1. Đôi nét về con người và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Hiện nay, các nữ nhà văn với ưu thế về sự đông đảo và sức trẻ đã khoác cái áo mới cho nền văn học Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến một số tên tuổi như: Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Xuân Hà và một thế hệ nhà văn nữ sau này đã có sự nối tiếp thành công với những cây bút sớm có bản sắc riêng: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Hoàng Diệu Những sáng tác của các cây bút nữ là những phản ánh chân thực về cuộc sống con người hiện đại. Họ thường viết sâu sắc về mảng đề tài tình yêu, trăn trở với những kí ức. Cuộc sống đa chiều hiện ra dưới con mắt của các nhà văn nữ càng đằm thắm hơn, nhân bản hơn. Trong chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học. Chị là cây bút trẻ đoạt nhiều giải thưởng cao trong các giải thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước tổ chức. Trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ đương đại Nguyễn Ngọc Tư đã tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Cũng như nhiều nhà văn nữ khác, thế mạnh của Nguyễn Ngọc Tư là nói về nỗi đau, về thân phận những người đàn bà trong cuộc sống hiện đại. Viết bằng sự thấu hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư tinh tế khi viết về những khao khát khôn nguôi về bến bờ hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn mỗi con người.
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân nghèo khó. Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên chị phải nghỉ học sớm khi mới học hết cấp hai. Được cha động viên “Nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”, chị bắt đầu viết. Tác phẩm đầu tay của chị đã được Tạp chí văn nghệ Cà Mau chọn đăng đã tạo thêm động lực để chị nuôi dưỡng ước mơ sáng tác. Sau đó chị được nhận vào làm văn thư và học làm phóng viên tại báo này. Tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ đã đưa chị vào nghề văn chính thức với giải ba báo chí toàn quốc năm 1997 và sau đó là rất nhiều giải thưởng khác. Chị được coi là một trong những nhà văn trẻ gây được chú ý ở Việt Nam. Hiện nay chị vừa làm phóng viên cho tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và vừa là hội viên hội hội văn học nghệ thuật Cà Mau. Trong đời thường, Nguyễn Ngọc Tư có vẻ ngoan hiền, thích cuộc sống giản đơn nhưng nội tâm phức tạp. Trong văn chương, chị ví truyện của mình như trái sầu riêng – nhiều người thích nhưng cũng không ít người dị ứng. Số lượng tác phẩm chính đã xuất bản lên đến hàng chục ở rất nhiều thể loại: truyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút, trong đó phải kể đến một số tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Ngày mai của những ngày mai,
16 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng của con người cô đơn trong tập truyện Đảo của Nguyễn Ngọc Tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư trang 2
2. Quan niệm về nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư trang 3
2.1. Con người sống là để yêu thương
2.2. Con người “Sống là luôn hi vọng”
2.3. “Tình cảm phải xuất phát từ tấm lòng mới quý”
3. Hình tượng nhân vật cô đơn
3.1. Con người cô đơn vì những ám ảnh của quá khứ.trang 6
3.2. Con người cô đơn vì những lỗi lầm..trang 7
3.3. Con người cô đơn và nỗi sợ bị lãng quên.trang 10
3.4 . Con người cô đơn và sự trốn chạy.trang 12
3.5. Con người cô đơn vì sự ghẻ lạnh của những người thântrang 14
4. Kết luậntrang 15
Tài liệu tham khảo..trang 16
1. Đôi nét về con người và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Hiện nay, các nữ nhà văn với ưu thế về sự đông đảo và sức trẻ đã khoác cái áo mới cho nền văn học Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến một số tên tuổi như: Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Ấm, Võ Thị Xuân Hàvà một thế hệ nhà văn nữ sau này đã có sự nối tiếp thành công với những cây bút sớm có bản sắc riêng: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Hoàng Diệu Những sáng tác của các cây bút nữ là những phản ánh chân thực về cuộc sống con người hiện đại. Họ thường viết sâu sắc về mảng đề tài tình yêu, trăn trở với những kí ức. Cuộc sống đa chiều hiện ra dưới con mắt của các nhà văn nữ càng đằm thắm hơn, nhân bản hơn. Trong chục năm trở lại đây, Nguyễn Ngọc Tư đã trở nên khá quen thuộc với công chúng độc giả yêu văn học. Chị là cây bút trẻ đoạt nhiều giải thưởng cao trong các giải thưởng thường kỳ cũng như trong các cuộc thi viết truyện ngắn do các đơn vị có uy tín trong và ngoài nước tổ chức. Trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ đương đại Nguyễn Ngọc Tư đã tìm cho mình một lối đi riêng, một phong cách riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Cũng như nhiều nhà văn nữ khác, thế mạnh của Nguyễn Ngọc Tư là nói về nỗi đau, về thân phận những người đàn bà trong cuộc sống hiện đại. Viết bằng sự thấu hiểu, cảm thông của một nhà văn nữ, Nguyễn Ngọc Tư tinh tế khi viết về những khao khát khôn nguôi về bến bờ hạnh phúc, sự bình yên trong tâm hồn mỗi con người.
