Làng Mỹ Nghiệp Nằm cách thị xã Phan Rang khoảng 10 km về hướng Nam, thuộc huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống khá đặc sắc. Đa số người dân ở đây là dân tộc chăm.
Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, theo truyền thuyết vào thế kỷ 17 vua Ponưra. Bà là một nghệ nhân tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, và chính bà đã tạo ra nghề dệt này, bà đã truyền lại cho ông Xa và bà Chaleng. Họ là hai vợ chồng sinh sống ở làng ChaLeng thời xưa và bây giờ chính là làng Mỹ Nghiệp. Ngày xưa, Người dân tộc chăm phải tự trồng bông vải rồi se thành những sợi chỉ nhỏ để làm nguyên liệu, và dùng các loại cây để chế biến phẩm nhuộm. Ngày nay, các công đoạn trên không còn nữa, người dệt đã mua chỉ sợi và phẩm màu công nghiệp từ thành phố để làm nguyên vật liệu tạo ra sản .Cho đến năm 1991 cơ sở của nghề dệt đã được hình thành nhưng chưa được phát triển chỉ tiêu thụ tại các tỉnh Lâm Đồng, Daklak. Những năm gần đây mặt hàng này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới.
13 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làng Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làng Dệt thổ cẩm Mỹ NghiệpLàng Dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp Làng Mỹ Nghiệp Nằm cách thị xã Phan Rang khoảng 10 km về hướng Nam, thuộc huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống khá đặc sắc. Đa số người dân ở đây là dân tộc chăm. Nghề dệt thổ cẩm có từ lâu đời, theo truyền thuyết vào thế kỷ 17 vua Ponưra. Bà là một nghệ nhân tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, và chính bà đã tạo ra nghề dệt này, bà đã truyền lại cho ông Xa và bà Chaleng. Họ là hai vợ chồng sinh sống ở làng ChaLeng thời xưa và bây giờ chính là làng Mỹ Nghiệp. Ngày xưa, Người dân tộc chăm phải tự trồng bông vải rồi se thành những sợi chỉ nhỏ để làm nguyên liệu, và dùng các loại cây để chế biến phẩm nhuộm. Ngày nay, các công đoạn trên không còn nữa, người dệt đã mua chỉ sợi và phẩm màu công nghiệp từ thành phố để làm nguyên vật liệu tạo ra sản .Cho đến năm 1991 cơ sở của nghề dệt đã được hình thành nhưng chưa được phát triển chỉ tiêu thụ tại các tỉnh Lâm Đồng, Daklak.... Những năm gần đây mặt hàng này không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới.Dệt vải ở Mĩ NghiệpLàng Dệt thổ cẩm Mỹ NghiệpLàng Mỹ Nghiệp, tên tiếng Chăm là Chekleng, là một làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng và duy nhất còn tồn tại của dân tộc Chăm.Những người phụ nữ Chăm đang chăm chỉ dệt vảiLàng Dệt thổ cẩm Mỹ NghiệpCách nay không lâu, gần như cả làng sinh sống bằng nghề dệt. Sản phẩm dệt của làng được tiêu thụ không chỉ ở trong cộng đồng dân tộc Chăm mà cả ở các dân tộc khác như Kinh, Raglai, Churu và một số dân tộc ở Tây Nguyên. Khác với thổ cẩm của các dân tộc Tây Nguyên thường có màu gam màu tối, thổ cẩm của người Chăm có nhiều màu sắc sặc sỡ, gam màu sáng, bền, đẹp. Một nét đặc trưng cơ bản nữa để nhận biết thổ cẩm Chăm là các đường nét hoa văn phong phú, đa dạng, mang tính biểu trưng cao, không thấy trên hoa văn thổ cẩm của các dân tộc khác. Ngoài những hoa văn hình vuông, hình chữ nhật và những đường diềm gãy góc đều đặn, hoa văn trên thổ cẩm Chăm còn có những đường cong, tạo nên những hình khối mang biểu trưng của tôn giáo, tín ngưỡng Chăm như hình thần Shiva, hình chim thần và những vị thần linh khác được cách điệu, vừa có nguồn gốc tín ngưỡng bản địa, vừa có nguồn gốc Bàlamôn giáo. Chất liệu sợi thổ cẩm Chăm ngày xưa thường được sử dụng từ những sợi bông vải và các loại cây có sợi ở địa phương, được nhuộm theo phương pháp cổ truyền. Vì vậy, thổ cẩm xưa thường dày, thô, bền màu và có chất bông, sợi mịn và mát, có những tấm thổ cẩm dùng hàng vài chục năm mà màu sắc vẫn không phai. Ngày nay, sợi dùng để dệt thổ cẩm được mua từ nhiều nơi, từ sợi tơ cho đến sợi pha nilong.Làng Dệt thổ cẩm Mỹ NghiệpSản phẩm thổ cẩm của người Chăm được sử dụng trong trang phục truyền thống của mọi giai tầng xã hội. Ngày xưa, những tấm thổ cẩm có chất lượng cao được dâng lên cho vua chúa, cho các tăng lữ Bàlamôn và tầng lớp quý tộc. Trong trang phục truyền thống, thổ cẩm Chăm vừa được sử dụng làm vải để may áo, váy, vừa được sử dụng như những đường viền trang trí. Áo dài truyền thống của phụ nữ Chăm dùng trong lễ hội bao giờ cũng có hai