Đổi mới phương pháp dạy và học cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay

TÓM TẮT Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa thì việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh môi trường làm việc mới là điều kiện tồn tại của mỗi quốc gia, dân tộc. Với tư cách là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy và học, phương pháp là một hoạt động đặc biệt và luôn luôn phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi của thời đại và phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Những sự thay đổi đó đặt ra cho người dạy cũng như người học phải luôn tìm tòi, khám phá những phương pháp dạy và học mới cho thích hợp, đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy và học cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
118 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CƠ SỞ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Vũ Hồng Vận*, Hồ Đức Hiệp** TÓM TẮT Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa thì việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả nĕng sáng tạo, thích ứng nhanh môi trường làm việc mới là điều kiện tồn tại của mỗi quốc gia, dân tộc. Với tư cách là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy và học, phương pháp là một hoạt động đặc biệt và luôn luôn phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đòi hỏi của thời đại và phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Những sự thay đổi đó đặt ra cho người dạy cũng như người học phải luôn tìm tòi, khám phá những phương pháp dạy và học mới cho thích hợp, đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện nay. Từ khóa: Phương pháp, dạy và học, sinh viên INNOVATION METHODS OF TEACHING AND LEARNING, BASIC FOR IMPROVING TRAINING QUALITY OF HUMAN RESOURCES ON THE CURRENT CONTEXT ABSTRACT On the current, with the strong development of science and technology and the trend of globalization, the training of high quality human resources, the ability to create and adapt quickly to the new working environment is conditions exist of each nation, nation. As one of the key components of the teaching and learning process, the method is a special activity and must always be changed to fit the practical, demanding requirements of the age and suit. Employer requirements. These changes set for teachers as well as learners to always explore, discover new teaching and learning methods that are appropriate, which is also one of the important bases to improve the quality of human resources on the current. Keywords: Methods, teaching and learning, students * Phân hiệu Trường ĐH Giao thông vận tải tại TP. HCM. Email: vhvan@utc2.edu.vn ** Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh 1. MỞ ĐẦU Đổi mới phương pháp dạy và học là yêu cầu tất yếu của cả giảng viên và sinh viên. Bởi lẽ, đổi mới đối với người dạy là sự cải tiến, nâng cao chất lượng phương pháp dạy học đang sử dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học; là sự bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp dạy học để khắc phục mặt hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học; đối với người học là thay đổi phương pháp đã và đang sử dụng bằng phương pháp ưu việt hơn, đem lại hiệu quả học cao hơn, để không những tiếp thu được kiến thức mà còn trang bị cho bản thân những kỹ nĕng mềm cần thiết, phục vụ cho học tập, giao tiếp, ứng xử và hòa nhập vào môi trường làm việc sau này. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy và học được xác định trong các vĕn kiện của Đảng, Nhà nước mà 119 Đổi mới phương pháp dạy... Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo triển khai, nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và nội dung giáo dục mới. Đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc đại học là vấn vấn đề cần thiết và cấp bách, đang được cả xã hội chú ý và quan tâm. Việc đổi mới phương pháp dạy và học đặt ra nhiều yêu cầu đối với hoạt động dạy của giảng viên, hoạt động học của sinh viên, và việc đổi mới phương pháp đào tạo của Nhà trường. Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của người học, rèn luyện khả nĕng tư duy, tự học và tự nghiên cứu để thích ứng ngay với môi trường ngoài xã hội. Với ý nghĩa đó, đổi mới phương pháp dạy và học ở bậc đại học chính là việc “lấy người học làm trung tâm”, theo hướng phát huy tính tích cực trong nhận thức của người học, hình thành ở người học nĕng lực tự tìm tòi, khám phá, nghiên cứu, sáng tạo, làm chủ tri thức khoa học với sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy; nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp cho đất nước. 2. NỘI DUNG 2.1. Sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy và học bậc đại học Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12/1996) của Ban chấp hành trung ương Đảng đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thu một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sang tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển nhanh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”. Theo Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn số 1075/KTĐBCL-KĐĐH ngày 28/8/2016 của Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục, yêu cầu chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo là: đáp ứng yêu cầu nĕng lực đạt được khi tốt nghiệp về kiến thức, kỹ nĕng, thái độ. Sự thay đổi phương pháp tuyển sinh hiện nay đã buộc các trường đại học phải không ngừng thay đổi, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tạo uy tín với xã hội mới có thể thu hút được người học. Hay nói cách khác chính là tạo thương hiệu cho chính ngôi trường của mình. Nĕm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã cho phép lao động có tay nghề cao trong một số ngành của các quốc gia thành viên được di chuyển tự do hơn trong khu vực, sự cạnh tranh về việc làm ngày càng trở lên rất khốc liệt. Nếu người lao động nước ta (đặc biệt đối với các bạn sinh viên), ngoài việc học tập kiến thức chuyên môn nghề cần thiết, nếu không nâng cao kỹ nĕng sống có thể chúng ta có thể khó kiếm được công việc phù hợp ngay chính tại “sân nhà”. 2.2. Những bất cập trong phương pháp dạy và học truyền thống Theo Fire1, phương pháp dạy học truyền thống (phương pháp thiên về thuyết giảng) là “Hệ thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu người thầy sang đầu trò, và điều đó làm mất đi tính tích cực và khả nĕng phát triển các kỹ nĕng mềm cần thiết cho sinh viên. Thực tế giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn đang diễn ra tình trạng đó, dù mức độ phổ biến của nó không còn đậm đặc như nhiều nĕm về trước. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với thế giới và xu thế quốc tế hóa đã đặt ra nhiều thách thức hơn cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng trong cuộc chạy đua, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy vậy, ở môi trường giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay mặc dù có nhiều thay đổi 1 Tên đầy đủ: Paulo Freire (1921 – 1997), nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Brazil 120 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật (đặc biệt về mặt phương pháp), nhưng sự thay đổi đó còn diễn ra một cách dè chừng và chưa triệt để. Hay nói một cách khác, phương pháp dạy học truyền thống vẫn còn khá phổ biến và chiếm số nhiều trong các phương pháp dạy học hiện nay. Thực trạng của phương pháp giáo dục truyền thống hiện nay cho thấy xuất hiện nhiều bất cập: Về việc dạy của giảng viên: lớp học thụ động thông qua các bài học, lấy giảng viên làm trung tâm, giảng viên chú trọng vào thuyết trình (thậm chí là chỉ đọc để sinh viên chép). Mấy nĕm trở lại đây, khi các phần mềm ứng dụng xuất hiện, có những giảng viên soạn sẵn Slide, trình chiếu cho sinh viên xem, nói và phân tích rất ít. Có những thứ thầy cô trình chiếu và thuyết giảng giống như trong giáo trình, tài liệu. Về việc học của sinh viên: sinh viên chỉ việc ghi chép lại những lời giảng của thầy cô một cách thụ động, máy móc. Lời nói của thầy cô được coi là chuẩn mực, là chân lý và rất ít có sự phản ứng hoặc ý kiến từ phía sinh viên. Thực hiện cách dạy và học này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức sống”; sinh viên là người nghe, nhớ, ghi chép và thực hiện theo. Về chương trình học và đánh giá: môn học được bố trí theo trình tự thời gian, đòi hỏi cần có những đánh giá từ giảng viên bằng điểm số thông qua điểm danh trên lớp, làm bài thi, hỏi đáp từ giảng viên và sinh viên Chương trình học được bố trí theo một khuôn mẫu có sẵn và được áp đặt ngay từ đầu vào lớp học. Giảng viên thực hiện giảng dạy tuần tự theo các chương, tiết Công việc giảng dạy của giảng viên là yêu cầu sinh viên thực hiện cùng một công việc, tại cùng một thời điểm mà ít quan tâm