Hồ Chí Minh vận dụng, bổ sung và phát triển lý luận Mác - Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở thuộc địa trong cách mạng giải phóng dân tộc

Tóm tắt Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn đất nước và quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp; coi đây là yêu cầu khách quan, là cơ sở rất quan trọng để xác định đường lối cách mạng Việt Nam. Người đã có bổ sung, phát triển cho lý luận kinh điển Mác - Lênin, cũng như giải quyết một cách khéo léo, linh hoạt và đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, thống nhất lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, đảm bảo thành công của cách mạng giải phóng dân tộc.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chí Minh vận dụng, bổ sung và phát triển lý luận Mác - Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp ở thuộc địa trong cách mạng giải phóng dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |180 HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG, BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở THUỘC ĐỊA TRONG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TS. Ngô Xuân Dương - TS. Lê Trung Kiên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn đất nước và quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp; coi đây là yêu cầu khách quan, là cơ sở rất quan trọng để xác định đường lối cách mạng Việt Nam. Người đã có bổ sung, phát triển cho lý luận kinh điển Mác - Lênin, cũng như giải quyết một cách khéo léo, linh hoạt và đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, thống nhất lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, đảm bảo thành công của cách mạng giải phóng dân tộc. Từ khóa: Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc, vấn đề giai cấp. I. MỞ ĐẦU Nhìn lại phong trào yêu nƣớc, chống Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đều đƣợc dẫn dắt bởi ý thức hệ phong kiến hoặc dân chủ tƣ sản, chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam vẫn chủ yếu dừng lại ở chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống. Đến Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc đƣợc tiến hành dƣới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, giành độc lập dân tộc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp đƣợc đặt ra và giải quyết một cách phù hợp, nhuần nhuyễn, biện chứng. Đây là một vấn đề lý luận quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong thời đại cách mạng vô sản. II. NỘI DUNG 2.1. Quan điểm của Mác và Ăngghen về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, khi đề cập đến mối quan hệ giai cấp và dân tộc C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 181| đổ ách thống trị của giai cấp tƣ sản, ở giai đoạn đầu của nó là mang tính chất dân tộc, vì: “Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mƣu lợi ích cho khối đại đa số”1. Vì vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tƣ sản, dù về mặt nội dung, không phải là cuộc đấu tranh dân tộc, nhƣng lúc đầu mang hình thức đấu tranh dân tộc và Đảng của giai cấp công nhân, bên cạnh việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế cho quần chúng nhân dân, giai cấp công nhân không đƣợc quên rằng cuộc đấu tranh giải phóng của họ còn là cuộc đấu tranh dân tộc. Do đó, “giai cấp vô sản mỗi nƣớc trƣớc hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vƣơn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa nhƣ giai cấp tƣ sản hiểu”2. Theo Mác - Ăngghen, trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất đƣợc lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc, bởi mục tiêu cuộc cách mạng vô sản là xóa bỏ tình trạng bóc lột giữa ngƣời với ngƣời. Có triệt để xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp mới có điều kiện xóa bỏ ách áp bức dân tộc, mới đem lại độc lập thực sự cho dân tộc mình và cho các dân tộc khác. Chỉ có giai cấp vô sản với bản chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của mình mới có thể thực hiện đƣợc điều này. Chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện đƣợc sự thống nhất giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con ngƣời. Từ đó, Mác đƣa ra khẩu hiệu: “Vô sản các nƣớc đoàn kết lại”. “Xóa bỏ nạn bóc lột ngƣời thì nạn dân tộc này bóc lột nạn dân tộc khác không còn nữa, sự thù địch dân tộc cũng mất theo”. Ở thời đại Mác - Ăngghen, các ông không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì về cơ bản, vấn đề dân tộc ở Tây Âu đã đƣợc giải quyết trong cách mạng tƣ sản; mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là mâu thuẫn đối kháng của hai giai cấp tƣ sản và vô sản; chủ nghĩa đế quốc bắt đầu xuất hiện nhƣng phong trào đấu tranh giành độc lập chƣa phát triển mạnh, chƣa có ảnh hƣởng đến sự tồn tại và suy vong của chủ nghĩa tƣ bản. Trung tâm cách mạng thế giới vẫn ở châu Âu, vận mệnh loài ngƣời vẫn đƣợc coi là phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nƣớc tƣ bản phát triển. Do đó, các ông chƣa có điều kiện bàn nhiều về vấn đề dân tộc thuộc địa. Đúng nhƣ Lênin đã từng nhận xét, đối với Mác, so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là một vấn đề thứ yếu thôi. 1 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.611. 