Trong hệ thống pháp luật Việt Nam quyền thừa kế là một chế định quan trọng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Hiến pháp Việt Nam luôn khẳng định quyền thừa kế tài sản của cá nhân: ''Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế tài sản của công dân" (Điều 58 của Hiến pháp 1992). Trên cơ sở đó Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 1996 đã dành một chương quy định về thừa kế theo di chúc (từ Điều 649 đến Điều 676). Các quy định về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự vừa mang tính khái quát cao vừa chi tiết ,đầy đủ hơn so với Pháp lệnh thừa kế ban hành năm 1990.
39 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống Luật thừa kế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam quyền thừa kế là một chế định quan trọng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Hiến pháp Việt Nam luôn khẳng định quyền thừa kế tài sản của cá nhân: ''Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế tài sản của công dân" (Điều 58 của Hiến pháp 1992). Trên cơ sở đó Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 1996 đã dành một chương quy định về thừa kế theo di chúc (từ Điều 649 đến Điều 676). Các quy định về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự vừa mang tính khái quát cao vừa chi tiết ,đầy đủ hơn so với Pháp lệnh thừa kế ban hành năm 1990. Về cơ bản, các quy định về thừa kế theo di chúc trong BLDS năm1995 đã có vai trò đáng kể trong việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế phát sinh trong đời sống, góp phần không nhỏ vào việc ổn định tình hình xã hội và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Việc áp dụng các quy định thừa kế theo di chúc trong BLDS để giải quyết, xet xử các án kiện thừa kế hoặc trong việc công chứng chứng thực di chúc thời gian qua đã thu được những kết quả nhất định, song do phạm vi một số quy phạm pháp luật còn mang tính chất cô đọng, khái quát nên chưa điều chỉnh hêt được các quan hệ thừa kế theo di chúc phát sinh, nhất là vào thời kỳ hiện nay, khi mà đời sống dân sự ngày càng đa dạng , phức tạp do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Khi giải quyết các vụ việc cụ thể , Toà án và các cơ quan Nhà nước khác không tránh khỏi những lúng túng,vướng mắc.
Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự về thừa kế theo di chúc, nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi nhận thấy một số vướng mắc có tính khái quát sau:
Thứ nhất , cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất.
Các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng trong BLDS chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản mang tính chất khái quát . Sau gần bảy năm áp dụng pháp luật vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành luật có giá trị pháp lý như Nghị định, Thông tư ... Hiện nay việc giải thích vẫn tham khảo Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán -Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế (nay đã hết hiệu lực pháp luật). Ngoài ra, để khắc phục tình trạng lúng túng và vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc Toà án nhân dân tối cao đã có các công văn giải đáp các thắc mắc của các toà án địa phương hoặc hướng dẫn chung trong hội nghị tổng kết công tác xét xử trong toàn ngành ... Các hướng dẫn vẫn chưa giải quyết hết các vấn đề vướng mắc đối với các cơ quan áp dụng pháp luật ; có những điểm trong nội dung hướng dẫn chưa rõ chưa cụ thể nên nhiều trường hợp việc áp dụng pháp luật không thống nhất.
Thứ hai, pháp luật có quy định nhưng khi áp dụng phát sinh các tình huống khó xử lý.
Nhiều quy phạm pháp luật trong BLDS đã không còn phù hợp với thực tiễn nên cần điều chỉnh cho phù hợp như thừa kế theo di chúc quyền sử dụng đất, di sản dùng vào viêc thờ cúng, hình thức của di chúc ... Các vấn đề trên khi có tranh chấp xảy ra các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất lúng túng khi áp dụng pháp luật để giải quyết . Thục tiễn có trường hợp một vụ việc kéo dài nhiều năm do phải xét xử nhiều lần với các quyết định khác nhau nên làm giảm niềm tin của nhân dân vào các cơ quan áp dụng pháp luật, để tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ gia đình kéo dài, nếu không giải quyết kịp thời dẫn đến vi phạm hình sự.
