TÓM TẮT
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn. Đối với Việt Nam, Người còn là một
nhà giáo dục lớn. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm đến việc tổ chức giáo dục, đào tạo con người; mong sao cho họ có một cuộc
sống ngày một tốt đẹp hơn; và qua đó, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn, góp
phần xây dựng thế giới hạnh phúc, tiến bộ.
Nền giáo dục Việt Nam ngày nay đạt được những thành tựu to lớn cũng là nhờ bao
công lao gầy dựng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì chính Người đã khai sáng nền giáo dục
dân chủ mới nước nhà.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chí Minh, người khai sáng nền giáo dục dân chủ mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5 - Thaùng 01/2011
7
HỒ CHÍ MINH, NGƯỜI KHAI SÁNG NỀN
GIÁO DỤC DÂN CHỦ MỚI
VÕ VĂN LỘC (*)
TÓM TẮT
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hoá lớn. Đối với Việt Nam, Người còn là một
nhà giáo dục lớn. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm đến việc tổ chức giáo dục, đào tạo con người; mong sao cho họ có một cuộc
sống ngày một tốt đẹp hơn; và qua đó, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn, góp
phần xây dựng thế giới hạnh phúc, tiến bộ.
Nền giáo dục Việt Nam ngày nay đạt được những thành tựu to lớn cũng là nhờ bao
công lao gầy dựng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì chính Người đã khai sáng nền giáo dục
dân chủ mới nước nhà.
ABSTRACT
President Ho Chi Minh is a man of great culture. For the Vietnamese people, he is
also a great educator. He spent all his life devoting his time to the people’s education and
training with a wish that they would enjoy a better life and that our country would become
richer; thus contributing to the building of a happy and progressive world.
Thanks to His devoted efforts in education, Vietnam has gained great achievements in
democratic education.
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
MỘT NỀN GIÁO DỤC DÂN CHỦ
MỚI ĐƯỢC HÌNH THÀNH TRƯỚC
KHI THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM.(*)
Trong thời gian bôn ba hoạt động ở
Pháp và các nước khác, gắn liền với
những đấu tranh cho lí tưởng độc lập tự
do của Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc luôn
mơ ước cho nước nhà sớm có được một
nền giáo dục dân chủ, tự do, trong đó,
trường học được mở mang, tổ chức được
nhiều nơi xem sách báo cho con em công
nhân và nông dân.
Năm 1919, Người đã cùng với nhóm
thanh niên yêu nước viết gửi Hội nghị
Versaille bản “Yêu sách của nhân dân An
Nam”. Một trong tám điểm của Yêu sách
(*)
TS, Trường Đại học Sài Gòn
là: “Tự do học tập, thành lập các trường kĩ
thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho
người bản xứ” (1, 435).
Những năm 1923-1924, trong bản thảo
bằng tiếng Pháp tác phẩm Đông Dương
(1923-1924), lưu tại Kho lưu trữ Quốc tế
Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã viết hàng loạt
bài tố cáo đanh thép tội ác của chính sách
thực dân, trong đó có bài Chính sách ngu
dân. “Trường học lập ra không phải để giáo
dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn
tốt đẹp và chân thực, mở mang trí tuệ và phát
triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm
cho họ đần độn thêm. Ngoài mục đích giáo
dục để đào tạo tùy phái, thông ngôn và viên
chức nhỏ đủ số cần thiết phục vụ cho bọn
xâm lược – người ta đã gieo rắc một nền giáo
dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự
dốt nát nữa, vì một nền giáo dục như vậy chỉ
8
làm hư hỏng mất tính nết của người đi
học, chỉ dạy cho họ một lòng “trung thực”
giả dối, chỉ dạy cho họ biết sùng bái
những kẻ mạnh hơn mình, dạy cho thanh
niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ
quốc của mình và đang áp bức mình. Nền
giáo dục ấy dạy cho thanh thiếu niên
khinh rẻ nguồn gốc dòng giống mình. Nó
làm cho thanh thiếu niên trở nên ngu
ngốc. Điều gì có thể rèn luyện được cho
học sinh biết suy nghĩ, biết phân tích thì
người ta không dạy ở nhà trường. Vấn đề
nào có liên quan đến chính trị, xã hội và
có thể làm cho người ta tỉnh ngộ đều bị
bóp méo và xuyên tạc đi. Có học lịch sử
nước Pháp đi nữa, thì người ta không hề
đả động đến chương nói về cách mạng.
