I. Tầm vóc của cuộc khủng hoảng
Giáo dục đại học Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng. Điều đó có nghĩa là thất bại
của hệ thống giáo dục trong việc đáp ứng nhu cầu chuyển đổi xã hội và kinh tế của
Việt Nam đã được công nhận rộng rãi. Thực tế này đã được thành thật thừa nhận
trong Kế hoạch Cải cách Giáo dục Đại học 2006-2020 của Bộ GD&ĐT: “Yếu kém
lớn nhất, gây nhiều lo lắng trong xã hội và làm trở ngại tiến trình công nghiệp hoá -
hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là sự bất cập về khả năng đáp ứng của hệ
thống giáo dục đại học đối với yêu cầu đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá và nhu cầu học tập của nhân dân” 18Vì vậy bản báo cáo này sẽ
không dừng lại ở những sự kiện nói lên tình trạng khủng hoảng. Chỉ cần một chút
quan sát là đủ để thấy rõ điều này.
Việt Nam thậm chí không có đến một trường đại học có chất lượng được công nhận.
Không một trường Việt Nam nào xuất hiện trong những bảng xếp hạng các trường đại
học hàng đầu châu Á đang được sử dụng rộng rãi (dù những bảng ấy cũng có vấn đề).
Về mặt này Việt Nam thậm chí còn cách biệt cả các nước Đông Nam Á, phần lớn đều
có ít nhất một vài trường đỉnh cao có chất lượng được quốc tế công nhận. Các trường
đại học Việt Nam bị cô lập với tri thức hiện đại của quốc tế, như ta có thể thấy qua số
lượng ít ỏi về công bố khoa học thể hiện trong Bảng 1.Tuy không phải là hoàn hảo,
nhưng số lượng trích dẫn trong các tạp chí khoa học có uy tín là một trong những chỉ
báo đáng tin cậy nhất về năng lực khoa học của một quốc gia.19 Một số người đã cố
gắng giải thích tình trạng hoạt động nghèo nàn ấy bằng sự hạn chế về khả năng ngôn
ngữ. Luận điểm ấy không thuyết phục; tiếng Anh ngày nay là ngôn ngữ quốc tế của
khoa học và các nhà khoa học không có kiến thức tiếng Anh chuyên ngành gần như
chắc chắn sẽ không có khả năng đóng góp có ý nghĩa đáng kể trong lĩnh vực chuyên
ngành của họ. Giáo sư Võ Tòng Xuân, người đoạt giải Magsaysay Award, nguyên đại
biểu quốc hội, hiệu trưởng danh dự của Trường Đại học An Giang, đưa ra một cách
giải thích khác:
“Đội ngũ GS/PGS, giảng viên lãnh đạo khoa học hiện nay phần lớn là sản phẩm của giáo dục
Liên Xô cũ nên phương pháp tiếp cận khoa học theo chuẩn quốc tế còn bị hạn chế, cho nên từ
cách làm nghiên cứu đến cách viết bài báo cáo cũng không gần với chuẩn quốc tế, nhất là
cách sử dụng xác suất thống kê để phân tích dữ liệu. Ngay cả cơ quan chuẩn nhất về khoa học
công nghệ của Việt Nam là Bộ KHCN, mẫu đăng ký đề tài KHCN cũng không theo chuẩn
quốc tế. Vì thế khi các GS/PGS và giảng viên làm NCKH hoặc hướng dẫn sinh viên làm
nghiên cứu thường mắc phải kiểu làm không chuẩn này nên bài báo cáo khó vượt qua được
phản biện quốc tế. Do đó ít có bài báo được tạp chí khoa học quốc tế đăng.”20
Việt Nam không phải là ngoại lệ trong các nước đang phát triển. Nghiên cứu thực
hiện năm 2004 của David A. King cho thấy rằng 31 quốc gia chiếm tới 97,5% tổng số
trích dẫn khoa học trên toàn thế giới.21 Đối với King, ý nghĩa của điều này quả khắc
nghiệt: “Việc phát triển kinh tế bền vững trong thị trường thế giới cạnh tranh cao độ
ngày nay đòi hỏi phải gắn trực tiếp với việc tạo ra tri thức.”22 Nói cách khác, tình
trạng hiện nay của khoa học Việt Nam là một mối đe dọa đối với sự phát triển tiếp tục
về kinh tế xã hội. Bảng 2 cho thấy các nhà khoa học Việt Nam tụt hậu như thế nào so
với các đồng nghiệp trong vùng của họ trong việc tạo ra những đổi mới có tính khả thi
về mặt thương mại hóa.
