Hình tượng cá nhân của giới trẻ trên mạng xã hội: Những ảnh hưởng trong đời sống thực (Trường hợp lứa tuổi thanh niên ở đô thị Việt Nam)

TÓM TẮT Với các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, mạng xã hội (facebook, blog, diễn đàn internet ) đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Với những ưu điểm của mạng internet, giới trẻ có thể tạo dựng một hình tượng ảo về bản thân như ý muốn. Nhưng sự tạo dựng ảo đó liệu có đem lại hậu quả khó kiểm soát nào cho đời sống thực? Nghiên cứu dưới đây tập trung vào sự tạo dựng hình tượng và bản sắc cá nhân của thanh niên (từ 18 – 35 tuổi) đô thị Việt Nam trên mạng xã hội.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng cá nhân của giới trẻ trên mạng xã hội: Những ảnh hưởng trong đời sống thực (Trường hợp lứa tuổi thanh niên ở đô thị Việt Nam), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 19 - Thaùng 2/2014 70 HÌNH TƯỢNG CÁ NHÂN CỦA GIỚI TR TRÊN MẠNG XÃ HỘI: NHỮNG ẢNH HƯỞNG TRONG ĐỜI SỐNG TH C (TRƯỜNG HỢP LỨA TUỔI THANH NIÊN Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM) ĐINH MỸ LINH(*) TÓM TẮT Với các bạn trẻ Việt Nam ngày nay, mạng xã hội (facebook, blog, diễn đàn internet) đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật. Với những ưu điểm của mạng internet, giới trẻ có thể tạo dựng một hình tượng ảo về bản thân như ý muốn. Nhưng sự tạo dựng ảo đó liệu có đem lại hậu quả khó kiểm soát nào cho đời sống thực? Nghiên cứu dưới đây tập trung vào sự tạo dựng hình tượng và bản sắc cá nhân của thanh niên (từ 18 – 35 tuổi) đô thị Việt Nam trên mạng xã hội. Từ khoá: hình tượng cá nhân, giới trẻ, mạng xã hội, đô thị Việt Nam. ABSTRACT For the Vietnamese youth, nowadays, the social networks (facebook, blog, internet forum ...) have become an indispensable part of their daily life. Thanks to the advantages of the internet, young people can create the "virtual" images of themselves as they like. However, does the "virtual" creation bring uncontrollable consequences to the real life? The study focuses on the creation of the individual images and identities of the youth aged from 18 to 35 years in the social networks in Vietnamese urban areas. Keywords: individual images, the youth, the social networks, Vietnamese urban areas. 1. SỰ TẠO DỰNG CÁ TÍNH CỦA THANH NIÊN Đ TH VI T NAM QUA MẠNG XÃ H I 1.1. Trong mạng xã hội, việc người dùng tạo ra hình ảnh cá nhân theo cách nào phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính “ảo”, ẩn danh của mạng internet. Việc tận dụng tính năng “ảo” của internet theo cách nào, trước hết, phụ thuộc vào mục đích sử dụng mạng xã hội của mỗi bạn trẻ. Theo khảo sát của chúng tôi, lứa tuổi thanh niên sử dụng mạng xã hội có thể phân chia thành hai nhóm: Nhóm 1: có nhu cầu thể hiện bản thân cho chính mình; Nhóm 2: nhu cầu hướng hình ảnh bản thân đến sự tiếp nhận của cộng đồng mạng. Nhóm (1) được nhận diện bằng dấu hiệu: xây dựng hình ảnh cá nhân hướng đến độc giả là chính bản thân mình nhiều hơn độc giả là cộng đồng mạng. Ý thức bộc lộ cái tôi, ở đây, chủ yếu để chính người sử dụng mạng cảm nhận rõ hơn về bản ngã của mình. Với một số đối tượng, mạng xã hội là môi trường giao tiếp xã hội ở một dạng khác, mạng là một lát cắt của đời sống; bởi vậy mục đích lên mạng là để chiêm nghiệm cuộc sống trong một môi trường tương đương với đời thực. VD: Đối tượng 1A, nữ giới, 32 