Người ta cấm học sinh đọc tác phẩm
Huygô và Mongtexkiơ. Nói tóm lại,
trường học thật là tương xứng với chế độ
đã khai sinh ra nó” (1, 399-400).
Năm 1925, tác phẩm “Bản án chế độ
thực dân Pháp” được xuất bản lần đầu tại
Paris giúp chúng ta nhận ra lần nữa, một
Nguyễn Ái Quốc - chiến sĩ trên mặt trận
đấu tranh chống lại mọi áp bức bất công
của thực dân Pháp đối với Việt Nam và
Đông Dương lúc bấy giờ. Trên lĩnh vực
giáo dục, Người đã dành nhiều đoạn,
nhiều trang tố cáo đanh thép “chính sách
ngu dân” của chúng: “Lúc ấy, cứ một
nghìn làng thì có đến một nghìn năm
trăm đại lí bán lẻ rượu và thuốc phiện.
Nhưng cũng trong số một nghìn làng đó
lại chỉ có vẻn vẹn mười trường học” (2,
36). Những bất công, thối nát diễn ra
khắp nơi trên đất nước thuộc địa, cả
những lĩnh vực mà dân chủ và bình đẳng
tưởng như cần phải được thực thi trước
hết để đánh bóng cho cái chiêu bài “khai
hoá” của chúng: “Có những thanh niên
bản xứ đã học các trường đại học của
chính quốc, đỗ bác sĩ y khoa hay tiến sĩ luật
khoa thế mà vẫn không được làm nghề
nghiệp của mình trong nước mình, nếu
không vào quốc tịch Pháp. Mà ai cũng đã
biết, một người bản xứ muốn được nhập
quốc tịch Pháp như vậy thì phải vượt qua
bao nhiêu khó khăn và tốn bao nhiêu công
chạy vạy nhục nhã” (2, 85).
Nguyễn Ái Quốc viết: “Để có thể đánh
lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ
một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn
minh không những đầu độc nhân dân An
Nam bằng rượu và thuốc phiện mà còn thi
hành một chính sách ngu dân triệt để”. Và
Người đã dành một chương “Chính sách ngu
dân” (chương IX), để tố cáo: “Nhân dân
Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học
vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng.
Mỗi năm, vào kì khai giảng, nhiều phụ
huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần
thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền nội trú,
nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học.
Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì
nạn thiếu trường” (2, 98).
Bằng phương pháp tư duy khoa học,
Người đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng
trên: “Người ta bảo ngân sách không cho
phép chính phủ mở trường mới. Không hẳn
thế đâu. Trong số 12 triệu đồng của ngân
sách Nam Kỳ, thì 10 triệu đã tìm đường chui
sâu vào túi các ngài viên chức rồi” (2, 99).
“Làm cho dân ngu để dễ trị”, đó là chính
sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa
của chúng ta ưa dùng nhất”, là câu tố cáo
khái quát bản chất thâm độc của chính sách
thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam lúc
bấy giờ.
Năm 1927, những bài giảng của Nguyễn
Ái Quốc được in trong tác phẩm “Đường
cách mệnh” đã thể hiện cơ bản những quan
điểm về đường lối cách mạng của Người
nhằm chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ
9
chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam. Người kêu gọi giai cấp công
nhân Việt Nam đứng ra thành lập Công
hội của mình, thực hiện các bước công
tác tổ chức Công hội, trong đó có việc
nộp hội phí để “góp gió làm bão”. Người
khuyên: “Khi hội có tiền thừa thãi, thì
nên làm những việc này:
1. Lập trường học cho công nhân
2. Lập trường học cho con cháu công nhân
3. Lập nơi xem sách báo
4. Lập nhà thương cho công nhân(2, 307).
Đối với giai cấp nông dân, Người
đưa ra gợi ý thành lập hội dân cày. Trong
những công việc tổ chức và hoạt động
của hội viên hội dân cày, Người đặc biệt
chú ý đến việc phải “Hết sức mở mang
giáo dục, như lập trường, tổ chức nhà
xem sách, v.v” (2, 310). Người chỉ ra
rằng, “Tây nó áp bức ta vì ta không
thương yêu nhau, vì ta ngu dốt”. Nên từ
nay: “Có hội hè rồi trước là có tình thân
ái, sau thì khuyên nhau học hành. Chúng
ta đã biết “cách mệnh” tinh thần, “cách
mệnh” kinh tế, thì “cách mệnh” chính trị
cũng không xa” (2, 312).
