Hiệu quả bất ngờ từ nuôi cá trắm đen

Là loài cá đặc sản nước ngọt được nuôi khá phổ biến, tuy không thể sánh được với những loài cá quý như cá lăng, cá chiên. nhưng hiệu quả kinh tế cá trắm đen mang lại rất quý. Từ nuôi truyền thống đến nuôi công nghiệp Cá trắm đen (CTĐ) thường được nuôi ghép với mật độ thưa trong các ao nuôi cá truyền thống theo kiểu “thả chơi” nhằm tận dụng diện tích và nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả bất ngờ từ nuôi cá trắm đen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiệu quả bất ngờ từ nuôi cá trắm đen Là loài cá đặc sản nước ngọt được nuôi khá phổ biến, tuy không thể sánh được với những loài cá quý như cá lăng, cá chiên... nhưng hiệu quả kinh tế cá trắm đen mang lại rất quý. Từ nuôi truyền thống đến nuôi công nghiệp Cá trắm đen (CTĐ) thường được nuôi ghép với mật độ thưa trong các ao nuôi cá truyền thống theo kiểu “thả chơi” nhằm tận dụng diện tích và nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. Tuy nhiên, là loài cá có trọng lượng lớn và giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với các loài cá nước ngọt truyền thống khác nên nhiều địa phương đã chuyển sang nuôi CTĐ theo hình thức công nghiệp như một hướng đi mới mang lại năng suất và hiệu quả cao. Lợi nhuận CTĐ mang lại cao hơn các loại cá truyền thồng khác từ 3-4 lần Năm 2008, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tiến hành nuôi thử nghiệm CTĐ theo hình thức công nghiệp, sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm từ 35-40% làm thức ăn cho cá và triển khai mô hình này vào thực tế được nông dân ở nhiều địa phương đánh giá cao. Đến nay, mô hình nuôi CTĐ theo hình thức công nghiệp đã được phổ biến ở nhiều địa phương như: Hà Nội, Hải Dương, Nam Định... mang lại hiệu quả cao. CTĐ nuôi theo hình thức công nghiệp thường thả với mật độ 0,5-0,7 con/m2, kích cỡ từ 0,5-1kg/con. CTĐ thường chiếm từ 80-85% ao nuôi, còn lại là các đối tượng khác như cá mè, cá chép, trắm. Thời gian thả khoảng từ đầu tháng 2-3, thu hoạch vào cuối năm, cỡ cá thương phẩm từ 3-5 kg/con. Với giá bán hiện nay khoảng từ 140.000-180.000 đồng/kg thì lợi nhuận mà CTĐ mang lại là rất lớn và cao hơn các loại cá truyền thống khác từ 3-4 lần. Nuôi không dễ Là loài cá sống đáy và thức ăn chủ yếu và ưa thích của CTĐ là ốc. Tuy nhiên, cho cá ăn bằng thức ăn có độ đạm cao hoặc bằng ốc rất dễ làm ô nhiễm môi trường nước do thức ăn dư thừa, làm cá phát triển chậm hoặc mắc bệnh. CTĐ ưa nước sạch nên người nuôi phải thay nước và dùng chế phẩm sinh học định kỳ, tạo môi trường thuận lợi cho cá phát triển. CTĐ có nhu cầu ôxy rất cao nên cần cung cấp ôxy đầy đủ đồng thời giữ mực nước cao và ổn định (1,8-2m). Cần cho ăn theo 4 định (định chất, định lượng, định địa điểm, định thời gian), để cá sử dụng thức ăn hiệu quả nhất. Kiểm tra cá mỗi tháng 1 lần, nhắm đánh giá sự tăng trưởng của cá, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Định kỳ bổ sung vitamin, thuốc phòng bệnh cho cá, nhất là vào thời điểm chuyển mùa. Đặc biệt là 2 tháng cuối chu kỳ nuôi, bổ sung thức ăn tươi là ốc bên cạnh thức ăn công nghiệp sẽ giúp cá chắc và có chất lượng thịt tốt hơn. Những tháng cuối cần chú ý tới lượng ôxy hòa tan, tránh hiện tượng cá nổi đầu hoặc chết do thiếu ôxy thường xảy ra vào thời điểm từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng.
Tài liệu liên quan