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân nghèo khó. Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên chị phải nghỉ học sớm khi mới học hết cấp hai. Được cha động viên “Nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”, chị bắt đầu viết. Tác phẩm đầu tay của chị đã được Tạp chí văn nghệ Cà Mau chọn đăng đã tạo thêm động lực để chị nuôi dưỡng ước mơ sáng tác. Sau đó chị được nhận vào làm văn thư và học làm phóng viên tại báo này. Tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ đã đưa chị vào nghề văn chính thức với giải ba báo chí toàn quốc năm 1997 và sau đó là rất nhiều giải thưởng khác. Chị được coi là một trong những nhà văn trẻ gây được chú ý ở Việt Nam. Hiện nay chị vừa làm phóng viên cho tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và vừa là hội viên hội hội văn học nghệ thuật Cà Mau. Trong đời thường, Nguyễn Ngọc Tư có vẻ ngoan hiền, thích cuộc sống giản đơn nhưng nội tâm phức tạp. Trong văn chương, chị ví truyện của mình như trái sầu riêng – nhiều người thích nhưng cũng không ít người dị ứng. Số lượng tác phẩm chính đã xuất bản lên đến hàng chục ở rất nhiều thể loại: truyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút, trong đó phải kể đến một số tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Ngày mai của những ngày mai,
2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư
2.1. Con người sống là để yêu thương
Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, yêu thương đã thành lẽ sống, niềm vui, niềm hạnh phúc. Chính bởi thế, hầu hết các nhân vật của chị đều giàu tình yêu thương và luôn khát khao được yêu thương. Là người giàu cảm xúc và coi trọng cảm xúc trong sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư luôn níu giữ lòng tin yêu của con người. Trong quan niệm của chị viết về cái ác cũng là một cách để tôn vinh cái thiện và ca ngợi tình yêu thương con người, để con người biết sống tốt đẹp, nhân ái hơn.
2.2. Con người “Sống là luôn hi vọng”
Chị cho rằng hi vọng giúp cho con người thoát khỏi những khó khăn, bế tắc. Ta nhận thấy rất rõ quan niệm này của Nguyễn Ngọc Tư thông qua các tác phẩm của chị. Các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư vẫn luôn tin rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, bất hạnh khó khăn sẽ qua đi và hạnh phúc đang đón chờ ở phía trước. Chính hy vọng tạo ra sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn thực tại để tiếp tục sống và gây dựng tương lai. Nguyễn Ngọc Tư từng nói: “Con người mà tắt hy vọng thì chết còn sướng hơn”.
2.3. “Tình cảm phải xuất phát từ tấm lòng mới quý”
Nguyễn Ngọc Tư cũng như bao người dân Nam bộ khác luôn cho rằng tình cảm thì phải chân thành, không khiên cưỡng, không giả dối. Chị nhấn mạnh sự giả dối rất đáng sợ, nó khiến cho những người trung thực luôn cảm thấy khổ sở, bất an, thậm chí mất dần niềm tin vào cuộc sống. Có thể nói, các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư đều bộc lộ tính cách của con người Nam Bộ: thẳng thắn, bộc trực, quý trọng sự thật lòng, ghét sự giả dối, nhất là trong tình cảm.
