1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc và yêu cầu
+ Nhiệm vụ
Thanh truyền góp phần vào quá trình biến đổi chuyển động
tịnh tiến của
pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu và ngược lại.
+ Điều kiện làm việc
Thanh truyền làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao chịu áp lực,
chịu lắc và va đập, chịu ứng suất cơ lớn, chịu ăn mòn hoá học do
dầu bôi trơn biến chất ở nhiệt độ cao, chịu mài mòn ở các ổ đỡ
(bạc lót đầu trên, bạc lót đầu dưới)
7 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô - Chương 4: Thanh truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4: Thanh truyền
1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc và yêu cầu
+ Nhiệm vụ
Thanh truyền góp phần vào quá trình biến đổi chuyển động
tịnh tiến của
pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu và ngược lại.
+ Điều kiện làm việc
Thanh truyền làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao chịu áp lực,
chịu lắc và va đập, chịu ứng suất cơ lớn, chịu ăn mòn hoá học do
dầu bôi trơn biến chất ở nhiệt độ cao, chịu mài mòn ở các ổ đỡ
(bạc lót đầu trên, bạc lót đầu dưới).
+ Yêu cầu
Các thành phần của thanh truyền phải có độ bền và tính tin cậy
cần thiết, trong
phạm vi chất lượng vật liệu đã chọn.
Độ chống mài mòn và khả năng làm việc của các ổ đỡ cao.
2. Đặc điểm cấu tạo
Thanh truyền được dập bằng thép 40X. Thanh truyền được
chia làm 3 phần:
đầu nhỏ, thân thanh truyền, đầu to.
+ Đầu nhỏ thanh truyền
Chốt pittông được lắp tự với đầu nhỏ thanh truyền, giữa chốt
pittông và đầu nhỏ có bạc lót có dạng một ống hình trụ. Bạc lót
và chốt pittông được bôi trơn cưỡng bức do dẫn đầu từ trục khuỷu
dọc theo thân thanh truyền
Trên đầu nhỏ có vấu lồi để điều chỉnh trọng tâm thanh truyền
cho đồng đều giữa các xylanh và cũng tại đầu nhỏ của tay biên
bạc được chế tạo dạng ống, có khoan 3 lỗ dẫn dầu bôi trơn và
được lắp bằng cách ép.
+ Thân thanh truyền
Tiết diện thanh truyền thay đổi từ nhỏ đến lớn kể từ đầu nhỏ đến
đầu to.
Thanh tuyền có tiết diên chữ I, đảm bảo độ cứng lớn nhất, có
sức bền theo hai phương.
Trong thân thanh truyền có đường dẫn dầu bôi trơn, đường dẫn
dầu bôi trơn có dạng nghiêng nhằm làm giảm lưu lượng của dầu
theo quán tính của động cơ khi làm việc ở tốc độ cao.
Hình 1.7 : Thanh
truyền
+ Đầu to thanh truyền
Đầu to thanh truyền được cắt làm 2 nửa, bạc biên thanh truyền
được chế tạo
dạng bạc 2 nửa, bạc phía trên có lỗ khoan và gia công rãnh dầu bôi
trơn.
+ Bulông thanh truyền
Là chi tiết dùng để lắp ghép các nửa đầu to thanh truyền hoặc
lắp ghép đầu to thanh truyền với thân thanh truyền. Trong quá
trình sử dụng nếu bulông thanh truyền bị đứt sẽ phá hoại nghiêm
trọng các chuyển động và đôi khi cả bộ khung động cơ.
+ Bạc lót thanh truyền
Trong động cơ ôtô, máy kéo ổ trục và ổ chốt đều là ổ trượt.
Vì vậy, ở đầu
thanh truyền thường dùng bạc lót dày hoặc bạc lót mỏng có tráng
hợp kim nhôm.
1.2.2.3. Trục khuỷu
1. Nhiệm vụ, điều kiện làm việc và yêu cầu
+ Nhiệm vụ
Trục khuỷu là một trong những chi tiết quan trọng nhất,
cường độ làm việc lớn nhất và giá thành cao nhất của động cơ đốt
trong. Trục khuỷu là nơi tiếp nhận lực tác dụng trên pittông truyền
qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành
chuyển động quay của trục để truyền công suất ra ngoài.
+ Điều kiện làm việc
Trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí cháy, lực quán tính.
Các lực tác dụng gây ra ứng suất uốn và xoắn trục, hiện tượng
dao động dọc và dao động xoắn, làm động cơ rung động và mất
cân bằng.
+ Yêu cầu
Tuổi thọ động cơ chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thọ trục khuỷu vì
vậy trục khuỷu
cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có sức bền lớn, độ cứng vững lớn, trọng lượng nhỏ và ít mòn.
- Có độ chính xác gia công cao, bề m ặt làm việc có độ bóng bề mặt,
độ cứng cao.
- Không xảy ra hiện tượng dao động cộng hưởng trong phạm
vi tốc độ sử
dụng.
Kết cấu trục khuỷu phải đảm bảo tính cân bằng và tính đồng
đều của động cơ nhưng phải dễ chế tạo.
2. Đặc điểm cấu tạo (hình 1.8)
Đựơc dập bằng thép 45 cổ thanh truyền có hốc lắng cặn ly tâm.
Để trục không dịch dọc, ở gối đỡ chính thứ 3 có 2 nửa vòng
đệm hãm, đặt ở hai bên mặt đầu thanh truyền. Mômen siết nắp
thanh truyền là 13-15 kGm và nắp bạc cổ chính là 20-22kGm.
+ Đầu trục khuỷu
Là nơi lắp bánh răng dẫn động bơm nước, bơm dầu bôi trơn,
bơm cao áp, bánh đai để dẫn động quạt gió và đai ốc khởi động để
khởi động bằng tay. Một số động cơ người ta còn lắp bộ giảm dao
động xoắn của hệ trục ở đầu trục. Ở động
cơ tăng áp, trên đầu trục khuỷu còn có cơ cấu phụ để dẫn động
bơm tăng áp, bơm
quét khí, máy nén khí.v.v
+ Cổ biên
Để giảm trọng lượng trục khuỷu, cổ biên làm rỗng, có tác
dụng chứa dầu bôi trơn bạc lót đầu dưới thanh truyền và giảm
khối lượng chuyển động quay của cơ cấu trục khuỷu-thanh
truyền.
+ Cổ chính
Các cổ chính thường có cùng một kích thước đường kính.
Đường kính cổ chính chọn theo kết quả tính toán sức bền, điều
kiện hình thành dầu bôi trơn, quy định về thời gian sử dụng và
số lần sửa chữa lớn.
Hình 1.8 : Trục khuỷu máy DT-75 tháo rời
kê trên giá đỡ
Má khuỷu là bộ phận nối liền cổ chính và cổ biên. Hình dáng
má khuỷu phụ
thuộc động cơ, trị số áp suất khí thể và tốc độ quay trục khuỷu.
Đuôi trục khuỷu lắp các cơ cấu truyền dẫn công suất (bánh
đà, khớp nối, bánh đai).