Tóm tắt. Kể từ khi được tái thành lập, Bắc Ninh đã ưu tiên phát tiển công nghiệp và mục
tiêu đề ra là “trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015”. Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Ninh
trở thành một tỉnh đứng thứ 6 cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp (năm 2013). Với tốc
độ tăng trưởng cao nên tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đã chiếm đến 72% cơ cấu
GDP. Số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài giữ ở mức ổn định và cao thứ 4 cả nước (năm
2012) nên tỉ trọng công nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 90%. Để
duy trì tốc độ phát triển và phát triển bền vững, Bắc Ninh cần đẩy mạnh phát triển công
nghiệp hỗ trợ, nâng cao chất lượng lao động và chú trọng bảo vệ môi trường.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 10, pp. 122-130
This paper is available online at
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
Ngô Thị Hải Yến
Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Kể từ khi được tái thành lập, Bắc Ninh đã ưu tiên phát tiển công nghiệp và mục
tiêu đề ra là “trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015”. Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Ninh
trở thành một tỉnh đứng thứ 6 cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp (năm 2013). Với tốc
độ tăng trưởng cao nên tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đã chiếm đến 72% cơ cấu
GDP. Số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài giữ ở mức ổn định và cao thứ 4 cả nước (năm
2012) nên tỉ trọng công nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 90%. Để
duy trì tốc độ phát triển và phát triển bền vững, Bắc Ninh cần đẩy mạnh phát triển công
nghiệp hỗ trợ, nâng cao chất lượng lao động và chú trọng bảo vệ môi trường.
Từ khóa: Công nghiệp Bắc Ninh, tốc độ tăng trưởng, phát triển bền vững.
1. Mở đầu
Bắc Ninh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên 822,7km2, dân số
1114 nghìn người, mật độ dân số 1354 người/km2. Tuy có diện tích nhỏ nhất cả nước nhưng Bắc
Ninh lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế [1]. Ngay từ khi được tái thành lập, Bắc
Ninh đã có nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Môi trường
đầu tư thuận lợi, cùng với những thế mạnh sẵn có được phát huy, Bắc Ninh đã thành công trong
công cuộc thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh, cơ
cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, giá trị hàng hóa công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị
các mặt hàng xuất khẩu. Sau 16 năm tái thành lập, Bắc Ninh đã từ một tỉnh thuần nông trở thành
một tỉnh công nghiệp. Trên cơ sở ứng dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong bài báo
này, tác giả phân tích những nhân tố ảnh hưởng, vai trò và hiện trạng phát triển ngành công nghiệp
Bắc Ninh trong giai đoạn 2000 – 2013.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Hiện trạng ngành công nghiệp Bắc Ninh
2.1.1. Một số thuận lợi cơ bản cho phát triển công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
- Vị trí địa lí thuận lợi là điều kiện quan trọng cho phát triển công nghiệp ở Bắc Ninh. Là
cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm ở vị trí giao cắt của hai hành lang kinh tế: Nam
Ngày nhận bài 13/2/2013. Ngày nhận đăng 25/10/2014.
Liên lạc Ngô Thị Hải Yến, e-mail: ngothihaiyen1976@gmail.com
122
Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội và Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng nên Bắc Ninh trở thành
một vị trí trung chuyển, một đầu mối giao thông vận tải quan trọng tạo thuận lợi cho sự kết nối
giữa các tỉnh trong vùng bằng sông Hồng với các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sự đầu
tư, nâng cấp các tuyến đường 38, 18, 1A cũ và tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn trong thời
gian qua là yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ sự giao lưu kinh tế giữa Bắc Ninh với các tỉnh trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đồng
thời cũng là điều kiện thuận lợi cho Bắc Ninh thu hút vốn đầu tư, lao động lành nghề, mở rộng thị
trường cho phát triển công nghiệp.