68 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống Quản trị với cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng một trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú:
Hệ thống Quản trị với cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng
một trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao cho Việt Nam
Các tác giả: Ben Wilkinson, Laura Chirot
Người dịch: Phạm Thị Ly
THÁNG 1- 2010
Mục lục
Giới thiệu
A. Tổng quan .............................................................................................................. 3
B. Nguy cơ và triển vọng ............................................................................................ 5
C. Chính sách của nhà nước Việt nam ........................................................................ 6
D. Cuộc tranh luận ở tầm quốc gia ............................................................................. 7
E. Về bản báo cáo này ................................................................................................. 8
PHẦN MỘT. Giáo dục ñại học Việt Nam ngày nay
I. Tầm mức khủng hoảng .............................................................................................. 10
II. Chính sách ñối với giảng viên .................................................................................. 15
PHẦN HAI . Về một trường ñại học nghiên cứu hiện ñại
I. Những ñặc ñiểm ñáng mong muốn của một trường ñại học nghiên cứu Việt Nam . 16
1. Cung ứng những chương trình ñào tạo có chất lượng cao nhất ............................ 17
2. Tạo ra những kiến thức mang lại lợi ích cho xã hội ............................................. 17
3. Liên kết với dòng chảy tri thức toàn cầu............................................................... 17
4. Thu hút những người thông minh nhất và tốt nhất ............................................... 18
II. Về hệ thống quản trị ................................................................................................. 18
A. Tự do Học thuật ................................................................................................... 19
B. Tự chủ................................................................................................................... 19
C. Trách nhiệm giải trình và sự minh bạch .............................................................. 21
D. Tài chính ổn ñịnh ................................................................................................. 22
E. Cơ chế chọn lọc dựa trên tài năng ....................................................................... 23
F. Khát vọng tự so sánh mình với những gì tốt nhất ................................................ 24
G. Cạnh tranh ............................................................................................................ 25
III. Vai trò của Nhà nước: kiểm soát hay giám sát ? ................................................... 25
IV. Vấn ñề Tài chính, Tư nhân hóa và Lợi ích công ................................................... 27
V. Vai trò của Hợp tác quốc tế ..................................................................................... 31
A. Những hoạt ñộng giao lưu theo truyền thống ...................................................... 32
B. Những chương trình ñào tạo nhập khẩu từ nước ngoài ........................................ 33
C. Xây dựng cơ chế vận hành của nhà trường ......................................................... 34
PHẦN BA. Nghiên cứu một số trường hợp ñiển hình
I. Trung Quốc ................................................................................................................ 37
II. Ấn Độ ....................................................................................................................... 41
III. Hàn Quốc ............................................................................................................... 47
PHẦN BỐN. Một số ñề xuất về chính sách
1. Cung cấp tài chính cho sự tham gia lâu dài của các ñối tác quốc tế ...................... 50
2. Chọn cách tiếp cận “tạo luồng ưu tiên” ................................................................ 51
3. Tập trung vào xây dựng chỉ một trường .............................................................. 53
4. Đầu tư trọng ñiểm vào nguồn vốn con người ...................................................... 54
5. Bắt ñầu bằng giáo dục bậc ñại học ....................................................................... 55
PHỤ LUC 1 . Viện Khoa học Công nghệ Châu Phi
PHỤ LỤC 2 . Phải chăng nhiều tiền hơn nữa sẽ là câu trả lời?
Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 3 of 68
Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú:
Hệ thống Quản trị với cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng
một trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao
cho Việt Nam
“Tôi tin rằng rất cần phải nhấn mạnh là ñối với hầu hết các nước ngày nay, phát
triển nguồn nhân lực và xây dựng nguồn vốn con người là một vấn ñề cực kỳ quan
trọng, nếu không muốn nói là một vấn ñề sống còn của quốc gia. Trong trường hợp
Malaysia, chúng tôi cho rằng quả thật ñây là vấn ñề sống chết.”
Abdullah Bin Ahmed Badawi, Thủ tướng Malaysia, 2006
Giới thiệu1
A. Tổng quan
Tri thức và nguồn vốn con người ngày nay ñang là ñộng lực chủ yếu của sự phát triển
kinh tế và là nhân tố quyết ñịnh năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Kết quả của
việc hình thành nền kinh tế tri thức là vai trò của các trường ñại học nghiên cứu trong
tiến trình phát triển nay ñã thay ñổi. Các trường ñại học nghiên cứu ñào tạo những
sinh viên tài năng nhất của ñất nước bất kể hoàn cảnh kinh tế xã hội của họ. Những
người tốt nghiệp từ các trường ñại học này sẽ phục vụ xã hội bằng những cách thức
quan trọng, với tư cách những nhà cải cách, những doanh nhân, nhà quản lý, viên
chức nhà nước, hay những nhà lãnh ñạo chính trị hoặc dân sự. Trong các nước ñang
phát triển, những trường ñại học ñỉnh cao có một vai trò cốt yếu trong việc ñem
những tiến bộ của tri thức toàn cầu ứng dụng vào ñất nước mình. Những tri thức mà
trường ñại học nghiên cứu tạo ra sẽ ñóng góp to lớn cho sự thịnh vượng và tình trạng
lành mạnh của xã hội. Các trường ñại học nghiên cứu ngày càng ñược coi là biểu
tượng cho sự thịnh vượng của quốc gia. Việc có ñược một vài trường ñại học nghiên
cứu mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ thống giáo dục vì nó sẽ ñào tạo ra các giáo sư và
giảng viên có chất lượng cao. Vì tất cả những lý do ấy, nhiều nước ñã trút những số
tiền khổng lồ vào nỗ lực xây dựng các trường ñại học nghiên cứu ñẳng cấp quốc tế.
1
Báo cáo này do hai tác giả Laura Chirot (laurachirot@gmail.com) và Ben Wilkinson
(ben_wilkinson@harvard.edu thực hiện. Laura Chirot là một nhà nghiên cứu của Trường New School
có cơ sở tại Trường Fulbright ở TP. Hồ Chí Minh. Ben Wilkinson làm việc cho Chương trình Việt Nam
của Viện Nghiên cứu Quản trị Dân chủ và Cải cách ASH thuộc Trường Kenedy, Đại học Harvard.
Nghiên cứu này do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tài trợ. Các tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn.
Những cá nhân sau ñây ñã ñóng góp cho cuộc nghiên cứu này với tư cách cố vấn cao cấp: Bob Kerrey
(Hiệu trưởng Trường New School), Ben Lee (Phó Hiệu trưởng phụ trách ñối ngoại của Trường New
School), Tony Saich (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản trị Dân chủ và Cải cách Ash), Tom Vallely
(Giám ñốc Chương trình Việt Nam của Viện Ash), và J. Tomas Hexner (Tập ñoàn Sang kiến Khoa học,
Viện Nghiên cứu Cao cấp). Các tác giả xin chân thành cảm ơn những cá nhân sau ñây vì những ñóng
góp của họ cho bản báo cáo này: Ashok Gurung (Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Ấn Độ, Trường
New School), Meredith Woo (Trường Đại học Virginia), G. Shukla ( Trường Đại học Duke), C.N. Rao
(Trung tâm Nghiên cứu Khoa học bậc cao Jawaharlal Nehru), He Jin (Quỹ Ford), Shi Jinghuan
(Trường Đại học Thanh Hoa), Dwight Perkins (Trường Đại học Harvard), David Dapice (Trường Đại
học Tufts), và Steve Wheatley (Ủy ban các Hiệp hội Nghiên cứu Hoa Kỳ). Chúng tôi vô cùng biết ơn
hàng trăm người ở Việt Nam và nhiều nơi khác ñã dành thời gian chia sẻ tri thức và quan ñiểm của họ
với chúng tôi. Vũ Minh Hoàng, Hoàng Bảo Châu và Christopher Behrer ñã ñóng góp cho quá trình
nghiên cứu và viết báo cáo này ở những ñiểm rất quan trọng.
Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 4 of 68
Kết quả của những nỗ lực này cũng khá phức tạp. Những nước thành công về mặt
kinh tế như Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ ñã thấy rằng xây dựng những công ty
có ñẳng cấp quốc tế thì dễ hơn nhiều so với xây dựng những trường ñại học ñẳng cấp
quốc tế. Dù vậy, những nước duy trì ñược tăng trưởng dài hạn trong ñó có ba nước
này ñều có ít nhất là một vài trường ñại học nghiên cứu chất lượng cao.
Diễn văn của Thủ tướng Badawi ñã dẫn ở phần trên, tiêu biểu cho sự nhìn nhận
nghiêm túc ñối với vấn ñề giáo dục ñại học của các nước châu Á và trên toàn thế giới.
Chính phủ Việt Nam ñã nhiều lần nhắc lại mong muốn ñổi mới giáo dục và ñạt ñược
sự công nhận của quốc tế ñối với các trường ñại học Việt Nam. Cụ thể là Việt Nam ñã
tìm cách xây dựng một loạt những “trường ñại học kiểu mới”với hy vọng những
trường ấy sẽ gia nhập ñược vào bảng xếp hạng các trường ñại học hàng ñầu của thế
giới. Bản báo cáo này có mục ñích biến những tham vọng ñáng ca ngợi ấy thành chiến
lược hành ñộng khả thi. Tất nhiên, một ñiều kiện cần là tiền, vì các trường ñại học
nghiên cứu cực kỳ tốn kém. Việt Nam ñã khẳng ñịnh sẵn sàng chi tiền rất mạnh cho
việc theo ñuổi mục tiêu của mình. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng chính phủ Việt Nam
và các ñối tác quốc tế của họ ñã tập trung chú ý quá mức tới ñầu vào của quá trình-
tiền, ñất ñai, cơ sở vật chất, kỹ thuật, v.v. – mà thiếu chú ý tới những nhân tố khác
không kém phần quyết ñịnh trong việc tạo ra sự ưu tú. Vì vậy, chúng tôi ñã chọn tập
trung nghiên cứu nhân tố thứ hai và ít hữu hình hơn: ñó là quản trị ñại học. Ở cấp ñộ
hệ thống, không có một sự sắp xếp lại một cách căn bản các mối quan hệ giữa nhà
trường và nhà nước, thì mức ñộ quyết tâm về tài chính dù có lớn ñến ñâu cũng không
bao giờ ñủ. Ở cấp ñộ nhà trường, sự cam kết với một hệ thống giá trị cốt lõi, ñứng ñầu
là tự do học thuật và khẳng ñịnh rằng phẩm chất là tiêu chuẩn chọn lọc duy nhất- phải
ñược mã hóa trong gien của một trường ñại học.
Vị trí trung tâm của vấn ñề quản trị ñại học nhất ñịnh không phải là ñiều gì mới: trong
những tuyên bố về chính sách, nhà nước Việt Nam ñã nhiều lần nhận ra tầm quan
trọng của vấn ñề quản trị ñại học. Theo một cán bộ cao cấp làm kế hoạch ở Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Kế hoạch Cải cách Giáo dục ñã hình dung một sự tái cấu trúc mối
quan hệ giữa nhà nước và nhà trường, ñược gọi là “cải cách quản lý giáo dục ñại học
theo hướng tăng cường tự chủ, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh giữa các trường ñại
học”2 . Tuy vậy, hướng ñi hiện nay của chính sách giáo dục ñại học của Việt Nam cho
thấy có một khoảng cách khá xa giữa những tình cảm ñáng quý ñược diễn ñạt trên ñây
với những vấn ñề thực tế ñang tồn tại trong việc cải cách, mà cụ thể là việc tiếp tục
tập trung quá mức vào những nguồn lực vật chất và những nhân tố ñầu vào của quá
trình.
