Hình tượng nhân vật mở đầu và mối liên hệ với chủ đề tác phẩm trong tiểu thuyết Nho Lâm ngoại sử

Tóm tắt. Đối lập với cách hiểu phổ biến, chúng tôi cho rằng câu chuyện nhân vật chính hồi truyện mở đầu Nho Lâm Ngoại Sử là chuyện lánh trốn thế quyền chứ không phải là chuyện ẩn dật truyền thống. Nhận thức này là kết quả của việc phân biệt cách đọc tiểu thuyết với cách đọc sử truyện. Đây cũng là tiền đề cơ bản giúp ta thức nhận trở lại chủ đề toàn sách – sự khâm định thể chế văn hóa mới của chế độ thống trị tập quyền cao độ, sự độc tôn Tống Nho, việc ban bố chế độ khoa cử bát cổ hình thức không chú tâm đến nhân cách toàn diện và học thuật thực sự. tất cả đã khiến cho cả một nền văn hóa phong phú bị nhất nguyên hóa, dồn đẩy công danh phú quý tích cực vào một con đường độc đạo – thi đậu làm quan. Văn nhân sĩ tử bị nô dịch hoàn toàn trước việc chỉ có một lối đi đó. Đây là tư tưởng lớn toát lên từ tiểu thuyết. Tư tưởng lớn này đã được hé lộ những nét đầu tiên từ hình ảnh của Vương Miện – nhân vật mở đầu của cuốn tiểu thuyết.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng nhân vật mở đầu và mối liên hệ với chủ đề tác phẩm trong tiểu thuyết Nho Lâm ngoại sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 32-38 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT MỞ ĐẦU VÀMỐI LIÊN HỆ VỚI CHỦ ĐỀ TÁC PHẨM TRONG TIỂU THUYẾT NHO LÂM NGOẠI SỬ Lê Thời Tân Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Đối lập với cách hiểu phổ biến, chúng tôi cho rằng câu chuyện nhân vật chính hồi truyện mở đầu Nho Lâm Ngoại Sử là chuyện lánh trốn thế quyền chứ không phải là chuyện ẩn dật truyền thống. Nhận thức này là kết quả của việc phân biệt cách đọc tiểu thuyết với cách đọc sử truyện. Đây cũng là tiền đề cơ bản giúp ta thức nhận trở lại chủ đề toàn sách – sự khâm định thể chế văn hóa mới của chế độ thống trị tập quyền cao độ, sự độc tôn Tống Nho, việc ban bố chế độ khoa cử bát cổ hình thức không chú tâm đến nhân cách toàn diện và học thuật thực sự... tất cả đã khiến cho cả một nền văn hóa phong phú bị nhất nguyên hóa, dồn đẩy công danh phú quý tích cực vào một con đường độc đạo – thi đậu làm quan. Văn nhân sĩ tử bị nô dịch hoàn toàn trước việc chỉ có một lối đi đó. Đây là tư tưởng lớn toát lên từ tiểu thuyết. Tư tưởng lớn này đã được hé lộ những nét đầu tiên từ hình ảnh của Vương Miện – nhân vật mở đầu của cuốn tiểu thuyết. Từ khóa: Nho Lâm Ngoại Sử, đọc tiểu thuyết, nhân vật mở đầu, đọc sử truyện. 1. Mở đầu Nếu như ý thức đối thoại với thể sử truyện của nhà tiểu thuyết bộc lộ ngay từ đầu đề tác phẩm (Nho Lâm Ngoại Sử) thì ám thị độc giả về vai trò của câu chuyện nhân vật đầu tiên của tiểu thuyết đối với việc bộc lộ chủ đề toàn tác phẩm cũng đã được biểu hiện ra trong đề mục của hồi truyện mở màn: Thuyết tiết tử phu trần đại nghĩa, Giả danh lưu ẩn quát toàn văn (Kể chuyện giáo đầu phô trình cái ý nghĩa đại thể, Mượn nhân vật tài danh khái quát kín đáo toàn sách) [3]. Chúng tôi cho rằng việc không nhận ra được ý thức đối thoại với sử truyện của nhà tiểu