đến hứng thú và sở thích cá nhân của người học. Tuy nhiên, nếu phủ định hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống thì lại là sai lầm, đặc biệt là phương pháp thuyết trình. Một câu hỏi đặt ra là: phương pháp này phải có ưu điểm gì nên mới được nhiều người sử dụng và sử dụng lâu đến thế? Có những đánh giá tích cực về phương pháp giảng dạy truyền thống, đã làm cho phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong một thời gian khá dài. Cho nên đến tận ngày nay nó tồn tại, phổ biến trong các trường đại học. Trên thực tế, có những giáo sư, các nhà quản lý nổi tiếng ở trong lĩnh vực mà họ là chuyên gia được mời đến các trường đại học, hoặc viện nghiên cứu để thuyết trình về một vấn đề nào đó. Những buổi thuyết trình như vậy thường đem lại nhiều thông tin mới mẻ, bổ ích. Người nghe còn thấy lý thú vì học tập được cách lập luận cũng như ý tưởng mới mẻ từ buổi thuyết trình. Một người thầy giỏi khi sử dụng phương pháp thuyết trình, không có nghĩa chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều, mà còn đặt ra nhiều câu hỏi mở đối cho sinh viên, buộc sinh viên của mình phải tìm tòi suy ngẫm, tìm hiểu phương pháp và cách thức để đạt được tri thức. 2.3. Các phương pháp mới được sử dụng và kết quả đạt được Ở nhiều trường đại học hiện nay, phương pháp dạy học tích cực đã được đưa vào thực hiện và bước đầu đem lại hiệu quả được cả người dạy và người học đánh giá cao. Nhiều phương pháp mới đã được đưa vào áp dung như: các phương pháp làm việc nhóm, bể cá vàng, sàng lọc, đóng vai, vấn đáp, chuyên gia, trò chơikết quả đem lại cho người học khá khả quan. Ở phương diện người học, việc chỉ chĕm chú ghi chép những lời giảng của thầy, coi đó như là đáp án, rồi lấy kiến thức đi thi, đạt điểm cao, rồi thỏa mãn cũng đã có sự thay đổi (thậm chí là thay đổi nhanh). Nhiều sinh viên đã có phản ứng với giảng viên về cách dạy thiên về đọc chép, thậm chí là có ý kiến với Khoa, Nhà trường, hoặc phản ứng trên các diễn đàn. Hiện nay, ở nhiều trường, hệ thống đào tạo theo tín chỉ đã cho phép sinh viên, ngoài việc tự xác định số lượng tín chỉ để đĕng ký, thời gian học còn cho phép sinh viên lựa chọn giảng viên. Chính điều này đã bắt buộc nhiều giảng viên phải liên tục đổi mới phương pháp dạy, tìm hiểu tri thức 121 Đổi mới phương pháp dạy... mới, tránh nguy cơ bị đào thải bởi chính nơi mà học đang công tác. Ở phương diện người dạy, các giảng viên thay vì chỉ tập trung vào thuyết trình, dùng Slidenhững nội dung trong giáo trình thì đã có sự thay đổi trong giờ giảng bằng việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Người thày đã chú trọng hơn đến hứng thú của người học, biết lắng nghe và giải đáp các thắc mắc, ý kiến; không chỉ trả lời trên lớp, người thày còn tương tác với sinh viên bằng nhiều phương tiện và hình thức khác nhau. Từ việc thay đổi phương pháp dạy và phương pháp học, tác giả nhận thấy giữa phương pháp truyền thống và phương pháp mới đã có sự khác biệt và phương pháp mới đem lại nhiều tích cực, cụ thể: Stt Nội dung PP truyền thống PP mới 1 Về quan niệm Học là quá trình hập thụ và lĩnh hội qua đó hình thành kiến thức, nĕng lực, tư tưởng Học là quá trình kiến tạo, người học tìm tòi, khám phá tự hình thành nĕng lực, phẩm chất. 2 Về bản chất Truyền thụ tri thức và chứng minh chân lí của giáo viên (cho con cá). Tổ chức hoạt động nhận thức, hỗ trợ người học tìm ra chân lí (đưa cần câu). 3 Về mục đích Chú trọng cung cấp tri thức, kỹ thuật. Học để đối phó với thi cử, nên sau khi học xong thường bị bỏ quên hoặc ít dùng tới. Chú trọng hình thành các nĕng lực: học để đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, hữu ích (chung sống). 4 Về nội dung Từ sách giáo khoa và giáo viên Từ nhiều nguồn: SGK, GV, thử nghiệm, thực tế gắn với vốn thông hiểu, kinh nghiệm, nhu cầu của người học; với hoàn cảnh, môi trường cụ thể. 5 Về PP Giảng giải truyền thụ một chiều là chủ yếu (độc thoại). Sinh viên nghe, nhìn, ghi chép. Thực hiện bằng nhiều PP: tìm tòi, so sánh, điều tra, khảo cứu, giải quyết vấn đề 6 Hình thức tổ chức Cố định, gò bó trong khuôn khổ, giới hạn giáo trình, thời gian, không gian, người dạy đối diện với cả lớp học. Cơ động, linh hoạt, học ở lớp, phòng thí nghiệm, thực tế, cá nhân, nhóm, đôi bạn, cả lớp đối diện với người dạy, tranh luận (thậm chí qua trang cá nhân, hộp thư) 7 Về đánh giá Chủ yếu vai trò của người thầy, dựa vào bài thi kết thúc HP. GV đánh giá, SV đánh giá lẫn nhau, đánh giá cả một quá trình. 