3. Hình tượng nhân vật cô đơn
Tập truyện ngắn Đảo mới xuất bản năm 2014 của Ngọc Tư không dày, chưa đến 150 trang gồm 17 truyện, nhưng vì kiêng con số 17, mất hên, nên chị chỉ ghi ở bìa cuốn sách có 16 truyện thôi, trong đó phần lớn là những truyện khá ngắn, khoảng trên dưới 2.000 chữ, thậm chí có truyện chỉ trên dưới 1.000 chữ. Điểm khác biệt so với những truyện ngắn và truyện vừa trước đây, đặc biệt là truyện vừa Cánh đồng bất tận, ở tập tập truyện này số chữ ít đến mức không thể ít hơn được nữa, nhưng dường như tiếng vọng của hồn cốt câu truyện lại dài rộng ra trông thấy.
Bản chất của con người là vận động, không ngừng vượt lên trên giới hạn của chính nó. Nhưng IU. M. Lotman quan niệm rằng khi anh đi trên con đường này, đồng thời anh đã đánh mất những con đường khác. Bị đóng khung trong những giới hạn, con người luôn khao khát vượt qua. Nhưng con người là một thực thể phức tạp, đầy bí ẩn. Mỗi người lại ở trong những giới hạn khác nhau, nên khao khát của họ rất khác nhau. Con đường vươn tới sự hoàn hảo của mỗi người, bởi vậy, không giống ai. Vì thế mà con người cô đơn. Con người cô đơn thường là những người kháo khát hạnh phúc nhưng lại không tìm được hạnh phúc. Chính vì thế họ luôn cảm thấy bơ vơ, trơ trọi giữa gia đình mình, giữa cuộc sống bộn bề.
Cô đơn là một trạng thái bi kịch, là nỗi đau tinh thần lớn nhất của con người. Nguyễn Ngọc Tư viết trong Cánh đồng bất tận: “Ngày ngày kẹt giữa đám đông, chen chúc trên những con đường đông nghịt người, nhiều khi tôi giật mình, trời ơi, họ kia, đồng loại mình kia, sao mình lại cô đơn đến rã rời” Nhưng không có nỗi cô đơn nào giống nỗi cô đơn nào. Mỗi một mảnh đời trong mười bảy câu chuyện của tập truyện ngắn Đảo là những mảnh ghép muôn màu của cuộc sống. Thế giới nhân vật trong tập truyện ấy được tác giả khai thác ở những nỗi đau sâu kín trong tâm hồn mà nỗi bật nhất vẫn là nỗi đau cô đơn. Hảo (Biến mất ở Thư Viên) , Dịu (Xác bụi) luôn ám ảnh bởi những kỉ niệm trong quá khứ mà đánh mất hạnh phúc hiện tại. Bà Năm Nguyệt (Coi tay vào sáng mưa), người cha (Mùa mặt rụng) là những người gây ra lỗi lầm và cái gái mà họ phải trả chính là sự cô đơn. Nhàn, em (Tro tàn rực rỡ) sợ hãi vì người thân bỏ rơi nên đã tìm mọi cách để mình luôn hiện diện trong mắt người mà mình yêu thương. Ông Sáng ( Đảo), cô Lý ( Sổ lồng) thì chạy trốn sự sô đơn bằng nhiều cách để mong là chính mình.
