Hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không qua một số đối chiếu

1. Lý do chọn đề tài Văn học Minh Thanh có vị trí không thể thay thế trong lịch sử văn học Trung Quốc. Quá trình hình thành và phát triển mấy chục thế kỷ đã giúp tiểu thuyết phát triển thành một bộ phận văn học chủ yếu với nhiều tác phẩm kinh điển được yêu chuộng, trong đó có “Tây du ký”. “Tây du ký” được ưa thích một phần do đặc trưng kế thừa của nó. Xuất phát từ sự kiện nhà sư Huyền Trang một mình sang Ấn Độ thỉnh kinh Phật, từ đời Đường, câu chuyện được truyền đến đời Tống, Nguyên rồi Minh cùng nhiều biến cố lịch sử quan trọng. Đến thời của “Tây du ký”, diện mạo câu chuyện đã cực kỳ sinh động mà một đại diện tiêu biểu là nhân vật hư cấu “Tôn Ngộ Không”. Nhân vật này được tổng hợp từ nhiều nguồn “tư liệu văn học” trong lịch sử. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khảo sát một số tài liệu, gồm: - Tác phẩm ở các thể loại viết về đề tài “Tây du” trước và cùng thời “Tây du ký”; - Truyện dân gian và truyền kỳ Trung Quốc có các mô-típ xuất hiện ở nhân vật Tôn Ngộ Không; - Sử thi “Ramanyana” của Ấn Độ; - “Pháp bảo đàn kinh” của Lục tổ Huệ Năng và “Thích Ca Mâu Ni truyện”.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không qua một số đối chiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 302 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TÔN NGỘ KHÔNG QUA MỘT SỐ ĐỐI CHIẾU Phan Ngọc Trần (SV năm 3, Khoa Ngữ văn) GVHD: TS Đinh Phan Cẩm Vân 1. Lý do chọn đề tài Văn học Minh Thanh có vị trí không thể thay thế trong lịch sử văn học Trung Quốc. Quá trình hình thành và phát triển mấy chục thế kỷ đã giúp tiểu thuyết phát triển thành một bộ phận văn học chủ yếu với nhiều tác phẩm kinh điển được yêu chuộng, trong đó có “Tây du ký”. “Tây du ký” được ưa thích một phần do đặc trưng kế thừa của nó. Xuất phát từ sự kiện nhà sư Huyền Trang một mình sang Ấn Độ thỉnh kinh Phật, từ đời Đường, câu chuyện được truyền đến đời Tống, Nguyên rồi Minh cùng nhiều biến cố lịch sử quan trọng. Đến thời của “Tây du ký”, diện mạo câu chuyện đã cực kỳ sinh động mà một đại diện tiêu biểu là nhân vật hư cấu “Tôn Ngộ Không”. Nhân vật này được tổng hợp từ nhiều nguồn “tư liệu văn học” trong lịch sử. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ khảo sát một số tài liệu, gồm: - Tác phẩm ở các thể loại viết về đề tài “Tây du” trước và cùng thời “Tây du ký”; - Truyện dân gian và truyền kỳ Trung Quốc có các mô-típ xuất hiện ở nhân vật Tôn Ngộ Không; - Sử thi “Ramanyana” của Ấn Độ; - “Pháp bảo đàn kinh” của Lục tổ Huệ Năng và “Thích Ca Mâu Ni truyện”. 2. Nội dung chính 2.1. Sơ lược về bộ tiểu thuyết “Tây du ký” được dùng đối chiếu 2.1.1. Tác giả và thời điểm sáng tác Tư liệu chính đối chiếu là văn bản “Tây du ký” xuất hiện đầu thời Minh, tác giả được cho là Ngô Thừa Ân. Bản khắc gỗ xưa nhất còn giữ được mang tên “Tân khắc xuất tượng quan bản đại tự Tây du ký”, ra đời năm Vạn Lịch 20 (1592). 