Tóm tắt. Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, người phụ nữ luôn
chiếm một vị trí đặc biệt. Từ hình tượng người phụ nữ anh hùng trong những sáng
tác trước 1975 đến hình tượng người phụ nữ “đa đoan” trong những sáng tác sau
năm 1975 và bao trùm lên là hình tượng người phụ nữ mang chức năng thiên phú
với vẻ đẹp “mẫu tính”. Đó hành trình nhận thức cũng là quan niệm nghệ thuật về
con người của Nguyễn Minh Châu. Thông qua hình tượng người phụ nữ, tác giả đã
đi từ quan điểm của một thời đến quan điểm của mọi thời, từ cái đẹp của một dân
tộc đến cái đẹp của nhân loại.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 49-56
This paper is available online at
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
Hỏa Diệu Thúy
Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa
Tóm tắt. Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, người phụ nữ luôn
chiếm một vị trí đặc biệt. Từ hình tượng người phụ nữ anh hùng trong những sáng
tác trước 1975 đến hình tượng người phụ nữ “đa đoan” trong những sáng tác sau
năm 1975 và bao trùm lên là hình tượng người phụ nữ mang chức năng thiên phú
với vẻ đẹp “mẫu tính”. Đó hành trình nhận thức cũng là quan niệm nghệ thuật về
con người của Nguyễn Minh Châu. Thông qua hình tượng người phụ nữ, tác giả đã
đi từ quan điểm của một thời đến quan điểm của mọi thời, từ cái đẹp của một dân
tộc đến cái đẹp của nhân loại.
Từ khóa: Nguyễn Minh Châu, hình tượng người phụ nữ, thời đại anh hùng, đa
đoan, mẫu tính.
1. Mở đầu
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu được đánh giá là một tên
tuổi lớn. Ông đã tạo lập uy tín ở cả nhân cách lẫn tài năng văn chương. Đọc Nguyễn Minh
Châu, sẽ nhận ra điều thú vị này, nhà văn của “chiến tranh và người lính” đồng thời cũng
là “nhà văn của phái đẹp”. Trong thế giới nghệ thuật của ông, người phụ nữ luôn chiếm
một vị trí đặc biệt, và họ đáng được trân trọng, ngưỡng mộ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Từ hình tượng người phụ nữ lý tưởng của thời đại anh hùng
Trong dàn đồng ca sử thi của nền văn học trước 1975, Nguyễn Minh Châu say mê
miêu tả con người của thời đại anh hùng. Hình tượng người phụ nữ cũng không là ngoại lệ.
Nguyễn Minh Châu từng thốt lên: “Ở trong mỗi con người Việt Nam có một Đức Thánh
Gióng”. Sự thán phục ấy không phải là không có lý khi đi vào thực tế, nhà văn đã gặp họ.
Những con người bình thường, giản dị, nhưng sống và hành động cao cả tuyệt đẹp, giúp
Ngày nhận bài 1/9/2012. Ngày nhận đăng 10/01/2013.
Liên lạc Hỏa Diệu Thúy, e-mail: thuyhoadieu@gmail.com
49
Hỏa Diệu Thúy
nhà văn hiểu thêm “đất nước và dân tộc mình”. Dưới những tán rừng Trường Sơn đậm đặc
muỗi, vắt, sốt rét và B52, nhà văn chứng kiến những cô gái tuổi đời mười tám, đôi mươi
khoác ba lô vào Trường Sơn, làm bất cứ việc gì cần đến bàn tay người phụ nữ và cần đến
bản lĩnh thép của người lính. Nhà văn muốn lý giải, muốn cắt nghĩa sức mạnh của con
người Việt Nam, cái sức mạnh tiềm ẩn mà nhà văn gọi là “hạt ngọc” ẩn trong mỗi tâm
hồn con người. Bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn đã là sự lựa chọn thích hợp để tác
giả thể hiện niềm tự hào về đất nước và con người dân tộc mình. Dưới bút pháp sử thi và
cảm hứng lãng mạn, người phụ nữ đã hai lần thăng hoa, khiến họ hóa thân vào lý tưởng.