Những nhân vật cô đơn trong tập truyện này có khác so với nhân vật cô đơn trong tập truyện Cánh đồng bất tận mà Nguyễn Ngọc Tư viết trước đó. Ở trong tập truyện ấy, tác giả viết về nỗi cô đơn của người nghệ sĩ trong hành trình đi tìm cái đẹp hoặc nỗi cô đơn của những người nông dân giữa biển người mênh mông hoặc những nhân vật suốt đời đi tìm, một hành trình vô vọng và đơn độc. Ông Sáu (Biển người mênh mông) “đã đi tìm gần bốn mươi năm, dời nhà cả thảy ba mươi ba bận, lội gần rã cặp giò rồi mà vẫn chưa thấy”. Nhân vật “má tôi” trong “Dòng nhớ” suốt mười mấy năm, tìm người vợ cũ của chồng, “Tới bây giờ má tôi vấn chưa tìm được dì. Tôi hỏi má tìm làm gì, má tôi nói để cho hai người gặp lại, coi thần trí ba mầy có đỡ hơn không. Bây giờ thì ba tôi cũng nằm xuống () má tôi vẫn không ngừng tìm kiếm dì”. Ông Năm Nhỏ (Cải ơi!) tìm suốt mười hai năm chưa thấy con. Chúng ta bị ám ảnh bởi một ông già trước mỗi buổi diễn, mượn micro nói mấy câu : “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con”. Tiếng gọi “Cải ơi!” của ông mắc lại trong người đọc, như món nợ lòng. Càng tìm kiếm càng vô vọng. Càng vô vọng lại càng khao khát kiếm tìm. Họ đơn độc và tự nguyện đơn độc. Họ không chối bỏ, không tìm lối thoát cho thực trạng cô đơn. Còn những nhân vật cô đơn trong tập truyện Đảo trước hết là đủ hạng người từ trí thức cho đến người nông dân, từ người đàn ông cho đến đàn bà, từ người già cho đến trẻ vị thành niên tất cả họ đều sống trong nỗi day dứt của sự cô đơn. Cô đơn đối với họ là nỗi đau như dằm ở trong tim. Họ đã tìm mọi cách để thoát ra cái sự cô đơn ấy. Có nghĩa là họ đã phản kháng lại dù tích cực hay tiêu cực thì đó cũng là qui luật tất yếu của cuộc sống “Tức nước thì vỡ bờ”
3.1. Con người cô đơn vì những ám ảnh của quá khứ
Thấu hiểu được nỗi đau quặn xé của những con người khốn khổ đặc biệt là nữ giới, Nguyễn Ngọc Tư đã tinh tế khi viết về những day dứt, dằn xé của những mảnh đời luôn bị ám ảnh bởi quá khứ thành ra cuối cùng lại cô đơn. Những nhân vật chạy theo ảo ảnh của quá khứ phần nhiều là những kẻ si tình mà sự si tình thường là mù quáng và ngốc nghếch. Họ không thoát được, không buông bỏ được, họ bị chôn sống trong quá khứ, trong thứ tình cảm tuyệt vọng, bám víu vào cái mà không có thật.
Hảo trong Biến mất ở Thư Viên gây cho người đọc cái cảm giác khó chấp nhận vì sự si tình đến ngu ngốc của cô. Cô mãi chạy theo một hình bóng xa vời, một hình bóng của kẻ không ra gì bỏ rơi cô khi cô đang bụng mang dạ chữa, bỏ rơi cô để trốn chạy trách nhiệm. Vậy mà cô vẫn cố hi vọng, vẫn mong nhìn thấy bóng hình người xưa trong hão huyễn và rất vui sướng khi có một tia hi vọng “ Hình dung Sinh biến mất vào trang sách phả một sức sống lạ lùng vào Hảo, làm chị tươi tắn, rạo rực hơn. Như đang đói gặp được nắm xôi hay giề cơm cháy ”. ( tr. 10) Đúng như lời nhận xét của nhân vật tôi, Hảo đã vui vẻ lên, năng đi nhà sách hơn và chăm chỉ nuốt từng chữ vào miệng “Những tối ở nhà sách Thư Viên, tôi đứng ở một kệ sách nào đó và ngó về phía Hảo trong lúc chị nép giữa những kệ sách văn học, say sưa đọc. Sức sống rực lên ở Hảo khi chị cắm cúi vào rừng chữ, như chưa từng mệt mỏi sau một ngày làm việc với những cái máy may đầy kim nhọn. Đứng lâu mỏi chân chị la cà ở gian sách khác nhưng mắt luôn ngó về nơi gã đàn ông xưa từng đứng.” (tr.12) Hảo đâu biết rằng chính cái sự ảo vọng của quá khứ mà cô đã đánh mất đi tình yêu đích thực của đời mình trong hiện tại. Nhân vật tôi rất yêu Hảo, muốn chăm lo bảo bọc cho đời Hảo dù cách biệt về tuổi tác. Thế nhưng tôi chưa bao giờ hiện hữu trong mắt Hảo. Có lẽ một sự lặp lại của định mệnh mới giúp cho cô cho Hảo nhận ra đâu là giá trị thật của tình yêu.