Thứ ba, việc giải quyết các trường hợp thừa kế theo di chúc tuỳ từng vụ việc phải áp dụng các quy định khác nhau.
Mặc dù từ ngày 01 tháng 07 năm 1996 BLDS có hiệu lực thi hành nên về nguyên tắc các văn bản trước đây hết hiệu lực thi hành. Đối với việc thứa kế mở trước khi BLDS được ban hành hiện nay mới yêu cầu giải quyết thì tuỳ từng thời điểm phải áp dụng các quy định pháp luật khác nhau như thừa kế nhà ở thuộc sở hữu tư nhân mở trước ngày 01/07/1991 thì áp dụng Nghị quyết 58/1998/QH -10 về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/07/1991 hoặc áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đối với những trường hợp mở thừa kế từ ngày 10/09/1990 đến ngày 30/06/1996. Khi giải quyết các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét thời điểm mở thừa kế để chọn văn bản pháp luật và quy phạm pháp luật để giải quyết chính xác. Thực tế nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ đã không thực hiện đúng Nghị quyết của Quốc hội hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong việc thừa kế di sản.
PHẦN 1
VIỆC ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN THỪA KẾ
1.Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
*Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
Quyền thừa kế theo quy định tại khoản 1 Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và Điều 648 của Bộ luật dân sự bao gồm quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình và quyên yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
- Đối với việc mở thừa kế trước ngày 01-07-1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và Nghị quyết 02/ HĐTP ngày 19-10-1990.
Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kê mở trước ngày 01/07/1991 có liên quan đến di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/07/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
- Đối với trường hợp mở thừa kế từ ngày 01/07/1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thưùa kế là 10 năm theo Điều 648 của Bộ luật dân sự.
* Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thưà kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản
-Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/07/1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản được thực hiện theo quy định tại điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và Nghị quyết 02/ HĐTP ngày 19-10-1990.
Nếu nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản được phát sinh trước ngày 01/07/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/07/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
- Đối với trường hợp mở thứa kế từ ngày 01/07/1996 thì căn cứ vào các điều 639,640 ,418 và các quy định khác của pháp luật để giải quyết.
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thưà kế.
Trường hợp thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thùa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thưà kế và có văn bản xác nhận là đồng thưà kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó trở thành tài sản chung của những người thưà kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế , mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
Trong trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản thì việc chia tài sản chung đó thực hiện theo di chúc.
+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thoả thuận về mỗi phần được hưởng khi có nhu cầu chia di sản, thì việc chia tài sản chung đố thực hiện theo thoả thuận của họ.
+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thưà kế không thoả thuận về mỗi phần được hưởng khi có nhu cầu chia di sản, thì việc chia tài sản chung đo thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
+ Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thưà kế không trực tiếp quản lý, sử dụng di sản đó mà do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoạc thuê mượn theo uỷ quyền thì các thừa có quyền khởi kiện người khác để đòi lại di sản.
PHẦN 2: THỪA KẾ THEO DI CHÚC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚCTRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
I. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc
1.Khái niệm di chúc
Thừa kế là một loại quan hệ xã hội, là việc chuyền giao tài sản của người chết cho những người còn sống. Với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế, thừa kế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Trong thời kỳ này việc thừa kế nhằm chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn sống được tiến hành trên cơ sở huyết thống và do phong tục, tập quán riêng của từng thị tộc, bộ lạc. Trong cuốn Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Angghen đã viết: "Theo chế độ mẫu quyền, thì tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn nên lâu nay trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó theo những bà con nghĩa là cho những người cùng huyết tộc với mẹ"
Với ý nghĩa là một loại quan hệ xã hội, thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của loài người. Do vậy, quan hệ thừa kế phát minh và tồn tại ngay trong cộng sản nguyên thuỷ, xã hội mà nhà nước và pháp luật chưa ra đời. Đến khi xuất hiện giai cấp đối kháng và nhà nước ra đời đã ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị, theo đó thừa kế đã được thừa nhận (quyền thừa kế).
Quyền thừa kế của cá nhân có nghĩa là quyền để lại di sản của mình cho người khác theo di chúc hay theo pháp luật.
