Tóm tắt
Năm 1920, Hồ Chí Minh bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua bản Sơ thảo
lần thứ nhất những vấn đề về dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin. Giây phút ấy đã
làm cho Hồ Chí Minh hết sức xúc động và sung sướng vì đã tìm thấy con đường
hồi sinh cho dân tộc. Để phù hợp hơn với hoàn cảnh của Việt Nam lúc bấy giờ, Hồ
Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của V.I Lênin, trong đó có
vấn đề dân tộc. Người tập trung lý giải vấn đề dân tộc thuộc địa, chỉ rõ thực chất
của vấn đề ấy là đánh đuổi chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc và đi lên chủ
nghĩa xã hội. Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là độc lập, tự do. Hồ
Chí Minh cũng phát hiện ra sức mạnh to lớn ở các nước thuộc địa là chủ nghĩa dân
tộc chân chính. Đặc trưng cơ bản của vấn đề độc lập dân tộc ở thuộc địa là: độc lập
dân tộc phải là độc lập thật sự; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|186
HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG CỦA V.I. LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
TS. Dương Văn Khoa
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt
Năm 1920, Hồ Chí Minh bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua bản Sơ thảo
lần thứ nhất những vấn đề về dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin. Giây phút ấy đã
làm cho Hồ Chí Minh hết sức xúc động và sung sướng vì đã tìm thấy con đường
hồi sinh cho dân tộc. Để phù hợp hơn với hoàn cảnh của Việt Nam lúc bấy giờ, Hồ
Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của V.I Lênin, trong đó có
vấn đề dân tộc. Người tập trung lý giải vấn đề dân tộc thuộc địa, chỉ rõ thực chất
của vấn đề ấy là đánh đuổi chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc và đi lên chủ
nghĩa xã hội. Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là độc lập, tự do. Hồ
Chí Minh cũng phát hiện ra sức mạnh to lớn ở các nước thuộc địa là chủ nghĩa dân
tộc chân chính. Đặc trưng cơ bản của vấn đề độc lập dân tộc ở thuộc địa là: độc lập
dân tộc phải là độc lập thật sự; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc.
I. MỞ ĐẦU
Năm 1911, Hồ Chí Minh (lúc đó lấy tên là Văn Ba) quyết định rời xa Tổ quốc tìm
đƣờng cứu nƣớc. Quá trình bôn ba khắp nơi trên thế giới, khảo cứu các con đƣờng cách
mạng khác nhau đã giúp Hồ Chí Minh nhận ra chân tƣớng giả dối của chủ nghĩa tƣ
bản; đồng thời cũng dẫn Ngƣời đến với chủ nghĩa Mác - Lênin vào năm 1920. Sau thời
điểm ấy, Hồ Chí Minh xúc tiến mạnh mẽ công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
vào trong nƣớc chuẩn bị cho sự ra đời của chính đảng mácxít, đặt nền móng, khởi
xƣớng cho phong trào yêu nƣớc theo khuynh hƣớng vô sản ở Việt Nam. Trong suốt
thời kỳ vận động cứu nƣớc cũng nhƣ lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này, Hồ
Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, phát triển tƣ tƣởng của Lênin, nhất là tƣ tƣởng về vấn
đề dân tộc, dân tộc thuộc địa, chủ nghĩa xã hội, góp phần quyết định cho những thắng
lợi quan trọng của cách mạng Việt Nam từ trƣớc tới nay.
