Tóm tắt
Đầu tư công là đòn bẩy và là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho đầu tư từ các
khu vực còn lại phát huy hiệu quả cao thông qua việc xây dựng kết cấu kinh tế - xã hội, xóa đói và giảm
nghèo. Tuy nhiên, tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo cũng như hiệu
quả của đầu tư công vẫn còn là vấn đề tranh luận. Trên cơ sở hàm đa biến được phác họa từ mô hình
VECM (Vector Error Correction Model), bài viết này phân tích một cách tổng thể về thực trạng đầu tư
công và hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam thông qua việc tính toán, phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả
đầu tư công và mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng và giảm nghèo, qua đó đề xuất một vài khuyến nghị
hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả đầu tư công của Việt Nam trong thời gian tới.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả đầu tư công: Mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
89
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG: MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG
VÀ GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
PUBLIC INVESTMENT EFFICIENCY: GROWTH
OBJECTIVES AND POVERTY REDUCTION IN VIETNAM
Nguyễn Minh Tuấn, Phạm Thị Hồng Hoa
Email: minhtuancnsd@yahoo.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 7/02/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 20/9/2018
Ngày chấp nhận đăng: 28/9/2018
Tóm tắt
Đầu tư công là đòn bẩy và là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho đầu tư từ các
khu vực còn lại phát huy hiệu quả cao thông qua việc xây dựng kết cấu kinh tế - xã hội, xóa đói và giảm
nghèo. Tuy nhiên, tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo cũng như hiệu
quả của đầu tư công vẫn còn là vấn đề tranh luận. Trên cơ sở hàm đa biến được phác họa từ mô hình
VECM (Vector Error Correction Model), bài viết này phân tích một cách tổng thể về thực trạng đầu tư
công và hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam thông qua việc tính toán, phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả
đầu tư công và mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng và giảm nghèo, qua đó đề xuất một vài khuyến nghị
hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả đầu tư công của Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Đầu tư công; tăng trưởng; giảm nghèo.
Abstract
Public investment is the lever and the basis for socio-economic development, creating conditions for
investment from the rest of the region to promote high efficiency through the construction of socio-
economic infrastructure, poverty reduction. However, the impact of public investment on economic
growth and poverty reduction as well as the effectiveness of investment remains a matter of debate.
Based on the multivariate function sketched from the VECM model, this paper analyzes the overall
public investment and the efficiency of public investment in Vietnam by analyzing and analyzing some
indicators of public investment efficiency and the impact of growth and poverty reduction, it then proposed
some recommendations to improve the policy and improve the efficiency of Vietnam’s public investment
in the coming time.
Keywords: Public investment; growth; poverty reduction.
1. GIỚI THIỆU
Hiện nay, trong cả nghiên cứu lý thuyết lẫn thực
nghiệm đều chưa có sự thống nhất về quan niệm
hay khái niệm đầu tư công, hiện đang tồn tại một
số quan niệm như: Quan niệm theo sở hữu vốn
cho rằng, đầu tư công được coi là đầu tư của khu
vực nhà nước hay mọi hoạt động sử dụng nguồn
lực của Nhà nước để đầu tư. Theo quan điểm tài
chính công, thì đầu tư công là hoạt động của chi
tiêu công nhằm thúc đẩy năng lực sản xuất của
nền kinh tế. Còn quan điểm theo thuyết vô vị lợi thì
cho rằng, đầu tư công là đầu tư phát triển không vì
mục tiêu lợi nhuận hay có tính phi lợi nhuận trong
hoạt động đầu tư, Tuy nhiên, dù theo quan điểm
nào thì hiệu quả của đầu tư công luôn được đánh
giá thông qua các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (tăng
trưởng và giảm nghèo của một quốc gia).