Ngay từ khi ban hành Pháp lệnh thừa kế quyền thừa kế đã được quy định, hiện nay trong Bộ luật dân sự đã quy định rõ quyền thừa kế của cá nhân tại điều 634. Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự thì quyền thừa kế của cá nhân có hai nội dung cơ bản đó là quyền để lại di sản và quyền hưởng di sản. Mỗi cá nhân đều có quyền bình đẳng trong việc định đoạt tài sản của mình và có quyền hưởng tài sản thừa kế không phân biệt trai, gái, dân tộc, tôn giáo... như pháp luật của chế độ cũ trước đây.
- Quyền để lại di sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Pháp luật quy định bất cứ ai đều có quyền lựa chọn hình thức chuyển dịch tài sản "thực hiện quyền định đoạt" thông qua các hình thức khác nhau trong đó có lập di chúc để lại tài sản cho người khác hoặc để lại theo pháp luật. Nếu việc chuyển dịch tài sản dưới dạng thừa kế thì di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế. Pháp luật dân sự Việt Nam rất tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự nên trong chế định thừa kế thì thừa kế theo di chúc được quy định trước thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên quyền để lại thừa kế theo di chúc phải trong khuôn khổ quy định của pháp luật nghĩa là phải tuân theo pháp luật. Di chúc phải đảm bảo điều kiện theo quy định pháp luật. Nếu không có việc định đoạt tài sản bằng di chúc hoặc di chúc bất hợp pháp thì di sản mình được chia theo pháp luật.
Bên cạnh việc quy định quyền để lại di sản thừa kế của cá nhân thì pháp luật còn quy định quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân, tổ chức theo di chúc và quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân theo pháp luật. Quyền hưởng di sản này không chỉ đối với những cá nhân đang tồn tại mà còn áp dụng đối với những cá nhân chưa sinh ra nhưng đã thành thai vào thời điểm mở thừa kế nhưng với điều kiện "sinh ra và còn sống". Do vậy, pháp luật dân sự Việt Nam bảo hộ quyền hưởng di sản thừa kế của cá nhân trên cơ sở bình đẳng không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, khả năng nhận thức, độ tuổi... Đây là những quy định hết sức tiến bộ so với các văn bản pháp luật trước năm 1945 ở nước ta, thể hiện bản chất của chế độ XHCN.
Ở nước ta, khái niệm di chúc được sử dụng trong nhiều văn bản pháp luật được ban hành trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo Bộ dân luật Bắc Kỳ 1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ 1936, khái niệm chúc thư được sử dụng để bày tỏ ý chí là sau khi chết thì của cải được sử dụng, phân chia ra làm sao: " Chúc thư là giấy tờ ghi ý định sau cùng của người quá cố về việc sử dụng di sản" [Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thuật ngữ di chúc đựơc sử dụng trong nhiều văn bản pháp luật như thông tư 81/TT của Toà án nhân dân tối cao năm 1981, Pháp lệnh thừa kế năm 1990. Khái niệm di chúc chính thức được quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995, tại Điều 649 như sau: "Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết". Theo quy định trên thì di chúc là hình thức thể hiện ý chí của cá nhân cụ thể trong việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do vậy, di chúc mang các đặc điểm sau đây:
* Di chúc là ý chí đơn phương của một cá nhân để chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác. Di chúc chỉ là hình thức chứa đựng ý chí của người lập di chúc về việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của họ cho người khác sau khi chết. Hay nói cách khác, di chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên chủ thể (người có tài sản), còn ý chí của bên kia (người hưởng thừa kế theo di chúc) không có ý nghĩa trong việc quyết định hiệu lực của di chúc.
* Di chúc được lập phải theo một hình thức nhất định. Quyền định đoạt là một nội dung quan trọng của quyền sở hữu nói chung và của người lập di chúc nói riêng. Tuy nhiên, người có tài sản định đoạt bằng việc lập di chúc thì phải tuân theo hình thức và trình tự pháp luật quy định thì di chúc mới hợp pháp.