II. NỘI DUNG
Thời đại của C. Mác, chủ nghĩa tƣ bản đang ở giai đoạn tự do cạnh tranh, chúng
chƣa đẩy mạnh quá trình xâm lƣợc và phân chia thị trƣờng thế giới, vì vậy, C. Mác
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
187|
chƣa có điều kiện để đề cập đến vấn đề dân tộc thuộc địa. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc xuất hiện. Sự phát triển không đồng đều, cùng với nhu cầu
ngày càng cao về nguồn nguyên liệu, nhân công và thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa và sự
chi phối của một số quy luật khác đã dẫn đến các cuộc chiến tranh xâm lƣợc, thống trị
và bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đối với các quốc gia, dân tộc khác ở khắp các
châu lục Á, Phi, Mỹ Latinh. V.I. Lênin đã phát triển học thuyết của C. Mác trong tình
hình mới. Ngƣời viết một số tác phẩm đề cập đến vấn đề dân tộc thuộc địa cũng nhƣ
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới, tiêu biểu có thể kể đến: Vấn đề dân
tộc tự quyết năm 1914; Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa năm 1920 Nội dung cơ bản đƣợc đề cập trong các tác phẩm ấy là:
cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa
có mối quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng giải phóng dân tộc cần đi theo quỹ đạo
của cuộc cách mạng vô sản để giành đƣợc thắng lợi “điều quan trọng nhất trong chính
sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô
sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nƣớc gần gũi nhau để
tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tƣ
sản”1.
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, phát triển tƣ tƣởng của V.I. Lênin về vấn đề
dân tộc ở Việt Nam, nội dung cơ bản thể hiện nhƣ sau:
Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa. Chúng ta đã biết, do những quy định của
điều kiện lịch sử và cả những sai lầm của yếu tố chủ quan, các vị tiền bối trƣớc đó (tiêu
biểu là nhà yêu nƣớc Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh) đã không giải quyết thành
công vấn đề dân tộc thuộc địa. Quốc tế Cộng sản ra đời năm 1919, sau một thời gian
hoạt động đã mắc phải xu hƣớng tả khuynh. Vì vậy, đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một số
quan điểm không phù hợp, khách quan trong phong trào cộng sản quốc tế về vấn đề
dân tộc thuộc địa. Họ cho rằng, điểm mấu chốt “cốt tử” của vấn đề dân tộc thuộc địa là
vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Tuy Hồ Chí Minh là thành viên của Đảng Cộng
sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, nhƣng quan điểm của Ngƣời có nhiều khác biệt. Ngƣời
phê phán một số Đảng Cộng sản trên thế giới không quan tâm đến cách mạng thuộc địa
và có cái nhìn lệch lạc về ngƣời dân, coi “ngƣời bản xứ là một hạng ngƣời thấp kém,
không đáng kể, không có khả năng để hiểu biết và lại càng không có khả năng hoạt
động”2.
1
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.199.
2
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.81.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|188
Hồ Chí Minh cho rằng, nhu cầu bức thiết, trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài của các dân
tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc
lập, tự do cho dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tác phẩm Bản án
chế độ thực dân Pháp, Đường Kách mệnh, đặc biệt là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo đã minh chứng rõ cho quan điểm này: “Chúng ta đã
hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì
quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít ngƣời. Thế mới khỏi
hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới đƣợc hạnh phúc” - Đường Kách mệnh; “làm tƣ
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” - Cương lĩnh
chính trị đầu tiên
Nhƣ vậy, các nhà yêu nƣớc tiền bối đã dựa vào chủ nghĩa phong kiến, tƣ bản để
giải quyết vấn đề dân tộc thuộc địa; còn Quốc tế Cộng sản, V.I. Lênin hƣớng cách
mạng thuộc địa tập trung vào vấn đề đấu tranh giai cấp (chống chủ nghĩa tƣ bản, chủ
nghĩa đế quốc). Rút kinh nghiệm từ những sai lầm của những nhà cách mạng đi trƣớc,
kế thừa, phát triển tƣ tƣởng của V.I. Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định một cách rõ
ràng: thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập,
tự do cho dân tộc. Cụ thể hơn, kẻ thù chính, trực tiếp của các dân tộc thuộc địa là chủ
nghĩa thực dân chứ không phải là chủ nghĩa tƣ bản, chủ nghĩa đế quốc nói chung nhƣ
C. Mác và V.I. Lênin quan niệm. Theo Hồ Chí Minh “chủ nghĩa thực dân không chỉ là
kẻ thù trực tiếp, nguy hại nhất của các thuộc địa mà còn là kẻ thù chung của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động trên thế giới”; mâu thuẫn nổi bật, quan trọng nhất ở xã
hội thuộc địa là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chủ nghĩa thực dân; nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc; mục tiêu của cách mạng
thuộc địa là chủ nghĩa xã hội.
Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa. Lần đầu tiên trong lịch sử, V.I. Lênin
đã nhắc và nhấn mạnh đến vấn đề thuộc địa, đến quyền bình đẳng, tự quyết của các dân
tộc, vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa “Giải phóng dân tộc
thuộc địa không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là điều kiện bảo đảm cho sự thắng
lợi của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và những ngƣời cộng sản ở chính quốc”;
đồng thời, cũng chỉ rõ, cách mạng giải phóng dân tộc các nƣớc thuộc địa muốn thắng
lợi cần phải hƣớng theo quỹ đạo của cách mạng vô sản. Nói cách khác, cách mạng vô
sản ở chính quốc và giải phóng dân tộc ở thuộc địa có mối quan hệ khăng khít, biện
chứng, hỗ trợ nhau phát triển, thắng lợi. Về cơ bản, V.I. Lênin đánh giá cao vai trò của
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
189|
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; đồng thời, có những chỉ dẫn mang tính vạch
đƣờng cho sự thắng lợi của cách mạng thuộc địa “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản
các nƣớc tiên tiến, các nƣớc lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết và qua những giai đoạn
phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển
tƣ bản chủ nghĩa”3. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, tƣ tƣởng của V.I. Lênin đã có
sự ảnh hƣởng, tác động mạnh mẽ, giúp cho Hồ Chí Minh nhận thức rõ đƣợc điều cốt
yếu mà Ngƣời trăn trở bấy lâu: “muốn cứu nƣớc, giải phóng dân tộc, không có con
đƣờng nào khác ngoài con đƣờng cách mạng vô sản”.
Đối với Hồ Chí Minh, nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa là “độc lập
dân tộc”. Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (năm 1930) đã chủ trƣơng: “làm tƣ
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ
hàng đầu của tƣ sản dân quyền cách mạng là: “Ðánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn
phong kiến, làm cho nƣớc Nam đƣợc hoàn toàn độc lập”. Cách mạng tƣ sản dân quyền
sẽ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc là đánh đuổi đế quốc, thực dân giành độc lập dân
tộc; đánh đổ phong kiến tay sai giành ruộng đất cho dây cày nghèo. Trong hai nhiệm
vụ ấy, giải phóng dân tộc cần đƣợc ƣu tiên và đặt lên hàng đầu, đặc biệt khi điều kiện
thuận lợi, thời cơ chín muồi. Năm 1941, chủ trì Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ
Tám, Ngƣời đã cùng với Đảng ta đã đƣa ra tƣ tƣởng chỉ đạo quyết liệt: “Trong lúc này,
quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dƣới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của
dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết đƣợc vấn đề dân tộc giải phóng, không
đòi lại đƣợc độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân
tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại đƣợc”4.
Chủ nghĩa dân tộc. Đế quốc, thực dân cũng đề cao chủ nghĩa dân tộc, nhƣng đó là
chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, “sô vanh”. Theo Võ Nguyên Giáp, chủ nghĩa dân
tộc ở thuộc địa theo quan điểm của Hồ Chí Minh “hoàn toàn không phải là thứ chủ
nghĩa dân tộc phong kiến, tƣ sản hay của Quốc tế II, (càng không phải là chủ nghĩa dân
tộc cải lƣơng), mà là chủ nghĩa dân tộc chân chính, theo lập trƣờng chủ nghĩa Mác -
Lênin, gắn dân tộc với quốc tế, dân tộc với giai cấp, hƣớng tới triệt để giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con ngƣời”5. Mặc dù đề cao vấn đề giải phóng dân
3
V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.295.
4
Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.112-113.