Đây luôn là một vấn đề thu hút được sự quan tâm
không chỉ của Chính phủ, chuyên gia kinh tế mà
còn của toàn xã hội. Tại Việt Nam, hoạt động đầu
tư công luôn được cho là kém hiệu quả do chất
lượng lựa chọn dự án thấp, do chậm trễ trong việc
thiết kế và hoàn thành dự án, do tham nhũng, do
chi phí luôn tăng so với quyết định đầu tư ban đầu,
và do rất nhiều dự án không hoàn thành. Hiệu quả
đầu tư công thấp gây rất nhiều bức xúc cho người
dân do nguồn vốn dành cho đầu tư công phần lớn
là từ thuế của người dân trong khi hàng hóa, dịch
vụ công không đáp ứng được nhu cầu của họ và
phát triển của đất nước. Theo Ngân hàng Thế giới,
30% lợi ích tiềm năng của đầu tư công trên thế giới
đã bị mất do hiệu quả đầu tư thấp, con số này ở
các nước đang phát triển là 40%, ở các nước đang
nổi lên là 27% và các nước phát triển khoảng 13%.
Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
2. PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh
90
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
Tại Việt Nam, đầu tư công được xem là hoạt động
đầu tư của Nhà nước để thực hiện các chương
trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở
nguồn lực của Nhà nước và các nguồn vốn vay.
Do vậy, có thể khẳng định đầu tư công có vai trò
chủ đạo trong phát triển cơ sở hạ tầng, công ích
và thực hiện các mục tiêu quốc gia cũng như giải
quyết được tính phi lợi nhuận. Tuy nhiên, trong
một thời gian dài, đầu tư công được tập trung chủ
yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật,
giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo. Nguồn lực tài
trợ cho đầu tư công chủ yếu là từ ngân sách nhà
nước, vốn vay nước ngoài (ODA). Trong những
năm gần đây, khi tỷ lệ đầu tư nói chung và đầu tư
công nói riêng trên GDP ngày càng tăng thì hiệu
quả đầu tư ngày càng giảm; tình trạng lãng phí,
tham nhũng ngày càng phổ biến lên đến 20-30%.
Việc chấp nhận chủ trương đầu tư cũng như ra
quyết định đầu tư vẫn chủ yếu dựa trên các yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy
động vốn. Trong khi đó, các tiêu chuẩn về hiệu
quả đầu tư công chưa được xem là yếu tố quyết
định đối với quyết định đầu tư công và chưa quy
định ràng buộc về mặt pháp lý một cách chặt chẽ.
Cơ chế, chính sách, công cụ quản lý đầu tư tồn
tại nhiều hạn chế, bất cập, chậm được khắc phục.
Cần phải xem xét đánh giá một cách khách quan
để trả lời câu hỏi, liệu có phải đầu tư công thực sự
kém hiệu quả ở tất cả lĩnh vực đầu tư (cơ sở hạ
tầng, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo) hay chỉ
ở một số lĩnh vực? Thất thoát là một trong những
tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của đầu tư công
nhưng liệu xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế thì
đầu tư công có tác động tích cực hay tiêu cực đối
với tăng trưởng kinh tế và đây có phải là thời điểm
để xác định vai trò của đầu tư khu vực tư nhân đối
với tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Chính phủ
đang nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc
đầu tư công, tái cơ cấu nợ công.
2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI
VIỆT NAM
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã theo đuổi mô
hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu
tư, đặc biệt là đầu tư từ khu vực nhà nước. Thực
tế cho thấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tăng rất mạnh từ
lúc nền kinh tế mở cửa đến nay trong khi tốc độ
tăng trưởng chỉ dao động quanh mức 6÷8%. Vốn
đầu tư toàn xã hội tăng mạnh chủ yếu là do đầu tư
công (chiếm tỷ trọng cao nhất) tăng rất mạnh, thế
nhưng, điều đáng lưu ý là hiệu quả đầu tư công
luôn thấp hơn hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế và
các khu vực đầu tư còn lại khi đánh giá thông qua
chỉ số ICOR.