Nguyễn Minh Châu quả thật sắc sảo, khi ông biết khai thác lợi thế "phái đẹp" để
lý tưởng hóa nhân vật của mình. Nhà văn thực sự bị ám ảnh bởi vẻ đẹp mảnh mai, trong
sáng. Họ hiện lên như những "kiều nữ", có thể nhận ra thái độ nâng niu, trân trọng của
tác giả dành cho nhân vật của mình: một cô Y Khiêu “gọn gàng”, dịu dàng trong nếp váy
đen với đôi mắt ngời sáng trong Nguồn suối; cô Thận “cổ cao, răng trắng, nom dịu dàng
và thùy mị” trong Nhành mai; cô Nguyệt với “tấm thân mảnh dẻ”, và vẻ “mát mẻ như
sương núi” tỏa ra từ “nét mặt, lời nói, cử chỉ” trong Mảnh trăng cuối rừng; cô Quý với
“nét mặt thật nhẹ nhõm, xởi lởi”; cô giáo Thùy trẻ trung, trong sáng “có thân hình mảnh
dẻ” và “đôi mắt đen trong suốt” trong Cửa sông v.v... Cái ác liệt của chiến tranh dường
như không làm cho vẻ đẹp của họ hao khuyết. Tuy nhiên, tác giả không “duy mỹ” và “duy
ý chí” đến mức không biết đến điều này, ông đã tỏ ra thực sự am tường về tâm lý phụ nữ.
Ông đã để họ luôn sống giữa tình yêu, luôn lưu giữ và mang trong lòng một tình yêu sâu
sắc. Họ là những người đàn bà "chỉ biết yêu một người". Yêu và được yêu, đó cũng là "bí
quyết" để họ mãi xinh đẹp.
Những người phụ nữ xinh đẹp của tình yêu kia không mâu thuẫn với người phụ nữ
anh hùng. Những người phụ nữ có tình yêu mãnh liệt, bền bỉ, thủy chung không thể là
những người không dũng cảm. Để thấy được điều này, Nguyễn Minh Châu không ngần
ngại đặt những bông hoa rực rỡ kia vào thử thách dữ dội của hoàn cảnh chiến tranh. Chiến
tranh là lửa thử vàng, ở đó không có chỗ cho sự trung tính. Ở góc nhìn này, những người
phụ xinh đẹp của Nguyễn Minh Châu bộc lộ phẩm chất của người anh hùng của thời đại
anh hùng. Tuy mức độ có thể khác nhau, mỗi người một vẻ, một hoàn cảnh, song họ đều
bộc lộ phẩm chất dũng cảm và nghị lực phi thường của người anh hùng. Cô Y Khiêu đã
từng cõng anh chiến sỹ vệ quốc đoàn “chiến đấu bị thương lạc đơn vị, nằm gục bên bờ
suối” về nhà mình. Trong vòng vây lùng sục gắt gao của Pháp và thổ phỉ, cha con cô đã
che dấu người chiến sỹ, trở thành cơ sở kháng chiến. Từ đây, cách mạng đã được nhóm
lên ở vùng biên cương heo hút miền tây tổ quốc. Cô Thận trong Nhành mai cũng là một
nữ du kích dũng cảm. Giáp ranh với vùng tề, làng cô liên tục bị càn quét, cô du kích
xinh đẹp trở thành bí thư chi bộ lãnh đạo nhân dân đánh lui nhiều trận càn quét của địch,
bám trụ giữ làng. Cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng cũng thật đẹp, thật đáng khâm
phục trong xử lý các tình huống phức tạp trên con đường ra tiền phương cùng với chàng
lái xe. Ở cái dáng ngồi thản nhiên giữa đoạn đường nguy hiểm, giọng nói bao giờ cũng
bình tĩnh, rành rọt như đếm, ở việc cô tự nguyện làm cọc tiêu sống hướng dẫn người lái
xe qua ngầm, ở việc cô nhường chỗ cho người lái xe với thái độ vừa dịu dàng, vừa kiên