dải thổ cẩm (rộng khoảng 10cm) sặc sỡ hoa văn, một dải để làm dây thắt lưng và một dải choàng vắt chéo từ sau lưng qua vai (tựa như dải băng hoa hậu khi đăng quang), vừa có tác dụng thắt eo cho áo dài truyền thống mà vẫn mềm mại, vừa tôn lên những đường cong của các thiếu nữ Chăm vốn có thân hình rất đẹp.Những sản phẩm thổ cẩm bắt mắt của làng Mĩ NghiệpLàng Dệt thổ cẩm Mỹ NghiệpKhông dừng lại ở sản phẩm thô, hiện nay ở làng Mĩ Nghiệp đã tạo ra nhiều mẫu mã như túi xách, ví, ba lô... và nhiều mặt hàng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.Sản phẩm của Mĩ Nghiệp ngày càng đa dạngLàng Dệt thổ cẩm Mỹ NghiệpLàng chiếu truyền thống Cà Hom – Bến BạDọc con đường nhựa liên ấp Cà Hom - Bến Bạ chừng 3 km tràn ngập màu sắc bởi những sợi lác dệt chiếu tẩm màu màu xanh, đỏ, vàng óng ánh dưới nắng.Làng chiếu Cà Hom - Bến Bạ ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú ,tỉnh Trà Vinh. Hàng năm ở đây, sản xuất hơn 50 ngàn đôi chiếu các loại. Sản phẩm chiếu Cà Hom – Bến Hạ được ưa chuộng khắp thị trường Đồng bằng Sông Cửu long, trong đó chiếu cao cấp như những tác phẩm nghệ thuật. Làng chiếu truyền thống Cà Hom – Bến BạCà Hom - Bến Bạ là một trong những làng nghề truyền thống của tỉnh Trà Vinh, được các thế hệ người dân truyền nghề nhau gần 100 năm nay. Trong số gần 400 hộ sinh sống với nghề dệt chiếu truyền thống thì có 80% hộ dân làm nghề là người dân tộc Khmer. Làng chiếu Cà Hom - Bến Bạ ngoài giải quyết việc làm cho những hộ trực tiếp làm nghề, còn gián tiếp giải quyết cho hơn 1.500 lao động ở các khâu: trồng lác, sơ chế nguyên liệu, dệt gia công và tiêu thụ sản phẩm. Mỗi năm làng chiếu Cà Hom - Bến Bạ cung cấp ra thị trường trên dưới 150.000 đôi chiếu. Công việc dệt chiếu của người dân nơi đây diễn ra thường xuyên, có người lấy nghề dệt chiếu làm nghề chính của mình, cũng có người làm theo thời gian nhàn rỗi. Mỗi đôi chiếu trắng được các nghệ nhân làm ra bán từ 60.000 - 80.000 đồng, tùy kích cỡ. Sau khi trừ chi phí, người làm chiếu còn lời 50.000 - 60.000 đồng - số tiền này chủ yếu là lấy công làm lời.Làng chiếu truyền thống Cà Hom – Bến BạSản phẩm chiếu hoa Cà Hom – Bến Bạ 2 mặt có hoa văn 5 ngôi chùa tháp.Làng chiếu truyền thống Cà Hom – Bến Bạ2 tháng trước Tết Nguyên đán là thời điểm làng nghề dệt chiếu Cà Hom - Bến Bạ nhộn nhịp nhất trong năm. Bên cạnh sản phẩm chiếu trắng được dệt hàng ngày, các nghệ nhân tập trung làm nhiều chiếu hoa (hay còn gọi là chiếu màu) phục vụ thị trường Tết. Bình quân mỗi ngày, một gia đình 2 người dệt được 1 đôi chiếu hoa (khổ 2m x 1,6m), với giá bán hiện nay từ 80.000 - 100.000 đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 60.000 - 70.000 đồng. Sản phẩm chiếu hoa của làng chiếu Cà Hom - Bến Bạ được nhiều người tiêu dùng biết đến và có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Dệt chiếu hoa đòi hỏi sự công phu hơn dệt chiếu trắng vì tốn thời gian nhuộm màu, tỉ mỉ trong bấm hoa văn. Theo nhiều người tiêu dùng, chiếu hoa ở làng chiếu Cà Hom - Bến Bạ mua về sử dụng từ 4 -5 năm, nhưng vẫn đảm bảo chiếu không bị đổ lông, phai màu và giòn gãy. Chiếu hoa ở đây được thể hiện qua 5 màu chủ đạo là trắng, đỏ, xanh, vàng và tím. Hình ảnh hay hoa văn thường được các nghệ nhân chọn lựa rất công phu cho từng sản phẩm của mình, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, hoặc theo yêu cầu của từng khách hàng, của các thương lái đến đặt hàng để đem bán ở các tỉnh thành lân cận trong vùng. Đặc biệt là chiếu hoa dệt 2 mặt, đòi hỏi sự khéo léo và thể hiện sự tinh tế, tính thẩm mỹ trong từng đường dệt của nghệ nhân.Làng chiếu truyền thống Cà Hom – Bến BạCác nghệ nhân miệt mài bên khung dệt chiếuLàng chiếu truyền thống Cà Hom – Bến BạNgày nay, nghề dệt chiếu ở Cà Hom - Bến Bạ từng bước được khép kín. Nguyên liệu dệt chiếu được người dân trong xã tự trồng trên các diện tích đất lúa kém hiệu quả. Toàn xã đã có trên 35 ha đất trồng lác và cứ 1000 m2 đất trồng lác, sẽ cho ra khoảng 120 đôi chiếu lớn (khổ 2 x 1,6 mét) và 120 - 130 đôi chiếu khổ nhỏ (1 x 1,9 mét). Xã Hàm Tân đang xúc tiến thành lập hợp tác xã chiếu thảm Hàm Tân để tập hợp mọi người cùng hướng đến sản xuất ổn định, bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu làng chiếu Cà Hom - Bến Bạ đến với người tiêu dùng mọi nơi.Làng chiếu truyền thống Cà Hom – Bến Bạ