2.1. Quy mô đầu tư công
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư
công cao, đầu tư vào cơ sở hạ tầng chiếm 8÷10%
GDP, cao gấp hai lần so với các nước ASEAN
và gấp ba lần so với nhiều nước phát triển. Tuy
nhiên, hiệu quả đầu tư công của Việt Nam lại thấp
hơn nhiều so với các nước khác. Với hệ số ICOR
khoảng 5.2, nghĩa là Việt Nam phải đầu tư 5,2
đồng mới đạt được 1 đồng tăng trưởng, so với
mức đầu tư 3÷4 đồng của các nước khác trong
khu vực.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2016
tính theo giá thực tế đạt 1.485,1 nghìn tỷ đồng,
tăng 8,7% so với năm 2015. Năm 2017, đạt 1.666
nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2016. Cụ
thể, vốn đầu tư khu vực nhà nước năm 2017 đạt
594.900 tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội và tăng 6,7% so với năm 2016, khu
vực ngoài nhà nước đạt 676.300 tỷ đồng, chiếm
40,5%, tăng 16,8% và khu vực vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đạt 396.200 tỷ đồng, chiếm 23,8% và
tăng 12,8%. Tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà
nước thực hiện trong năm 2017 ước đạt 290.500
tỷ đồng, vốn trung ương quản lý đạt 64.400 tỷ
đồng và vốn địa phương quản lý đạt 226.100 tỷ
đồng, tương ứng bằng 94,4%; 91,1% và 95,4% kế
hoạch. Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, tổng
số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 29,7
tỷ USD, tăng 44,2% so với năm 2016, vốn thực
hiện ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 10,8%. Ngoài ra,
khối ngoại còn góp vốn, mua cổ phần của các nhà
đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 6,2
tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2016.
Hình 1. Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội các năm 2015-2017 so với các năm trước
(Theo đơn giá hiện hành, đơn vị: %)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài
nhà nước 2017 đã tăng cao hơn tốc độ tăng vốn
đầu tư xã hội chung (9,7%). Đây là kết quả tích
cực của việc thu hút nguồn lực của các thành
91
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
phần kinh tế, của công cuộc khởi nghiệp được
đẩy mạnh từ trung ương đến địa phương, với sự
ra đời và trở lại hoạt động của hơn 100.000 doanh
nghiệp, hướng đến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp
vào năm 2020,... Nguồn vốn đầu tư của khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2017 cũng
đạt gần 24,4 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2016,
cao nhất từ năm 2009 đến nay. Đáng lưu ý, lượng
vốn thực hiện tăng và đạt kỷ lục mới, cao hơn kỷ
lục đã đạt vào năm 2016 (ước đạt 15,8 tỷ USD so
với 14,5 tỷ USD của năm 2016). Hiệu quả đầu tư
tăng biểu hiện bằng suất đầu tư tăng (hệ số giữa
tỷ lệ vốn đầu tư/GDP so với tốc độ tăng GDP).
Hệ số này của năm 2017 đã thấp hơn những
năm trong thời kỳ 2006-2010 (6,2 lần) và thời kỳ
2011-2015 (5,4 lần), nhưng lại cao hơn năm 2016
(5,3 lần so với 4,9 lần) - tức là hiệu quả đầu tư
năm 2016 cao hơn thời kỳ 2006-2016, nhưng lại
thấp hơn năm 2016.
Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP năm 2017 đạt 33%, cao
nhất tính từ năm 2012 đến nay, điều đó chứng tỏ
việc thu hút vốn đầu tư phát triển trong năm 2016
đã có nhiều cố gắng và đạt kết quả cao nhất trong
5 năm qua. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội có sự chuyển dịch tích cực. Nguồn vốn đầu
tư phát triển của khu vực kinh tế nhà nước tuy
tăng thấp nhất (6,7%) trong ba nguồn, nhưng vẫn
tiếp tục chiếm tỷ trọng cao (35,7%). Đây là một cố
gắng của Nhà nước trong điều kiện cân đối ngân
sách gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ công, nợ Chính
phủ, nợ nước ngoài/GDP tăng và hiện ở mức cao.