tuổi, lý giải sự thể hiện bản sắc của cô trên mạng xã hội là do có thói quen thể hiện cái tôi tự nhiên trong mọi việc. Còn với một nhóm đối tượng khác, sử dụng mạng xã hội còn cho phép mở rộng cách thức bộc lộ cái tôi. Người dùng coi mạng xã hội như một giải pháp lấp đầy nhu cầu tự thể hiện – vốn chưa được thỏa mãn triệt để trong cuộc sống thực. Như đối tượng 1B, 1C, 1D chia sẻ: Những thành viên trên mạng thường thể (*) ThS, Viện Nghiên cứu văn hóa. 71 hiện rõ cá tính, thậm chí là những cá tính ít bộc lộ trong cuộc sống ngày thường, vì mạng xã hội cho họ nhiều cách thức khác để thể hiện bản thân hơn các giao tiếp thông thường. Như vậy, nhóm những người sử dụng mạng như một thói quen và trải nghiệm sẽ có xu hướng thể hiện cái tôi trên mạng một cách vô thức, hoặc bộc lộ tự nhiên, hoặc để khám phá con người tiềm ẩn của mình. Với nhóm (2), người dùng mạng xã hội có nhu cầu hướng đến độc giả là những người dùng mạng khác. Ở đây nhu cầu bộc lộ cái tôi cá nhân là trước sự chứng kiến của người khác. Động lực của nhóm này có thể kể đến: mối liên hệ lợi ích với đời thực (VD: đối tượng 2A, nữ giới, 27 tuổi, là chủ kinh doanh một quán ăn tư nhân, dùng mạng xã hội phục vụ cho công việc: sử dụng mạng xã hội để quảng bá, trao đổi với khách hàng về dịch vụ của quán, nên hình ảnh bản thân cũng phải gắn kết với uy tín kinh doanh); hoặc coi nhu cầu được bày tỏ và trở nên nổi trội làm mục đích lên mạng (VD: đối tượng 2C, nữ giới, 23 tuổi, cho rằng nếu mình có điểm hay thì nên để nhiều người biết, vì bản thân cô thích nổi tiếng, thích được tỏa sáng). Bởi vậy sự bộc lộ cá tính này là bộc lộ có ý thức, cần có “khán giả”. Với mục đích dùng mạng xã hội hướng tới “công chúng” như vậy, thông thường người dùng thể hiện hình ảnh bản thân một cách có ý thức, tuỳ theo mục đích, động cơ mà chọn lọc cách thức bộc lộ cái tôi và bộc lộ thật/ảo đến đâu. 1.2. Nương theo tính năng của mạng xã hội, các cách thức được giới trẻ ưa chuộng để thể hiện mình bao gồm: các bài viết (VD đối tượng 1A sử dụng thế mạnh của bản thân là cách giao tiếp nhẹ nhàng, chân thành nhưng dứt khoát, khiếu sử dụng ngôn từ và cách hành văn khúc triết để thu hút người khác, khiến mọi người dễ dàng hiểu về cô hơn); ảnh chụp cá nhân (VD 1B trầm tính, ít lời thì internet rất thích hợp thể hiện sở thích chụp ảnh của anh); sản phẩm trong công việc (VD 2A thông qua ảnh chụp sản phẩm để thể hiện uy tín của mình); tin nhắn và bình luận (cho thấy chính kiến); trích dẫn tài liệu hay trên mạng (giúp gia tăng thiện cảm và độ tin cậy cho người dùng). Với những cách thức đó, giới trẻ hiện nay đã xây dựng một vài chiến lược tạo dựng hình ảnh bản thân trên mạng xã hội, có thể được khái quát như sau: Xây dựng hình tượng hoàn mỹ cho bản thân. Trường hợp này xuất hiện ở người tự tin, thích ưu điểm của bản thân được khen ngợi (như 2C muốn xây dựng hình ảnh của mình theo hướng hoàn hảo và đáng ngưỡng mộ, phục vụ cho mục đích lấy mạng xã hội làm nơi được nhận nhiều lời khen tặng, lưu giữ kỷ niệm vui cho bản thân, do đó cô tập trung xây dựng các đặc điểm “đáng yêu, dễ thương, chân thật, tình cảm”); và người thích chứng tỏ thể diện cá nhân (như đối tượng 2D coi mạng internet là thế giới “ảo” riêng biệt, không biết ai nói thật nói dối, vì vậy 2D cho rằng có thể xây dựng một con người hoàn toàn mới thông qua “nick name”. Hình ảnh mới này hướng tới sự hoàn mỹ, toàn