2.1.2. Dấu vết “Tây du ký” trong lịch sử sáng tác Đời Tống xuất hiện hai để bản “Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại” và “Tân điêu Tam Tạng pháp sư thủ kinh ký”. Năm học 2009 – 2010 303 Đời Nguyên xuất hiện kịch bản lấy đề tài Tây du, tuy thất tán nhưng còn một phần được lưu giữ trong kịch bản “Tây du ký tạp kịch” của Dương Cảnh Hiền (cuối đời Nguyên, đầu đời Minh); thoại bản “Tây du ký bình thoại” còn dấu vết ở “Phác Thông sự ngạn giải” (tư liệu Triều Tiên thế kỷ 15), “Tiêu Thích Chân Không bảo quyển” (sử truyện Phật giáo), “Mộng trảm Kính hà long” thuộc “Vĩnh Lạc đại điển”, quyển 13139. 2.2. Các đối chiếu trên một số khía cạnh liên quan của hình tượng nhân vật Tôn Ngộ Không 2.2.1. Đối chiếu ở khía cạnh thân thế và hành trạng Tôn Ngộ Không với các hình thái văn học trong lịch sử Danh xưng Tôn Ngộ Không Bản đời Tống “Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại” (văn bản sớm nhất có liên hệ với “Tây du ký”), tiền thân Tôn Ngộ Không là con khỉ tánh linh tự xưng “Bát Vạn Tứ Thiên Đồng Đầu Thiết Ngạch Di Hầu Vương”. Bản “Tây du ký tạp kịch” gọi Tôn Ngộ Không là “Thông Thiên Đại Thánh”. Các bản khác, như bản trích “Phác Thông sự ngạn giải” gọi Tôn Ngộ Không là “Tề Thiên Đại Thánh”. Quê quán Tôn Ngộ Không “Phác Thông sự ngạn giải” và “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân đều cho nơi phát tích của Tôn Ngộ Không là núi Hoa Quả, động Thủy Liêm. Thoại bản đời Tống “Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại” và kịch bản Nguyên “Tây du ký tạp kịch” gọi động đó là Tử Vân động hay Tử Vân La động. “Gia đình” Tôn Ngộ Không “Tây du ký tạp kịch” có đoạn nói về việc Tôn Ngộ Không bắt cóc người con gái nước Kim Đỉnh về làm vợ. Trong bản Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không chỉ có một mình và không hề đề cập đến khía cạnh sắc dục. Phần trích dịch “Tây du ký bình thoại” của Phác Thông sự không đề cập tới chuyện vợ con của Tôn Ngộ Không nhưng có nhắc đến việc Tôn Ngộ Không đánh cắp Tú Tiên y của Tây Vương Mẫu để mở Khánh Tiên y hội. Thoại bản đời Tống cho Hầu hành giả không có vợ con, chứng tỏ giữa thoại bản Tống và kịch bản Nguyên có thể không có mối quan hệ kế thừa. Ngoài ra, theo bản Tây du ký đời Minh thì Tôn Ngộ Không có nguồn cội bí ẩn, vốn từ hòn đá nứt ra, không cha không mẹ, không có anh chị em. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 304 Cách trừng phạt và giải thoát Tôn Ngộ Không Trong thoại bản Tống chỉ nói về chuyện Hầu hành giả trộm đào tiên bị Tây Vương Mẫu đánh đòn, từ các bản đời Nguyên trở về sau đều nhắc đến chuyện Tôn Ngộ Không bị núi đè: “Tây du ký tạp kịch” cho là Quan Âm dùng phép áp Tôn Ngộ Không dưới núi Hoa Quả; bản Ngô Thừa Ân cho Như Lai Phật tổ áp Tôn Ngộ Không dưới Ngũ Hành sơn. Về người cứu Tôn Ngộ Không ra khỏi núi, các bản đều ghi là Đường tăng, trừ bản “Đại Đường Tam Tạng thủ kinh thi thoại” cho Ngộ Không xuất hiện dưới dạng một Bạch y Tú tài từ phương Đông đến nhập vào đoàn thỉnh kinh của thầy trò Đường tăng và đổi tên thành Hầu hành giả. 2.2.2. Đối chiếu ở khía cạnh hình tượng con khỉ và các mô-típ liên quan với các truyện dân gian, truyền kỳ Trung Quốc Con khỉ trong truyện dân gian và truyền kỳ Trung Quốc Người Trung Quốc xưa sống rất gần gũi với khỉ vượn, viên có vai trò quan trọng hơn hầu: Cát Hồng