều 16 - Chương 2 Luật giáo dục đại học Trung Quốc (《中华⼈⺠共和国高等教育 法》) Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Cao đẳng Giáo dục pháp - (Higher Education Law of the People's Republic of China, 1999) phân rõ “Giáo dục đào tạo sau trung học chia thành Đào tạo chuyên khoa, Đào tạo đại học và Đào tạo Nghiên cứu sinh”[1]. Đào tạo TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 7 “chuyên khoa” (专科教育 - bằng cao đẳng). Đây là loại hình đào tạo hướng tới giáo dục ngành nghề cụ thể, thường có tính ứng dụng hơn là khoa học cơ bản. Có thể xem loại hình này tương tự như hệ thống trường cao đẳng và trường nghề của Việt Nam. Thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm. Sinh viên tốt nghiệp có quyền thi liên thông lên đại học (Trung Quốc gọi tắt là “专升本”). Đào tạo “bản khoa” (本科教育 - học vị cử nhân Bachelor's Degree). Đây chính là bậc học tương đương với đại học ở nước ta. Giáo dục đại học Trung Quốc cũng quy định ngoài việc đào tạo chuyên ngành còn đảm bảo nội dung truyền thụ tri thức khoa học cơ bản (識 教育 General Education hay Liberal Education). Cũng như Việt Nam, tại Trung Quốc đào tạo đại học được xem là bậc đào tạo cao hơn cao đẳng. Do đó thi đầu vào cũng khó hơn và thời gian đào đạo tạo dài hơn: phổ biến 4 năm, một số trường kĩ thuật và ngành y 5 năm hoặc lâu hơn. Sinh viên tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc được cấp cùng lúc hai loại giấy tờ - Chứng chỉ Tốt nghiệp (chứng nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học) và Văn bằng Cử nhân (học vị, Trung Quốc gọi “cử nhân” tốt nghiệp đại học là “học sĩ”, bằng cao học gọi “thạc sĩ”, tốt nghiệp nghiên cứu sinh gọi “bác sĩ” tức tương đương danh từ Hán Việt “tiến sĩ” của ta). Nếu đào tạo cao đẳng ở nước ta hiện nay có thể liên thông lên đại học thì trong một số ngành đại học ví dụ ngành y ở một số trường đại học tại Trung Quốc cũng có hình thức “liên thông” như sau: sinh viên học liên tục một khóa kéo dài đến 7-8 năm để tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo, cụ thể cùng một lúc với việc được cấp hai bằng - bằng đại học và bằng cao hơn là thạc sĩ hay tiến sĩ. Ví dụ chuyên ngành y học lâm sàng học 8 năm đào tạo tại Đại học Phúc Đán (Thượng Hải 复旦大学 Fudan University, 1905) hay Học viện Y học Liên hiệp Bắc Kinh (北京协和医学院 Peking Union Medical College) (1917) - thuộc Đại học Thanh Hoa 清華大學; bính âm: Qinghua Daxue, tên giao dịch quốc tế: (Tsinghua University) và Đại học Y khoa Sơn Tây (山西医科大学 Shanxi Medical University). Đào tạo nghiên cứu sinh (研究生教育 Postgraduate education) của Trung Quốc như thông lệ toàn thế giới được xem là bậc trên của đào tạo đại học và phân thành hai bậc là thạc sĩ và tiến sĩ (tại Trung Quốc học cao học đã gọi là “nghiên cứu sinh”). Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Quốc gia Trung Quốc (国家教育发展研究 中心 National Center for Education Development Research) phân chia giáo dục đại học tại Trung Quốc thành bốn loại hình như sau: 1) Đại học nghiên cứu (研究型大学) đặt lên hàng đầu việc nghiên cứu học thuật, ưu tiên đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực chất lượng cao (nói rõ đây là đại học có sự cân bằng giữa đào tạo số lượng nghiên cứu sinh và cử nhân, thậm chí số lượng nghiên cứu sinh chiếm tỉ trọng lớn hơn so với cử nhân); 2) Đại học kết hợp nghiên cứu và giảng dạy (教学研究型大学). Loại hình đại học này có đặc điểm chủ yếu giảng dạy sinh viên và thạc sĩ, những chuyên ngành có tính cách hành nghề chuyên nghiệp có thể đào tạo đến bậc tiến sĩ nhưng không đào tạo 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI sinh viên chuyên khoa; 3) Đại học giảng dạy (教学型大学); 4) Trường chuyên khoa và dạy nghề (高等专科学校和高等职业学校): Đào tạo sinh viên hành nghề cụ thể, chủ yếu là để đáp ứng linh hoạt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương (tỉnh, thành) [2]. 