diện, không nhất thiết phải là phẩm chất có thực của mình). Chọn lọc phẩm cách tốt của bản thân. Một trong những chiến lược đối phó với việc cùng lúc giao tiếp với nhiều người là kiểm soát hình ảnh bản thân, chắt lọc ra những phần tính cách tốt trong tổng hòa con người mình – thường là những mặt tính cách dễ chấp nhận, dễ gây thiện cảm cho số đông. 2A với mục tiêu tăng cường uy tín kinh doanh cũng lựa chọn cách chắt lọc các ưu điểm của bản thân để giao lưu, thể hiện trên mạng xã hội, như thế vừa gia tăng thiện cảm, tạo độ thân thiết với khách hàng vừa dựa trên những phẩm chất có thực của 2A, phù hợp với tiêu chí “đáng tin cậy và thân thiện” mà cô mong muốn biểu hiện. Độc đáo, khác lạ với số đông là một chiến lược khác của giới trẻ tạo cho mình hình tượng “cá tính”, nổi bật trên internet. 72 VD: Đối tượng 2D thích được nổi tiếng, nên không chỉ đưa ra những phẩm chất tốt của mình, 2D còn cố gắng chọn những điểm độc đáo, khác lạ, ví dụ thể hiện hình ảnh “tốt bụng và bí hiểm”, để chứng tỏ mình khác biệt với số đông, thể hiện “cá tính”, cho mình hình tượng “độc và lạ” bên cạnh những nét tốt đẹp, ưu tú (“sôi nổi, tình cảm, sâu lắng”). Bên cạnh đó, vẫn có những đối tượng thể hiện một hình ảnh bộc lộ cả phần khuyết điểm, không hoàn hảo của mình. Thường thấy ở những người coi mạng xã hội như nơi trút tâm sự hoặc xả bực dọc, hướng nhu cầu dùng mạng tới bản thân mình. Đối tượng 1A là một trường hợp thường dùng mạng xã hội để trút ra những căng thẳng, buồn bực của đời sống thực, những chiêm nghiệm, suy nghĩ và tâm sự trải qua trong ngày. Đối tượng này coi mạng là nơi bộc lộ cảm xúc ngẫu hứng của bản thân, nơi bộc lộ chính kiến cả tích cực lẫn tiêu cực, qua đó mà bản sắc cá nhân sẽ tự hiện lên. Tuy vậy, vì tính chất giao tiếp cùng lúc với nhiều người, trong đó có cả những người ẩn danh, mà sự phô bày mặt tiêu cực của bản thân cần phải có kiểm soát, kiềm chế bớt, không thể bộc lộ quá riêng tư. Như thế, khi một người dùng vô thức bộc lộ bản sắc của mình trên mạng, thì họ thường có phản xạ phòng vệ tự nhiên bằng cách chọn lọc, kiểm soát “phần không để lộ ra” – chiến lược như trong giao tiếp thực. Còn khi người dùng có ý thức, có mục đích phơi bày bản thân trên mạng thì cái tôi của họ có phần được phóng đại hơn, thậm chí “ảo”, song họ có xu hướng chú tâm nhiều hơn vào việc chọn tính cách nào “nên lộ ra để gây ấn tượng”, mà ít để ý hơn tới những nét tính cách “không nên để lộ ra”. 2. CÁC Đ C TRƯNG CỦA HÌNH TƯỢNG CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ H I Vậy thanh niên đô thị nước ta muốn trở thành hình tượng thế nào trong môi trường giao tiếp mới – môi trường mạng xã hội? 2.1. Dựa theo nhu c u sử dụng mạng xã hội Hình ảnh mong muốn của giới trẻ tuỳ thuộc đối tượng giao tiếp và mục đích dùng mạng xã hội ở mỗi người. Những người thể hiện bản thân đúng như ch nh mình trong cuộc sống có xu hướng giao tiếp với các mối quan hệ thật qua mạng, ví dụ trường hợp coi mạng xã hội như một thói quen giao tiếp hàng ngày (đối tượng 1A). Những phẩm chất, tính cách được thể hiện trên mạng xã hội được bộc lộ tự nhiên, cả mặt tốt và mặt xấu, ít nặng về tính chỉnh sửa hơn các trường hợp khác. Đối tượng 1A cho rằng hình ảnh trên mạng của mình khá cảm tính, thất thường, chân thành, là những điểm giống nhất với con người thực của cô ngoài đời. Đối với những mục đích khám phá bản thân, tìm thêm một công cụ thể hiện cá tính bổ sung cho đời thực, người dùng mạng xã hội có xu hướng thể hiện cái tôi tự tin, năng động hơn, bộc lộ mặt “hài hước, sôi nổi” của bản thân trên mạng. Những người thuộc trường hợp này thường là người ít có điều kiện bộc lộ bản thân trong đời sống thực (ví dụ đối tượng 1C chủ yếu làm nội trợ, nuôi con nhỏ), mạng xã hội cho phép họ mạnh dạn hơn, giao du rộng hơn (ví dụ trường hợp 1D mở rộng quen biết và có phần năng động hơn khi tham gia các hoạt động tình nguyện từ mạng xã hội). Họ cho rằng mạng xã hội cho họ những cách thức thể hiện mình rất mới lạ (chèn ảnh cá nhân, dùng hình đại diện, thể hiện ý kiến tán đồng hay yêu thích một cách nhanh chóng (ví dụ thông qua chức năng “like” của mạng facebook), đưa thông tin sở thích), từ đó cho phép họ thể hiện sở thích (như đối tượng 1B cho rằng nơi thích hợp nhất để bộc lộ sở thích chụp ảnh là mạng xã hội), hoặc nhanh chóng thu hút những người cùng sở thích, quan điểm, dễ dàng kết bạn và tìm đúng đối tượng trao đổi hơn. Đồng thời mạng xã hội cho phép con người 73 bộc lộ mình mà không cần đối diện trực tiếp với người khác, không gặp phải thái độ phản hồi ngay tức thì, do vậy việc bộc lộ ý kiến cũng dễ dàng hơn, tự tin hơn, như lý giải của đối tượng 1C. Đối với nhu cầu dùng mạng xã hội phục vụ mục đích công việc, tình cảm riêng, người sử dụng hướng bản thân tới các giá trị “đáng tin cậy, dễ mến, dễ gần”. Đây là những phẩm chất vừa đủ để tạo độ thân thiện và uy tín, phù hợp để không quá sa đà vào sự chia sẻ, tâm tình riêng tư, mà vẫn đủ để hướng người tiếp nhận vào mục đích mong muốn. Những phẩm chất được nhóm này chia sẻ cũng không khoa trương, hoàn mỹ hoặc quá cá tính, gây tranh luận, bởi cái họ hướng đến là tạo uy tín, tăng sức lôi kéo, hình tượng phải khiến người tiếp nhận có thể tin được, như 2A là người dùng mạng xã hội để kinh doanh. Ngoài ra, cũng vì mạng xã hội phục vụ nhu cầu giải trí, giao lưu của giới trẻ mà người dùng mạng có xu hướng thích những điều vui vẻ, nhẹ nhàng, tạo không khí tươi trẻ và khơi gợi cảm hứng. Bộc lộ mặt hài hước, sôi nổi của mình trên mạng phần nào đó cũng là để đáp lại “thị hiếu” này. Đối tượng 1C ít có điều kiện giao tiếp xã hội trong đời thực. Cô cho biết bình thường mình cũng có tính hài hước, nhưng nhiều khi vì công việc và việc nhà mà bộc lộ sự khắt khe, nguyên tắc, thẳng tính nhiều hơn. Khi lên mạng, 1C trở nên vui tính, nhiệt tình hơn, điều đó đem lại sự thoải mái, hài lòng về bản thân, khiến cô muốn thể hiện mình trên mạng xã hội nhiều hơn. Đối tượng 1D cũng cảm thấy dễ dàng cởi mở và năng động, hài hước hơn khi ở trên mạng do mạng internet có nhiều cách thức biểu đạt mới lạ, hấp dẫn và mang tính giải trí cao so với đời thực: sử dụng ảnh và avatar (hình đại diện), chia sẻ sở thích và trao đổi hội nhóm. Với nhóm có nhu cầu khẳng định cái tôi riêng trước cộng đồng, hình ảnh độc đáo cá t nh và dễ gây thiện c m được ưu tiên thể hiện. Đối tượng 2C mong muốn xây dựng hình ảnh toàn diện, hoàn mỹ về mình nên chọn mặt tính cách tích cực và dễ tạo cảm tình cho người khác: “đáng yêu, dễ thương, chân thật, tình cảm”. Phẩm chất “tốt bụng, tình cảm” cũng là mô tả của các đối tượng 2C, 2D, những người thích nổi tiếng, thích được khen ngợi hoặc có người hâm mộ. Mặt tính cách khác được nhắc tới là sự “hiểu biết, sâu lắng”, cũng là một đặc trưng gia tăng uy tín về mặt trí tuệ, được bắt gặp ở những