Nhân tố có thể chứng minh là khó nắm bắt nhất trong việc theo ñuổi học thuật và sự
ưu tú trong khoa học của Việt Nam, là nhân tố mà chúng ta không cần phải nói nhiều
về nó: ý chí chính trị. Những nước thành công, trong ñó có ba nước mà chúng tôi sẽ
ñề cập trong phần ba, ý chí chính trị ở cấp cao nhất ñã giúp phá vỡ tình trạng hiện có
của giáo dục ñại học trên con ñường ñạt ñược những trường ñẳng cấp quốc tế. Từ khi
bắt ñầu quá trình ñổi mới cách ñây hơn hai thập kỷ, Việt Nam cũng ñã chứng minh
khả năng vứt bỏ những mô hình lạc hậu và ñạt ñược những kết quả có ý nghĩa vô
cùng to lớn. Tuy nhiên, ñến nay, sự thận trọng và cách làm thay ñổi từng bộ phận thay
vì ñột phá mạnh mẽ ñã khiến công cuộc cải cách giáo dục Việt Nam dậm chân tại chỗ
tương phản với những thay ñổi chính sách rõ nét ñã ñưa ñến việc phi tập thể hóa nông
2
Nguyễn Thị Lê Hương, “Việt Nam Higher Education—Reform for the Nation’s Development,”
trang10. Có thể ñọc tại :
Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 5 of 68
nghiệp trong thập kỷ 80 hoặc với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Không có một nhận thức mới về sự khẩn thiết và mong muốn gắn bó với những
nguyên tắc mà kinh nghiệm quốc tế cho thấy rõ là thiết yếu trong việc tạo nên sự ưu
tú, tham vọng của chính phủ về giáo dục gần như chắc chắn sẽ là phi thực tế.
B. Những nguy cơ và triển vọng
Trong những năm gần ñây thế giới ñã có một sự chú ý rất lớn ñối với giáo dục ñại học
ở các nước ñang phát triển. Một trong những nghiên cứu quan trọng nhất là công trình
ñược Tổ Công Tác về Giáo dục Đại học và Xã hội (sau ñây gọi là Tổ Công Tác) thực
hiện. Tổ Công Tác này ñược thành lập theo sự tập hợp của Tổ chức Văn hóa Khoa
học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Ngân hàng Thế giới (World Bank),
với niềm tin rằng các kết quả nghiên cứu cũng như thực tiễn phát triển ñã cho thấy
người ta không ñánh giá ñúng tầm quan trọng của giáo dục ñại học với tư cách là
ñộng lực của sự phát triển kinh tế và phát triển con người. Tổ Công Tác ñã khảo sát
những thách thức mà các nước ñang phát triển phải ñương ñầu trong việc cải thiện hệ
thống giáo dục ñại học. Tổ Công Tác ñã ñược hình thành với những học giả quốc tế
lỗi lạc, dưới sự ñiều hành của hai vị ñồng chủ tịch Henry Rosovsky của Đại học
Harvard và Mamphela Ramphele của Đại học Cape Town. Kết quả nghiên cứu của Tổ
Công Tác ñã ñược xuất bản trong một bản báo cáo công bố năm 2000, nhan ñề Nguy
cơ và Triển vọng: Giáo dục Đại học trong Các nước Đang Phát triển.3
Tổ Công Tác cho rằng những mục ñích và lĩnh vực mà hệ thống giáo dục ñại học hiện
ñại ñang phục vụ quá rộng lớn và bao gồm nhiều loại khiến không có một mô hình ñại
học nào một mình nó có thể phục vụ ñược nhu cầu của xã hội ñối với giáo dục ñại