thuyết đã khiến cho các nhà nghiên cứu không tiếp cận được với vẻ đẹp thực sự của hình tượng nhân vật mở đầu Nho Lâm Ngoại Sử. Kế đó, chính việc không nhận chân được ý nghĩa câu chuyện nhân vật này lại khiến các nhà nghiên cứu không tiếp cận được với chủ đề thực sự của toàn sách. Bài viết này những mong một vài suy nghĩ của chúng tôi có thể góp thêm một góc độ mới trong tiếp cận Nho Lâm Ngoại Sử. Ngày nhận bài 11/1/2012. Ngày nhận đăng 15/05/2013. Liên lạc Lê Thời Tân, e-mail: lethoitanvnu@gmail.com 32 Hình tượng nhân vật mở đầu và mối liên hệ với chủ đề tác phẩm trong tiểu thuyết... 2. Nội dung nghiên cứu Vương Miện từ chối chiếu mời ra làm quan làm ta kính phục. Nhưng điều còn đáng phục hơn là dự cảm về tiền đồ văn hóa và tương lai của sĩ nhân. Câu chuyện không còn đơn giản là việc một trí thức - sau buổi non sông đổi chủ, nên hay không nên ra làm quan cho triều đình mới. Vấn đề quan trọng hơn là ở chỗ văn hóa dân tộc từ đó đã lật qua một trang mới. Sự khâm định thể chế văn hóa mới của chế độ thống trị tập quyền cao độ, sự độc tôn Tống Nho, việc ban bố chế độ khoa cử bát cổ hình thức không chú tâm đến nhân cách toàn diện và học thuật thực sự... Tất cả đã khiến cho cả một nền văn hóa phong phú bị nhất nguyên hóa. Công danh phú quý tích cực bị dồn đẩy vào một con đường độc đạo – thi đậu làm quan. Văn nhân sĩ tử bị nô dịch hoàn toàn trước việc chỉ có một lối đi đó. Cuối cùng cả nền văn hóa của dân tộc và văn minh quốc gia đi đến chỗ tiêu điều sa đọa. Đó là tư tưởng lớn toát lên từ cả cuốn tiểu thuyết này. Tư tưởng lớn đó đã hé những nét đầu tiên từ bản thân hình tượng Vương Miện trong hồi giáo đầu. Cứ tạm xem hành động của Vương Miện chỉ đơn thuần chỉ là vấn đề xuất xử truyền thống thì ta cũng phải thừa nhận một điều là so với hàng loạt sĩ nhân có cùng cảnh ngộ trăm năm sau khi truyền thống (tân triều quy định khoa cử bát cổ) đã xác lập (tức thời buổi của hết thảy các nhân vật về sau trong Nho Lâm Ngoại Sử), Vương Miện dẫu sao cũng không đến nỗi khó xử gì trong việc hành tàng. Một thân một mình, không có gánh nặng truyền thống tổ tiên (chẳng hạn như Đỗ Thiếu Khanh - con cháu một nhà khoa bảng danh hoạn - Chuyện nho nhân tài tử Đỗ Thiếu Khanh, xem các hồi 31-34 của tiểu thuyết này) cũng không có bìu ríu của thê noa, muốn ẩn cư - Vương có thể lập tức cất bước. Và tình cảnh thực tế của Vương cũng không đến mức nhất thiết phải trốn ẩn núi vắng chỉ vì để tránh không ra làm quan. Vương thực tế hoàn toàn vẫn có thể sống đời nông phu có thêm nghề phụ (vẽ tranh) bên cạnh người hàng xóm già Tần. Vương không lấy đó làm điều sỉ nhục. Hoàn toàn không giống với đại bộ phận nho nhân về sau không làm được quan thì nhất định phải làm “danh sĩ”, làm “tiên sinh” – tóm lại phải là một ông này ông nọ có chút vai vế giữa làng giữa phố (thực tế thì rất nhiều nho nhân suốt đời tú kiết, ngoài mấy tập sách ra chẳng còn biết mà cũng không bằng lòng với lao động chân tay nữa). Vương cũng không phải là kẻ đến nỗi không làm quan thì không nuôi được thân. Vương có nghề cầm tay. Vả chăng, cũng không có gì chắc nịch một điều là đương kim hoàng đế bản triều không vời được Vương ra nhậm chức thì sẽ ra sao (trần thuật tiểu thuyết nói rõ: người của triều đình đến nhà không gặp được Vương thì quay về; không thấy có chuyện chiếu vời lần thứ hai). Cho nên cần phải thấy Vương trốn cuộc thế ấy là vì tiên lượng được trước khổ nạn chung của cả giai tầng sĩ, vì không muốn chứng kiến ác vận của văn nhân (ở sử truyện tài tiên tri của nhân vật chỉ giới hạn ở tình tiết truyền thống – biết trước thế cuộc dấy can qua, tránh loạn bảo thân). Trần thuật trong sử truyện như tuồng muốn nói Vương lần thứ nhất chối quan là vì chức quan không xứng (làm lại trong nha môn quan địa phương), lần thứ hai tuy tại kinh đô ở trong phủ lớn nhưng tiên tri thiên hạ sắp đại loạn nên lại thôi. Tự sự của sử truyện cũng cho thấy Vương chuyển nhà vào núi ẩn dật nhưng vẫn nung nấu chuyện quốc gia, quảng bá thanh danh, nuôi chí gặp minh chúa. Đọc Vương Miện truyện 33 Lê Thời Tân trong Minh Sử, độc giả có quyền băn khoăn không hiểu vì sao Vương từng không nhận lời tiến cử ra làm quan, tiên tri quốc loạn, dọn nhà vào núi ẩn cư rồi bỗng nhiên lại theo chủ mới của giang sơn nhận một chức quan? Trần thuật trong Minh Sử về chuyện ra làm quan của Vương Miện rất ngắn gọn “Hoàng đế (Chu Nguyên Chương-LTT) lấy được Ngô Châu, chuẩn bị đánh đất Việt thì tìm được Miện, đưa vào Phủ ban chức Tư Nghị Tham Quân, được một đêm thì ốm chết” nhưng cũng đủ cho ta đoán được thực bụng của kẻ được ví với “ngựa tài chỉ để kéo xe lớn” tiếc “chưa thực thi được chút ít chí lớn đã chết” (ý lấy ở lời tán ở cuối liệt truyện). Trong những dòng trần thuật trên dường như có ẩn đôi chút ý vị mỉa mai ngầm đối với cả kẻ được ban chức lẫn người ban chức - ban một chức quan cho kẻ chưa kịp làm lấy một ngày đã chết. Gẫm ra chức vị đó - Vương Tham Quân có khi chỉ là để cho sang khi chép người vào sử! Có thể xem việc nhận chức rồi chết ngay trong một đêm là kết cục của kẻ chết vì đầu óc tính toán. Chơi với vua như chơi với hổ, một khi đã lỡ gian díu với thế quyền, cái trí tuệ khôn ngoan của những “hiền nhân” “vi thần” tỏ ra bất lực biết mấy trước bạo quyền. Chu Nguyên Chương có thể đã sớm có ý định trao chức (trọng dụng người hiền) để liền đó ám muội thủ tiêu đi (có khi chỉ vì ghét tính ngông ngạo). Trong Nho Lâm Ngoại Sử chuyện được trần thuật cách khác: Vương Miện đã chủ động đi trước một bước, biểu lộ một tư thái tuyệt không có ý gian dây dưa với thế quyền. Vương Miện trong tiểu thuyết từ chối lời mời làm quan không phải vì lo thời thế đang loạn, chức quan chả bền. Trần thuật trong tiểu thuyết nói rõ Vương được vời ra giúp nước khi tân triều đã lập, thiên hạ đã thái bình. Trần thuật của tiểu thuyết cũng cho thấy nếu Vương đồng ý ra làm quan thì cũng chẳng ngại cái tiếng không “xuất thân chính đồ” (đậu đạt bằng khoa cử chứ không phải ân khoa hay đặc cách giao chức) mà sĩ nhân về sau vẫn thường ngần ngại. Bởi vì giang sơn vừa mới được nhất thống, tân triều vừa lập chưa kịp tổ chức tuyển hiền qua đường khoa