50
Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
quyết. Cô giải thích việc mình làm cứ nhẹ như không: “Anh đã cho em đi nhờ xe, lúc khó
khăn lại bỏ anh ư?” Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất về sự dũng cảm của Nguyệt phải là
những câu văn miêu tả lúc cô bị thương. “Vết máu chảy xuống đỏ cả cánh tay và vạt áo
xanh”. Cái vết thương đẫm máu trên vai mà Nguyệt cắn răng không nói đã đưa Nguyệt lên
hình ảnh anh hùng, khiến Lãm “dấy lên tình yêu Nguyệt gần như lẫn cảm phục”. Đúng là
cảm xúc ngưỡng vọng đặc biệt không chỉ đứng trước người yêu mà còn đứng trước người
anh hùng. Ngòi bút của Nguyễn Minh Châu còn đuổi theo nỗi say mê: “Nguyệt nhìn vết
thương cười. Khuôn mặt hơi tái, nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh đẹp. Từ đầu đến chân, cô ta
ướt như một con công vừa tắm”. Cách miêu tả ấy bộc lộ rõ khuynh hướng cảm hứng của
nhà văn. Ông không thiên về cái bi thương mà say mê cái cao cả, cái Đẹp hòa với cái Cao
cả để trở thành Bất tử nở hoa trên đau thương, trên bạo tàn khốc liệt.
Nhân vật nữ của Nguyễn Minh Châu trước 1975 thật hoàn hảo, đó là sản phẩm lý
tưởng của thời đại. Từ nốt nhấn là hình tượng nhân vật nữ, Nguyễn Minh Châu trở thành
một trong những cây bút tiểu biểu cho quan điểm thẩm mỹ một thời.
2.2. Đến hình tượng người phụ nữ “đa đoan” giữa cuộc đời “đa sự”
Hầu như các bạn văn và giới lý luận đều đồng thuận khi trao "ngôi vị số 1" cho
Nguyễn Minh Châu ở vai trò người "mở đường" cho văn học thời kỳ đổi mới. Cây bút ấy,
từ rất sớm đã suy ngẫm về trách nhiệm trước ngòi bút: "Ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên
phản bội người chiến sỹ nếu chỉ biết cái lúc họ vác súng ra mặt trận với một tâm hồn phơi
phới mà không biết cái lúc buồn bã, đau đớn, những lúc đói rét, những lúc nằm giữa đồng
đội chết và bị thương, trong bùn lầy, trong mưa bom bão đạn. . . Ngòi bút của chúng ta sẽ
trở nên phản bội mọi người nếu nói rằng những người đàn bà của chúng ta ở hậu phương
hoàn toàn no ấm và đầy đủ, những người mẹ tiễn con, những người vợ tiễn chồng ra chiến
trường với một nụ cười nở sẵn trên môi và trong lòng họ chẳng có điều gì buồn bã "(Trang
giấy trước đèn). Đất nước thoát ra khỏi cuộc chiến và ngọn gió lành của không khí đổi
mới đã tạo nên không gian thoáng rộng để con đại bàng sải cánh. Trong khi hầu hết những
nhà văn của thời chiến còn đang ngập ngừng, có người thậm chí rơi vào "khoảng chân
không" thì Nguyễn Minh Châu liên tiếp cho ra mắt những sản phẩm "lạ", gây xôn xao trên
văn đàn. Ông sớm bộc lộ ý thức chống lại thói quen “mỹ lệ hoá” hiện thực đời sống, bao
gồm cả hiện thực chiến tranh, cùng với quan niệm “viết văn là phải đào xới đến tận cùng
cái đáy của cuộc đời” để “săn tìm các quy luật”.