2.2. Các đại đề án liên quan hệ thống đại học của Trung Quốc 30 năm qua 2.2.1. Đề án 985 - “Trường đại học hàng đầu thế giới” Đề án 985 (985 工程 Project 985) là kế hoạch của Bộ Giáo dục Trung Quốc đặt ra với tham vọng phát triển một số lượng các trường đại học hàng đầu thế giới, đặc biệt là đại học nghiên cứu. Tên gọi của đề án có xuất xứ từ sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân (江泽民) phát biểu nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đại học Bắc Kinh (Peking University)1 tháng 5/1998: "Nhằm mục đích thực hiện đại hoá, nước ta cần phải có những trường đại học hàng đầu của thế giới" [3]. Sau sự kiện đó, Bộ Giáo dục Trung Quốc (中华⼈⺠共和国教育部 The Ministry of Education) ra “Kế hoạch hành động chấn hưng giáo dục hướng tới thế kỉ 21”2 đồng thời quyết định lấy thời gian phát biểu của lãnh tụ để đặt tên “Đề án 985” (tháng 5/1998). [4]3 Các trường thuộc Đề án 985 đều là những trường đại học trọng điểm của Trung Quốc. Ban đầu con số đó là 9 trường (Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Phúc Đán, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Chiết Giang, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Đại học Nam Kinh, Đại học Giao thông Tây An, Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân - gọi tắt là nhóm C9). Thực ra, ban đầu Đề án xác định danh sách 10 trường: 9 trường đã kể cộng với 1 vị trí giành cho Đại học Nam Khai và Đại học Thiên Tân sau khi hai trường này sát nhập làm một. Bộ Giáo dục Trung Quốc và Thành phố Thiên Tân từng dùng điều kiện được lọt vào vị trí thứ 10 trong Đề án 985 này để gây áp lực hai Đại học Nam Khai và Đại học Thiên Tân phải sát nhập làm một4. Sau sự kiện đó, 9 trường đã có tên trong Đề án 985 tạo thành “Liên minh 9 trường” (九校联盟). Qua các giai đoạn cấp ngân sách (giai đoạn 2 cấp 2004, giai đoạn 3 cấp 2010) đến 2011, danh sách các trường đi vào Đề án 985 đã lên đến con số 39 trường, phân chia thành: 36 trường loại A, 3 trường loại B. 2.2.2. Đề án 211 - “Xây dựng 100 trường đại học trọng điểm” 1 Đại học Bắc Kinh (北京大學 Beijing Daxue Bắc Kinh Đại học, tiếng Anh Peking University), tên viết tắt trong tiếng Trung là 北大, Beida Bắc Đại). Phiên âm Hán ngữ hiện đại là Beijing Daxue trong phiên âm trên huy hiệu trường vẫn là Peking. 2 Nguyên văn《面向 21世纪教育振兴行动计划》 3 Tiếng Trung Quốc nói năm trước tháng sau ngày sau cùng. 4 Đại học Nam Khai 南開大學 (Nankai University) thành lập 1919; Đại học Thiên Tân 天津大学 thành lập 1895. Cả hai trường này đều ở thành phố Thiên Tân. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 9 Đề án 211 (211 工程 Project 211)5 được khởi động từ đầu thập niên 90 thế kỉ 20 thực hiện chủ trương “Xây dựng khoảng 100 trường đại học trọng điểm cùng một số chuyên ngành trọng điểm” [5]. Một trong những mục tiêu của đề án này là hệ thống hóa lại mạng lưới đại học Trung Quốc. Rất nhiều trường đại học trực thuộc một số bộ, ngành trước đó đã được giao lại quyền quản lý cho Bộ Giáo dục, nhiều trường phải sát nhập. Trên nền tảng đó, Bộ giáo dục lên một danh sách ước định 100 trường đại học được ưu tiên ngân sách phát triển thành “đại học trọng điểm”. Việc lựa chọn vào danh sách đề án kéo dài cả thập niên. Đến tháng 3/2011 bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố khóa danh sách này. Bốn năm sau đó, tức từ sau 2014, Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng ít nhắc đến các đề án này. Mặc dù vậy, nhờ vào các đợt cấp ngân sách từ đề án này mà các đại học lớn của Trung Quốc đã được hiện đại hóa về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên có bước phát triển vượt bậc về chất. Từ 2015 hai đề án 985 và 211 không còn thấy trong kê dẫn “các trọng tâm công tác” của Bộ Giáo dục Trung Quốc nữa. Nổi lên hàng đầu lại là một kế hoạch mới - “Kế hoạch Tài năng chuyên ngành cho các trường đại học (高等学校学科创新引智计划 Plan 111 - Program of Introducing Talents of Discipline to Universities) [6]. 