2.4. Một số kiến nghị Để phương pháp dạy và học mới đạt được hiệu quả không chỉ nằm ở phương diện người thày mà đỏi hòi phải có sự chuẩn bị chu đáo cả ở giảng viên, sinh viên và cả nhà trường: Đối với người thầy: người thầy phải chuẩn bị rất nhiều về nội dung, phương pháp để thích nghi với những thay đổi về chức nĕng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình. Thầy giáo vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng, có lòng yêu nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin vào dạy học. Người thầy còn phải biết định hướng phát triển của người học theo mục tiêu của mình đề ra, nhưng cũng đảm bảo được sự tự do của sinh viên trong hoạt động nhận thức. Ngoài ra, người thầy còn 122 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật phải biết lồng ghép việc giảng dạy chuyên môn với việc trang bị các kỹ nĕng mềm cần thiết cho sinh viên. Đối với người học: dưới sự chỉ đạo của người thầy, sinh viên phải dần dần có được những phẩm chất và nĕng lực thích nghi với phương pháp dạy học tích cực như: thấu hiểu mục tiêu học tập, tự giác trong học tập, có ý thức, trách nhiệm với chính bản thân mình và với cả tập thể. Người học còn phải biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi cách. Có như thế, mới phát triển được tư duy biện chứng, logicvà hình thành các kỹ nĕng cần thiết. Đối với nhà trường: cần chỉ đạo các khoa, các Bộ môn chuyên môn đổi mới phương pháp đánh giá, kiểm tra. Cần có sự giám sát việc thay đổi phương pháp từ các khoa và các Bộ môn chuyên môn. Chỉ đạo các khoa, Bộ môn chuyên môn giao việc đánh giá cho người thày, với mục đích hướng tới với việc kiểm tra, đánh giá kết quả của người học sẽ công bằng, khách quan; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của người học. Thay như nhiều trường hiện nay đang làm là đánh giá người học bằng những bài kiểm tra khô cứng và ít đem lại kết quả thực tế. 3. KẾT LUẬN Việc đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, để việc đổi mới phương pháp tự phát mà không có sự định hướng, không có sự giám sát, đánh giá một cách khoa học thì kết quả có khi là phản tác dụng. Nếu người thầy thi nhau áp dụng các phương pháp thiên về tính kỹ thuật sẽ làm cho sinh viên mất tập trung, kiến thức chính cần truyền đạt lại không được bao nhiêu. Người học không xác định cho mình một phương pháp học tập và rèn luyện thích hợp có thể dẫn đến kết quả học tập không như mong muốn. Nhà trường cần triển khai công tác trợ giảng, hỗ trợ đắc lực cho cả giảng viên lẫn sinh viên. Cung cấp đội ngũ trợ giảng cho giảng viên, trợ giảng là cầu nối giữa giảng viên và sinh viên, thực hiện hàng loạt nhiệm vụ nhằm giúp giảng viên triển khai có hiệu quả các phương pháp giảng dạy tích cực, trợ giúp và hướng dẫn sinh viên nâng cao chất lượng theo phương pháp học tập chủ động. Không thể nói một cách “chủ quan” rằng việc đổi mới đã làm cho sinh viên tiếp thu tốt hơn, mà chưa có một thước đo chung của các nhà khoa học về giáo dục. Việc làm này không thể do một cá nhân hay những giảng viên giảng dạy chuyên môn thuần túy tự nghiên cứu, triển khai mà là công việc của các đơn vị chuyên trách về làm nhiệm vụ nghiên cứu dạy và học đảm nhận. Vì vậy, để việc đổi mới phương pháp giảng dạy cần đi vào thực chất hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đòi hỏi đội ngũ lao động được đào tạo có trình độ, kỹ nĕng cao hơn, nếu không muốn thất nghiệp. Việc cần thiết lúc này là không chỉ cá nhân sinh viên, giảng viên, các trường đại học mà cả nền giáo dục phải quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ đề ra, có như thế chất lượng nguồn nhân lực của đất nước mới đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hội nhập kinh tế quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4-11-2013 về đổi mới cĕn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Vĕn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XII, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 3. Trần Kiểm (2016), Quản lý và lãnh đạo nhà trường hiệu quả, Nxb. Đại học Sư phạm. 4. Bùi Việt Phú, Lê Quang Sơn (2013), Xu thế phát triển giáo dục, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 5. Nghiêm Đình Vỳ, Phạm Đỗ Nhật tiến (2016), Cải cách giáo dục một số vấn đề chung và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
Tài liệu liên quan