Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, là cơ sở của các ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho các quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của các quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những vai trò to lớn đó, các khu cụm công nghiệp cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt như tác động đến đời sống, sức khoẻ, sinh hoạt của dân cư làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
17 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng môi trường khu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
Công nghiệp là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Nó là động lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế, là cơ sở của các ngành dịch vụ, thương mại, là yếu tố trung tâm của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho các quốc gia, nâng cao vị thế, hình ảnh của các quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những vai trò to lớn đó, các khu cụm công nghiệp cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt như tác động đến đời sống, sức khoẻ, sinh hoạt của dân cư làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến phát triển bền vững.
Các khu công nghiệp, các công nghệ tiên tiến ra đời, chiến tranh vì những mỏ dầu, tài nguyên thiên nhiên, các khu công nghiệp( KCN ) xuất hiện và khai thác một cách bừa bãi mặc kệ thiên nhiên có xảy ra điều gì. Chính vì những hành động thiếu ý thức đó có lẽ đã và đang đẩy con người vào thời kỳ suy tàn. Với những khoản lợi nhuận kích xù làm cho con người mờ mắt đến nỗi họ không nhận ra rằng mình đang gây ra thảm họa gì cho toàn thế giới cũng như chính họ. Hàng ngày, với hàng trăm tỷ tấn rác thải trên thế giới thải ra ngoài môi trường sống của chúng ta làm ô nhiễm môi trường. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể giải quyết được một vấn đề mang tính toàn cầu này? Đây vẫn là một câu hỏi lớn mà ai ai cũng lo lắng, khi hành tinh của chúng ta không được trong lành như trước đây nữa. trước đây, khi công nghệ hiện đại chưa xuất hiện, khi các khu công nghiệp chưa mọc lên hàng loạt thì hành tinh của chúng ta vẫn được bảo vệ với một màu xanh. Nhưng giờ đây hệ sinh thái của chúng ta đang ngày càng suy kiệt bởi sức tàn phá vô cùng khủng khiếp của xã hội. Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt sự ô nhiễm của các KCN đó?
Chính vì thế chúng tôi đã và đang đi tìm hiểu thực trạng của KCN để thấy được môi trường xung quanh KCN như thế nào và cùng nhau tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do KCN gây nên.
B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Quá trình hình thành và Sự phát triển của khu công nghiệp.
Phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất nước nhà trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Qua 18 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX ở nước ta đã thể hiện được vai trò không thể thay thế của mình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá: là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước; góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, tạo việc làm, tiếp thu những công nghệ sản xuất và kỹ năng quản lý tiên tiến, hình thành một hệ thống đô thị mới ở nông thôn và góp phần công nghiệp hoá nông thôn nước ta.
Quá trình hình thành và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, đáng kể, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.Việt Nam không chỉ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để tăng giá trị sản xuất công nghiệp và khối lượng xuất khẩu, mà còn góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, tạo công ăn việc làm cho các nhà quản lý và người lao động. Không những thế nó còn tạo điều kiện cho việc điều trị của các tác động môi trường.
Các KCX - KCN đã được hình thành và phát triển ban đầu với mục tiêu đưa ra tại các cơ sở hạ tầng thuận tiện trong giao thông, hệ thống xử lý nước thải, cấp điện, nước; cung cấp các tài liệu nhanh và trực tiếp, cũng là lực lượng lao động đáp ứng các yêu cầu với mức lương âm thanh; việc có thể để đối phó với thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước ...
Khu, cụm công nghiệp là hình thức ra đời và phổ biến ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là một mô hình sử dụng các ưu đãi đặc biệt (thuê đất, ưu đãi thuế, thủ tục hành chính, lao động,...) để thu hút vốn, khoa học công nghệ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Mô hình này được đánh giá là phù hợp với các quốc gia đang ở giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đồng thời, các khu, cụm công nghiệp cũng là nơi tạo ra một nguồn thu ngân sách lớn cho các địa phương, cho các quốc gia, giải quyết hàng ngàn, thâm chí hàng trăm ngàn lao động trong một khu, cụm công nghiệp với diện tích từ vài chục đến hàng trăm ha...
Tuy có nhiều đóng góp như vậy nhưng khu, cụm công nghiệp cũng còn rất nhiều điều đáng bàn. Trước hết, đó là nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp với nhiều loại hình khác nhau, dù các cơ sở này có công nghệ hiện đại đến mấy cũng đều tác động đến môi trường, ở những khía cạnh và mức độ khác nhau (ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, không khí, khói, bụi, tiếng ồn, giao thông, ô nhiễm nhiệt độ, độ ẩm...) làm cho các khu vực xung quanh bị ảnh hưởng.