Dịu trong Xác bụi cũng sống mãi với kí ức xưa mà quên đi cuộc sống hiện tại của cô. Người yêu cũ của cô (Nhu) đã chết ở nơi xứ người mà chưa tìm được xác. Nhu vẫn hiện về trong những giấc mơ của cô “ Nhu vẫn thường về trong chiêm bao, bằng nhân dạng thằng con trai mười chín tuổi.”(tr 16) Dịu đã luôn sống với kí ức đẹp thời con gái khi mới yêu lần đầu nên cô mới rơi vào thế giới vô thức của những giấc mơ. Bằng linh cảm, bằng trái tim yêu, bằng sự nhớ nhung chân thành, hình bóng của Nhu trở về với Dịu trong hình hài của một con người chớ không phải là sương khói mong manh. Dịu luôn ray rứt khi đi lấy chồng vì nghĩ rằng mình đã phản bội Nhu “ Những giấc mơ mang bóng dáng Nhu buồn rượi”. (tr 17) Và nỗi ám ảnh ấy nó làm cho đời sống vợ chồng của cô không êm ấm “Chồng em đã quen việc nửa đêm vợ tự dưng ngồi dậy ngó quanh, thuộc cái nỗi ám ảnh của thằng bạn cùng xóm tên Nhu, nhận ra nỗi đắn đo hổn hển hay không hổn hển của vợ”. (tr.17) Trong căn nhà của Dịu người ta sẽ thấy một tình cảnh thật là trớ trêu: mang tiếng là vợ chồng nhưng đồng sàng dị mộng. Những giấc mơ của Dịu có kết thúc hay không khi cô tìm được tro cốt của Nhu mang về. Đó cũng là câu hỏi cứ day dứt mãi cho bạn đọc.
Con người không nên phủ nhận quá khứ nhưng cũng đừng vì sống mãi những kỉ niệm trong quá khứ mà đánh mất đi những gì tốt đẹp đanh hiện hữu ngay bên cạnh mình. Thiết nghĩ đó cũng chính là thông điệp mà Nguyễn Ngọc Tư muốn nhắn gửi đến tất cả mọi người.
3.2. Con người cô đơn vì những lỗi lầm.
Khi người ta gây ra lỗi lầm, nếu là người có lương tri người ta sẽ sám hối và tự thu mình lại và sống trong nỗi dằn dặt ê chề. Nếu được người ta tha thứ thì người phạm lỗi cũng cảm thấy không chuộc hết lỗi mà mình đã gây tổn thương cho người ấy.
Khi đọc đến truyện Sổ lồng, ta không khỏi xót xa cho Lý. Người đàn bà sống mà luôn bị chồng hành hạ vì những lỗi lầm trong quá khứ: có bầu với người đàn ông khác trước khi lấy hắn. Lý lấy chồng trong sự bồng bột vì sự hối thúc của bà mẹ: phải tìm ai đó cưới ngay để cái thai vô chủ đội bụng thì tao đi bỏ xứ. Lý đã không ngần ngại suy nghĩ và đưa ra quyết định ngay “ Ra sông cọ lọ gặp thằng con trai đằng xóm chài tôm mà cứ đứng ngệt ngó mình, Lý ngoắc lại hỏi, có muốn lấy tui không?” (tr.60) Sau khi cưới chưa tròn tháng, anh chồng phát hiện cứ dán bụng mình vào bụng vợ là nghe có gì đó động cựa phập phồng. Chồng Lý từ đó trở nên thay đổi tử một chàng trai ngù ngờ dễ thương đã trở thành một người đàn ông cộc cằn say xỉn, hay mắng nhiếc và đánh vợ. Bị hành hạ, bị dày vò và mức độ chịu đựng hết cho phép, Lý trở nên mất trí tạm thời và điên loạn. Lý đã từng rủ một người đàn ông bán kem thích Lý để bỏ trốn nhưng sau đó Lý lại đổi ý, Lý chuyển qua cầm dao mà đuổi theo một chiếc ghe “ Tóc tai xấp xải sổ tung. Chân trần. Quần xoắn ống cao ống thấp. Lý lăm