cử, rất nhiều chức vụ lấy người buộc phải nhờ vào đề cử, giới thiệu. Tất cả những điều vừa trình bày cho thấy quan điểm cho rằng câu chuyện Vương Miện trong Nho Lâm Ngoại Sử là chuyện xuất xử ẩn dật là dễ dãi bao nhiêu xét từ việc phân tích các tình tiết truyện và nông cạn bấy nhiêu xét về nhận thức tư tưởng. Vương cơ bản không phải là ẩn sĩ. Cao hơn, Vương là người chạy trốn thời đại. Vương Miện trong tiểu thuyết của Ngô Kính Tử đã trở thành một Robinson Crusoe giữa xã hội nhân quần. Bi kịch Vương Miện xét ra thật là đơn giản - đã là con người thì lẽ tự nhiên là phải sống giữa cộng đồng: vô học thất học thì cày cuốc, làm nghề tay chân; có học có tài thì làm quan, nuôi được thân đồng thời giữ được chút nhân cách, có điều kiện hơn nữa thì tu dưỡng trau chuốt tâm hồn... Thế mà cuối cùng cũng chẳng đường nào thực hiện được. Chúng tôi cho bi kịch Vương Miện không phải là bi kịch của một ẩn sĩ mà là bi kịch của một kẻ chạy trốn chính quyền. Giáo sư Hạ Chí Thanh (Hsia Chih-tsing) nêu ý kiến không nên xem hành động của Vương Miện là biểu hiện của tinh thần ái quốc từ chối hợp tác với kẻ thống trị ngoại tộc (Nguyên Mông-LTT). Ông nói: “Căn cứ vào các miêu tả trong tác phẩm, ta thấy Vương cũng không cống hiến sức mình cho Minh triều. Mà trong lịch sử, Vương từng làm quan cho triều Nguyên” [5;220]. Về điểm này chúng tôi hoàn toàn tán thành. Có điều chúng ta nên thấy rằng, Vương Miện không giống Bá Di, 34 Hình tượng nhân vật mở đầu và mối liên hệ với chủ đề tác phẩm trong tiểu thuyết... Thúc Tề; Vương cũng không hoàn toàn giống với Nghiêm Tử Lăng trong Hậu Hán Thư. Danh ẩn sĩ Đông Hán này ít nhất cũng có một lần vào triều theo lời mời của Hán Võ Đế. Chuyện Nghiêm ăn cùng mâm ngủ cùng giường với nhà vua được sử chép như là một giai thoại. Câu chuyện Nghiêm Tử Lăng và Vương Miện gặp nhau trên cùng một đề tài nhưng khác nhau về chủ đề tự sự. Cũng nên thấy thêm là Hán Võ Đế trong Hậu Hán Thư cũng khác với Minh Thái Tổ trong câu chuyện Vương Miện. Hạ Chí Thanh trước sau giữ quan điểm cho rằng Ngô Kính Tử trong hồi 1 tiểu thuyết chủ yếu ca tụng chủ đề ẩn dật. Ông nói: “Là một tác giả tán thưởng chuyện thoái ẩn, Ngô Kính Tử giữ niềm hâm mộ và đồng tình hết sức mãnh liệt đối với những người dứt khoát chọn đường quy ẩn” [7;218]. Chúng tôi ngược lại cho rằng trọng tâm tư tưởng của hồi 1 không ở vấn đề ẩn dật. Cách hiểu truyền thống về cái gọi là “uy nghi lỗi lạc” của nhân vật và ám ảnh về đề tài ẩn dật cùng cách đọc sử truyện truyền kì đã khiến cho bao thế hệ đọc giả không nhận ra được bản sắc thực sự của hình tượng nhân vật chính hồi 1 tiểu thuyết của Ngô Kính Tử. Hạ phân tích cụ thể hơn: “Hình tượng Vương Miện mà Ngô Kính Tử miêu tả tự bản chất đã không thích cuộc sống nhập thế. Vương chỉ sợ tránh không kịp những cái thô tục. Thế nhưng, cuộc sống vốn không thể không bị dây bẩn bởi thô tục (kiếm sống thông qua cách này cách kia vốn là các hình thức chức nghiệp của cuộc sống thế tục) - một khi đã vậy thì nhân vật đã mang tính bi kịch”. Đọc kĩ hồi 1 Nho Lâm Ngoại