Các khu, cụm công nghiệp là trung tâm, nơi duy trì và phát tán nguồn gây ô nhiễm. Các tác động này không chỉ diễn ra trước mắt mà diễn ra lâu dài, không chỉ diễn ra tại vị trí đặt cơ sở sản xuất mà còn lan rộng theo nguồn nước, theo gió....
Việc khắc phục hậu quả ô nhiễm cũng rất phức tạp, kéo dài và rất tốn kém, thậm chí vượt xa tổng số ngân sách mà khu, cụm công nghiệp đó đã đóng góp cho địa phương trong suốt thời gian nó hoạt động.
Song, hậu quả nguy hiểm nhất chính là những ảnh hưởng đến an toàn sức khoẻ người dân và huỷ hoại tài nguyên môi trường - có những tác động không thể và không bao giờ khắc phục được.
Trong thời gian qua, Việt Nam có tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh, cả về tốc độ, quy mô và phân bố. Hiện nay, cả nước có gần 600 khu, cụm công nghiệp đã, đang và sẽ đi vào hoạt động và 15 khu kinh tế (thực chất là một dạng khu công nghiệp).
Các KCN tập trung ở Việt Nam mới chỉ đi vào hoạt động khoảng 20 năm. Tân Thuận là một trong những khu chế xuất hoạt động sớm nhất tại Việt Nam, đã nảy sinh hàng hoạt vấn đề về kinh tế và tàn phá môi trường thiên nhiên, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khoẻ dân cư.
Hàng loạt các “con sông chết”, “vùng đất chết”, “cánh đồng chết” kéo theo đó là những làng ung thư, những hồ tôm, ao cá với hàng ngàn tấn cá chết hàng loạt xuất hiện khắp mọi vùng miền của đất nước.
Hầu hết các dự án sẽ thu hút được các môi trường sạch và thân thiện với những người, liên quan đến ngành công nghiệp chủ chốt cho các yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế của thành phố như các dự án nghiên cứu và phát triển, phần mềm và thiết kế phần cứng cho các vi mạch bán dẫn; các dự án của mốc thành phần và các ngành công nghiệp cơ khí chính xác; sản xuất và lắp ráp hàng điện - điện tử và công nghệ thông tin; thực hiện việc nhập khẩu và xuất khẩu ... Ngoài ra, các dự án đầu tư của ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giày da, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm 50% tổng số dự án) với tỷ lệ xuất khẩu cao đã thu hút nhiều công nhân và đóng góp vào việc nâng cấp các ngành công nghiệp trong dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.
II. ÁP LỰC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP LÊN MÔI TRƯỜNG
1. Hiện trạng xử lý chất thải.
Mấy năm qua, công tác bảo vệ môi trường ở các KCN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận. Các cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể đã quan tâm nhiều hơn đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Nhận thức về môi trường của cán bộ, công nhân được nâng lên. ý thức bảo vệ môi trường đang dần trở thành thói quen, nếp sống của họ. Các KCN, KCX bước đầu đã hạn chế được một phần mức độ gia tăng ô nhiễm, chú trọng khắc phục suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; quan tâm hơn đến khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; cố gắng góp phần ngăn chặn việc đổ phế thải, nước chưa qua xử lý ra đồng ruộng, ao hồ, kênh rạch và tích cực trồng các cây nguyên liệu có giá trị. Điều kiện vệ sinh môi trường ở đây đang từng bước được cải thiện, người dân ở quanh vùng có điều kiện môi trường ngày càng tốt hơn.
Tuy nhiên không phải KCN nào cũng có máy xử lý phế thải, hay có nhưng kỹ thuật còn thô sơ và lạc hậu. Vì vậy việc xử lý chất thải ở các cụm, KCN vẫn là một vấn đề nan giải. Có những doanh nghiệp thì vẫn vì cái lợi trước mắt mà quên đi hiểm họa cho tương lai của chúng ta và thế hệ sau. Nói chung tình hình thực hiện xử lý chất thải ở các KCN vẫn chưa tốt.