lăm xách dao chạy trên bờ, chiếc ghe chẳng biết sợ gì cũng lao đi xịt khói. Chị đã nhìn thấy gì trên ghe, má không biết, chỉ biết đứa con gái tội nghiệp bỗng hộc lên, chụp lấy cây mác vót phóng theo quyết liệt, điên dại.” (tr. 62-62) Những hành động điên dại ấy không bao giời Lý nhớ ra được bởi nó là những hành động của vô thức. Chính bản năng trong con người Lý đã phản kháng lại cuộc sống đau khổ bằng những hành động ngay dại đó. Lý chỉ được nghe người này người kia kể lại cho mình biết, Lý hoàn toàn không biết được những hành động đã làm của mình“ Ký ức bị đứt, từ xế trưa hôm qua đến giờ là một khoảng rỗng không. Hồi chưa chồng có lần say, Lý cũng lẫn lộn nhớ quên vài thứ, nhưng không quên trắn như chưa từng sống kiểu này”. (tr.56). Chính cái giây phút mà những hành động trong vô thức trỗi dậy mãnh liệt là lúc Lý mới thật sự là chính mình. “ Mặc kệ con dao lút cán trong bùn, chị nhẹ nhõm thả tàu bược về nhà. Tĩnh lặng tràn trề, chị trôi ngửa như xác chết, mắt chong rờ rỡ bóng mây. Hơn nửa đời lí nhí cúi mặt, Lý bỗng nhìn vào trời không run sợ mảy may.” (tr. 62)
Người mẹ làm nghề thầy bói trong Coi tay vào sáng mưa chắc sẽ vui mừng lắm khi được nắm bàn tay con và ôm con vào lòng. Nhưng nghịch lí thay khi người con của bà trở về chỉ là một phần của thân thể - một bàn tay bị chặt lìa. Bao nhiêu năm kể từ khi để thất lạc đứa con lên tám - ngồi ăn vạ giữa chợ vì cái tội đòi mua hộp bút màu, bà Năm Nguyệt luôn day dứt, đau khổ. Chồng bà sau khi mất con cũng bỏ bà đi biệt. Bà sống trơ trọi một mình và đi phiêu bạt khắp nơi tìm con với niềm hi vọng mỏng manh - cái dấu hiệu đặc biệt trên bàn tay trái “Trong những tháng ngày bàn tay phiêu bạt, bà nắm những bàn tay khác và không chịu được cái ý nghĩ mình níu người dưng đây mà buông bỏ máu thịt của mình, bà bỏ nghề. Chỉ hi vọng là không buông.” (tr. 69) Tác giả không nói rõ vì sao đứa trẻ biến mất cũng có thể là nó bị người khác bắt đi cũng có thể nó hận mẹ nó vì đã buông tay bỏ rơi nó giữa dòng người đông đúc. Và khi bàn tay của đứa con thơ bé năm nào quay về trong bộ dạng chay sần và đầy sẹo và đứt lìa thì bà đã biết con bà không tha thứ cho bà. Bà không thể giải thích để người con hiểu bởi nó có về gặp bà đâu. Nó đã không muốn nhìn lại bà. Hi vọng tìm được con nhưng khi tìm lại được thì bà phải đau đớn gấp vạn lần. Con bà những năm lưu lạc đã trở thành một tay anh chị trong chốn giang hồ. Hiện tại nó đang bị chặt mất một bàn tay và có thể trong tương lai nó có thể bị tù hoặc chết. Nó hận bà. Đó chính là nỗi đau đến xé ruột. “ Bàn tay vẫn còn nằm lại trên mặt bàn trầy xước. Bàn tay để ngửa. Cụt đến nửa ống. Vô nghĩa biết bao một bàn tay không còn cầm nắm được. Người đàn bà kêu con ơi, níu mãi bàn tay xanh xao đó.” ( tr. 70) Có nỗi cô đơn nào lớn hơn nỗi cô đơn gặm nhấm nỗi đau do chính lỗi mình gây ra.