Một khoản quan trọng gồm vốn của các doanh
nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác năm 2017
đã tăng lên nhờ công cuộc cổ phần hóa các tổng
công ty, doanh nghiệp nhà nước lớn,... được đẩy
mạnh. Tuy nhiên, ở đây có hai vấn đề cần quan
tâm khi mà thời gian để được công nhận là nền
kinh tế thị trường theo cam kết khi gia nhập WTO
đã đến rất gần đó là: Khu vực kinh tế nhà nước
vẫn còn “ôm đồm” nhiều quá, tỷ trọng của vốn đầu
tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội vẫn còn
ở mức cao; hiệu quả đầu tư của nguồn vốn này
thấp nhất trong ba nguồn. Hiện nay có hàng chục
công trình nghìn tỷ thua lỗ, trong khi cân đối ngân
sách còn khó khăn, tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ,
nợ nước ngoài/GDP tăng, ở mức cao, có loại đã
vượt trần và phải nới trần.
2.2. Hiệu quả đầu tư công
a. Xét dưới góc độ thực hiện mục tiêu tăng trưởng
kinh tế
Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
dựa trên nền tảng gia tăng vốn đầu tư, trong đó
đầu tư công luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2017
kết thúc với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,7% so
với năm 2016, mức tăng này vừa đạt mục tiêu đặt
ra. Xét chung cả giai đoạn 2013-2017 thì năm 2017
có mức tăng cao nhất, còn thấp nhất là năm 2013.
Bảng 1. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ trọng vốn đầu tư công/tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%) 40,4 39,9 38,0 37,6 35,7
Tốc độ tăng vốn đầu tư công (%) 8,7 10,2 6,7 7,2 6,7
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 5,42 5,98 6,68 6,21 6,7
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả theo giá thực tế
Số liệu từ biểu đồ trên cho thấy, trong giai đoạn từ
năm 2013 đến năm 2017, mặc dù tỷ trọng đầu tư
công trong cơ cấu tổng đầu tư toàn xã hội có xu
hướng giảm trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn này tăng chậm lại. Điều này đồng
nghĩa với việc tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế có xu hướng giảm và dường như là
không hiệu quả khi mà tỷ trọng đầu tư công trong
tổng đầu tư toàn xã hội giảm nhưng tốc độ tăng
trưởng kinh tế lại tăng. Ở khía cạnh mối quan hệ
giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân thì có thể thấy
vốn đầu tư công đã thể hiện được vai trò tích cực,
là vốn mồi thu hút vốn đầu tư của các thành phần
kinh tế khác. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2015, tình hình kinh tế thế giới phức tạp, rơi
vào khủng hoảng trên quy mô toàn cầu, kinh tế
trong nước gặp nhiều khó khăn. Điều hành kinh
tế vĩ mô linh hoạt, nhất là chính sách tài khóa, có
thời điểm Chính phủ phải kích cầu đầu tư mạnh
mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (năm 2009)
nhưng cũng ngay sau đó phải tiến hành rà soát,
điều chỉnh, cắt giảm, kiểm soát chặt chẽ đầu tư
công để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
(từ năm 2011 đến năm 2014). Nên trong giai đoạn
này, đầu tư công không thể hiện rõ vai trò, tác
động đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, cũng
không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò và hiệu quả
nhất định của đầu tư công đối với duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế ở mức khá trong thời gian qua.