học. Do vậy, Tổ Công Tác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tầng hay nói cách
khác, một hệ thống “khác biệt một cách hợp lý” bao gồm những loại trường khác
nhau với những sứ mạng bổ sung cho nhau. Hệ thống các trường ñại học mà Tổ Công
Tác ñề nghị bao gồm: các trường ñại học nghiên cứu, các trường ñại học vùng, các
trường chuyên nghiệp (professional schools: tức các trường như trường y, trường luật
– Chú thích của người dịch) và các trường dạy nghề. Trong các loại trường ấy,
trường ñại học nghiên cứu giữ một vị trí ñặc biệt quan trọng trên ñỉnh của hệ thống
giáo dục ñại học. Theo Tổ Công Tác, “mục tiêu quan trọng hơn hết của các trường ñại
học nghiên cứu là ñạt ñược sự ưu tú trong nghiên cứu trên nhiều lãnh vực, và thực
hiện ñào tạo chất lượng cao.”4
Từ khi bản báo cáo Nguy cơ và Triển vọng ñược viết ra, khái niệm “ñại học ñẳng cấp
quốc tế,” một ñại học nghiên cứu ñỉnh cao của quốc gia ñồng thời cũng ñược công
nhận rộng rãi trên toàn cầu như một trường hàng ñầu của thế giới, ñã lưu hành hết sức
rộng rãi ở khắp các nước. Các nhà hoạch ñịnh chính sách ở các nước phát triển và
ñang phát triển ñều thiết tha với những chỉ số toàn cầu trong việc xếp hạng các trường
ñại học nghiên cứu tốt nhất thế giới. Trong bản báo cáo này chúng tôi sẽ liên hệ tới
hai hệ thống xếp hạng ñược dùng rộng rãi nhất, là hệ thống xếp hạng của Phụ trương
Giáo dục Đại học của tờ Thời báo (THES) và Đại học Giao thông Thượng Hải
(SJTU), ñặc biệt là ñể chứng minh cho thành tựu ñạt ñược của các trường ñại học
trong ba quốc gia ñược nghiên cứu trong công trình này: Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn
3
Từ ñây gọi tắt là Nguy cơ và Triển vọng. Toàn văn bản báo cáo có thể tải về từ ñịa chỉ website của Tổ
Công Tác:
4
Tổ Công Tác về Giáo dục và Xã hội. Higher Education in Developing Countries: Peril and Promise
(Washington D.C: The World Bank, 2000), trang 48.
Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 6 of 68
Quốc. Những bảng ño lường uy tín quốc tế và chất lượng của nghiên cứu và ñào tạo
thông qua một loạt các chỉ báo chủ quan và khách quan khác nhau, bao gồm ñiểm
ñẳng duyệt, tỉ lệ giảng viên/sinh viên, số lượng công bố khoa học, số lượng trích dẫn
trên các tạp chí quốc tế. Các nhà bình luận Việt Nam thấy các trường ñại học của
mình bị coi là khác biệt do sự vắng mặt trong các bảng xếp hạng này.5 Chúng ta cần
làm rõ là khi thảo luận về một “trường ñại học ñỉnh cao” ở Việt Nam, chúng tôi không
có ý nói ñến việc lọt vào top 100 hay 200 trong các bảng xếp hạng toàn cầu này, mà là
nói ñến việc xây dựng một trường ñại học ñạt chất lượng cao trong nghiên cứu và ñào
tạo, khi ñược ñánh giá bằng những tiêu chuẩn ñược quốc tế công nhận.