Nếu như ở truyện Coi tay vào sáng mưa người mẹ mãi cô đơn vì mất đi đứa con trai do chính mình làm thất lạc thì người cha trong Mùa mặt rụng lại đánh mất chính mình trong mắt đứa con gái mười chín tuổi. Nhân vật anh - người cha đã hoàn toàn đánh mất tình yêu thương, sự kính trong mà người con gái dành cho anh. Lỗi là ở chính anh. Anh không giữ được lòng chung thủy với vợ lại đèo bồng có thêm phòng nhì. Trước đây, một lần con gái –Mèo Ngố thất vọng không tin vào đàn ông sau cái lần tình cờ thấy người yêu chở cô gái khác thì ông bố khẳng định “.. đừng quơ đũa cả nắm, ba đâu phải loại đó..”( tr 25) Mèo Ngố có lại được niềm tin vào cuộc sống vì cha nó là điểm tựa để nó tin rằng đàn ông trên đời vẫn còn có người đàng hoàng không đi lăng lăng bậy bạ. Ấy thế mà mọi thứ đã sụp đỗ tan tành khi cô con gái phát hiện ra ba mình có vợ bé và đã có một đứa con. Người cha vô cùng sững sờ không biết nói gì với con khi con gái khi nó hỏi ba để cái mặt rớt ở đâu rồi. Anh cũng tự vấn lương tâm anh xem anh còn mặt hay không và cuối cùng “Anh dáo dác nhìn quanh căn phòng mà trước dây anh thường đã đến ở vào giờ nghỉ trưa, cả khi thằng bé kia chưa ra đời. Gương mặt anh đã bị rơi trong căn phòng này vào cái đêm Giáng sinh đó. Thỉnh thoảng anh lại nhìn thấy nó nằm chóng chơ trên đất, nhưng chạm tay vào chỉ là vụn bụi.” (tr. 28,29) Người cha không còn hiện diện trong mắt của cô con gái. Sống giữa ngôi nhà thân thương mà anh như không còn tồn tại nữa. Con anh không còn thủ thỉ tâm sự mỗi khi có chuyện như thời còn bé, cũng không chào anh khi ra khỏi nhà, có chuyện cần nhờ đến cha cũng tự làm lấy. Nó cũng không còn nghe lời anh thậm chí vì buồn nó còn tự hành hạ bản thân khi đi làm nhân viên phục vụ trong một quán bia. Anh cô đơn ngay trong chính ngôi nhà của mình thậm chí cả ở nhà vợ bé.
3.3. Con người cô đơn và nỗi sợ bị lãng quên
Ở truyện Tro tàn rực rỡ, Nhàn sống cùng chồng ở xóm Thơm Rơm. Ông Tam chồng cô suốt ngày say rượu và khi say ông tủi thân thì chỉ có một thú vui duy nhất là đốt nhà để được ngắm những đốm tro tàn đỏ rực. Tam đã năm lần tự tay đốt nhà mình để ngắm, cái mà phần lớn người đời vừa lo ngại, vừa hoảng sợ. Nhàn thì cứ để mặc cho chồng đốt mà chẳng chữa cháy vì cô đang hạnh phúc được ngắm Tam khi hắn say đắm, tê mê ngắm những đám cháy rực lửa. Đã từ lâu rồi khi gia đình liên tiếp xảy ra những mất mác đau thương-hai đứa con lần lượt rời xa thế giới này- thì chồng Nhàn không còn nhìn thấy cô nữa. Sau mỗi lần Tam đốt nhà, Nhàn lại cặm cụi đi kiếm từng bó lá, cây cọc về dựng lại để... cho chồng đốt. Nhàn mong muốn được chồng yêu thương và quan tâm đến mình. Có lẽ vì thế mà “Nhàn đã không chạy ra khỏi đống lửa như mọi khi, anh à! Không biết chị thấy mệt rồi hay nghĩ chỉ ở giữa đám cháy Tam mới nhìn thấy chị" ( tr. 144). Không có gì não nề bằng việc mình sống sờ sờ ngay bên cạnh chồng mà chồng xem như mình đã chết. Nhàn đã chờ đợi Tam nhìn thấy mình nhưng chờ mãi mà chồng vẫn không nhìn thấy. Nhàn đã không còn con đường nào khác đành lựa chọn cách ở trong lửa thì Tam mới thấy mình. Chua xót biết chừng nào! Để người khác không lãng quên mình người ta đôi khi đánh đuổi cả mạng sống của mình. Con người nhiều lúc khờ khạo dại dột. Họ sống nhưng lại cô đơn và nỗi cô đơn ấy lại gậm nhấm chính tâm hồn họ làm cho họ mất phương hướng. Cô đơn lả ngọn lửa thiêu cháy mọi thứ không tốt đẹp.
Em cùng chung số phận như Nhàn, cũng luôn mong muốn có tình yêu của chồng, muốn mình có một vị trí nào đó trong