đối tượng có nhu cầu quảng bá, lôi kéo người khác vào mạng xã hội của mình. Đối tượng thích chứng tỏ bản sắc riêng không thua kém bạn bè, thích được ngưỡng mộ và khen ngợi như 2D còn thể hiện bản thân một cách đa chiều, phức hợp nhiều mặt tính cách và phẩm chất ngược nhau, ví dụ “sôi nổi, tình cảm, sâu lắng, cá tính”, đồng thời không ngại bộc lộ những mặt tính cách dễ gây chú ý: “nói chuyện hay, hay soi mói”. Sự bộc lộ cái tôi đa chiều như vậy có hiệu quả thu hút và làm vừa lòng nhiều dạng đối tượng giao tiếp khác nhau trên mạng. 2.2. D a theo tính n ng của mạng xã hội Do tính chất ẩn danh và liên lạc từ xa, mạng xã hội được coi là thế giới “ảo”, khó kiểm chứng, khó biết thực hư. Hình ảnh cái tôi được cộng đồng mạng hướng đến cũng xoay quanh trục giá trị thật – giả, bởi vậy “đáng tin cậy – bí ẩn” là một cặp đặc trưng của bản sắc cá nhân trên mạng xã hội. Một ví dụ, đối tượng 2A mở dịch vụ kinh doanh, cô sử dụng mạng xã hội với mục đích tự giới thiệu và tạo thân thiết với khách hàng, bởi vậy so với vô vàn các quảng cáo nói quá, nói sai sự thực hoặc không có đối chứng, không bảo đảm trên mạng, 2A nhấn mạnh sự khác biệt của mình nằm ở chính sự chân thành, thật thà và đáng tin. Cũng do tính chất ẩn danh của mạng xã hội, sự thể hiện cái tôi có thể dễ dàng hơn, mạnh dạn hơn. Giới trẻ, đặc biệt là nhóm dưới 24 tuổi, bày tỏ rằng trong thế 74 giới mạng không ai biết mình là ai, điều đó cho họ cảm giác tự tin khoe cá tính riêng, thậm chí trong những hoàn cảnh không liên hệ với đời thực, họ muốn nói sao cũng được. Với những người trẻ này, mối lo ngại cái tôi riêng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc trở thành một trở ngại, ngăn cản không cho họ bộc lộ hết cá tính của mình trong đời sống thực. Nhưng thế giới mạng, với tính chất ẩn danh, trở thành nơi mở khóa, cho họ cảm giác an toàn để trưng ra những mặt ít thể hiện của bản thân. Tính chất ẩn danh và tính giải trí của mạng xã hội gỡ bỏ áp lực va chạm lợi ích trong đời thực. Tình huống này được bắt gặp ở các đối tượng 2C, 2D – những đối tượng thường xuyên dùng mạng xã hội tiếp xúc với các mối quan hệ không liên hệ đời thực. Mặt khác, tính chất ẩn danh và kết nối mở của mạng xã hội đưa đến mối lo ngại khác, như đối tượng 1A chia sẻ: nhiều người sử dụng mạng xã hội khác có thể vào đọc thông tin về mình, trong khi mình không thực sự biết họ là ai, có quen biết, liên hệ với cuộc sống thực của mình không. Do đó, sự bộc lộ bản thân trên mạng có lúc phải kín đáo, dè chừng, kiểm soát thông tin cẩn thận. Như thế, “bạo dạn – khép kín” là một cặp đặc trưng khác của bản sắc cá nhân trên mạng xã hội. Với chức năng giao tiếp, liên lạc từ xa của mạng xã hội, người dùng có xu hướng tạo dựng hình ảnh bản thân sao cho thu ngắn khoảng cách với người giao tiếp. Vì đặc tính giao tiếp của mạng xã hội thường là không trực tiếp, không đối diện, không tận dụng được ngôn ngữ biểu cảm phong phú của cơ thể nên khi muốn tạo sự kết nối thân tình với người khác, người sử dụng có xu hướng nhấn mạnh vào những phẩm chất “thân thiện, dễ gần” của bản thân, như một cách trở nên cởi mở và qua đó, kéo gần khoảng cách, dễ tạo mối thân thiết với người khác hơn. VD: đối tượng 1C chia sẻ muốn tạo hình ảnh “dễ gần” như một phần tính cách trên mạng để sự kết nối với bạn bè thêm thân tình, dễ tiến tới sự tin tưởng. Tính chất chủ động, độc lập của việc đăng tải thông