Một trong những nỗ lực gần ñây nhằm xác ñịnh những vấn ñề chủ yếu trong việc tìm
kiếm con ñường xây dựng các trường ñại học chất lượng hàng ñầu là bản báo cáo do
Jamil Salmi thực hiện cho Ngân hàng Thế giới, có tên gọi Những thách thức trong
việc xây dựng Các trường ñại học ñẳng cấp Quốc tế.6 Công trình này bắt ñầu bằng giả
thiết cho rằng các nhà hoạch ñịnh chính sách khắp thế giới ñều muốn có các trường
ñại học ñẳng cấp quốc tế,” và cho rằng trong lúc các nước theo ñuổi những chiến lược
khác nhau nhằm ñạt ñến kết quả ấy, thì tất cả các trường ñại học nghiên cứu ưu việt
ñều ñòi hỏi những ñiều kiện cốt lõi: một sự tập trung nhân tài ở mức ñộ cao, một
nguồn lực dồi dào, và cơ chế quản trị thuận lợi. Salmi kết luận rằng ñối với hầu hết
các nước, theo ñuổi việc gia nhập vào những vị trí ñầu bảng trong các bảng xếp hạng
các trường ñại học nghiên cứu toàn cầu là một ñiều không thực tế, thậm chí gây ra
những thứ không mong muốn. Quan trọng hơn nhiều so với các trường ñại học ñẳng
cấp quốc tế là một hệ thống giáo dục ñại học ñược thiết kế phù hợp với nhu cầu kinh
tế và xã hội của quốc gia.
C. Những chính sách của nhà nước Việt Nam
Nhà nước Việt Nam xem việc xây dựng các trường ñại học nghiên cứu chất lượng cao
như một khâu then chốt trong chính sách giáo dục quốc gia. Mục tiêu này ñã ñược nêu
rõ trong Nghị quyết 14 (14/2005/NQ-CP), ñược Thủ tướng Phan Văn Khải thông qua
vào tháng 11- 2005. Nghị quyết 14 ñã kêu gọi “cải tổ giáo dục ñại học một cách toàn
diện và căn bản”. Trong lời nói ñầu, bản nghị quyết thành thật thừa nhận rằng giáo
dục ñại học Việt Nam ñã thất bại trong việc “thực hiện yêu cầu công nghiệp hóa và
hiện ñại hóa ñất nước, ñáp ứng nhu cầu học tập của người dân và yêu cầu hội nhập
quốc tế trong giai ñoạn mới”.7 Bản Nghị quyết kêu gọi tập trung ñầu tư, huy ñộng các
chuyên gia trong và ngoài nước, và thiết lập một cơ chế phù hợp nhằm xây dựng các
trường ñại học theo tiêu chuẩn quốc tế.” Nghị quyết 14 ñã ñược tiếp theo bằng nhiều
chính sách và tuyên bố về tầm nhìn. Năm 2006, Hội nghị Lần thứ 10 của Đảng Cộng
sản Việt Nam ñã kêu gọi “ñổi mới toàn diện giáo dục ñại học” bao gồm cả “tập trung
vào việc xây dựng một hoặc hai trường ñại học Việt Nam có vị trí quốc tế ”8.
5
Các trường ñại học Việt Nam không có mặt cả trong Bảng xếp hạng 100 trường hàng ñầu châu Á của
SJTU lẫn Bảng xếp hạng 200 trường hàng ñầu châu Á của QS Ranking . (QS biên dịch kết quả xếp
hạng của THES).
6
Toàn văn báo cáo có thể ñọc tại
1099079877269/547664-1099079956815/547670-1237305262556/WCU.pdf.
7
Nghị quyết về ñổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ñại học Việt Nam giai ñoạn 2006-2010.
14/2005/NQ-CP (2 November 2005). Có tại GDĐT.gov.vn/?page=1.4&c2=NQ
8
Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
ngày 10 tháng 4 năm 2006 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010].
Có thể ñọc tại
=191&subtopic=8&leader_topic=699&id=BT160635244
Những nhân tố vô hình tạo nên sự ưu tú
Page 7 of 68
Dưới sự lãnh ñạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, những
mục tiêu ñược xác ñịnh trong các văn bản nói trên ñã ñược cụ thể hóa hơn. Bộ Giáo
dục và Đào tạo ñã thông báo một loạt các mục tiêu táo bạo, trong ñó có việc ñưa bốn
trường ñại học Việt Nam vào top 200 trước năm 2020.9 Khi chúng tôi viết bài này,
chính phủ ñã ñồng ý về nguyên tắc sẽ vay 500 triệu USD của Ngân hàng Phát triển
Châu Á ñể cun