92
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
Bảng 2. Tăng trưởng kinh tế, đầu tư và xuất nhập khẩu giai đoạn 2013-2017
Năm
GDP
(tỷ đồng)
Tốc độ
tăng GDP
(%)
Tổng đầu tư
toàn xã hội
(tỷ đồng)
Trong đó
Xuất nhập khẩu
(tỷ USD)
PUI
(Đầu tư
công)
PE
(Đầu tư
tư nhân)
FDI
(Đầu tư trực tiếp
nước ngoài)
XK NK
2013 3.584.262 5,42 1.094.542 441.924 412.506 240.112 132,03 132,03
2014 3.937.856 5,98 1.220.704 486.804 468.500 265.400 150,22 147,85
2015 4.192.862 6,68 1.367.205 519.505 429.600 218.100 162,05 166,16
2016 4.502.700 6,21 1.485.100 557.500 579.700 347.900 175,9 173,3
2017 5.007.900 6,70 1.666.500 594.000 676.300 396.200 209,1 194,47
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Để đánh giá rõ hơn hiệu quả của đầu tư công đối
với tăng trưởng kinh tế, tác giả sử dụng mô hình
VECM để ước lượng các hàm phản ứng với bốn
biến số là tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư công,
vốn đầu tư tư nhân (bao gồm cả vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài), và độ mở của nền kinh tế với
hàm Y = f(PUI, PEFDI, XNK). Trong đó, Y là sản
lượng của nền kinh tế; PUI là vốn đầu tư công;
PEFDI là vốn đầu tư tư nhân (bao gồm cả vốn
đầu tư nước ngoài FDI); XNK là độ mở của nền
kinh tế. Các dữ liệu được thu thập từ nguồn chính
thống của Tổng cục Thống kê từ năm 2010 đến
năm 2016, về độ mở của nền kinh tế được tính
bằng tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu. Bên cạnh đó,
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dường
như có mối quan hệ với mức độ mở cửa, hội nhập
kinh tế quốc tế và ngày càng nhạy cảm với những
biến động, cú sốc của nền kinh tế thế giới. Hay
nói cách khác, độ mở của nền kinh tế (đo lường
bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) cũng có tác
động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả
ước lượng như sau:
Bảng 3. Kết quả hồi quy mô hình
Vector Error Correcction Estimatas
Date: 06/02/2018 Time: 15:22
Sample (adjusted): 2013 2017
Included abservations: 5 affer adjustments
Standard error in () & t-statistics in [
Cointegrating Eq: CoinEq1
N_GDP(-1) 1.000000
N_PUI(-1) -0.213598
(0.06102)
[-4.01546]
N_PEFDI(-1) -0.645569
(0.02159)
[-19.5670]
N_XNK(-1) -0.401317
(0.07156)
[-6.01259]
CE -0.321302
Error Correcction: D(N_GDP) D(N_PUI) D(N_PEFDI) D(N_XNK)
CoinEq1 0.389810
(0.58387)
[0.66763]
-0.315347
(0.49907)
[-0.63186]
1.370634
(1.21922)
[1.12419]
0.495572
(0.79957)
[0.61980]
93
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
D(N_GDP)(-2) -0.514430
(1.21868)
[-0.42212]
3.452026
(1.04169)
[3.31386]
-3.629919
(2.54481)
[-1.42640]
0.040719
(1.66889)
[0.02440]
D(N_PUI)(-2) 0.150223
(0.60127)
[ 0.29951]
-1.057058
(0.42872)
[-2.46562]
1.064828
1.04734)
[ 1.01669]
0.502578
0.68685)
[ 0.73171]
D(N_PEFDI)(-2) 0.336940
(0.64853)
[0.51954]
-1.456768
(0.55435)
[-2.62790]
1.744875
(1.35424)
[1.28845]
0.550679
(0.88812)
[0.62005]
D(N_XNK)(-2) -0.077939
(0.17108)
[-0.45557]
-0.150841
(0.14624)
[-1.03150]
-0.107619
(0.35725)
[-0.30125]
0.435352
(0.23428)
[1.85823]
CE
0.146767
(0.04929)
[2.97743]
-0.011623
(0.04213)
[-0.27586]
0.278383
(0.10293)
[2.70451]
-0.165922
(0.06750)
[-2.45797]
R-squared
Adj. R-squared
Sum sq. resids
S.E. equation
F-statistic
Log likelihood
Akaike AIC
Schwarz SC
Mean dependent
S.D. dependent
0.203177
0.128833
0.030594
0.050492
0.611961
31.85506
2.872784
2.575993
0.140832
0.047524
0.673335
0.537225
0.022353
0.043160
4.946983
34.67963
3.186625
2.889835
0.126111
0.063444
0.362046
0.096232
0.133403
0.105437
1.362029
18.60187
1.400207
1.103417
0.152222
0.110908
0.458739
0.233214
0.057374
0.069146
2.034090
26.19598
2.243998
1.947207
0.010000
0.078964
Determinant resid covariance (dof adj.)