Sau quyển Đường cách mệnh,
Nguyễn Ái Quốc tiếp tục dùng ngòi bút
sắc bén của mình để vạch trần và phê
phán trước công luận những hành động
phi dân chủ của chế độ thực dân. Người
viết: “Trong khi bóc lột người bản xứ,
bọn đế quốc Pháp lại cho là chúng đang
đem lại sự giáo dục và dân chủ cho họ”
(2, 343). Người chỉ ra rằng: với 20 triệu
dân (năm 1926) mà Đông Dương chỉ có
được 3.395 trường học với chưa đầy
214.000 học sinh: Chính phủ thuộc địa cố
tìm mọi cách để cản trở phong trào giáo
dục bằng cách đóng cửa các trường tư
hoặc cấm người bản xứ không được tổ
chức các trường tư mới.
Người mỉa mai một chính sách giáo dục
“dân chủ” mà thực dân đã áp dụng: “Còn
đây là “dân chủ”: Một giáo viên bản xứ lĩnh
555 phrăng và một giáo sư người bản xứ
lĩnh 1.200 phrăng mỗi tháng, còn một giáo
viên người Pháp lại lĩnh những 3.750
phrăng và một giáo sư người Pháp lĩnh
6.000 phrăng mỗi tháng, đấy là chưa kể mọi
thứ phụ cấp mà chỉ riêng giáo viên và giáo
sư người Pháp mới được hưởng” (2, 344).
Nhân sự kiện ngày 15 tháng 2 năm 1927,
Chính phủ Trung Hoa dân quốc ban hành
quyết định xóa bỏ những nghi lễ tưởng niệm
Khổng Tử và những khoản dự chi cho những
nghi lễ ấy cũng như những đền thờ Khổng
Tử sẽ được dùng làm các trường học công,
Nguyễn Ái Quốc đã phê phán:
“Với việc xóa bỏ những lễ nghi tưởng
niệm Khổng Tử, chính phủ Trung quốc làm
mất đi thể chế cũ và trái với tinh thần dân
chủ. Còn những người An Nam chúng ta hãy
tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng
cách đọc tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt
cách mạng thì cần đọc tác phẩm của Lênin”.
(2, 454)
Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài,
trước khi thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nghĩ đến một nền
giáo dục tự do, dân chủ, trong đó có việc tự
do học tập, tự do mở trường, phát triển việc
đọc sách báo, bình đẳng trong quyền lợi của
giáo viên Đó là những lí tưởng cao cả đã
được hình thành khá sớm ở người thanh niên
yêu nước Nguyễn Ái Quốc.
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NỀN
GIÁO DỤC DÂN CHỦ MỚI Ở VIỆT
NAM TRONG THỜI KÌ THÀNH LẬP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ
ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
(1930 - 1945)
Trong những văn kiện quan trọng của
Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ khi Đảng
10
mới ra đời, Nguyễn Ái Quốc đã cùng các
đồng chí của mình khẳng định một số
quan điểm lớn có giá trị khai sinh một
nền giáo dục mới cho đất nước. Người
viết trong Chánh cương vắn tắt của
Đảng: “Về phương diện xã hội thì:
a) Dân chúng được tự do tổ chức.
b) Nam nữ bình quyền.
c) Phổ thông giáo dục theo công
nông hoá.
Trong Lời kêu gọi gia nhập Đảng có
phác thảo 10 chương trình hành động trên
mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá,
giáo dục; trong đó, chương trình thứ 8 là
Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân,
thứ 9 là Thực hành giáo dục toàn dân,
thứ 10 là Thực hiện nam nữ bình quyền
(3, 10).