2. Hiện trạng phát thải các chất thải ra ngoài môi trường.
Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, những lợi ích mà công nghiệp hóa hiện đại hóa mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội trong nước. Tuy nhiên Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Ô nhiễm môi trường chính là tác hại rõ nhất của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trước tiên là tác hại của Công nghiệp hóa hiện đại hóa là làm ô nhiễm không khí: Các KCN, nhà máy, xí nghiệp, và phương tiện giao thông hàng năm đã thải vào không khí hàng trăm loại khí thải làm ô nhiễm không khí. Qua thống kê ở một số thành phố lớn, các khu đô thị hàng năm đã thải hàng triệu m3 khí thải vào không khí, Chỉ tính riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm các phương tiện vận tải trên địa bàn thành phố tiêu thụ khoảng 210.000 tấn xăng và 190.000 tấn dầu Dizel. Như vậy đã thải vào không khí khoảng 1100 tấn bụi, 25 tấn chì, 4200 tấn CO2, 4500 tấn NO2, 116000 tấn CO, 1,2 triệu tấn CO2, 13200 tấn Hydrocacbon và 156 tấn Aldehyt. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao. Tại Hà Nội, vào nhưng năm 2002 - 2003 ô nhiễm trầm trọng đã xảy ra ở xung quanh các nhà máy thuộc KCN Thượng Đình với đường kính khu vực ô nhiễm khoảng 1700 mét và nồng độ bụi lớn hơn tiêu chuẩn cho phép khoảng 2-4 lần; xung quanh các nhà máy thuộc KCN Minh Khai – Mai Động, khu vực ô nhiễm có đường kính khoảng 2500 mét và nồng độ bụi cũng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2-3 lần. Cũng tại KCN Thượng Đình, kết quả đo đạc các năm 2005 - 2006 cho thấy nồng độ SO2 trong không khí vượt tiêu chuẩn cho phép 2-4 lần.
Thứ hai là Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gây ô nhiễm nguồn nước: Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, KCN và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
(
3. Hiện trạng Sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên như hiện nay thì có thể Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm nhiên liệu và có thể nói là cạn kiệt. Một số ví dụ điển hình mà ta đã và đang chứng kiến nguồn tài nguyên như mỏ than ở Quảng Ninh dự tính trong khoảng 20 năm nữa thì sẽ hết với tình trạng sử dụng nguồn nguyên liệu này mà không tìm ra được nguồn nguyên liệu thay thế. Cần phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý hơn.
Để sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu qủa, doanh nghiệp cần tìm ra một hướng đi trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động lên môi trường.
Các KCN được coi là nguồn tăng trưởng kinh tế năng động, hiệu quả đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với đà phát triển, cũng đặt ra nhiều thách thức lớn đối với KCN bởi hầu hết những KCN có điểm xuất phát ban đầu thấp, dẫn đến thiếu những thông tin thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp thiếu sự hỗ trợ từ các nguồn vốn, thiếu công nghệ và sử dụng quá mức các nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến chất lượng thấp mà giá thành lại cao. Đặc biệt, với xu hướng toàn cầu hiện nay, phát triển kinh tế bền vững, sự khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên và chi phí ngày càng gia tăng, trong khi người tiêu dùng thích những sản phẩm được sản xuất theo công nghệ thân thiện với môi trường. Các KCN là “trung tâm” gây ô nhiễm, đặc biệt trong các ngành như hoá chất, kim loại, chế biến thực phẩm, da, giấy và gỗ, dệt, gốm sứ, khai thác và sản xuất khoáng phi kim (xi măng, bột đá…) Vì vậy, một thách thức lớn cho các DNVVN( doanh nghiệp vừa và nhỏ ) là cần tìm ra một hướng đi hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động lên môi trường. Đã có rất nhiều dự án đầu tư cho các DN( Doanh Nghiệp ), các dự án liên quan đến cách sử dụng tài nguyên, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Tuy nhiên, vẫn chưa có một phương pháp triệt để nào được thực hiện. Các KCN vẫn phải loay hoay với quá nhiều biện pháp cải tiến sản xuất mà vẫn phải đảm bảo tính bền vững, môi trường.
Hiện nay, các KCN có hệ thống quản lý sản xuất nói chung và hệ thống quản lý tiêu thụ tài nguyên nói riêng vẫn còn yếu kém, trong khi nguồn nhân lực lại không đáp ứng chuyên môn cao và thiết bị kỹ thuật lạc hậu dẫn đến sử dụng không triệt để nguồn tài nguyên và phát thải ô nhiễm lớn. Chính vì thế, việc trước mắt đặt ra cho các cơ quan quản lý là tiếp cận thông tin, xác định rõ vai trò và trách nhiệm cũng như tăng cường giám sát quản lý ô nhiễm để khuyến khích các doanh nghiệp bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, cần rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn môi trường phù hợp, thành lập các điểm mốc tiêu thụ tài nguyên tại các ngành; tăng cường sử dụng, quản lý tài nguyên và phân bố chi phí phù hợp.
III. HIỆN TRẠNG CÁC THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ KHU VỰC XUNG QUANH.
1. Hiện trạng các thành phần môi trường ở các khu công nghiệp.
Có rất nhiều ví dụ thể hiện sự phát thải chất gây ô nhiễm ra ngoài môi trường sống của chúng ta. Ví dụ: Ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu… Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng. ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 - 400.000 m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4, NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời.