Sử chúng ta sẽ khó đồng ý hoàn toàn với nhận định này. Vương Miện khẳng định không phải là một kẻ yếm thế chủ nghĩa. Vương thấy dung tục thô bạo của thế gian nhưng bình đạm xử trí. Trở thành “một người vẽ hoa cỏ danh tiếng” thế nhưng Vương đâu từng cho rằng nghệ thuật cao nhã không nên để vướng hơi đồng. Tranh vẽ xong thì bán cho người lấy tiền lo cơm áo làm cho “mẫu thân vui lòng”. Bôn tẩu tha hương đến Sơn Đông, Vương bằng lòng bói quẻ đoán chữ để độ nhật. Thực Vương Miện chỉ muốn sống cuộc sống bình thường, không đa mang chuốc việc, không trái với sở nguyện là được. Trương Văn Hổ đọc Nho Lâm Ngoại Sử đến đoạn tả nhà quan lớn Cụ Ngụy về quê mới tậu “còn lớn hơn cả nhà ở phố Chung Lâu ở Kinh” đã chua lời bình: “Theo sử truyện, Miện có lên kinh đến chỗ phủ Hàn lâm học sĩ Ngụy Tố ở phố Chung Lâu. Một hôm Ngụy Tố cưỡi ngựa đi ngang qua thấy Miện, Miện vái chào. Tố cũng chẳng hỏi tính danh. Miện bỗng nói: Ông có phải là người ở phố Chung Lâu nhỉ?” Trong Minh Sử ta cũng đọc thấy ở Vương Miện một khẩu khí tương tự. Nho Lâm Ngoại Sử rõ ràng đã cố ý không tiếp thu “nguyên mẫu” từ sử truyện [xem thêm 7]. Vương Miện trong Nho Lâm Ngoại Sử sống chu đáo chín chắn, hoàn toàn không có ý tạo dáng dấp cuồng sĩ hay danh nho. Cuộc tiếp chuyện Ngô Vương (sau là Minh Thái Tổ) của Vương Miện cũng bộc lộ một cách hàm súc và bình đạm đặc trưng của hình tượng Vương Miện trong tính cách nhân vật tiểu thuyết. Cũng có thể ngay từ lần gặp mặt đó, Vương ít nhiều đã sớm thầm nhận ra tư cách của hoàng đế tương lai. Ngô Vương về sau giành được thiên hạ, trở thành Minh Thái Tổ. Đức ngài chắc không quên cuộc gặp. Lên ngôi chưa bao lâu đã có chiếu vời hiền gọi Vương Miện ra. Thế nhưng ta không khẳng định được thực ý của nhà vua. Cũng có thể hoàng thượng ấy cũng chỉ là cho thần dân biết mình tôn hiền đãi sĩ thế thôi. Trần 35 Lê Thời Tân thuật trong hồi truyện cho ta thấy khi chiếu thư còn chưa truyền xuống, nửa năm trước đó tin đồn đã truyền khắp! Tiểu thuyết cũng không nói chuyện sau khi không tìm mời được Vương Miện ra làm quan thì triều đình còn tiếp tục như thế nào nữa. Thực ra mà nói, sống trong hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ, Vương Miện quả thực dù sao cũng đã vấp bi kịch rồi. Nhưng đó không phải là cái bi của việc tự bản chất đã không thích cuộc sống nhập thế với bao thô tục mà cuộc sống thì vốn không thể không bị dây bẩn bởi thô tục như cách hiểu của nhà nghiên cứu. Cái bi của Vương Miện theo quan điểm của Hạ Chí Thanh là cái bi của kẻ chủ nghĩa đạo đức tuyệt đối. Đọc kĩ hồi truyện, ta sẽ thấy hình tượng Vương Miện chả dính dáng gì đến một thứ đạo đức luận tuyệt đối nào cả. Kẻ đạo đức tuyệt đối là người lí tưởng chủ nghĩa. Đó sẽ là kẻ đi mãi đi mãi lên thượng nguồn sơn khê tìm cho được chỗ nước trong nhất để giặt áo, rửa mặt. Bi kịch của họ đến từ sự bất mãn đối với những khiếm khuyết vĩnh viễn của đời sống hiện thực. Vương Miện không phải là một người lí tưởng chủ nghĩa. Vương không coi khinh sinh hoạt dân quê, Vương không đọc sách đi học để thay