Nhằm tiếp tục chuẩn bị cho Cách
mạng tháng Tám và cho sự ra đời của nhà
nước mới, nền giáo dục mới, trong bài
“Mười chính sách của Việt Minh” viết
năm 1941, người khẳng định những
quyền tự do căn bản của công dân Việt
Nam, trong đó có quyền tự do học tập,
quyền được hưởng các chính sách xã hội:
...“Hội hè, tín ngưỡng, báo chương,
Họp hành, đi lại, có quyền tự do”.
...“Thanh niên có trường học nhiều,
Chính phủ trợ cấp trò nghèo, bần nho”.
...“Trẻ em, bố mẹ khỏi lo,
Dạy nuôi, Chính phủ giúp cho đủ đầy”
(3, 205-206).
Những năm tháng hoạt động ở nước
ngoài, dù trong những điều kiện hết sức
khó khăn phải giữ bí mật trong việc ăn, ở,
đi lại và giao tiếp với người địa phương,
Nguyễn Ái Quốc vẫn thể hiện được bản
lĩnh và tác phong của người chiến sĩ cách
mạng luôn quan tâm tới công tác giáo
dục, tuyên truyền giác ngộ quần chúng.
Lúc nào và ở đâu, Người cũng thể hiện
hình ảnh của người cán bộ: “Đi vào quần
chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ,
huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự
do, độc lập”. Đó là hình ảnh của:
- Đồng chí Vương ở Quảng Châu, luôn
yêu thương đồng chí, tận tụy vì công việc,
quan tâm tổ chức huấn luyện cho học viên
nắm được lí thuyết về con đường cách mạng
mới, kết hợp với việc tổ chức cho học viên
thực hành, tham quan thực tế.
- Một Thầu Chín chủ động tạo ra môi
trường giáo dục, linh hoạt trong các hình
thức tổ chức tuyên truyền, thể hiện thái độ ân
cần gợi mở, giúp đỡ người học và nêu gương
vượt khó vì lí tưởng cao cả.
- Hoặc là hình ảnh của một hiệu trưởng
sáng lập và điều hành nhà trường cách mạng
giữa rừng Pắc Bó ở thời kì đầu cách mạng.
Chính tại nơi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
bộc lộ trí tuệ và tư duy sư phạm sáng tạo độc
đáo của mình:
+ Thông qua dạy chữ mà tuyên truyền,
đào tạo cán bộ. Muốn nâng cao trình độ mọi
mặt cho cán bộ, trước hết phải nâng cao trình
độ học vấn cho họ.
+ Phát triển phong trào cách mạng đến
đâu cần tổ chức lớp học văn hoá ngay đến đó.
+ Cái chính vẫn phải là tự học, tự rèn
luyện; không được thỏa mãn với việc học
của mình. Học trong quần chúng, học lẫn
nhau và học bằng sách báo.
+ Việc chọn người học chữ, học làm
cách mạng lúc bấy giờ là việc lớn có ảnh
hưởng đến vận mệnh của quốc gia. Bác có
sự cân nhắc trên cơ sở tin và dùng người,
nhờ vậy xây dựng được một đội ngũ cán bộ
trung kiên, tạo động lực thành công của cách
mạng.
Người cán bộ cách mạng lúc bấy giờ
cũng đồng thời là nhà giáo dục của chế độ
mới, vì vậy, Bác luôn thể hiện một phong
cách dân chủ trong giao tiếp, quan hệ; nhất
11
quán giữa lời nói với việc làm, tỏ thái độ
ân cần chăm lo vì sự tiến bộ của người
học, hướng họ đến những lí tưởng cao cả.
Trong giai đoạn tuyên truyền giáo
dục, củng cố và phát triển lực lượng để
thành lập Đảng và chuẩn bị giành chính
quyền, giữa bộn bề công việc, Bác Hồ
vẫn luôn quan tâm đến giáo dục và tạo
điều kiện thể hiện tốt nhất sự quan tâm đó
trong các Nghị quyết Đảng, các tác phẩm
chính trị, trong các bài nói, bài viết và cả
trong tác phong sinh hoạt hằng ngày. Nhờ
thế, tư tưởng về dân chủ trong giáo dục
bước đầu được thể hiện và kiểm nghiệm,
tạo tiền đề thuận lợi để phát triển sau này.
3. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGƯỜI
KHAI SÁNG VÀ CHỈ ĐẠO XÂY
DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO
DỤC DÂN CHỦ MỚI VIỆT NAM
TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM (1945 - 1969)
Với Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng
9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đồng thời khai sáng nền giáo dục dân chủ
mới Việt Nam, hủy bỏ hoàn toàn chính
sách giáo dục ngu dân, một kiểu giáo dục
“xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát”
của Đế quốc Pháp đã áp dụng cho Việt
Nam và Đông Dương trước đó.
Nền giáo dục dân chủ mới do Chủ
tịch Hồ Chí Minh khai sáng là nền giáo
dục cách mạng thể hiện ở chỗ đó là nền
giáo dục toàn dân, nền giáo dục của dân,
do dân và vì dân.
Mang tính chất của một nền giáo dục
dân chủ mới, nền giáo dục Việt Nam
ngay từ đầu đã thi hành lệnh “Bắt buộc
học chữ Quốc ngữ để chống nạn mù chữ
đến triệt để”. Có thấm thía nỗi nhục nhã
của một dân tộc mất nước, một dân tộc
yếu, mới hiểu hết giá trị của việc cưỡng
bách học chữ Quốc ngữ. Những điều này, về
sau, người có dịp lí giải: “Chúng ta học tập
chính là để có đủ năng lực làm chủ, năng lực
tổ chức cuộc sống mới”. Đất nước được độc
lập, tự chủ thì mọi công dân cần phải học để
có đủ năng lực làm chủ đất nước, có đủ năng
lực tổ chức cuộc sống mới, đó là lẽ đương
nhiên. Mà đây cũng mới chỉ là một trong
nhiều việc cụ thể Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Trung ương Đảng đã làm lúc bấy giờ để thực
sự xóa bỏ ảnh hưởng của giáo dục thực dân
và xây dựng một nền giáo dục hoàn toàn
Việt Nam. Theo chỉ thị của Người, Bộ Giáo
dục ra tuyên bố nêu rõ mục đích, phương
pháp và tổ chức của nền giáo dục mới:
- Mục đích của nền giáo dục dân chủ
mới: “Tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí
khí, phát triển tài năng của mọi người để
phụng sự đoàn thể và góp phần vào cuộc
tiến hoá chung của nhân loại”.
- Phương pháp của nền giáo dục dân chủ
mới: “Xóa bỏ lối học nhồi sọ, hình thức, chú
trọng phần thực học, phần học chuyên môn
nghề nghiệp chiếm một địa vị quan trọng, hết
sức đề cao tinh thần khoa học, phát triển óc
phê bình, óc phân tích và tổng hợp, tinh thần
sáng tạo và óc thực tế”.
- Về tổ chức, “nền giáo dục mới là một
nền giáo dục duy nhất chung cho toàn thể
nhân dân” (5, 710)
Tóm lại đó là một nền giáo dục:
- “Dân chủ hoá về mục tiêu phát triển.
- Dân tộc và đại chúng hoá về tổ chức
đào tạo.
- Nhân văn hoá về nội dung đào tạo.
- Khoa học hoá về phương pháp đào tạo.
- Xã hội hoá về quản lí đào tạo” (5,
711).
Đối với nhà trường, Người khẳng định
tính chất của nhà trường Việt Nam:
“Trường học của ta là trường học xã hội
chủ nghĩa
12
Nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà
trường:
- Học đi với lao động.
- Lí luận đi với thực hành.
- Cần cù đi với tiết kiệm” (4, 294)
Vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất
mà Người hằng quan tâm chỉ bảo là vấn
đề con người: hoàn thiện con người thông
qua tổ chức giáo dục và tự giáo dục:
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước
hết cần có những con người xã hội chủ
nghĩa”. “Vì lợi ích mười năm trồng cây vì
lợi ích trăm năm trồng người”.
Đặt mục tiêu con người lên trên hết,
nền giáo dục mới mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh muốn đạt tới là nền giáo dục làm
phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn
có của học sinh Việt Nam, nền giáo dục
làm phát triển ở học sinh cả tài lẫn đức,
trong đó coi trọng cái đức, cái nhân cách
con người.