Theo quy hoạch Vùng Thủ đô ra đời năm 2008 (được điều chỉnh năm 2012) [7], hai đô thị
của Bắc Ninh là thị xã Từ Sơn sẽ nằm trong vùng đô thị phụ cận, thành phố Bắc Ninh sẽ nằm trong
vùng đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội. Trong những năm tới, dưới sức lan toả từ thủ đô Hà Nội,
Bắc Ninh sẽ thuận lợi hơn nữa để phát huy những lợi thế sẵn có như đào tạo lao động có tay nghề
cao, chuyển giao công nghệ hướng đến một nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, mở rộng thị
trường xuất khẩu cho ngành công nghiệp, nhờ có vị trí thuận lợi, Bắc Ninh là nơi lí tưởng để xây
dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề và các nhà máy, xí nghiệp.
- Nguồn lao động: Năm 2013, Bắc Ninh có 624 nghìn lao động, chiếm 56% dân số toàn
tỉnh. Trung bình mỗi năm lực lượng lao động được bổ sung thêm khoảng 4 nghìn người. Chất
lượng lao động đang ngày một nâng lên và trở thành nhân tố quan trọng tác động phát triển công
nghiệp. Năm 2008, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 16,6%, năm 2010 tỉ lệ này được nâng lên 18,9%
và 20,4% vào năm 2013. Tỉ lệ này cao hơn mức trung bình cả nước (14,4, 14,6 và 17,9) nhưng
thấp hơn vùng đồng bằng sông Hồng (18,1, 20,7 và 24,9). Bên cạnh nguồn lao động nội tỉnh, Bắc
Ninh còn tận dụng được lao động từ các tỉnh trong vùng. Từ năm 2005 trở lại đây, Bắc Ninh có sức
hút mạnh lao động từ các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc.
Tỉ lệ nhâp cư của Bắc Ninh luôn luôn cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Hồng và của cả
nước. Năm 2005, tỉ lệ nhập cư của Bắc Ninh là 5,3%◦, đến năm 2010 tăng lên 9,8%◦ và 19,4%◦
năm 2013. Tỉ lệ tương tự qua các năm của đồng bằng sông Hồng là 2,5, 3,5 và 3,6. Chiếm tỉ lệ lớn
lực lượng nhập cư đến Bắc Ninh đang trong độ tuổi lao động và nơi đến của họ là các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề. Cơ cấu lao động cũng đang chuyển dịch
mạnh theo hướng công nghiệp hóa: tăng mạnh tỉ trọng lao động trong nhóm ngành công nghiệp -
xây dựng, giảm tỉ trọng lao động trong nhóm ngành nông – lâm – thủy sản. Nguồn lao động đã và
đang trở thành một nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển công nghiệp.
- Chính sách và đầu tư phát triển công nghiệp: Ngay từ khi được tái thành lập, với mục tiêu
trở thành “tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015”, Bắc Ninh đã đưa ra nhiều chính
sách nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp như: ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân
tài, kêu gọi đầu tư. Từ năm 2010 đến nay, tất cả các chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) như tiếp cận đất đai, gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí thời gian, tính năng động,
hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và khung pháp lí của Bắc Ninh luôn được VCCI đánh giá
“rất tốt” hoặc “tốt”. Bởi vậy, xếp hạng PCI liên tục được nâng lên, từ vị trí thứ 59 so với tất cả các
tỉnh trên cả nước lên vị trí 16 năm 2008, và vị trí 12 năm 2013. Năm 2013, tỉnh Bắc Ninh đứng
đầu đồng bằng số Hồng về PCI. Thứ hạng chỉ số PCI cao trở thành một yếu tố ảnh hưởng không
nhỏ đến thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước ở Bắc Ninh. So với các tỉnh trong vùng
đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh đã thực sự thành công trong thu hút vốn và kêu gọi đầu tư. Các
nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) từ các tổ chức ADB, WB, OECF và vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) liên tục đến với Bắc Ninh để phát triển các ngành công nghiệp công nghệ
123
Ngô Thị Hải Yến
cao công nghiệp phụ trợ. Số dự án, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh liên tục tăng
qua các năm. Năm 2013, số dự án FDI được cấp phép đầu tư vào Bắc Ninh là 133 dự án với tổng
số vốn đăng kí là 1519,4 triệu USD, trong đó số vốn thực hiện là 1232,9 triệu USD. Lũy kế các dự
án đăng kí còn hiệu lực đến ngày 31-12-2013 vào Bắc Ninh là 471 với số vốn 6195,7 triệu USD,
trong đó gần như toàn bộ đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Trong bối cảnh khủng hoảng nền kinh
tế thế giới như hiện nay, việc thu hút được số dự án, số vốn đầu tư FDI như trên là thành công lớn,
là điều kiện quan trọng để Bắc Ninh phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa.