* Di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người lập di chúc chết). Do đặc điểm này nên di chúc hoàn toàn khác với hợp đồng dân sự. Nếu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự là thời điểm giao kết thì thời điểm có hiệu lực của di chúc là khi người lập di chúc chết. Sự định đoạt trong di chúc là thể hiện ý chí đơn phương của người có tài sản, vì vậy khi còn sống người lập di chúc vẫn còn quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc đã lập.
2.Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của người đã chết cho người còn sống theo ý chí quyết định của người đó khi còn sống.
Pháp luật dân sự quy định cá nhân có tài sản thuộc sở hữu của mình có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, trong đó có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Sự tự do ý chí trong việc lập di chúc là một trong các yếu tố quyết định hiệu lực pháp luật của di chúc. Việc lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện trong việc định đoạt không bị bất cứ áp lực nào ảnh hưởng đến quyết định trong di chúc. Để đảm bảo yếu tố tự nguyện pháp luật quy định thừa kế theo di chúc phải đảm bảo các điều kiện nhất định: Năng lực chủ thể của người lập di chúc, nội dung của di chúc phải phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc phải tuân theo quy định của pháp luật... Khi đảm bảo các điều kiện của pháp luật thì phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc; trong trường hợp không đảm bảo các điều kiện do pháp luật quy định thì không được pháp luật thừa nhận.
Tóm lại, thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản, quyền tài sản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo sự định đoạt của người đó bằng di chúc hợp pháp khi còn sống.
II. Khái quát pháp luật dân sự Việt Nam về thừa kế theo di chúc
Thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng là một loại quan hệ pháp luật. Do đó, các quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc ở mỗi nhà nước, mỗi chế độ xã hội khác nhau có nội dung khác nhau phụ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị và điều kiện kinh tế - xã hội.
Theo tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ có thể chia quá trình phát triển của pháp luật về thừa kế của di chúc theo ba giai đoạn sau đây:
1. Giai đoạn trước năm 1945
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã từng tồn tại các triều đại phong kiến và Pháp thuộc. Trong thời kỳ phong kiến tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến toàn bộ quan hệ xã hội ở nước ta. Nhất là từ thời Lê các tư tưởng Nho giáo đã được các giai cấp phong kiến đề lên thành luật. Do ảnh hưởng của các tư tưởng Nho giáo pháp luật phong kiến đề cao vai trò của người đàn ông, trọng nam khinh nữ, tiêu biểu là pháp luật triều Lê và triều Nguyễn.
Dưới thời Lê, các Điều 374, Điều 375, Điều 376, Điều 380 và Điều 388 Bộ quốc triều hình luật quy định việc lập di chúc. Di chúc của bố mẹ đòi hỏi phải làm dưới dạng một tài liệu gọi là chúc thư (hay bản di chúc). Mẫu bản di chúc như sau:
"Tại phủ ..., huyện ..., tổng ..., xã ..., thôn ... chúng tôi người cha tên là ... đã cảm thấy sức khoẻ trở nên xấu đi ... làm tại đây bản chúc thư này ".Như vậy, chúc thư thường được lập khi cha mẹ đã đến tuổi cao, đã thấy khó khăn trong việc quản lý tài sản của bản thân họ. Chúc thư bằng văn bản phải theo những hình thức pháp luật quy định: nếu người làm chúc thư không biết chữ thì chúc thư cần phải được xã trưởng viết và chứng thực. Việc pháp luật cho phép người biết chữ có thể tự viết di chúc của mình cho thấy điều đòi hỏi trên là nhằm bảo vệ người chúc thư có thể xảy ra bởi người thứ ba (giả mạo, lừa dối trong việc lập di chúc).
Về giá trị pháp lý của chúc thư pháp luật quy định một khi chúc thư đã được lập, tài sản của bố mẹ sẽ được phân theo ý chí của cha mẹ trong di chúc, phần dành cho người con nào vi phạm sẽ bị thu hồi "Nếu con cái nào kiện cáo đòi chia lại sẽ bị phạt 80 trượng, đồ làm khao đinh, lấy lại ruộng của phần đã chia " (Đoạn 78 Hồng Đức thiện chính thư).