2. Hiện trạng các khu vực xung quanh khu công nghiệp.
Nhiều nhà máy hoạt động gây ra tiếng ồn ở mức độ khá cao, nhà xưởng chưa thông thoáng, nhiều nơi khí độc và nhiệt thừa tích tụ trong không gian làm ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân. Theo các chuyên gia về môi trường tập trung hàng trăm nhà máy lớn nhỏ, vào một khu công nghiệp, tạo nên ảnh hưởng tích tụ từ nhiều nguồn ô nhiễm đến nước, không khí và đất. Nếu nhiều nhà máy sử dụng hoá chất nằm gần nhau có thể thải ra các loại hoá chất tương tác hoặc trộn lẫn gây ảnh hưởng tích luỹ hoặc cộng sinh đến môi trường khu vực và cộng đồng dân cư lân cận.
3. Ảnh hưởng của thành phần môi trường ở các khu công nghiệp và khu vực xung quanh.
a. Ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
Như chúng ta đã biết khi quy hoạch đất làm KCN thì nhiều nhà đã bán đất để làm KCN, và do đó KCN ngày càng mọc lên thay thế cho diện tích đất nông nghiệp hàng năm. Chính vì vậy sản xuất nông nghiệp ở nước ta ngày càng giảm. Thiếu đất làm nông nghiệp và không đủ cung cấp lương thực cho người dân...Không những làm giảm diện tích đất nông nghiệp ,mà KCN còn thải ra các khu vực xung quanh một lượng lớn phế thải gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như KCN xả khói ra môi trường không khí gây cho cây trồng không thể sống được do không đủ lượng oxy cho cây quang hợp và nó sẽ chết, cây chết người nông dân bị thiệt hại nặng nề, nước thải từ các KCN thải ra cũng vậy, thải ra rồi ngấm vào đất gây ô nhiễm đất, đất ô nhiễm và cây không có đủ chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, mà cây còi cọc, cho năng suất không cao, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Cả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, riêng nuôi tôm làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, lượng ao, đầm được đào đắp, nạo vét phá vỡ kết cấu tự nhiên, động đến tầng đất phèn, cùng hàng loạt chất độc hại như kim loại nặng, các loại kháng sinh, ô nhiễm gây mùi khó chịu được nạo vét đưa lên từ đáy ao nuôi, làm cho không một loại cây trồng nào có thể sinh trưởng và phát triển được.
b. Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Các KCN, KCX với hàng nghìn nhà máy, doanh nghiệp ra đời, góp phần tạo việc làm cho một bộ phận dân cư. Song, do công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiếu đồng bộ, trong đó khá nhiều nơi ít quan tâm tới việc xử lý chất thải, cho nên hàng trăm nghìn tấn chất thải rắn, lỏng hàng năm cứ thế đổ ra các ao, hồ, sông, suối. Trong số này có không ít kim loại nặng, thủy ngân, hóa chất độc hại gây ô nhiễm trầm trọng nguồn nước, đất, không khí... nhất là các khu vực có khu công nghiệp, chế xuất hoạt động. Ðây là mầm mống gây ra các loại bệnh tật, kể cả những bệnh hiểm nghèo như ung thư dạ dày, gan, ruột,v.v... Càng ngày sự xuất hiện của các làng ung thư ngày càng nhiều, đây là một vấn đề rất lo ngại cho người dân ở xung quanh KCN.
c. Ảnh hưởng đến sinh thái ở khu vực xung quanh.
Các chất từ các nhà máy thải ra các con sông, suối, ao, hồ… làm cho gây ô nhiễm làm cho các sinh vật ở đây bị chết, hoặc di cư đi nơi khác. Tính đa dạng ở các khu vực xung quanh KCN giảm sút vô cùng nghiêm trọng. Đất, nước, không khí… tất cả đều bị ô nhiễm các cây không sống được, đất nghèo dinh dưỡng, các thảm thực vật tự nhiên không thể phục hồi, động vật thì không còn thức ăn để sinh sống, một số loài không thể thích nghi được thì sẽ chết, còn một số thì chuyển đi tìm nơi trú ngụ mới. Đây chính là khúc đạo đầu của sự hủy diệt sinh thái...
IV. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
Trong tiến trình đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, môi trường tự nhiên càng bị khai thác thiếu kiểm soát, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Trước thực tế đó, các KCN ở Việt Nam đã quan tâm thích đáng đến việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển.
1. Quản lý bằng pháp luật.
Điểm quan trọng được Đảng ta xác định là: áp dụng các biện pháp mạnh các loại thuế môi trường, sử dụng các công cụ kinh tế…áp dụng luật pháp một cách chặt chẽ để ngăn chặn các hành vi khai thác tài nguyên trái phép, hủy hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt tập trung khắc phục ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm ở các đô thị và khu chế xuất, khu công nghiệp, các làng nghề, nơi có đông dân cư và nhiều hoạt động kinh