2.1.2. Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Giá trị sản xuất công nghiệp:
- Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong
cơ cấu kinh tế. Từ khi tái thành lập tỉnh đến nay, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh liên tục tăng và
tăng với tốc độ nhanh. Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là ngành công nghiệp ngày
càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.
Năm 1997, khi Bắc Ninh tách ra khỏi tỉnh Hà Bắc, quy mô GDP còn nhỏ bé (hơn 2 nghìn
tỉ đồng), trong đó chiếm 45% tỉ trọng GDP là nhóm ngành nông – lâm – thủy sản. Những năm sau
đó, GDP tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm và công nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ vì đây là giai
đoạn Bắc Ninh đang trong giai đoạn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công
nghiệp. Bắc Ninh bước vào giai đoạn tăng tốc GDP và tăng tốc giá trị sản xuất công nghiệp từ năm
2005. Đây cũng là thời điểm bắt đầu tăng tỉ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP toàn tỉnh.
Vì vậy, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 gấp 27 lần giá trị sản xuất công nghiệp năm 2000.
Biểu đồ 1. Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp – xây dựng
trong cơ cấu kinh tế Bắc Ninh giai đoạn 1997 – 2013
- Từ một tỉnh thuần nông, nhờ phát huy được những lợi thế so sánh, Bắc Ninh trở thành một
trong những tỉnh đứng đầu đồng bằng sông Hồng và cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp.
Từ vị trí thứ 8 (năm 2000) Bắc Ninh đã vươn lên vị trí thứ 2 (năm 2013) vùng đồng bằng
sông Hồng về giá trị sản xuất công nghiệp. Ngoài những ngành công nghiệp truyền thống đang
phát huy thế mạnh, nhóm các ngành công nghiệp công nghệ cao mà nổi bật nhất là ngành công
nghệ điện tử.
124
Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Bảng 1. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng các tỉnh đồng bằng sông Hồng
các năm 2000, 2005, 2010 và 2012 (xếp theo thứ tự từ lớn đến bé, đơn vị: tỉ đồng [1])
Thứ
bậc Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012
1 Hà Nội 23610,7 Hà Nội 76631,1 Hà Nội 239265,3 Hà Nội 400371,2
2 Hải Phòng 8230,3 Hải Phòng 25231,3 Hải Phòng 76533,6 Bắc Ninh 237425,2
3 Ninh Bình 6640,0 Vĩnh Phúc 21187,9 Bắc Ninh 76117,4 Vĩnh Phúc 120792,1
4 Vĩnh Phúc 6522,4 Hưng Yên 13443,4 Vĩnh Phúc 74709,3 Hải Phòng 103915,9
5 Hà Tây 3935,5 Hà Tây 13255,5 Hưng Yên 48626,0 HảiDương 90164,3
6 HảiDương 3684,1 Bắc Ninh 12787,9
Hải
Dương 44032,1 Hưng Yên 74055,4
7 Hưng Yên 3147,4 HảiDương 11700,0 Thái Bình 22200,5 Thái Bình 34324,6
8 Bắc Ninh 2689,7 Nam Định 6653,5 Nam Định 21065,9 Nam Định 33044,3
9 Nam Định 1967,8 Thái Bình 5365,4 Hà Nam 14401,8 Hà Nam 26016,7
10 Thái Bình 1961,7 Hà Nam 3562,7 Ninh Bình 12679,8 Ninh Bình 24693,9
11 Hà Nam 1270,1 Ninh Bình 3324,7
Nhóm ngành này đang được đầu tư, phát triển và phát triển mạnh, đóp góp tỉ trọng ngày
càng lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, sức cạnh tranh của nền
kinh tế và cải thiện đời sống của người dân. Bắc Ninh hiện có 15 khu công nghiệp được chính phủ
phê duyệt, trong đó 8 KCN đã đi vào hoạt động. Các KCN nổi bật với các ngành công nghệ cao
là: KCN Quế Võ sản xuất máy in laser Canon, KCN Yên Phong sản xuất màn hình Samsung có độ
phân giải cao, KCN VSIP sản xuất điện thoại Nokia và sản xuất gia công và lắp ráp linh kiện, thiết
bị liên quan đến ngành công nghiệp hóa dầu, bán dẫn và y tế mang nhãn hiệu Fujikin. . . Ngoài
nguồn vốn đươc các tập đoàn lớn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp,
các doanh nghiệp Bắc Ninh còn có cơ hội tiếp cận được với chuỗi giá trị sản xuất, hệ thống phân
phối toàn cầu thông qua các doanh nghiệp FDI.