So với thời Lê, pháp luật thời Nguyễn trong Bộ hoàng việt luật lệ các quy định về thừa kế trong di chúc hạn chế hơn, chỉ khi nào di chúc cha mẹ có chia cho con gái có quyền hưởng.
Khi phân tích pháp luật thừa kế trong pháp luật thời Lê và thời Nguyễn trong tục lệ truyền thống Việt Nam, án lệ và học thuyết pháp lý thời Pháp thuộc đã rút ra kết luận chế độ thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng được xây dựng trên ba nguyên tắc chủ yếu:
- Tín ngưỡng và việc thờ cúng tổ tiên: Việc tín ngưỡng và thờ cúng tổ tiên đã ăn sâu vào mỗi gia đình Việt Nam với quan niệm truyền thống là thờ cúng những người đã khuất. Bởi vậy, mỗi gia đình đều có một bàn thờ và người thực hiện việc thờ cúng tổ tiên chủ yếu được giao cho con trai hoặc cháu trai. Để đảm bảo có của cải vật chất để thờ cúng người có tài sản khi lập di chúc có quyền dành một phần gọi là "hương hoả". Các tài sản này hiện nay gọi là di sản dùng vào việc thờ cúng và được chuyển giao theo một chế độ pháp lý đặc biệt (sẽ phân tích ở phần sau).
- Chế độ phụ quyền: Chế độ phụ quyền tồn tại và là công cụ có hiệu quả trong việc quản lý gia đình và chuyển giao khối tài sản trong nội bộ gia đình. Trong lĩnh vực thừa kế người chủ gia đình có quyền truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều con cháu, có quyền lập di chúc cho những người được hưởng thừa kế ... các quyền này chủ yếu tập trung vào người đàn ông, chủ gia đình.
- Chữ hiếu: Theo quy tắc từ xưa đòi hỏi con cháu phải vâng lời cha mẹ, ông bà. Bất kỳ sự phản kháng nào của con cháu đối với các quyết định của ông bà, cha mẹ đều coi như vi phạm đạo hiếu và đều bị chế tài bằng phân chia di sản, người con nào kiện cáo đòi chia lại tài sản sẽ bị phạt, lấy lại kỷ phần đã chia.
Dưới thời Pháp thuộc ở nước ta tồn tại ba Bộ dân luật áp dụng cho ba miền: Bộ dân luật Bắc Kỳ (năm 1931), Bộ dân luật Trung Kỳ (năm 1936), Bộ dân luật Nam Kỳ (năm 1883).
Cả ba bộ dân luật đều quy định điều kiện lập chúc thư hết sức khắt khe vì việc thừa kế theo di chúc không có đến bù [11, trang 1106] cụ thể như sau:
Về đối tượng: Chắc chắn và xác định, có thể là một phần hay toàn bộ di sản nhưng phải nói rõ, phải thuộc quyền sử dụng của người lập chúc, chồng không thể lập chúc để sử dụng quyền hưởng dụng, thụ lợi của vợ goá mình.
Về người lập chúc thư: Phải có đủ trí khôn. Nếu di chúc do người điên lập hoặc lập trong lúc mất trí thì có thể bị huỷ bỏ. Ngoài ra người lập chiếu thư phải không có tì tích (bị cầm tay viết, bị doạ nạt); người lập di chúc phải thành niên hay thoát quyền (Điều 321 DLB, Điều 313 DLT), phải trên 21 tuổi (Bộ DLGY).
Cả ba bộ dân luật đều quy định vợ cả, vợ lẽ không thể lập chúc thư trong thời kỳ hôn thú và chỉ được lập chúc thư sử dụng của riêng mình với sự ưng thuận của chồng, đến khi chồng chết thì đàn bà goá mới có quyền lập chúc thư.
Pháp luật cũng quy định hình thức của chúc thư bao gồm ba loại:
+ Chúc thư do chưởng khế lập: Công chúc thư do trưởng kế viết tay, người lậ