đời Tấn (Bão phác tử) viết: “Di hầu sống tám trăm năm thì thành vượn”; “Thái bình ngự lãm” đời Tống viết: “Chu Mục vương nam chinh. Tướng sĩ hóa hết. Quân tử hoá thành vượn hay hạc, tiểu nhân thành trùng” Con vượn dài tay dần dần được thần bí, thần tiên hóa. Sách “Ngô Việt xuân thu”, kể chuyện Viên công thi kiếm thuật với người con gái nước Việt, bị thua hóa thành vượn trắng leo lên cây; “Sơn hải kinh” đời Hán cũng hai lần nhắc đến vượn trắng Trong khi con vượn được đưa vào văn học, như lúc ví von về nỗi buồn thảm thiết người ta hay dùng chữ “viên đề”, “viên minh”, “viên thanh” thì những giống tinh tinh, phí phí được tả là có mặt giống mặt người, biết bắt chước tiếng người, lại ít khi được giới văn chương quan tâm. Có chăng là những chuyện tinh tinh cái (dã bà, dã nữ) bắt cóc đàn ông về làm chồng, “Sơn hải kinh” viết rằng phí phí hay xõa tóc, chạy rất nhanh, gặp người thì cười và bắt ăn thịt Mô-típ truyện dân gian và truyền kỳ tìm thấy ở nhân vật Tôn Ngộ Không Mô-típ con khỉ háo sắc bắt cóc người làm vợ Hí khúc “Tây du ký” có nói đến chuyện Tôn Ngộ Không bắt cóc nữ vương nước Kim Đỉnh về làm vợ. Mô-típ vượn đực bắt cóc vợ người cũng được khai thác rất nhiều trong văn học dân gian Trung Quốc: “Dịch lâm” (Tiêu Diên Thọ) kể chuyện một người bị con vượn lớn cướp người thiếp yêu nhưng sợ không dám đuổi theo, từ đó đành ngủ một mình; “Sưu thần ký” (Can Bảo) đời Tấn cũng ghi Năm học 2009 – 2010 305 lại chuyện có giống vượn bắt cóc người làm vợ, sinh con trong đất Thục, đàn bà về ở với chúng dần dần đâm ra u mê hết, sinh con toàn lấy họ Dương Mô-típ con khỉ bị giam cầm Thoại bản đời Tống không thấy chi tiết Tôn Hành Giả bị đè dưới núi đá, nhưng các truyện Tây Du kể từ đời Nguyên trở đi đều có mô-típ con khỉ bị giam. “Đường quốc sử bổ” đời Đường có chép chuyện ông câu trên sông Hoài thấy lưỡi câu bị vướng xích sắt dưới lòng sông, đi báo quan, Thứ sử Lý Dương cho người tới kéo xích thì một con thanh di hầu trồi lên rồi lại lặn mất – đó là Vô Chi Kỳ, bị vua Vũ nhà Hạ xiềng dưới Quân sơn. Lý Công Tá, tác giả “Nam Kha Thái thú truyện” cũng có lần kể về con khỉ khổng lồ đầu bạc, răng trắng, móng vàng bị xiềng trên sông, tương tự như câu chuyện thấy trong “Đường quốc sử bổ” Mô-típ con khỉ tu hành và đi thỉnh kinh Trần Dần Khác trong “Tây du ký Huyền Trang đệ tử cố sự chi diễn biến” dẫn ra “Đại Trang Nghiêm kinh luận” và “Hiền Ngu kinh” nói về Đỉnh Thiên Vương náo thiên bồng, xem đây như là khởi nguồn của sự tích Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung. Uchida Michio chỉ ra liên hệ giữa kinh Phật và Tây du ký ở sự tích tì kheo Bà Tu Mật Đa trong Phật thuyết “Sư Tử Nguyệt Phật bản sinh kinh”: “Tì kheo lên cây bắt chước tiếng mi hầu kêu thì tám vạn bốn nghìn mi hầu lông vàng tụ tập lại”. Mô-típ con khỉ tu hành còn thấy trong tạp kịch “Long Tế sơn dã hầu thính kinh”, “Trần tuần kiểm Mai Lĩnh thất thê ký”, “Tiễn Đăng dư thoại”, truyện “Thính kinh viên ký” của Lý Xương đời Minh Mô-típ từ đá nứt ra Tôn Ngộ Không sinh ra từ hòn đá hấp thụ tinh hoa nhật nguyệt tượng trưng cho mô-típ nguồn gốc linh thiêng của các nhân vật vĩ đại: thần thoại Trung