Nhằm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, giảm nhập khẩu linh kiện và thoát khỏi ngành
công nghiệp phụ thuộc gia công, Bắc Ninh đang đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Nhóm ngành này bước đầu hình thành 15 ngành thuộc 4 nhóm ngành chính là: điện tử – tin học,
ngành cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô, ngành dệt may và da giày. Tuy mới được chú trọng
phát triển, nhưng các nhóm ngành này đã mang lại một số hiệu quả nhất định về mặt kinh tế xã hội
như: giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động.
Các cụm công nghiệp(CCN) và cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN) ở Bắc Ninh ngày
càng đóp góp tích cực vào GDP của ngành công nghiệp. Bắc Ninh hiện có 30 cụm công nghiệp,
trong đó có 7 cụm công nghiệp làng nghề được phân bố dọc quốc lộ 1A, quốc lộ 18 và quốc lộ
38 và tập trung phần lớn ở các huyện, thị trong tiểu vùng Bắc sông Đuống. Các CCN và CCNLN
không chỉ đóng góp vào GDP, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp mà còn giải quyết nguồn
lao động tại chỗ, thu hút lao động ngoại tỉnh, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
Lần đầu tiên vào năm 2009, Bắc Ninh lọt vào nhóm 10 tỉnh (đứng thứ 10) có giá trị sản
xuất công nghiệp cao nhất cả nước (trước đó, năm 2005, Bắc Ninh ở vị trí 35). Cùng với Hà Nội
và Vĩnh Phúc, Bắc Ninh trở thành một đỉnh trong tam giác công nghiệp mới Hà Nội – Bắc Ninh –
Vĩnh Yên.
125
Ngô Thị Hải Yến
Hình 1. Bản đồ hiện trạng công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2013
Bảng 2. Mười tỉnh đứng đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp
qua các năm 2005, năm 2010 và năm 2012 [1]
Thứ
bậc Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012
1 Đồng Nai 104803,1 TP.Hồ Chí Minh 596235,7 TP.Hồ Chí Minh 800516,4
2 Bình Dương 79720,1 Đồng Nai 313974,8 Đồng Nai 462654,1
3 Hà Nội 76631,1 Bà Rịa - Vũng Tàu 281565,6 Bà Rịa - Vũng Tàu 427924,7
4 Vĩnh Phúc 21187,9 Bình Dương 258083,1 Hà Nội 400371,2
5 Quảng Ninh 20989,0 Hà Nội 239265,3 Bình Dương 382474,0
6 Cà Mau 12501,4 Quảng Ngãi 98467,7 Bắc Ninh 237425,2
7 Hải Dương 11700,0 Quảng Ninh 80347,6 Quảng Ngãi 153893,9
8 An Giang 8397,5 Hải Phòng 76533,6 Quảng Ninh 127870,3
9 Bình Định 6285,5 Bắc Ninh 76117,4 Vĩnh Phúc 120792,1
10 Tây Ninh 5311,0 Vĩnh Phúc 74709,3 Hải Phòng 103915,9
Cơ cấu giá trị sản xuất và sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp:
- Tỉ trọng ngành công nghiệp luôn chiếm ưu thế trong tổng giá trị sản xuất nhóm ngành
công nghiệp – xây dựng. Năm 2000, khi Bắc Ninh đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng
giao thông, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghiệp nên giá trị ngành xây dựng chiếm 20,9%. Những
năm sau đó, khi cơ sở hạ tầng đã dần hoàn thiện, các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, cụm
công nghiệp làng nghề đi vào hoạt động thì tỉ trọng ngành công nghiệp tăng lên trong tổng nhóm
ngành công nghiệp – xây dựng.