5
Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.91.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|190
tộc, lợi ích của dân tộc, nhƣng Hồ Chí Minh coi thắng lợi của dân tộc mình cũng là
thắng lợi của các dân tộc bị áp khác, đề cao lợi ích của dân tộc mình, nhƣng không xâm
phạm, chà đạp lên lợi ích chính đáng của các dân tộc khác và góp phần vào thắng lợi
chung của cách mạng thế giới “khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, thì đã lâu lắm
rồi, phần lớn thế giới sẽ xô viết hóa và lúc đó, nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến
thành chủ nghĩa quốc tế” 6. Đế quốc, thực dân là kẻ thù của dân tộc và giai cấp, tiêu diệt
đƣợc kẻ thù chung ấy, không chỉ có riêng dân tộc mà các giai cấp bị thống trị, bóc lột
tất yếu sẽ đƣợc giải phóng và đòi lại đƣợc quyền lợi của giai cấp mình. Chỉ có thể đề
cao, ƣu tiên vấn đề dân tộc mới đoàn kết đƣợc đông đảo nhân dân và toàn dân tộc, tạo
ra sức mạnh tổng hợp, to lớn nhất và các dân tộc thuộc địa nhƣ Việt Nam mới có điều
kiện, khả năng giành thắng lợi trƣớc những kẻ thù là đế quốc, thực dân. Ngay từ những
năm tháng bôn ba, hoạt động ở nƣớc ngoài, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sức mạnh to
lớn của chủ nghĩa dân tộc chân chính đối với các nƣớc thuộc địa. trong bản Báo cáo về
Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ gửi Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nƣớc. Chính nó đã gây nên
cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những ngƣời culi biết phản đối, nó làm
cho những ngƣời “nhà quê” phản đối ngầm trƣớc thuế tạp dịch và thuế muối. Cũng chủ
nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An Nam cạnh tranh với ngƣời Pháp
và ngƣời Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh niên bãi khóa, làm cho những nhà cách
mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua Duy Tân mƣu tính khởi nghĩa năm 1917”7. Chính
vì vậy, Ngƣời đã đề nghị Quốc tế Cộng sản “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân
danh Quốc tế Cộng sản Giờ đây, ngƣời ta sẽ không thể làm gì đƣợc cho ngƣời An
Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”8.
Đặc trưng của độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, độc lập phải là độc lập thật
sự; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Trong nhiều bài nói, bài viết, Ngƣời
đã đề cập đến vấn đề này, điển hình nhƣ: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do
Ngƣời soạn thảo có đoạn: “Làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản”. Ngày 31/10/1966, phát biểu trong buổi chiêu đãi Đoàn đại biểu
Đảng và Chính phủ Cuba, Hồ Chí Minh nêu: “hòa bình thật sự thì phải có độc lập thật
sự”9. Năm 1969, trong thƣ gửi Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn, Hồ Chí Minh tiếp tục
6
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.513.
7
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.511.
8
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.513.
9
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.615.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
191|
khẳng định: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình
chân chính trong độc lập và tự do thực sự”10
Một dân tộc có đƣợc nền độc lập thật sự khi đánh đuổi hoàn toàn kẻ xâm lƣợc,
thống trị ra khỏi lãnh thổ, quốc gia của dân tộc mình và có toàn quyền quyết định vận
mệnh và mọi vấn đề của dân tộc mình, trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia dân tộc
mình, không có sự can thiệp của lực lƣợng bên ngoài quốc gia dân tộc, thực thi đƣợc
chủ quyền của dân tộc. Năm 1947, khi trả lời phóng viên báo Roitơ, Hồ Chí Minh nói:
"Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự
can thiệp ở ngoài vào"11. Bên cạnh đó, độc lập phải gắn với sự thống nhất và toàn vẹn
của lãnh thổ quốc gia dân tộc. Trong bức điện gửi các nhà lãnh đạo chính phủ các nƣớc
Á - Phi, Hồ Chí Minh viết: ''Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình nhƣng quyết
không bao giờ lùi bƣớc trƣớc bất kỳ một sự đe dọa nào của bọn đế quốc. Hơn 30 triệu
nhân dân Việt Nam, đoàn kết muôn ngƣời nhƣ một, quyết tâm đánh bại bọn xâm lƣợc
Mỹ cho đến thắng lợi cuối cùng để bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc mình''12. Quán triệt tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh, nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh bại đế quốc, thực dân xâm lƣợc Pháp và Mỹ,
khiến chúng phải cúi đầu ký Hiệp định Giơnevơ (1954) và Pari (1973) công nhận
những quyền dân tộc cơ bản, thiêng liêng của dân tộc ta: độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Độc lập dân tộc thật sự còn gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân (độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội). Giành lại độc lập cho dân tộc là nội dung quan
trọng, nhƣng mới là điểm khởi đầu của cuộc cách mạng vô sản mà Việt Nam đi theo.
Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng là tự do, hạnh phúc của nhân dân. Năm 1945,
sau Cách mạng tháng Tám, trong bức thƣ gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và
làng, Hồ Chí Minh nói: “Nƣớc độc lập mà dân không hƣởng hạnh phúc tự do, thì độc
lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”13.
Tƣ tƣởng “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chí Minh đáp
ứng đƣợc khát vọng của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, vì vậy đã quy tụ đƣợc toàn
10
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.488.
11
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.162.
12
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.520.
13
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.64.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|192
dân tộc đoàn kết dƣới ngọn cờ của Đảng, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của cách
mạng. Ở Việt Nam thời kỳ chiến tranh cách mạng, cũng nhƣ hiện nay, độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội luôn là mối quan hệ biện chứng. Độc lập dân tộc là tiền đề, điều
kiện của chủ nghĩa xã hội (tự do, hạnh phúc của nhân dân); đồng thời, chủ nghĩa xã hội
là điều kiện, sức mạnh để giành lại độc lập dân tộc (ngày nay là bảo vệ nền độc lập của
dân tộc). “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đƣợc các dân
tộc bị áp bức và những ngƣời lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”14.
III. KẾT LUẬN
V.I. Lênin đã phát triển học thuyết của C. Mác trong thời đại của chủ nghĩa đế
quốc, Ngƣời cũng phát hiện ra vai trò quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc đối
với cách mạng vô sản ở các nƣớc chính quốc và chỉ ra những điều kiện hàng đầu cho
việc giành thắng lợi của cách mạng thuộc địa là phải vận động theo xu hƣớng của cách
mạng vô sản và đoàn kết chặt chẽ với cách mạng vô sản ở chính quốc.
Hồ Chí Minh là học trò xuất sắc của V.I. Lênin, Ngƣời đã vận dụng sáng tạo và
phát triển học thuyết của Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Hồ Chí Minh
không tìm hiểu vấn đề dân tộc nói chung, Ngƣời tập trung vào việc luận giải, cắt nghĩa
làm sáng tỏ vấn đề dân tộc thuộc địa. Ngƣời chỉ rõ, thực chất của vấn đề dân tộc thuộc
địa là đánh đuổi thực dân, giành độc lập cho dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nội
dung cốt lõi mà cách mạng nơi đây cần tập trung, ƣu tiên giải quyết là độc lập và tự do.
Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ những đặc trƣng cơ bản của vấn đề độc lập dân tộc ở Việt
Nam nhƣ: độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự; độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Ngƣời đã phát hiện ra sức mạnh to lớn ở các thuộc địa đó là chủ nghĩa
dân tộc chân chính và kêu gọi Quốc tế Cộng sản phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ
nhân danh Quốc tế Cộng sản.
Sự vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết V.I. Lênin vào Việt Nam của Hồ
Chí Minh nói chung, tƣ tƣởng về vấn đề dân tộc nói riêng đã giúp cho cách mạng Việt
Nam phát triển và giành đƣợc hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
14
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.563.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
193|
2. Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
4. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.