Ở hình tượng nhân vật nữ, khả năng nhạy bén đến lạ lùng của Nguyễn Minh Châu
thể hiện trong hai lần khám phá: lần thứ nhất, tác giả xử lý tình huống người phụ nữ đi ra
từ chiến tranh, và liền sau đó là người phụ nữ trong quy luật của đời thường. Từ điểm nhìn
đời thường, người phụ nữ hiện lên là những thân phận "đa đoan" giữa cuộc đời "đa sự".
Hình ảnh người phụ nữ đi ra từ chiến tranh: Nguyễn Minh Châu "đồng hành"
như thế nào với những người mẹ, người vợ, người phụ nữ đi ra từ chiến tranh? Phát hiện
này có lẽ bắt nguồn từ sự thấm thía và suy ngẫm sâu sắc: "chiến tranh mang gương mặt
người đàn bà đau khổ". Hình tượng người phụ nữ thời hậu chiến của ông là hiện thân cho
một dân tộc bị chiến tranh tàn phá nặng nề, những người sống phải gồng lên để sống và
51
Hỏa Diệu Thúy
chịu đựng. Chiến tranh đã cướp đi tất cả. Những người phụ nữ giờ luôn sống với hai thế
giới, thế giới của quá khứ - những năm tháng chiến tranh và thế giới thực tại. Hạnh phúc
của họ thuộc về những năm tháng xa lắc, trong hoài niệm, ký ức. Bi kịch cuộc sống của
họ cũng chính là đấy, họ không thuộc thế giới "này" mà thuộc về một thế giới "không
tồn tại", tạo nên trạng thái "mộng du" giữa đời thường. Cô Quỳ trong Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành, "công chúa" của rừng Trường Sơn thuở nào giờ luôn trong trạng thái
mộng du. "Bệnh" của cô nặng đến mức từ một quân y sỹ, cô buộc phải nằm điều trị. Quỳ
hầu như không thoát ra được những kỷ niệm về Trường Sơn. Những người yêu cô và cô
yêu đã nằm lại rừng già. Cô sống ở hiện tại nhưng hoàn toàn làm theo tiếng gọi của ký ức,
cô luôn bận rộn tất bật với những kế hoạch và dự định. Số phận của bệnh nhân Quỳ cũng
như biết bao cô gái đi ra từ Trường Sơn rồi sẽ ra sao, hành trình “mộng du” của Quỳ rồi
sẽ tới đâu, tác giả tìm cứu cánh cho cô (cũng là cho chính mình) trong hi vọng cô sẽ thực
hiện thiên chức làm mẹ. Ta biết, đó là niềm lạc quan của một cây bút có trái tim đôn hậu
và am hiểu tâm lý phụ nữ.
Mẹ Êm trong tiểu thuyết Miền cháy, Thai trong truyện ngắn Cỏ lau, Hạnh trong
Bên đường chiến tranh, bà sư già trong Mùa trái cóc ở miền Nam v.v... mỗi người một
cảnh huống nhưng đều bị dồn đẩy vào vòng "đa đoan", đều phải đối diện với những khổ
đau, những xung đột không dễ giải quyết.
Thể hiện thân phận "đa đoan" người phụ nữ do tác động của chiến tranh, khiến họ
hiện lên lặng lẽ nhẫn nhục mà cao quý, đáng thương mà rất đáng kính phục. Khúc tráng
ca của một dân tộc bất khuất đã được nhìn nhận, đánh giá từ cái gốc của vấn đề, những
"được – mất" của người phụ nữ.