Quốc có nói vua Vũ sinh ra từ trụ đá hoặc thoát ra từ xác của cha mình là Cổn, được đề cập trong hai quyển “Sơn hải kinh” và “Toàn thượng cổ tam đại văn”; sách “Hoài nam tử” và truyền thuyết Trung Quốc có chép chuyện vua Khải (con vua Vũ) cũng từ đá nứt chui ra sau khi mẹ là Đồ Sơn thị hóa đá ở Tung Cao sơn. Bên cạnh đó còn có thể kể đến truyền thuyết về sự sinh nở linh thiêng của nhân vật Na Tra trong “Phong thần diễn nghĩa”. Mô-típ tái sinh Tôn Ngộ Không phá phách tức là đứng về phía chống đối lại trật tự đã an bài. Việc Tôn Ngộ Không bị giam trong lò bát quái và dưới núi Ngũ Hành tượng trưng cho cái chết và sự tái sinh. Trong “Phong thần diễn nghĩa”, Na Tra cũng Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 306 phải lóc thịt xương trả cha mẹ, nhập vào hoa sen mà sau này trở thành Tam thái tử - một tướng lĩnh Thiên đình. Mô-típ ăn trộm đào tiên Truyện Đông Phương Sóc kiếp trước ăn trộm đào tương truyền có chép trong “Hán Vũ cố sự” mà dấu vết còn ghi lại trong “Nghệ văn ngoại uyển”. Ở hai tác phẩm “Bác vật chí” quyển 8 và “Thái bình ngự lãm” quyển 378 cũng có đề cập đến câu chuyện này. Mô-típ hoa quả có hình người Lý Thời Trân trong “Bản thảo cương mục” dẫn từ “Quảng Ngũ Hành ký” chuyện củ nhân sâm đời Tùy Văn Đế có cả tứ chi và biết khóc. Ở “Thái bình ngự lãm” quyển 991 và “Lương thư” quyển 5 cũng có đề cập loài nhân sâm này. Sách “Dị uyển” cuối thế kỷ thứ 5 đã nói về những “thảo yêu”, loại củ có hình người. 2.2.3. Đối chiếu ở khía cạnh hình tượng nhân vật khỉ anh hùng với nhân vật Hanuman (sử thi Ramayana) Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Hanuman là tiền thân của Tôn Ngộ Không. Hồ Thích trong “Tây du ký khảo chứng” cũng đưa ra thuyết Hanuman chính là tổ tiên của Tôn Ngộ Không. Tác giả Quý Tiện Lâm căn cứ vào hai bộ kinh Phật được dịch sang chữ Hán có nội dung tương đồng với “Ramayana” trong bộ “Ấn Độ cổ đại văn học sử” mà đưa ra ý kiến về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không Tuy nhiên, thỏa đáng hơn, ta nên xem Hanuman có đóng góp phần nào vào sự thành lập hình tượng Tôn Ngộ Không chứ không phải tiền đề số một. 2.2.4. Đối chiếu ở khía cạnh hình tượng nhân vật cầu đạo với sự tích đức Phật Thích ca (Thích Ca Mâu Ni truyện) và sự tích đức Lục tổ Huệ Năng (Phẩm thứ nhất của Pháp bảo đàn kinh) Ngộ được lẽ sống chết vô thường Theo “Thích Ca Mâu Ni truyện”, Thái tử Tất Đạt Đa sau khi tận mắt chứng kiến những cảnh đau thương đã giác ngộ lẽ tứ khổ, quyết tâm từ bỏ ngai vàng để ra đi tìm đạo giải thoát. Theo “Tây du ký”, Hầu vương làm vua ở núi Hoa quả, đang hưởng thụ sung sướng, chợt giác ngộ lẽ sống chết vô thường, liền vượt biển tìm đạo tu thành phật tiên để giải thoát luân hồi sinh tử. Nhân duyên tìm ra đạo học Theo “Pháp bảo đàn kinh”, lúc nhỏ đức Lục tổ Huệ Năng nhờ nghe có người tụng kinh Kim Cang mà giác ngộ và được chỉ dẫn đến chùa Đông Thiền, do đức Ngũ tổ Hoằng Nhẫn trụ trì. Theo “Tây du ký”, Hầu vương một hôm qua rừng được người kiếm củi chỉ đến động Tà Nguyệt Tam Tinh, núi Linh Đài Phương Thốn, do Tổ sư Tu Bồ Đề làm chủ. Năm học 2009 – 2010 307 Bên cạnh đó, cả hai tác phẩm đều nói đến “củi” – một ẩn ngữ ám chỉ việc tham thiền của nhà Phật hay tịnh luyện của đạo Lão. Mục đích tu hành Theo “Pháp bảo đàn kinh”, Huệ Năng đến gặp đức Ngũ tổ Hoằng Nhẫn “chỉ cầu làm phật chứ chẳng cầu vật chi khác”. Theo “Tây du ký”, Hầu vương khăng khăng chỉ đòi học được phép trường sinh, tức là chỉ muốn tu thành tiên phật. Chữ “tính” Theo “Pháp bảo đàn kinh”, Khi Huệ Năng mới đến chùa, đức Ngũ tổ chê là người gốc phương Nam quê mùa không thể làm Phật. Huệ Năng thưa: “Người ta có phân biệt phương Nam, phương Bắc nhưng Phật tính lại chẳng có Bắc Nam”. Theo “Tây du ký”, khi Hầu vương vừa đến ra mắt Tổ sư, Tổ hỏi “tính” (họ) Hầu vương là gì, Hầu vương đáp rằng không có “tính” (bản tính). Làm công quả giải trừ nghiệp trước khi thụ pháp Theo “Pháp bảo đàn kinh”, Huệ Năng ở lại chùa của đức Ngũ tổ, được giao chẻ củi, giã gạo. Sau khi làm công quả hơn tám tháng mới được Tổ truyền pháp. Theo “Tây du ký”, Ngộ Không ở lại động, chăm lo quét dọn, làm vườn, gánh nước, kiếm củi, sau bảy năm công quả mới được Tổ truyền pháp. Thầy sợ trò bị đồng môn ám hại Theo “Pháp bảo đàn kinh”, khi Huệ Năng làm bài kệ “Bồ đề bản vô thụ”, đức Ngũ tổ sợ Huệ Năng bị kẻ khác ám hại để đoạt quyền kế vị, liền tỏ ý rẻ rúng, và bảo với mọi người rằng Huệ Năng “vẫn chưa thấy tính” (chưa đạt đạo). Theo “Tây du ký”, do tính hiếu thắng, họ Tôn biểu diễn thần thông khoe tài với đồng môn và bị thầy mắng “Công phu ấy có thể đùa cợt trước mặt mọi người sao?...” Ám hiệu hẹn giờ để mật truyền pháp môn Theo “Pháp bảo đàn kinh”, một hôm Tổ đến chỗ Huệ Năng hỏi về trình độ tu hành, Huệ Năng lĩnh hội và xin nhờ thầy giúp “ấn chứng”. Tổ cầm gậy gõ vào cối ba cái rồi lẳng lặng quay đi. Huệ Năng hiểu ý, canh ba lẻn vào phòng Tổ và được mật truyền y bát. Theo “Tây du ký”, khi Tổ sư giới thiệu đủ các môn học mà Ngộ Không đều nhất quyết không chịu, Ngài cầm gậy gõ vào đầu họ Tôn ba cái, quay lưng đi thẳng vào trong, Ngộ Không hiểu Tổ sư ám chỉ canh ba, đi vào lối cửa sau để được truyền đạo. Bắt phải ra đi sau khi truyền pháp Theo “Pháp bảo đàn kinh”, đức Ngũ tổ mật truyền y bát cho Huệ Năng làm Lục tổ xong thì thúc hối Ngài phải đi khỏi chùa lập tức, Huệ Năng hỏi: “Đi nẻo Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 308 nào bây giờ?”. Theo “Tây du ký”, khi thấy anh khoe tài biến hóa với đồng môn, Tổ sư giả vờ giận dữ, mượn cớ mắng nhiếc đuổi đi, Hầu vương ứa lệ, hỏi: “Tôn sư bảo con đi đâu?”. 3. Kết luận Kế thừa là một quy luật cơ bản của sự phát triển, ta nhận thấy rõ sự phản ánh quy luật này ở nhân vật Tôn Ngộ Không. Nhân vật này là kết quả của quá trình kế thừa trên cả hai phương diện không gian và thời gian. Thông qua bài viết này, ta có được cái nhìn sâu sắc hơn về nguồn gốc hình thành nhân vật Tôn Ngộ Không, đồng thời về cả bức tranh “Tây du ký” - một tác phẩm văn học có ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt xã hội của cả cộng đồng các dân tộc Á châu. Bên cạnh đó, ta còn nhận rõ tầm ảnh hưởng và những biểu hiện của các yếu tố tín ngưỡng, văn hóa, văn học (bản địa hay ngoại lai) đối với sự hình thành và phát triển của bộ phận văn học thời kỳ này.
Tài liệu liên quan