126
Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Năm 2013, trong ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (bao gồm các
ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, da giày, chế biến gỗ và các sản
phẩm từ gỗ, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy, in ấn, hóa chất, thuốc – dược liệu, sản xuất
sản phẩm platstic, điện tử, máy vi tính, thiết bị điện, giường tủ bàn ghế, các phương tiện vận tải)
chiếm trên 95% giá trị sản xuất. Các ngành phân phối điện, điều hòa không khí, cấp nước, xử lí
rác – nước thải luôn chiếm tỉ trọng nhỏ hơn.
Biểu đồ 2. Cơ cấu ngành công nghiệp
phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1997 – 2013
- Trong giai đoạn vừa qua, tỉ trọng các ngành công nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài liên tục tăng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Khi Bắc Ninh mới được tái thành
lập, tỉ trọng khu vực này trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp bằng 0, tỉ trọng khu vực nhà
nước vẫn chiếm trên 50%. Do số dự án, số vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp tăng
nhanh nên tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lên đến 93% vào năm 2013. Cũng vào năm
này, Bắc Ninh đã có tên trên bản đồ viễn thông thế giới nhờ sản xuất ra 120 triệu trên tổng số 400
triệu máy điện thoại di động Nokia cho thị trường thế giới. Kết quả này đã chỉ ra rằng: Bắc Ninh
đã thành công trong chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các hoạt động xúc tiến, các
chính sách đầu tư thông thoáng, đặc biệt là sự ưu đãi với các tập đoàn lớn trên thế giới.
- Tiểu vùng phía Bắc sông Đuống chiếm trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Tiểu vùng Bắc sông Đuống bao gồm thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ,
Yên Phong và Tiên Du. Nơi đây có hai đô thị lớn, hai trung tâm lớn nhất tỉnh Bắc Ninh. Thành phố
Bắc Ninh, đô thị lớn nhất, trung tâm công nghiệp lớn nhất với các ngành công nghiệp truyền thống
là may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu
dùng. Nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp chung của cả tỉnh, thành phố Bắc Ninh hiện
nay có 5 CCN (Võ Cường, Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Phong Khê và CCNLN Khúc Xuyên), 1 KCN
(KCN Đại Kim với quy mô 742ha). Đô thị lớn thứ 2, thị xã Từ Sơn vốn được biết đến từ lâu bởi
sự nổi tiếng bởi các làng nghề thủ công truyền thống, nay được đầu tư phát triển thành các CCN
và các CCN làng nghề. CCNLN Đa Hội, Châu Khê với ngành sản xuất phôi thép, CCNLN Đồng
127
Ngô Thị Hải Yến
Quang với ngành sản xuất đồ gỗ - mĩ nghệ, CCNLN đa nghề Đình Bảng, Mả Ông – Đình Bảng
với ngành chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, sản xuất đồ nhựa, bao bì, CCNLN Tương Giang với
ngành dệt vải, sản xuất khăn mặt. Hiện nay, 11 CCN, CCNLN và 3 KCN Từ Sơn trở thành địa
phương đóng góp tỉ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh.