Để việc giáo dục hoàn thiện con
người đạt được hiệu quả, Người chỉ ra cơ
chế tổ chức thực hiện các mối quan hệ
trong nhà trường. Cơ chế đó là: “Trong
trường, cần có dân chủ”. Trường học có
dân chủ thì học sinh mới hăng hái học
tập, từ đó mà đi đến thông suốt mọi vấn
đề của sự học. Thông suốt không chỉ là
mục tiêu của sự học mà còn là một mục
tiêu quan trọng của công tác quản lí nhà
trường, quản lí ngành giáo dục. Hăng hái
và thông suốt là một dấu hiệu bản chất
của đời sống dân chủ trong ngành giáo
dục, hoàn toàn khác với chính sách giáo
dục ngu dân mà thực dân Pháp đã áp đặt
cho nước ta trước đó.
4. TOÀN DÂN RA SỨC KHẮC PHỤC
KHÓ KHĂN, TỪNG BƯỚC CỦNG
CỐ VÀ PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO
DỤC NƯỚC NHÀ
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám
1945, nền giáo dục cách mạng Việt Nam
được hình thành và bắt đầu chuyển biến
mạnh theo hướng “Nền giáo dục dân chủ
mới - một sản phẩm vô giá của Cách mạng
Tháng Tám, là nền giáo dục dân chủ của
nhân dân, lấy dân làm gốc và vì dân” (6,
1991). Vượt qua nhiều giai đoạn gian nan
thử thách của thời kì đầu thành lập Nhà nước
mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng
sản Việt Nam và toàn dân ra sức khắc phục
khó khăn, từng bước củng cố và phát triển
nền giáo dục nước nhà. Hội nghị Giáo dục
toàn quốc lần thứ hai, tháng 7 năm 1951,
trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá một năm
triển khai cải cách giáo dục, đã thẳng thắn
nhìn nhận: “Sau khi đã đem chương trình
mới áp dụng trong niên học vừa qua, các
giáo viên đều nhận thấy là nó có thấm nhuần
tinh thần dân chủ” (7, 11/ 2003). Ở Nam Bộ,
tháng 8 năm 1947, Ủy ban kháng chiến hành
chánh Nam Bộ ra Quyết định thành lập Sở
Giáo dục Nam Bộ và Viện Văn hoá kháng
chiến Nam Bộ. Hai cơ quan này làm nhiệm
vụ kháng chiến trên mặt trận văn hoá giáo
dục ở một miền đã chịu ảnh hưởng nặng nề
của chính sách văn hoá giáo dục ngu dân, nô
dịch của thực dân Pháp. Trong các trường
văn hoá kháng chiến, sư phạm kháng chiến ở
Nam Bộ lúc bấy giờ đã hình thành một lớp
thầy giáo và học sinh, học viên với tinh thần
tự quản làm chủ nhà trường, tinh thần cùng
ăn cùng ở, cùng chung trách nhiệm đối với
nhà trường, đối với sự nghiệp giáo dục.
Thành tựu của giáo dục trong giai đoạn này
cho thấy có sự quán triệt sâu sắc và sự vận
dụng sáng tạo, linh hoạt tư tưởng Hồ Chí
Minh về một nền giáo dục dân chủ song
song với việc xây dựng nhà nước cách mạng
kiểu mới. GS VS Phạm Minh Hạc viết:
“Tính đại chúng của nền giáo dục cũng đồng
nghĩa với tính dân chủ, được thực hiện từng
bước. Đó chính là thực hiện giáo dục như
13
một trong các quyền cơ bản của con
người. Và ngược lại, chính nhờ đại chúng
hoá mà nền giáo dục lại tạo ra động lực
mới cho phát triển giáo dục, văn hoá,
khoa học, kinh tế, xã hội” (8, 114).
Thành tựu của giai đoạn 1954-1975
cũng trên cái nền của phương châm giáo
dục dân tộc, khoa học và đại chúng đã
được xác lập trước đó cộng thêm với sức
mạnh của niềm tin xây dựng chế độ mới và
đấu tranh thống nhất nước nhà; vì thế, nền
giáo dục dân chủ mới có thêm cơ hội thấm
sâu và phát triển mạnh mẽ trong lòng dân
tộc. Nhận định về tình hình giáo dục giai
đoạn này, Vũ Ngọc Khánh viết: “Ít có một
nước nào trên trái đất này, từ hoàn cảnh
nông nghiệp lạc hậu, bị chà đạp dưới gót
sắt thực dân, r