2 C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, tr.623-624. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |182 2.2. Quan điểm của Lênin về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Thời kỳ này có những đặc điểm nổi bật là: Chủ nghĩa đế quốc đã phát triển thành một hệ thống thế giới và cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới nên ông có điều kiện, có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề dân tộc thuộc địa. Cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917 thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn. Đó là cách mạng vô sản Nga thắng lợi tạo điều kiện cho một loạt nƣớc lúc bấy giờ là thuộc địa của Nga Hoàng đƣợc giải phóng, đƣợc thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Mâu thuẫn nổi bật ở nƣớc Nga lúc bấy giờ là mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt. Lênin cho rằng: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành đƣợc thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Từ đó, ông đã bổ sung khẩu hiệu của Mác - Ăngghen thành “Vô sản các nƣớc và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu của cách mạng vô sản ở châu Âu, Lênin vẫn tập trung nhiều vào vấn đề giai cấp, vào đấu tranh giai cấp, vẫn đặt vấn đề giai cấp cao hơn vấn đề dân tộc. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, năm 1919, Lênin phát biểu: “Giai cấp công nhân và nông dân các nƣớc An Nam, Angheri, Bungari,... chỉ có thể giành đƣợc độc lập khi mà công nhân Anh, Pháp nắm đƣợc chính quyền”. Điều đó đúng với thực tiễn của cách mạng vô sản châu Âu đang đặt ra lúc bấy giờ, nhƣng sau này không còn mấy phù hợp, đặc biệt đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc các nƣớc thuộc địa, bởi điều kiện thực tiễn lịch sử đã thay đổi. Năm 1924, Lênin mất, đến năm 1928, Quốc tế Cộng sản ngày càng nghiêng sang “tả khuynh”, tính chỉ huy, tính áp đặt ngày càng lớn của lãnh tụ Stalin đối với dân tộc thuộc địa ở các nƣớc phƣơng Đông. Đặc biệt, khi nói về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, thì Đại hội VI (năm 1928) quá nhấn mạnh đến vấn đề giai cấp, họ cho rằng: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng thuộc địa khi giai cáp vô sản giành đƣợc thắng lợi ở các nƣớc tƣ bản tiên tiến”. Như vậy, cả Mác - Ăngghen và Lênin đều khẳng định: Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có mối quan hệ mật thiết với nhau; dân tộc là địa bàn tồn tại của giai cấp, dân tộc chứa đựng trong lòng nó các giai cấp và các cuộc đấu tranh giai cấp. Vì vậy, để giải quyết vấn đề dân tộc bao giờ cũng theo lập trƣờng của một giai cấp nhất định. Các nhà kinh điển đã đặt vấn đề giai cấp cao hơn vấn đề dân tộc, bởi vì: Vấn đề dân tộc đã đƣợc giải quyết từ cuộc cách mạng tƣ sản ở các nƣớc Tây Âu; vấn đề mâu thuẫn giai cấp đang diễn ra gay gắt; các ông ít có điều kiện nghiên cứu về điều kiện các nƣớc phƣơng Đông. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 183| 2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh khẳng định tính tất yếu phải giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Mối quan hệ dân tộc và giai cấp là mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp gắn bó với nhau. Giải phóng dân tộc đồng thời giải phóng giai cấp; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhận thức đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới, trƣớc những thay đổi của tình hình cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, nhiệm vụ đặt ra cho các nƣớc thuộc địa không phải là làm ngay một cuộc cách mạng vô sản, mà trƣớc hết là phải đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc; có độc lập dân tộc rồi, mới có điều kiện để tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đặt vấn đề dân tộc lên trên hết và trước hết, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, trƣớc hết, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc. Ngƣời không tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc. Bởi vì: Một là, xuất phát từ lựa chọn con đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc theo con đƣờng cách mạng vô sản. Sự thất bại của các phong trào, các khuynh hƣớng đấu tranh theo con đƣờng dân chủ tƣ sản, theo con đƣờng phong kiến và các cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra ở Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc đến nửa đầu thế kỷ XX, đều thất bại. Các cuộc cách mạng trên thế giới đều chƣa triệt để (Cụ thể nhƣ cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ). Chỉ có lựa chọn con đƣờng cách mạng vô sản (nhƣ Cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917) là tất yếu, phù hợp với xu hƣớng phát triển của dân tộc và mới giải quyết triệt để mối quan hệ này. Hai là, thực tiễn Việt Nam đòi hỏi phải giải quyết vấn đề dân tộc gắn với vấn đề giai cấp. Bối cảnh phân hóa giai cấp ở Việt Nam chƣa trở nên gay gắt, vấn đề dân tộc lại nổi lên gay gắt, bởi mâu thuẫn nổi lên hàng đầu là: Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. Trong điều kiện lịch sử cụ thể là dân tộc mất độc lập, tự do, thì lợi ích dân tộc, quyền lợi đất nƣớc lên trên lợi ích giai cấp, quyền lợi giai cấp, lợi ích bộ phận phục tùng lợi ích dân tộc. Vì mâu thuẫn cơ bản hàng đầu ở xã hội Việt Nam không phải là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tƣ sản, mà là mâu thuẫn giữa một bên là nhân dân Việt Nam mà tuyệt đại bộ phận là nông dân với một bên là đế quốc Pháp và bọn địa chủ phong kiến tay sai. Khi đất nƣớc bị thực dân Pháp xâm lƣợc, dù là địa chủ hay nông dân, họ đều là ngƣời nô lệ mất nƣớc, họ đều bị bóc lột. Do đó, không thể giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc nhƣ ở các nƣớc Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |184 tƣ bản phƣơng Tây. Ngƣợc lại, chỉ có giải phóng dân tộc rồi mới giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. Vì vậy, trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh luôn động viên toàn dân tập trung đấu tranh cho quyền lợi dân tộc, qua đó từng bƣớc đem lại quyền lợi dân chủ cho nhân dân, mà trƣớc hết là ruộng đất cho nông dân. Ba là, giải quyết đƣợc vấn đề dân tộc và giai cấp là cơ sở để xác lập đƣợc đúng đắn đƣờng lối cho cách mạng Việt Nam. Đƣờng lối đúng đắn nhƣ: Xác định mục tiêu, lực lƣợng cách mạng; những vấn đề về đoàn kết dân tộc; lý luận về Đảng và xây dựng Mặt trận Ngƣời khẳng định: Cách mạng Việt Nam phải là bộ phận của cách mạng thế giới. Tại diễn đàn của Đại hội V Quốc tế cộng sản (1924) ở Mátxcơva (Liên Xô), Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái của một số Đảng Cộng sản Tây Âu trong cách nhìn nhận, đánh giá về vai trò, vị trí, cũng nhƣ tƣơng lai của cách mạng thuộc địa. Ngƣời cho rằng, nhân dân các dân tộc thuộc địa có thể tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và giành thắng lợi trƣớc cách mạng vô sản ở các nƣớc chính quốc; phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết phải đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, rồi từ thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. Những quan điểm của Hồ Chí Minh khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của Ngƣời trong về lý luận và thực tiễn cách mạng, về giải quyết mối quan hệ dân tộc với giai cấp, chủ nghĩa yêu nƣớc với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Người thực hiện nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, đó là: Phải đứng vững trên lập trƣờng của giai cấp công nhân. Coi việc giải quyết mối quan hệ này là vấn đề chiến lƣợc gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Giải quyết mối quan hệ này phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ này là cơ sở đảm bảo thống nhất, hài hòa về lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài giữa giai cấp công nhân và các giai tầng trong xã hội. III. KẾT LUẬN Tóm lại, từ lý luận kinh điển và xuất phát từ thực tiễn cách mạng trên thế giới và Việt Nam, quan điểm Hồ Chí Minh cho thấy đƣợc bản lĩnh, tầm nhìn chiến lƣợc mà Ngƣời đã nhận định và lựa chọn cho cách mạng Việt Nam. Và tất cả những quan điểm “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 185| đúng đắn đó của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp đã đƣợc khẳng định bởi thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Hiện nay, Đảng và dân tộc Việt Nam vận dụng những di sản của Ngƣời nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Nhu - Vũ Dƣơng Ninh (1996), Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Phùng Hữu Phú (Chủ biên) (1995), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Song Thành (1993), Vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc từ Các Mác đến Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6, tr.5-6. 4. Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên) (2010), Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Lê Mậu Hãn (2010), Phát huy sức mạnh dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Mạch Quang Thắng (2010), Hồ Chí Minh nhà cách mạng sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng - Ban Chỉ đạo tổng kết (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu liên quan