Bảng 3. Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu vùng Bắc sông Đuống
và Nam sông Đuống qua các năm 2000, 2005, 2010 và 2013 [1] (ĐVT: tỉ đồng)
Toàn tỉnh Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013
2,736,9 12,656,6 110,699 743,257
Tiểu vùng Bắc sông Đuống 2,482,3(90,7%)
11,437,0
(90,4%)
106,392,0
(96,1%)
736,380,0
(99,1%)
Tp. Bắc Ninh 563,5 1,942,8 28,880 52,790
Tx. Từ Sơn 958,7 5,777,6 19,357 30,313
Yên Phong 170,2 1,109,9 35,562 608,026
Quế Võ 659,6 982,1 3,061 11,222
Tiên Du 130,3 1,624,7 19,532 34,029
Tiểu vùng Nam sông
Đuống 254,6 (9,3%)
1,219,6
(9,6%) 4,307 (3,9%) 6,877 (0,9%)
Thuận Thành 131,9 343,5 1,595 3,327
Gia Bình 51,9 436,5 1,184 1,627
Lương Tài 70,8 439,7 1,528 1,923
Bảng 4. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo địa phương
qua các năm 2000, 2005, 2010 và 2013 (đơn vị: tỉ đồng) [1])
Thứ
bậc Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013
1 Tx. Từ Sơn 958,7 Tx. Từ Sơn 5,777,6 Yên Phong 35,562 Yên Phong 608,026
2 Quế Võ 659,6 Tp. BắcNinh
1,942,8 Tp. Bắc
Ninh
28,880 Tp. Bắc
Ninh
52,790
3 Tp. BắcNinh
563,5 Tiên Du 1,624,7 Tiên Du 19,532 Tiên Du 34,029
4 Yên Phong 170,2 Yên Phong 1,109,9 Tx. Từ Sơn 19,357 Tx. Từ Sơn 30,313
5 ThuậnThành 131,9 Quế Võ 982,1 Quế Võ 3,061 Quế Võ 11,222
6 Tiên Du 130,3 Lương Tài 439,7 ThuậnThành 1,595
Thuận
Thành 3,327
7 Lương Tài 70,8 Gia Bình 436,5 Lương Tài 1,528 Lương Tài 1,923
8 Gia Bình 51,9 ThuậnThành 343,5 Gia Bình 1,184 Gia Bình 1,627
Ngoài sự thuận lợi về vị trí địa lí, địa hình, mạng lưới giao thông vận tải đang ngày được
nâng cấp, Tiểu vùng Bắc sông Đuống còn là nơi tập trung đông dân cư, có nguồn lao động dồi
dào, có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ hơn so với tiểu vùng phía Nam sông Đuống. Bởi vậy, Tiểu
vùng này có mức độ tập trung công nghiệp cao hơn hẳn, cụ thể là: vùng có 23/30 CCN, 12/15
KCN, chiếm 99% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh Bắc Ninh.
Nếu Bắc Ninh là điểm sáng về phát triển công nghiệp của đồng bằng sông Hồng và của cả
nước thì trong thời điểm hiện tại, Yên Phong là điểm sáng về phát triển công nghiệp của Bắc Ninh.
128
Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Trong 4 năm, từ năm 2010 đến năm 2013, Yên Phong luôn đứng đầu và chiếm tỉ trọng lớn giá trị
sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (chiếm 81% năm 2013). Kết quả này nhờ sự đóng góp phần lớn
của tổ hợp công nghệ cao Sam Sung đã và đang được đầu tư, phát triển tại KCN Yên Phong (xem
Bảng 4).
Một số vấn đề cần giải quyết để phát triển công nghiệp
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công nghiệp Bắc Ninh đang phải đối mặt với một số
vấn đề cần giải quyết.
Để phát triển công nghiệp, đặc biệt các ngành công nghệ cao, đòi hỏi Bắc Ninh có một
nguồn lao động chất lượng cao. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, Bắc Ninh chưa đáp ứng
được nhu cầu về chất lượng lao động cho các ngành công nghiệp. Năm 2013, tỉ lệ lao động qua đào
tạo của Bắc Ninh tuy đã được nâng lên (20,4%), cao hơn mức trung bình cả nước (17,9%) nhưng
vẫn thấp hơn mức trung bình của đồng bằng sông Hồng (24,9%) và một số tỉnh trong vùng, như:
Hà Nội (36%), Hải Phòng (26%) và Nình Bình (27%). Vì vậy, nếu không có những giải pháp để
nâng cao chất lượng thì vấn đề lao động sẽ trở thành một khó khăn lớn cho Bắc Ninh trong quá
trình công nghiệp hóa.
Một tỉnh có ngành công nghiệp phát triển như Bắc Ninh rất cần những ngành công nghiệp
hỗ trợ vì theo kinh nghiệm của các nước phát triển, muốn hình thành và phát triển các ngành công
nghiệp hiện đại và một số ngành truyền thống khác một cách có hiệu quả thì phải thực hiện thành
công việc nội địa hóa