đổi thân phận (Mẹ Vương trước lúc chết trối cùng Vương: Nhớ lời di chúc: lấy vợ sinh con, giữ lấy mả mẹ, không được làm quan, ta chết mới nhắm mắt xuôi tay” – [1;12], [3;43]). Hứng thú đối với hội họa buổi đầu khởi từ việc xúc động trước cảnh sắc bên mình, cảm thấy không vẽ vào tranh thì tiếc cho những vẻ đẹp đó. Đến lúc có ý thức rèn luyện ngòi bút, đạt đến sự thừa nhận nhất định của người xem thì kiếm sống thêm bằng nghề vẽ. Nếu Vương không vẽ được tranh mà có người mộ tiếng hay chữ mời đi dạy học, chắc Vương cũng chẳng chối từ (như Ngu Dục Đức gõ đầu trẻ, thảo văn bia, tìm đất đặt mộ lấy tiền công nuôi nhà vậy thôi). Đối với Vương - sách vở, kiến thức, tranh hoa, cổ thi càng nên là những thứ để trau dồi con người, thỏa mãn sở thích tinh thần. Giá như không có những chuyện quan huyện Thời, cụ lớn Ngụy đòi vẽ tranh, bắt phục vụ riêng; không có việc ban bố thể chế giáo dục thi cử bát cổ của tân triều; không có chuyện chiếu vời ra “giúp nước”, Vương Miện chắc vẫn bình dị sống cuộc sống giữa ruộng vườn quê nhà của mình như cũ. Tự sự của Ngô Kính Tử trong hồi giáo đầu này làm ta bất giác nghĩ rằng nếu Vương không biết vẽ, thậm chí mù chữ, vui kiếp thôn phu vô tri bần cùng thì đời anh ta còn có chuyện gì nữa đâu! Đến đây, thiết tưởng ta đã thấy được cái bi kịch thực sự, đơn giản đến độ không thể đơn giản hơn được nữa của Vương Miện chính là ở chỗ chỉ tại vì Vương muốn sống cuộc sống bình thường của một kẻ có chút chữ nghĩa mà không có thể. Không phải là cái thô tục của cuộc sống – điều không chấp nhận được đối một kẻ đạo đức lí tưởng tuyệt đối, mà chính là cái phiền lụy bất khả kháng của quyền lực mới là căn nguyên của bi kịch Vương Miện. Cho nên nói cho trúng, Vương Miện không phải là “trốn cõi tục” mà là chỉ muốn “tránh thế quyền”. Vương sau khi chối không làm theo yêu cầu của quan huyện lại đâm ra sợ “Ngụy Tố thẹn nhiều hóa giận, e sẽ sinh sự” [1;10], [3;40] nên gửi mẹ già lại cho già Tần rồi bỏ đi xa, trốn tránh lấy một dạo. Trốn đến Sơn Đông “tiền lưng đã hết, bèn lưu lại kiếm sống”. Đây chính là lần thứ nhất Vương Miện trốn lánh chính quyền. Ở Sơn Đông gặp lúc Hoàng Hà vỡ đê, thấy cảnh “dân chúng lưu tán vì lụt, quan phủ không 36 Hình tượng nhân vật mở đầu và mối liên hệ với chủ đề tác phẩm trong tiểu thuyết... quản” [1;12], [3;41] dự cảm “thiên hạ loạn lớn từ đây” nên lại tìm đường về quê. “Giang phong xuy đảo tiền triều thụ” (Gió sông thổi đổ cây triều đại trước, lời bài từ đầu tiểu thuyết), Minh Thái Tổ cướp được giang sơn, dựng chính quyền nhất thống. Chính vào lúc đó, Vương Miện phải thực hiện cuộc trốn lánh chính quyền lần thứ hai. Lần đầu tránh trốn quan huyện sở tại, ra đi còn có dịp về. Lần thứ hai xuất phát từ một tầm nhìn bao quát hơn, một quyết tâm quyết liệt hơn – tránh trước ác vận chung của cả giai tầng cũng như không muốn để rồi phải chứng kiến cơn bĩ cực của văn hóa. Nói rõ ra, cuộc đào vong lần thứ hai của Vương Miện đồng nghĩa với việc từ bỏ quyền làm thần dân của một triều đại mới, chối bỏ cả một chế độ. Đó là cuộc đào vong