Gánh "đa đoan" trong cuộc sống gia đình đời thường: Đặt người phụ nữ trong
cuộc sống đời thường, trong mối lo toan cuộc sống, trong mối liên hệ với chồng con, với
xã hội, nhà văn như muốn tham gia vào cuộc chiến lâu dài, gian khổ hơn cả cuộc chiến
chống ngoại xâm, đó là cuộc chiến chống đói nghèo, lạc hậu, chống lại những lề thói cổ
hủ đã tồn tại hàng ngàn năm mà người chịu tổn thương đầu tiên chính là phụ nữ. Liên
trong truyện ngắn Bến quê sống bên người chồng thành đạt như một cái bóng, chỉ được
gần gũi anh ta vào những ngày cuối đời khi anh ta đã mang trọng bệnh. Thế nhưng, vẫn
lặng lẽ và chu toàn chăm sóc anh ta, Liên chính là "bến quê" gần gũi mà Nhĩ (chồng Liên)
không bao giờ còn cơ hội tìm biết. Huệ trong Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát, một
bông "huệ" đích thực rơi vào hoàn cảnh "đa đoan", cô có mang với người yêu khi đang là
nữ sinh và người cô yêu, bạn cùng học (vì hoàn cảnh) đã không che chở nổi mẹ con cô.
Khúng đã cưu mang cô một cách tình cờ, Huệ đã nhận lời làm vợ Khúng. Một cô gái xinh
đẹp, có học, quen sống môi trường thị thành nhận lời làm vợ một nông dân đích thực bởi
cô nhận thấy bên trong vẻ xù xì, xấu xí kia là một trái tim đàn ông nhân hậu. Dẫu vậy, lão
Khúng vẫn là một anh nông dân từ chân đến đầu, với cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tích cực lẫn
tiêu cực. Lão đã biến cô thành cái máy "đẻ" vì theo triết lý nông dân của lão "nhiều người
để vỡ được nhiều đất". Từ một nữ sinh mơ mộng, Huệ trở thành người đàn bà tần tảo,
một "mụ Huệ" đáo để, biết tính toán làm ăn, thức khuya dậy sớm, cùng lão Khúng biến
cái "ổ gấu chó" nhà mình thành cơ ngơi khang trang. Những lá thư của người tình cũ gửi
52
Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
đến, cô đóng cửa buồng đọc xong rồi cất xuống tận đáy một cái chum, rồi lại quấn khăn
lên đầu, trong dáng dấp của con gà mẹ khi cần thì xù lông xù cánh bảo vệ đàn. Nguyễn
Minh Châu đã tái hiện Huệ một người đàn bà bình thường trong cuộc sống như muôn vàn
những người đàn bà bình thường khác, và từ trong những bộn bề của cuộc sống phồn tạp,
tác giả vẫn làm người đọc ngưỡng mộ phẩm chất người "Mẹ" ở phần bản năng thiên phú
mà chúng tôi sẽ tách ra nghiên cứu dưới đây.
Thể hiện hình tượng người đàn bà "đa đoan" trong đời sống đa sự, còn phải kể tới
hình tượng người đàn bà hàng chài trong thiên truyện Chiếc thuyền ngoài xa. Ở hình tượng
này, Nguyễn Minh Châu đã từ bỏ niềm đam mê miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của người phụ
nữ để miêu tả một hình tượng gần với đời thường hơn - người đàn bà "xấu xí và đau khổ".