2.2.3. “Kế hoạch 111 - Tài năng chuyên ngành cho các trường đại học” Tháng 6/2016 Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố các thông tư của Quốc hội thông báo về việc chấm dứt hiệu lực của các văn bản liên quan Đề án 985 và Đề án 211. Trong đó hai thông tư quan trọng nhất là “Biện pháp quản lý thực thi xây dựng Đề án 985” và “Biện pháp quản lý thực thi xây dựng Đề án 211”. Thông tư này ban hành ngày 3/6/2016. 2.2.4. “Đề án các trường đại học và các chuyên ngành hàng đầu thế giới” Ngày 29/6/2016 Bộ Giáo dục Trung Quốc tuyên bố đem gộp các Đề án 211, 985 vào một Đại đề án mới “Đề án các trường đại học và các chuyên ngành hàng đầu thế giới” (世 界一流大学和一流学科 The World First Class University and First Class Academic Discipline Construction Double First-rate, gọi tắt là “Song Nhất Lưu 双一流”6). Tháng 9/21017 Bộ Giáo dục Trung Quốc thông báo danh sách xác định “Các trường đại học và các chuyên ngành hàng đầu thế giới”. Tổng cộng 112 trường đã nêu trong Đề án 211 giờ đây lại được đưa nguyên vào đại đề án mới này. Từ năm 2015, Trung Quốc thông qua đề án xây dựng “Các trường đại học và các chuyên ngành hàng đầu thế giới” (世界一流大学和一流学科 The World First Class University and First Class Academic Discipline Construction Double First-rate) [7]. Đề án này đặt mục tiêu phát triển toàn diện các trường đại học ưu tú của Trung Quốc và các khoa 5 Hàm nghĩa của tên gọi dự án này là “Dự án xây dựng 100 trường đại học trọng điểm cùng một các ngành đào tạo trọng điểm hướng tới thế kỉ 21” 6 Tiếng Trung “一流” âm Hán Việt là “nhất lưu”. Chúng tôi tạm dịch là “hàng đầu”. 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI khoa riêng lẻ của họ thành các cơ sở đào tạo đẳng cấp thế giới vào cuối năm 2050 (lần lượt từng nhóm trường đạt dần mục tiêu này qua các thập niên 2020, 2030 và hoàn toàn vào giữa thế kỉ 21). Danh sách đầy đủ các đại học và ngành học nằm trong đề án này đã được công bố vào tháng 9 năm 2017, gồm 42 trường đại học hạng nhất (36 trường loại A và 6 trường loại B) cùng 465 ngành học hạng nhất (thuộc 140 trường bao gồm các trường đại học hạng nhất). Đứng đầu danh sách 36 đại học hạng A là Đại học Bắc Kinh (Peking University), Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University)7, Đại học hàng không vũ trụ Bắc Kinh (北京航空航天大学 Beihang University), Đại học Công nghệ Bắc Kinh (北京理工 大学 Beijing Institute of Technology), Đại học Sư phạm Bắc Kinh (北京师范大学 Beijing Normal University), Đại học Nam Khai (南开大学 Nankai University), Đại học Giao thông Thượng Hải (Shanghai Jiaotong University), Đại học Phúc Đán (复旦大学 Fudan University), Đại học Hải dương Trung Quốc (中国海洋大学 Ocean University of China), Đại học Khao học Kĩ thuật Quốc phòng (国防科技大学 National University of Defense Technology), Đại học Trung Sơn (中山大学 Sun Yat-sen University), Đại học Khoa học Kĩ thuật Trung Quốc (中国科学技术大学 University of Science and Technology of China). Danh sách 465 ngành học hạng nhất thế giới cũng gắn liền với từng đại học hàng đầu thế giới nêu trên. Đi kèm với “Đại học hàng đầu thế giới” là những “Chuyên ngành hạng nhất thế giới”. Ví dụ Đại học Bắc Kinh đứng đầu về số lượng “chuyên ngành hạng nhất thế giới” (41 chuyên ngành), kế đó là Đại học Thanh Hoa (34 chuyên ngành), ba trường