không tính ngày trở lại của một kẻ sĩ. Khi Vương đã khuất bóng trong non xa, người còn sống trên đời nhưng đã tự khai trừ mình ra khỏi xã hội, lịch sử. Đó mới thực sự là một cuộc ở ẩn theo đúng nghĩa trần trụi nhất của từ này. Kể ra, trong đời những người như Vương Miện không phải là ít. Khác chăng chỉ là ở chỗ suốt đời bọn họ chưa từng một lần gặp hoàng đế (dù chỉ là khi đức ngài đang gian nan khởi nghiệp). Khác nữa đương nhiên là ở chỗ suốt đời họ đành cúi ngửa với thế quyền, lăn lóc cùng đồng loại để sống hết cái kiếp thần dân bỉ phu hữu trách. Trong xã hội học để làm quan, khi đã là sĩ nhân (nói giản dị kẻ biết chữ đọc sách – “độc thư nhân”) thế tất anh phải giữ một mối liên hệ chí ít là về mặt tinh thần với thế quyền. Bi kịch cho những kẻ trong số đó học đạo rồi lại không thừa nhận mối liên hệ đó trong lúc vẫn cứ muốn làm sĩ nhân! Chỉ một số rất ít “đại trí mà như ngu độn” vui đọc Đạo Đức Kinh, Nam Hoa Kinh giữa thôn xa xóm nhỏ, còn phần đa thì trong khi mơ màng giấc hòe chờ nồi cháo kê chín vẫn đau đáu chuyện tề gia trị quốc. Chẳng qua công danh chưa hiển hách đến độ lưu danh thanh sử, đành làm người “ngoại sử” mà thôi. Như Vương Miện trong cuốn Nho Lâm, không có Ngô Kính Tử làm cho một “tiểu truyện” thì ai mà biết đến! ? 3. Kết luận Ngô Kính Tử mượn cái trí tuệ có tính cách tiên tri của nhân vật mở đầu cho cuốn tiểu thuyết để chỉ ra sự thực lịch sử - xã hội: tập quyền chuyên chế một khi đã tiến hành một chính sách văn hóa giáo dục nhất nguyên hóa, kinh viện giáo điều, hình thức chủ nghĩa đi kèm với sự khủng bố tùy tiện kết hợp với dụ dỗ thì sẽ khiến cho văn hóa của cả một dân tộc trở nên nghèo nàn và tiêu điều đi ra sao. Điều đáng sợ hơn khi sự chuyên chế khủng bố còn được chính danh và biện minh kèm theo một hình thái ý thức thần thánh và tôn giáo hóa. Năm mươi lăm hồi truyện kể từ sau hồi mở đầu cuốn tiểu thuyết kể bao chuyện rời rạc của thế giới nho lâm trong chốc lát sẽ trở nên rõ ràng, mạch lạc biết mấy nếu được soi sáng từ nhận thức trên đây. Thế nên, theo quan điểm của chúng tôi, Vương Miện là câu chuyện lánh trốn chính quyền chứ không phải là chuyện ẩn dật truyền thống. Quan điểm này chính là kết quả của việc phân biệt cách đọc tiểu thuyết với cách đọc sử truyện. Quan điểm này cũng sẽ là tiền đề cơ bản giúp chúng tôi thức nhận trở lại chủ đề toàn sách. Một sự thức nhận mà chúng tôi thấy cần phải được trình bày bằng một chuyên luận riêng. 37 Lê Thời Tân TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Tử Kính, 2001. Nho Lâm Ngoại Sử. Tân thế giới Xuất bản xã (bản tiếng Trung). [2] Tư Mã Thiên, 1982. Sử Kí. Trung Hoa Thư cục xuất bản (bản tiếng Trung). [3] Ngô Tử Kính, 2001. Chuyện Làng Nho (Phan Võ – Nhữ Thành dịch). Nxb Văn học. [4] 1981. Hậu Hán Thư (quyển 83 Dật dân liệt truyện đệ thất thập tam Nghiêm Quang truyện). Đỉnh Văn thư cục (Đài Bắc) (bản tiếng Trung). [5] Hạ Chí Thanh, 2001. Trung Quốc cổ điển tiểu thuyết sử luận. Giang Tây Nhân dân Xuất bản xã (bản tiếng Trung). [6] 1974. Minh Sử (quyển 285). Tr
Tài liệu liên quan