Chị ta có "thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét
thô kệch", lại "rỗ mặt". Tác giả bắt gặp chị ta sau một đêm đi biển trở về với "khuôn mặt
mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ". Thế mà
sau một đêm ra biển đến kiệt sức ấy chị ta còn phải chịu đựng trận đòn cay nghiệt của
chồng. Lão chồng đánh vợ bằng chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa "vừa đánh vừa
thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két..., vừa đánh vừa nguyền rủa: mày chết đi cho
ông nhờ, chúng mày chết đi cho ông nhờ". Sự việc vỡ lở, hóa ra người đàn bà chịu cho
chồng đánh đã lâu "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng". Hắn đánh vợ thành
"nghiện", như người ta nghiện rượu, "bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh,
cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu..." [1;131]. Người đàn bà ấy cũng từng lầm lỡ
và được người đàn ông kia, giờ là chồng cưu mang. Lão từng là "anh con trai cục tính
nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi". Theo như chị ta, lão đánh vợ vì "khổ
quá", khổ không chịu đựng được thì trút tức giận lên đầu vợ. Người đàn bà vừa phải đẻ
con, chăm sóc chúng, vừa phải chung lưng đấu cật làm quần quật với chồng, lại còn trở
thành cái bị để anh ta trút cơn tức giận... Xây dựng hình tượng người đàn bà hàng chài,
Nguyễn Minh Châu đã thấu hiểu đến tận cùng thân phận "giới - nữ". "Đa đoan" như là
số mệnh của "giới" này. Từ góc nhìn gia đình, tác giả phát đi thông điệp về bất bình đẳng
giới, về những tội ác man rợ do gánh nặng nghèo khó mà người bị tổn thương đầu tiên và
đau đớn nhất chính là phụ nữ. Huệ trong Khách ở quê ra - Phiên chợ Giát và người đàn
bà hàng chài Chiếc thuyền ngoài xa là những hình tượng sâu sắc và giàu tính nhân văn về
thân phận người phụ nữ "đa đoan" giữa cuộc đời "đa sự.
2.3. Người phụ nữ với vẻ đẹp "mẫu tính"
Nguyễn Minh Châu đã từng bộc lộ nhận thức mang tầm tư duy triết học: “Mẫu tính
là cội nguồn của sự sống này. Đó là nguyên tố đầu tiên, cũng là vẻ đẹp cuối cùng của
thế giới chúng ta. Sự sống trường cửu này không phải hằng được duy trì bằng mẫu tính
đó sao?”. Đây chính là trục tư tưởng làm nên tầm vóc Nguyễn Minh Châu. Nó chi phối
nguyên tắc xây dựng hình tượng nhân vật nữ của ông. Vì vậy, “mẫu tính” có trong tất cả
những hình tượng nhân vật nữ, dù là người phụ nữ của thời đại anh hùng hay người phụ
nữ của đời thường. Và đây là “một mẫu tính sâu xa và phong phú” chứ không chỉ là “thiên
tính nữ”. Chúng tôi coi đây là đặc điểm tư tưởng quan trọng và sẽ khảo sát nó để làm nổi
53
Hỏa Diệu Thúy
bật hình tượng người phụ nữ như một cống hiến nghệ thuật đặc sắc của ông.
Vẻ đẹp nữ tính và chức năng “giữ lửa” tình yêu: Nguyễn Minh Châu từng mượn
lời một nhân vật là nam giới nhận xét về Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành: “Một người đàn bà như chị luôn luôn bị những người đàn ông giỏi giang quấy rầy
là phải – Không những thời trẻ mà cả bây giờ chị cũng chưa hết mệt đâu!” Không riêng
gì Quỳ, những người phụ nữ của Nguyễn Minh Châu hầu như ai cũng có sức "hút" ấy:
Y Khiêu trong Nguồn suối, Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng, Thận trong Nhành mai,
Cúc trong Mảnh đất tình yêu, Thùy trong Cửa sông, Thai trong Cỏ lau, Quỳ trong Người
đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Hạnh trong Bên đường chiến tranh, Cúc trong Miền
cháy, v.v... Sức hút của họ không chỉ ở vẻ ngoài mà trước hết là ở vẻ đẹp tâm hồn "tỏa
ra từ giọng nói, cử chỉ, ánh mắt..." tạo nên cho họ dáng dấp rất duyên dáng, nữ tính. Vẻ
đẹp này không chỉ là "thiên tính nữ" mà còn có cơ sở sâu sắc của giá trị đạo đức. Không
phải ngẫu nhiên, những người phụ nữ rất duyên dáng và xinh đẹp này luôn tỏa sáng trong
tình yêu, là bến đỗ của tình yêu. Họ khiến cho những người đàn ông của mình ngỡ ngàng,
ngưỡng mộ bởi tình yêu thủy chung, trong sáng. Họ như là những "sứ thần" của tình yêu.