Determinant resid covariance
Log likelihood
Akaike information criterion
Schwarz criterion
4.21E-01
8.18E-01
121.0011
-14.12658
-11.22233
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đầu tư công có tác
động đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên mức độ
tác động của đầu tư công phát huy tác dụng khi
độ trễ của đầu tư là 2 năm, bên cạnh đó, đầu tư
tư nhân và độ mở của nền kinh tế cũng có ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa
đầu tư công và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ
thuận chiều, có nghĩa là nếu đầu tư công tăng thì
tăng trưởng của nền kinh tế cũng tăng (hệ số beta
tính toán dựa vào số liệu công bố là 0.60127 cho
mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh
tế). Việc phát huy hiệu quả trực tiếp của đầu tư
công tới tăng trưởng kinh tế là một con số khiêm
tốn. Tuy nhiên, đầu tư công cũng có tác động gián
tiếp góp phần thúc đẩy đầu tư tư nhân, đầu tư trực
tiếp nước ngoài và hoạt động xuất nhập khẩu, từ
đó tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Một trong những mục tiêu chính của đầu tư công
đó là cải thiện mức sống của người dân mà trước
hết là chỉ tiêu GDP bình quân/người. Đến nay,
mức sống của người dân Việt Nam đã được cải
thiện một cách đáng kể và thực tế Việt Nam đã
được công nhận là một nước có thu nhập trung
bình. Kết quả hồi quy mô hình giữa đầu tư công và
thu nhập bình quân đầu người cho thấy, nếu đầu
tư công tăng 1 đơn vị thì thu nhập bình quân đầu
người tăng 0,02 đơn vị. Do đó, có thể khẳng định
hiệu quả đầu tư công đối với gia tăng thu nhập
bình quân đầu người là không cao.
94
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190. Số 3(62).2018
Bảng 4. Kết quả hồi quy mô hình
Coefficientsa
Model
Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients t Sig.
B Std. Error Beta
(Constant)
PUI
51.331
.002
29.213
.000 .987
2.213
29.231
.023
.000
a. Dependent Variable: GDPnguoi
Nguồn: Tính toán của tác giả
b. Xét dưới góc độ thực hiện mục tiêu giảm nghèo
Về giảm nghèo tại Việt Nam, nếu theo chuẩn do
Chính phủ quy định cho giai đoạn 2006-2010 và
giai đoạn 2011-2015 thì tỷ lệ nghèo chính thức
của Việt Nam năm 2010 là 14,2%, năm 2011 là
12,6%, năm 2012 là 11,1% và tiếp tục giảm còn
9,8% vào năm 2013; 8,4% vào năm 2014; 7,0%
vào năm 2015. Bình quân, mỗi năm trong giai
đoạn 2011-2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,4 điểm
phần trăm. Năm 2016 (theo chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020), tỷ lệ
hộ nghèo còn 5,8%, giảm 1,2 điểm phần trăm so
với năm 2015; năm 2017, tỉ lệ hộ nghèo bình quân
cả nước giảm còn dưới 7% (giảm 1,3 điểm phần
trăm so với cuối năm 2016). Trong đó, bình quân
tỉ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới
40%; bình quân tỉ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt
khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã
biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền
núi giảm khoảng 3-4 điểm phần trăm so với năm
2016, đạt mục tiêu đã đề ra của Chính phủ. Như
vậy, dù theo bất cứ chu