tin cho phép người dùng mạng suy nghĩ kỹ lưỡng, tự do chọn lựa những mặt tính cách mình mong muốn thể hiện. Đối tượng 1A thể hiện cái tôi như một thói quen, tuy vậy cô cho biết chính vì quen bộc lộ cảm xúc riêng tư, thậm chí những cảm xúc buồn chán tiêu cực trên mạng mà có khi gặp rắc rối, do vậy mỗi lần biểu đạt cảm xúc trên mạng, cô phải cố gắng chọn lọc, kiềm chế mình để không bộc lộ quá tiêu cực, quá riêng tư. Người dùng mạng xã hội để kinh doanh như 2A cũng tương tự, thể hiện bản sắc bằng những phẩm chất ưu tú, tốt đẹp và dễ tạo thiện cảm với người khác nhất, qua sự chọn lọc này mà hiệu quả tạo dựng lòng tin và thu hút người khác dễ hơn. Vậy nên, bản sắc của người dùng mạng xã hội nhiều khi là một bản sắc chọn lọc. Hình thức giao tiếp của mạng xã hội là không phải trực diện đối mặt. Điều này được nhiều người dùng mạng xã hội cho rằng giúp dễ thổ lộ cảm xúc, dễ đưa ra ý kiến hơn ngay cả khi tiếp xúc với người quen thân, có ảnh hưởng đến đời sống thực. Hình thức giao tiếp không bị cắt ngang bởi phản ứng của người đối diện, không phải ngay lập tức phản hồi và tranh luận cũng cho phép người dùng mạng tự tin, chủ động hơn để bộc lộ phần ít dám thể hiện hoặc ít có hoàn cảnh thể hiện của bản thân. Ví dụ, 1B, 1D bộc lộ sự ham mê sở thích riêng trên mạng. Hình thức giao tiếp gián tiếp của mạng xã hội dường như giúp giới trẻ dễ bộc lộ góc khuất, tiềm năng của mình hơn. Cũng bởi lý do này mà ở nhiều bạn trẻ (thường ở độ tuổi chưa trưởng thành, dưới 25 tuổi), mạng internet trở thành chỗ giải phóng những góc khuất hoặc phần tính cách không được phép thể hiện ở nơi khác. Vì tính chất “tự do hiếm hoi” này nên nhiều khi sự bộc lộ trở nên cường điệu, thái quá và lạ kì, ví dụ thích thể hiện cá tính độc đáo, kì dị, xây 75 dựng hệ quan điểm riêng, phản bác quan niệm truyền thống... Tính chất giao tiếp một chiều, một nguồn phát gửi đến nhiều kênh tiếp nhận khiến sự thể hiện bản sắc của một người cũng đa dạng, nhiều mặt. 2D thể hiện nhiều mặt tính cách trên mạng xã hội, như “sôi nổi, tình cảm, sâu lắng, cá tính”. Những mặt tính cách này có thể mang biểu hiện đối ngược nhau, nhưng lại có sức thu hút, đồng tình từ nhiều kiểu đối tượng khác nhau. Ví dụ “sôi nổi, cá tính” là tính cách thu hút những người thích vui vẻ hoặc mạnh mẽ, phá cách, còn “tình cảm, sâu lắng” lại dễ tìm được đồng cảm ở người mềm dẻo, nội tâm, thích suy nghĩ hơn. Sự thể hiện một cái tôi đa dạng có thể là cách người dùng mạng xã hội tăng cường khả năng kết nối với nhiều người hơn trên thế giới mạng. 3. ẢNH HƯỞNG CỦA HÌNH TƯỢNG CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ H I TRONG ĐỜI S NG THỰC Từ những phân tích trên, có thể thấy giới trẻ đã tìm được một cách thức mới mẻ để bộc lộ bản sắc và xây dựng hình tượng cho mình. Cách phô diễn bản sắc trên mạng xã hội phần lớn chi phối bởi tính chất “ảo” của không gian internet. Nhưng từ trong thế giới “ảo” đó, vẫn thấy được những hậu quả tiềm ẩn của sự va chạm giữa hình tượng “ảo” và thế giới “thực”. Hình tượng cá nhân của giới trẻ không thể hoàn toàn “ảo”, bởi người dùng trên mạng vẫn là một thành viên của xã hội thực, và mạng xã hội cũng chịu sự chi phối của một số yếu tố trong xã hội thực: Ý kiến, đánh giá của cộng đồng mạng và của người quen biết là yếu tố ảnh hưởng khá lớn với người sử dụng. Những người có giao lưu trên mạng kéo dài sang đời thực cho rằng đánh giá của bạn