có số chuyên ngành ở mức 17, 18 là Đại học Phúc Đán, Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Chiết Giang. Đại học Nam Kinh có 15 chuyên ngành. Đại học Bắc Kinh là một trường đại học tổng hợp, có thể nêu tên một số chuyên ngành của trường này có mặt trong “Danh sách 465 ngành học hạng nhất thế giới”: Triết học, Kinh tế học, Luật học, Chính trị học, Xã hội học, Lý luận chủ nghĩa Mác, Tâm lý học, Văn học và Ngôn ngữ Trung Quốc, Khảo cổ học, Toán học, Vật lý học, Vật lý học địa cầu, Thống kê học, Cơ học, Y học cơ bản, Y học lâm sàng, Y học dự phòng và vệ sinh công cộng, Dược học, Kĩ thuật và Kho học Điện tử, Công trình và Điều khiển học, Quản lý và Chính sách Xã hội, Quản lý và Thương mại, Đại học Thanh Hoa có tính chất là trường đại học bách khoa, ngoài những chuyên ngành cũng được chọn như Đại học Bắc Kinh còn có những chuyên ngành riêng của trường như: Công trình cơ giới, Công trình và khoa học vật liệu, Kiến trúc, Xây dựng, Kĩ thuật và khoa học hạt nhân, Kĩ thuật và Khoa học Máy tính, Quy hoạch Thành thị và Nông thôn, Thủy lợi, Tài chính và Kế toán, Vận trù học và Thống kê học. Liệt kê tên gọi các chuyên ngành trên cũng có thể được xem là sự phản ánh tình hình đào tạo của các chuyên ngành của các Đại học khác trên toàn quốc. Trong “Danh sách 465 7 Cũng như trường hợp Đại học Bắc Kinh, phiên âm Hán ngữ hiện đại tên trường Đại học Thanh Hoa là Qinghua Daxue, nhưng trong phiên âm trên huy hiệu trường vẫn là Tsinghua. TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 38/2020 11 ngành học hạng nhất thế giới” cũng có những chuyên ngành “đặc sản” của Đại học nhất định - ví dụ Luyện kim, Công trình khai khoáng của Đại học Khoa học Kĩ thuật Bắc Kinh ( 北京科技大学 University of Science and Technology Beijing), Truyền hình-Điện ảnh và Sân khấu, Khoa học Truyền thông và Tin tức của Đại học Báo chí Truyền thông Trung Quốc (中国传媒大学 Communication University of China), Kĩ thuật và Khoa học Vũ khí của Đại học Công nghệ Bắc Kinh (北京理工大学 Beijing Institute of Technology), Đông dược học của Đại học Trung Y Dược Thiên Tân (天津中医药大学 Tianjin University of Traditional Chinese Medicine), Công trình Dầu Khí của Đại học Dầu Khí Trung Quốc Hoa Đông (中国石油大学 China University of Petroleum - East China). 3. KẾT LUẬN Đa nguyên hóa mô hình là xu hướng chủ đạo của đại học Trung Quốc hiện nay. Xu hướng đó phù hợp với việc chuyển từ trường đại học đơn ngành thành đại học đa ngành là của đại học thế giới trong thế kỉ 21. Bởi vì hiện nay, chúng ta đã thấy sự phát triển của kinh tế xã hội yêu cầu một nguồn nhân lực đa dạng với sự phân hóa trình độ cao thấp nhưng mở rộng về năng lực và tay nghề, sự thích ứng với chuyển đổi linh hoạt các công việc. Xu hướng này đang dần trở thành xu hướng chủ đạo tại Việt Nam. Trong vòng không đầy vài thập niên qua, chúng ta đã được chứng kiến cơn sốt các trường đại học đơn ngành, chuyên ngành chuyển thành đại học đa ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 江泽⺠在庆祝北京大学建校⼀百周年大会上的讲话, 4/5/1998 2. /面向 21 世纪教育振兴行动计划 3. 211 工程”简介 4. 高等学校学科创新引智计划 30 YEARS OF RECONSTRUCTING THE UNIVERSITY SYSTEM IN CHINA Abstract: After China’s Reforms and Opening-up, the Chinese university system has witnessed a lot of reconstruction and changes that directly related to some significant projects of establishing the world’s top universities. The school system was aimed to reflect the potential of national culture and economy. This article is an overview of these ambitious projects in terms of making top universities in China in more than 30 years. Keywords: China’s Opening-up, Chinese higher education system, the world’s top university
Tài liệu liên quan