Sức hút của họ chính là ở phẩm chất giữ gìn và nuôi dưỡng tình yêu - cội nguồn của sự
sống, và đó chính là vẻ đẹp “mẫu tính”. Như vậy, vẻ đẹp nữ tính trong các nhân vật nữ của
Nguyễn Minh Châu vừa là "thiên tính" vừa mang giá trị phẩm chất, khiến họ trở thành
“bến đậu”, nơi neo giữ tâm hồn, là “nguồn suối” để những khát vọng tìm về.
Thiên chức "chăm lo, bảo vệ sự sống": Nguyễn Minh Châu đã mượn lời nhân vật
Quỳ, người phụ nữ chưa từng làm mẹ để nói về chức năng thiên phú này: “Đó là bản năng
chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau ra”.
Đây là phẩm chất mà tạo hóa đã ban tặng (hay gửi gắm trọng trách) cho người phụ nữ
mà Nguyễn Minh Châu rất say mê. Ông cũng đã thể hiện khá thành công thiên tính, thiên
chức này ở hình tượng người phụ nữ, khiến họ hiện lên rất đặc biệt.
Niềm hạnh phúc làm mẹ khiến những người phụ nữ của Nguyễn Minh Châu không
chỉ rất đỗi dịu dàng, rất đỗi bao dung, độ lượng, mà còn thật mạnh mẽ và dũng cảm. Ở
trên chúng tôi đã đề cập đến hình ảnh một cô Huệ nữ sinh thành một "mụ Huệ" tháo vát,
tảo tần của đàn con đông đúc trong Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát; hay hình ảnh người
đàn bà hàng chài ra biển cùng chồng, thức đêm kéo lưới. Hình ảnh tấm lưng áo bạc phếch,
có miếng vá, gương mặt nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm” cho thấy người mẹ ấy sẵn sàng
vì đàn con để làm tất cả. Và đó cũng là lý do chính để chị ta không từ bỏ gã đàn ông vũ
phu kia, thậm chí còn bênh vực gã: “ ...cục tính nhưng hiền lành lắm”, lại nhận “lỗi” về
mình và khẳng định vị trí không thể thiếu của một người cha, một người đàn ông: “... Đám
đàn bà hàng chài chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba,
để cùng làm ăn nuôi nấng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Khi được nghe
cái “triết lý” được diễn đạt một cách đơn giản nhưng đầy kiêu hãnh này từ miệng người
đàn bà lam lũ thì có lẽ cả chánh án Đẩu, nghệ sỹ Phùng và tất cả người đọc cảm thấy như
được “khai sáng” một chân lý vĩ đại, vĩnh hằng của thiên chức làm mẹ: “Ông trời sinh
ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy
cái khổ!” Liệu có để đánh giá đó là suy nghĩ “lạc hậu” như người đàn bà hàng chài đã tự
54
Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
nhận và xin mọi người “thể tất”? Khi nhận suy nghĩ “lạc hậu” ấy về mình, “lần đầu tiên
khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười”. Rõ ràng, người đàn bà ấy
đã thật sự hạnh phúc và ngầm xen niềm kiêu hãnh khi là mẹ của một đàn con. “Vui nhất
là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Nguyễn Minh Châu đã diễn tả niềm
hạnh phúc và kiêu hãnh của chức năng “thiên sứ” bằng bản năng mẫu tính. Bản năng ấy
đã khiến bé gái ngay từ khi biết chọn đồ chơi đã rất thích chơi búp bê, thích chơi trò ru
em, chăm sóc em, và khi được làm mẹ rồi thì họ sẽ hoàn thành thiên chức ấy bằng tất cả
khả năng có thể. Kỳ diệu làm sao là lòng mẹ, vĩ đại làm sao là tình mẫu tử. Triết